ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 846/QĐ-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 12 tháng 07 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số: 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);
Căn cứ Công văn số: 291/TTg-KTN ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa;
Căn cứ Thông tư số: 53/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa;
Theo đề nghị của Liên ngành Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 524/TTrLN ngày 03/6/2010 về việc ban hành chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn tỉnh Điện Biên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ VÀ BỆNH LÙN SỌC ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên)
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa cho các đối tượng:
1. Các hộ nông dân có diện tích lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải phun thuốc bảo vệ thực vật, phải tiêu hủy theo hướng dẫn tại Thông tư số: 17/2010/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Các lực lượng tham gia phòng, trừ, dập dịch và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh.
Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa cho các đối tượng nêu tại
Điều 3. Hỗ trợ công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa
1. Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Hỗ trợ thuốc BVTV cho các hộ nông dân để phun cho diện tích lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen (kể cả diện tích cỏ, ngô, gốc rạ, lúa chét) trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp có nguy cơ nhiễm bệnh (xung quanh vùng dịch bán kính gấp 10 lần).
2. Hỗ trợ người tham gia phòng, trừ dịch bệnh
- Đối tượng: Những người trực tiếp tham gia phòng, trừ dập dịch và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh.
- Mức chi: 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc; 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.
- Thời gian hỗ trợ: Số ngày thực tế tham gia phòng, trừ dập dịch và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh theo bảng chấm công.
3. Hỗ trợ tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch: Áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị hiện hành của UBND tỉnh.
4. Hỗ trợ công tác tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng, trừ dập dịch: Hỗ trợ về thông tin liên lạc, nhiên liệu, hội họp, công tác phí và các chi phí khác theo chế độ quy định hiện hành.
5. Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân
Hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn là và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Hỗ trợ gạo cứu đói
- Đối tượng được hỗ trợ: Các hộ nông dân có diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Mức hỗ trợ: 12 kg gạo/người/tháng.
- Thời gian hỗ trợ:
+ Hỗ trợ trong 04 tháng đối với những hộ nông dân có diện tích lúa phải tiêu hủy từ 15% đến dưới 50% tổng diện tích lúa đã gieo cấy trong vụ đó.
+ Hỗ trợ trong 06 tháng đối với hộ nông dân có diện tích lúa phải tiêu hủy từ 50% tổng diện tích lúa đã gieo cấy trong vụ đó trở lên.
1. Ngân sách tỉnh cân đối từ nguồn bổ sung có mục tiêu của Trung ương để cấp cho các đơn vị thực hiện những chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 3 của Quy định này.
2. Ngân sách các cấp thuộc địa phương đảm bảo những chính sách hỗ trợ còn lại từ nguồn dự toán giao hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành của tỉnh. Trường hợp ngân sách các địa phương có khó khăn khi thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cứu đói, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương hỗ trợ.
Điều 5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị có liên quan xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn toàn tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; tham mưu cho UBND tỉnh phương án ứng trước nguồn ngân sách địa phương để kịp thời cấp kinh phí cho các ngành, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ thuốc BVTV và hỗ trợ tiền cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy của UBND các huyện, thị xã, thành phố; chịu trách nhiệm tổ chức mua thuốc BVTV theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc tiếp nhận thuốc BVTV từ nguồn dự trữ quốc gia để cung ứng cho các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn về hồ sơ thanh toán đảm bảo phù hợp với các theo quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương; chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh có các hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa áp dụng cho từng khu vực, địa phương; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện công tác phòng, trừ dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, khi kết thúc đợt dịch.
Điều 7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổng hợp số lượng gạo và số hộ nông dân cần hỗ trợ theo quy định do bị thiệt hại bởi bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa, trình UBND tỉnh xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương hỗ trợ.
Điều 8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các hình thức tuyên truyền về những chính sách hỗ trợ, những biện pháp phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn tỉnh để nhân dân biết, hưởng ứng thực hiện.
Điều 9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn; chủ động sử dụng ngân sách huyện thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông dân theo quy định; tổ chức tiếp nhận và bảo quản thuốc BVTV do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp để hỗ trợ cho các hộ nông dân theo quy định; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn công khai chính sách hỗ trợ của tỉnh, danh sách hộ nông dân được hỗ trợ, số lượng thuốc BVTV đã sử dụng để phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn xã tại các thôn, bản, tổ dân cư và trụ sở UBND cấp xã; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình và kết quả thực hiện (bao gồm cả kinh phí đã thực hiện) công tác phòng, trừ dịch bệnh trên địa bàn theo định kỳ hàng tháng, khi kết thúc đợt dịch./.
- 1 Thông tư 53/2010/TT-BTC quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 17/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 180/QĐ-UBND.HC năm 2010 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4 Công văn 291/TTg-KTN chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 1459/QĐ-TTg năm 2006 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2002