UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2002/QĐ-UB | Huế, ngày 08 tháng 01 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC ĐẤT Ở NÔNG THÔN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/7/1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai ngày 2/12/1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001;
- Căn cứ nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Nghị Định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/9/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ;
- Căn cứ Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 chủa Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất;
- Căn cứ Chỉ thị số 18/1999/CT-TT ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000;
- Căn cứ Quyết định số 2894/2000/QĐ-UB ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh về việc quy định mức đất ở đô thị được cấp giấy chứng nhận QSDĐ;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính tại Tờ trình số: 860/TT-ĐC-TK ngày 14 tháng 6 năm 2001.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Mức đất ở nông thôn để chứng nhận quyền sử dụng đất(QSDĐ) quy định như sau:
- Các xã thuộc huyện không quá 400m2 /1 hộ;
- Các xã thuộc thành phố Huế áp dụng theo quy định tai Điều 2 của Quyết định số 2894/2000/QĐ-UB ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh
Giao trách nhiệm cho UBND huyện cụ thể hoá mức đất đai ở tại từng xã phù hợp với tình hình thực tế sử dụng của địa phương, với sự thoã thuận của Sở Địa chính bằng văn bản trước lúc ban hành.
Đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cúng sống chung trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên được cấp có thẩm quyền thẩm tra chấp nhận thì mức đất đai ở có thể cao hơn những không quá hai lần mức đất quy định đối với xã ở nơi đó, nhưng khi có kế hoạch xây dựng , mở rộng diện tích nhà ở hoặc tách hộ phải được cấp có thẩm quyền cho phép và tuân thủ điều lệ quản lý xây dựng.
Điều 2: Phần diện tích vượt hạn mức đất ở quy định tại
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 23/9/1999 của Chính phủ thì được cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích đang sử dụng phù hợp với giấy tờ đó; phần diện tích vượt hạn mức đất ở được coi là "đất vườn" hoặc "đất nông nghiệp" giao theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ. Những hộ có điều kiện phân chia rạch ròi ranh giới đất ở và ranh giới vườn hoặc đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP thì thể hiện rõ trên sơ đồ, bản vẽ và ghi cụ thể diện tích từng loại đất trên giấy chứng nhận QSDĐ; trường hợp không xác định được ranh giới giữa các loại đất này thì ghi là "đất ở và đất vườn", Kèm theo hoạ đồ vị trí nhà và công trình kiến trúc khác hiện có vào thời điểm lập hồ sơ.
Thời gian sử dụng chung cho cả thửa đất là lâu dài.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ về QSDĐ nhưng phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp thì được hợp thức hoá QSDĐ và diện tích đất ở sử lý theo Nghị định số 38/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ.
Đối với diện tích vượt hạn mức nhưng xét thấy không cần thiết phải điều chỉnh hoặc thu hồi thì cho tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; trên giấy chững nhận QSDĐ ghi là "đất ở" đối với diện tích trong hạn mức đất ở, phần diện tích ngoài hạn mức đất ở ghi là "đất nông nghiệp" với thời gian sử dụng là 20 năm hoặc 50 năm (tuỳ theo loại cây trồng) kể từ ngày 15/10/1993(ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực).
3. Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích "đất vườn" hoặc "đất nông nghiệp" sang đất làm nhà ở thì phải lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét có quyết định cấp quyền sử dụng đất và chính sách thu tiền sử dụng đất.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với quy định này đều huỷ bỏ.
Điều 4: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Địa chính, Sở Xây dựng, Sở Tài chính - Vật giá, Cục trưởng Cục thuế, Chut tịch UBND các huyện, thành phố Huế, thủ trưởng các cơ quan có liên quan và người sử dụng đất chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận | TM/UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
- 1 Quyết định 3626/2005/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 573/QĐ-UBND năm 2008 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật
- 3 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Nghị định 66/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai sửa đổi
- 2 Quyết định 2894/2000/QĐ-UB quy định mức đất ở đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Nghị định 38/2000/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
- 4 Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai
- 5 Chỉ thị 18/1999/CT-TTg về biện pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
- 7 Luật đất đai sửa đổi 1998
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 9 Nghị định 64-CP năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
- 10 Luật Đất đai 1993