Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 840/QĐ-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2011

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ các văn bản số 435/KH-BCĐXDNTM ngày 20/9/2010 và 436/KH-BCĐXDNTM ngày 20/9/2010 của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ công văn số 2061/QĐ-BNN-TC ngày 15/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao các đơn vị đầu mối phân bổ dự toán NSNN năm 2011;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch triển khai hoạt động nghiệp vụ thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới năm 2011 (có kế hoạch chi tiết đính kèm) với tổng kinh phí là 10.000 triệu đồng (mười tỷ đồng chẵn).

Điều 2. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch và sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (b/c);
- Lưu VT, KTHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ Xuân Hùng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2011
(Kèm theo Quyết định số 840/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. MỤC TIÊU

1. Hoàn thành nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Chương trình và Văn phòng điều phối giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung và nhiệm vụ năm 2011 được Ban Chỉ đạo Trung ương phân công cho Bộ Nông nghiệp và PTNT.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác kiểm tra, chỉ đạo tiến độ triển khai Chương trình ở các địa phương

a. Tổ chức hội nghị, hội thảo

- Tổ chức 06 cuộc hội nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và những khó khăn vướng mắc và biện pháp tháo gỡ để triển khai có hiệu quả Chương trình.

- Tổ chức 12 cuộc hội thảo chuyên đề của Văn phòng điều phối về kết quả triển khai các nội dung được phân công thực hiện, những bài học rút ra và những khó khăn cần tháo gỡ; xin ý kiến góp ý vào các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình.

- Tổ chức 01 hội thảo toàn quốc và 02 hội thảo vùng về công tác triển khai Chương trình của Ban chỉ đạo Trung ương;

- Tổ chức 1 hội nghị sơ kết năm và 06 hội thảo chuyên đề của Ban chỉ đạo Trung ương nhằm rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.

b. Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo triển khai Chương trình MTQG ở các địa phương; kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình triển khai Chương trình ở một số địa phương.

c. Lương và phụ cấp cho Ban Chỉ đạo và VPĐP.

2. Công tác tuyên truyền:

a. Nội dung:

- Các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình; những chính sách và cách làm sáng tạo của các địa phương để đạt các mục tiêu cụ thể đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Nội dung và các điển hình, mô hình thành công về triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở các địa phương theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia.

b. Hình thức tuyên truyền:

- Xây dựng các phóng sự chuyên đề về nông thôn mới, nhất là các mô hình, điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới và những bài học kinh nghiệm và những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ…

- Xây dựng đề án, ấn phẩm tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới;

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trung ương để tuyên truyền về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;

- Phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương tổ chức 02 lớp tập huấn cho báo cáo viên; tổ chức 01 lớp tập huấn, 03 hội thảo cho cán bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Hoàn thiện, nâng cấp Website và cập nhật thông tin thường xuyên.

3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu báo cáo, Bộ chỉ số giám sát - đánh giá Chương trình làm cơ sở để chỉ đạo, thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến địa phương.

a. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu báo cáo, Bộ chỉ số giám sát - đánh giá Chương trình;

b. Tổ chức thử nghiệm, tập huấn bộ chỉ số giám sát - đánh giá.

4. Biên soạn và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình:

a. Khảo sát, xây dựng cơ chế phân bổ vốn ngân sách và hướng dẫn triển khai các dự án thuộc Chương trình;

b. In ấn, phát hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã.

5. Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

a. Xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo, tập huấn cho cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp;

b. Mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ triển khai Chương trình:

- Các lớp tại một số tỉnh đặc thù;

- Các lớp tại một số điểm chỉ đạo trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương;

- Các lớp đào tạo tiểu giáo viên.

c. Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của Văn phòng điều phối chương trình;

d. Tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển nông thôn ở một số nước trong khu vực:

- Nội dung: Tổ chức 03 đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trong khu vực.

- Địa điểm: Hàn Quốc, Trung Quốc…

6. Triển khai nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình tổ chức sản xuất và Ban nông nghiệp xã.

a. Hội thảo về điều chỉnh cơ chế, chính sách về tổ chức sản xuất ở nông thôn;

b. Hỗ trợ xây dựng thử nghiệm một số mô hình liên kết sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác ở các mô hình thí điểm làm cơ sở để thông qua thực hiện mô hình sẽ rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ; Đánh giá, lựa chọn các loại mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương để có thể nhân rộng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

c. Khảo sát, xây dựng mô hình tổ chức Ban nông nghiệp xã.

7. Trang thiết bị, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc cho Văn phòng Điều phối

a. Mua sắm trang thiết bị làm việc cho VPĐP.

b. Mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và VPĐP.

c. Thông tin, liên lạc của Văn phòng điều phối chương trình.

8. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ban chỉ đạo phân công

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

 

TỔNG CỘNG

 

 

10.000

 

I

CÔNG TÁC KIỂM TRA, CHỈ ĐẠO

 

 

2.130

 

1

Hội nghị, hội thảo

 

 

740

 

-

Hội nghị của Ban Chỉ đạo

cuộc

6

25

cả năm

-

Hội thảo chuyên đề của VPĐP Chương trình

cuộc

12

135

cả năm

-

Hội thảo công tác triển khai toàn quốc

cuộc

1

85

Quý II

-

Hội thảo công tác triển khai của Ban chỉ đạo Trung ương với các vùng (02 miền)

cuộc

2

135

Quý III, IV

-

Hội thảo chuyên đề của Ban chỉ đạo Trung ương

cuộc

6

325

Quý IV

-

Hội nghị sơ kết năm

cuộc

1

40

Quý II, IV

2

Kiểm tra, chỉ đạo

 

 

820

 

-

Tại miền Bắc

chuyến

8

200

Cả năm

-

Tại miền Trung

chuyến

4

150

Cả năm

-

Tại miền Nam

chuyến

8

270

Cả năm

-

Chi phí đi lại, xăng xe cho Ban chỉ đạo

 

 

200

Cả năm

3

Lương, phụ cấp cho Ban Chỉ đạo và VPĐP

 

 

680

 

-

Thành viên Ban CĐ (1 triệu/tháng)

tháng x người

290

290

Cả năm

-

Thành viên kiêm nhiệm VPĐP (500.000đ/tháng)

tháng x người

240

120

Cả năm

-

Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng điều phối và thành viên Chuyên trách (50% x lương)

tháng x người

96

150

Cả năm

-

Cán bộ hợp đồng (5 người x 3 triệu đ/tháng x 8 tháng)

tháng x người

40

120

Cả năm

II

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

 

 

1.750

 

1

Tổ chức tập huấn báo cáo viên (phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương)

lớp

2

160

Quý II, III

2

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (theo chương trình của Ban chỉ đạo Trung ương)

cơ quan

10

800

Cả năm

3

Cập nhật và duy trì trang Web

 

 

300

Cả năm

4

Phóng sự theo chuyên đề (15' x 05 chuyên đề)

c. đề

5

300

Cả năm

5

Hội thảo, tập huấn cho cán bộ trong Bộ (theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT)

 

 

150

Quý II, III

III

HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

 

 

750

 

1

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu báo cáo, bộ chỉ số giám sát - đánh giá Chương trình

 

 

420

Quý II, III

2

Thử nghiệm, tập huấn bộ chỉ số giám sát - đánh giá

 

 

330

Cả năm

IV

BIÊN SOẠN VÀ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN

 

 

800

 

1

Khảo sát, xây dựng cơ chế phân bổ nguồn vốn ngân sách của Chương trình

 

 

150

Quý II, III

2

In ấn và phát hành bổ sung sổ tay NTM

 

 

650

Quý II, III

V

ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

 

 

3.060

 

1

Xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo, tập huấn cho cán bộ triển khai Chương trình

 

 

360

Quý II, III

2

Mở lớp đào tạo, tập huấn

 

 

1.560

Cả năm

-

Lớp cho các tỉnh đặc thù

lớp

5

530

-

Lớp tại các tỉnh điểm, huyện điểm

lớp

4

500

-

Lớp đào tạo tiểu giáo viên

lớp

5

530

3

Đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ VPĐD

 

 

100

4

In ấn bộ tài liệu phục vụ tập huấn

 

 

300

5

Nghiên cứu, học tập ở nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc …)

Đoàn

3

690

Quý II, III, IV

VI

Xây dựng thí điểm mô hình:

 

 

960

Cả năm

1

Mô hình tổ chức sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác. Liên kết sản xuất)

 

 

760

 

2

Mô hình Ban nông nghiệp xã

 

 

200

 

VII

TRANG THIẾT BỊ, VĂN PHÒNG PHẨM VPĐP

 

 

420

 

1

Trang thiết bị

 

 

270

cả năm

2

Văn phòng phẩm

 

 

70

3

Thông tin, liên lạc

 

 

80

VIII

CHI KHÁC

 

 

100

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Văn phòng điều phối chương trình):

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính lập dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện các nội dung kế hoạch đã được phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương và Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I, II mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng đối tượng.

- Chủ trì, phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, một số đài báo Trung ương tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới.

- Biên soạn và hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình;

- Triển khai nghiên cứu cơ chế, chính sách và hướng dẫn đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn;

- Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo, lập cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá chương trình;

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chương trình ở các địa phương và tổ chức các hội nghị, hội thảo.

2. Vụ tổ chức cán bộ:

- Triển khai nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức Ban nông nghiệp;

- Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn xây dựng Khung chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ vận hành Chương trình.

3. Các đơn vị trong Bộ:

Tổ chức kiểm tra tình hình triển khai Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh theo phân công tại Quyết định số 2561/QĐ-BNN-KTHT ngày 23/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Vụ Tài chính

- Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch phân bổ kinh phí.

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng thanh quyết toán kinh phí đúng quy định của Nhà nước.

- Quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính./.