ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2016/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 30 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Căn cứ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 217/TTr-SNNPTNT ngày 02 tháng 11 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xử lý trách nhiệm trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi lấn, chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm: 3 Chương, 15 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2016.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, PHÁT HIỆN, NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI LẤN, CHIẾM RỪNG; KHAI THÁC RỪNG TRÁI PHÉP; ĐỐT RỪNG, GÂY CHÁY RỪNG; PHÁ RỪNG TRÁI PHÁP LUẬT GÂY THIỆT HẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Quy định này quy định xử lý trách nhiệm do thiếu kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi lấn, chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại rừng (từ đây gọi tắt là trách nhiệm bảo vệ rừng) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Trưởng ban Ban quản lý rừng, Giám đốc Vườn Quốc gia và Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp.
2. Công chức, viên chức của các Ban quản lý rừng, Vườn Quốc gia và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp được phân công nhiệm vụ là Tiểu khu trưởng, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
4. Kiểm lâm địa bàn là công chức Kiểm lâm thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia được phân công về công tác tại xã, phường, thị trấn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có đất rừng (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất).
1. Thiệt hại rừng là thiệt hại về diện tích rừng; về khối lượng lâm sản, giá trị các loại lâm sản khác do đốt rừng, gây cháy rừng, phá rừng trái pháp luật; do khai thác rừng trái phép được xác định qua hồ sơ vụ vi phạm của các cơ quan chức năng thiết lập hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hành vi lấn, chiếm rừng là hành vi dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật.
3. Hành vi khai thác rừng trái phép là hành vi lấy lâm sản trong rừng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Hành vi đốt rừng, gây cháy rừng là hành vi đốt rừng với bất kỳ mục đích nào; vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng.
5. Hành vi phá rừng trái pháp luật là hành vi chặt phá cây rừng, đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
6. Hạt Kiểm lâm: bao gồm Hạt Kiểm lâm các huyện, Hạt Kiểm lâm các Vườn Quốc gia.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý về trách nhiệm bảo vệ rừng
1. Mọi trường hợp để rừng bị lấn, chiếm, bị thiệt hại do các hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật với mức bị lấn chiếm về diện tích; bị thiệt hại về lâm sản, diện tích được quy định tại Điều 7, Điều 8 và không thực hiện quy định tại Điều 9 của Quy định này đều phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật theo Quy định.
2. Xử lý phải kịp thời, công khai, khách quan, công bằng, đúng pháp luật đối với hành vi vi phạm; việc xử lý hành vi vi phạm phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Miễn trừ xử lý trách nhiệm những trường hợp sau:
a) Người có trách nhiệm bảo vệ rừng đang trong thời gian nghỉ việc được thủ trưởng cơ quan đơn vị cho phép;
b) Người có trách nhiệm bảo vệ rừng phát hiện kịp thời hành vi vi phạm, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; khi phát hiện vụ việc vi phạm nhưng không thể tổ chức ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vượt quá khả năng nhiệm vụ được giao, người có trách nhiệm bảo vệ rừng đã nhanh chóng báo cáo với cấp trên trực tiếp, xin hỗ trợ, tăng cường lực lượng nhưng người lãnh đạo trực tiếp đã xử lý chậm trễ hoặc thiếu trách nhiệm để mặc cho hành vi vi phạm tiếp diễn.
1. Người có trách nhiệm bảo vệ rừng chậm phát hiện hành vi vi phạm nhưng đã cố gắng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, hạn chế hậu quả vi phạm.
2. Việc lấn chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông, thông tin, phát hiện có nhiều khó khăn.
3. Vi phạm có tổ chức, thực hiện trong thời gian ngắn, người có trách nhiệm bảo vệ rừng không thể kịp thời tổ chức ngăn chặn.
1. Người đã bị xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng nhưng vẫn tái phạm.
2. Vị trí rừng bị phá, phát đốt rừng ở gần trụ sở làm việc, Trạm bảo vệ rừng, trên đường đi lại hàng ngày mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
3. Báo cáo sai sự thật, báo cáo giảm diện tích rừng bị lấn, chiếm; giảm số lượng lâm sản, diện tích rừng bị thiệt hại dưới mức quy định nhằm tránh bị xử lý trách nhiệm.
4. Không chấp hành chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn việc lấn, chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật.
Điều 7. Xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng đối với Tiểu khu trưởng, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng
Xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng trong phạm vi lâm phần, rừng do Ban quản lý rừng, Vườn Quốc gia, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp quản lý đối với Tiểu khu trưởng, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng để rừng bị lấn, chiếm; rừng bị thiệt hại, với mức độ như sau:
1. Rừng bị lấn, chiếm (diện tích bị lấn, chiếm/vụ việc):
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c: từ trên 20.000m2;
b) Rừng sản xuất: từ trên 6.000m2;
c) Rừng phòng hộ: từ trên 5.000m2;
d) Rừng đặc dụng: từ trên 4.000m2.
2. Rừng bị khai thác trái phép (thiệt hại lâm sản/vụ việc, đồng Việt Nam/vụ việc):
a) Đối với rừng sản xuất:
- Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: từ trên 2m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: từ trên 0,7m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA: từ trên 0,3m3;
b) Đối với rừng phòng hộ:
- Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: từ trên 1,5m3;
- Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: từ trên 0,5m3;
- Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA: từ trên 0,2m3.
c) Đối với rừng đặc dụng:
- Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: từ trên 1m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: từ trên 0,3m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA: từ trên 0,1m3.
d) Thiệt hại lâm sản khác: có giá trị từ trên 7.000.000 đồng Việt Nam.
3. Rừng bị cháy, bị phá (thiệt hại diện tích rừng/vụ việc):
a) Thiệt hại do cháy rừng (cháy gây thiệt hại đến cây trồng chưa thành rừng, đến cây rừng khoanh nuôi tái sinh làm cho cây trồng, cây rừng không thể phục hồi, tái sinh; gây thiệt hại nghiêm trọng đến cây rừng):
- Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c: từ trên 10.000m2;
- Cháy rừng sản xuất: từ trên 3.000m2;
- Cháy rừng phòng hộ: từ trên 2.500m2;
- Cháy rừng đặc dụng: từ trên 2.000m2.
b) Thiệt hại do phá rừng (phá gây thiệt hại đến cây trồng chưa thành rừng, đến cây rừng khoanh nuôi tái sinh làm cho cây trồng, cây rừng không thể phục hồi, tái sinh; chặt phá trắng, chặt phá gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng):
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c: từ trên 5.000m2;
- Rừng sản xuất: từ trên 1.000m2;
- Rừng phòng hộ: từ trên 800m2;
- Rừng đặc dụng: từ trên 300m2.
Điều 8. Xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng đối với Kiểm lâm địa bàn
Xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng đối với Kiểm lâm địa bàn do thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nhiệm vụ để rừng bị lấn, chiếm; rừng bị thiệt hại, với mức độ như sau:
1. Rừng bị lấn, chiếm (diện tích bị lấn, chiếm/vụ việc):
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c: từ trên 30.000m2;
b) Rừng sản xuất: từ trên 10.000m2;
c) Rừng phòng hộ: từ trên 7.000m2;
d) Rừng đặc dụng: từ trên 5.000m2.
2. Rừng bị khai thác trái phép (thiệt hại lâm sản/vụ việc, đồng Việt Nam/vụ việc):
a) Đối với rừng sản xuất:
- Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: từ trên 4m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: từ trên 1,5m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA: từ trên 0,5m3.
b) Đối với rừng phòng hộ:
- Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: từ trên 3m3;
- Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: từ trên 1m3;
- Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA: từ trên 0,3m3.
c) Đối với rừng đặc dụng:
- Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm: từ trên 2m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: từ trên 0,5m3;
- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA: từ trên 0,2m3.
d) Thiệt hại lâm sản khác: có giá trị từ trên 12.000.000 đồng Việt Nam.
3. Rừng bị cháy, bị phá (thiệt hại diện tích rừng/vụ việc):
a) Thiệt hại do cháy rừng (cháy gây thiệt hại đến cây trồng chưa thành rừng, đến cây rừng khoanh nuôi tái sinh làm cho cây trồng, cây rừng không thể phục hồi, tái sinh; gây thiệt hại nghiêm trọng đến cây rừng):
- Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c: từ trên 20.000m2;
- Cháy rừng sản xuất: từ trên 5.000m2;
- Cháy rừng phòng hộ: từ trên 4.0 00m2;
- Cháy rừng đặc dụng: từ trên 3.000m2.
b) Thiệt hại do phá rừng (phá gây thiệt hại đến cây trồng chưa thành rừng, đến cây rừng khoanh nuôi tái sinh làm cho cây trồng, cây rừng không thể phục hồi, tái sinh; chặt phá trắng, chặt phá gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng):
- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c: từ trên 10.000m2;
- Rừng sản xuất: từ trên 2.000m2;
- Rừng phòng hộ: từ trên 1.500m2;
- Rừng đặc dụng: từ trên 500m2.
Xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng đối với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Trưởng ban Ban quản lý rừng, Giám đốc Vườn Quốc gia, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn không xét căn cứ vào mức thiệt hại rừng, chỉ căn cứ vào trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi lâm phần, địa phương mình quản lý. Bị xử lý khi không thực hiện, vi phạm một trong các nội dung sau:
1. Không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức trách về bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật, theo Quy chế, Quy định của cơ quan, đơn vị.
2. Hàng năm không lập, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
3. Không tổ chức, phân công, bố trí lực lượng bảo vệ rừng.
4. Không thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng của công chức, viên chức thuộc quyền.
5. Để liên tục xảy ra rừng bị lấn, chiếm; mất rừng do cháy rừng, phá rừng trái pháp luật trong phạm vi lâm phần, phạm vi địa phương mình quản lý; để xảy ra vụ việc vi phạm bảo vệ rừng nghiêm trọng.
6. Bao che, không xử lý kỷ luật về trách nhiệm bảo vệ rừng đối với công chức, viên chức thuộc quyền.
7. Báo cáo không đúng sự thật; báo cáo giảm diện tích rừng do bị lấn, chiếm; giảm số lượng, giá trị lâm sản do bị khai thác rừng trái phép; giảm diện tích rừng bị thiệt hại do cháy, do phá rừng trái pháp luật so với thực tế.
8. Không chấp hành chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn phá rừng.
Điều 10. Các hình thức kỷ luật
Khi các đối tượng tại Điều 2 Quy định này thiếu trách nhiệm bảo vệ rừng để rừng bị lấn, chiếm; bị thiệt hại đến mức quy định tại Điều 7, Điều 8 và không thực hiện các quy định tại Điều 9 của Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ và các tình tiết của vụ việc mà xem xét xử lý kỷ luật theo quy định:
1. Cán bộ, công chức: theo quy định của Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
2. Viên chức: theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
3. Đối với công chức xã, thị trấn theo quy định Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 11. Thẩm quyền xử lý kỷ luật về trách nhiệm bảo vệ rừng
1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật về trách nhiệm bảo vệ rừng đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo phân cấp quản lý.
2. Việc xử lý kỷ luật phải đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Điều 12. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm Quy định này.
2. Phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng đối với Trưởng ban Ban quản lý rừng, Giám đốc Vườn Quốc Gia, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp.
3. Hàng năm chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện đánh giá thực hiện Quy định này.
4. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát và thường xuyên báo cáo việc thực hiện Quy định này cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Xem xét, xử lý trách nhiệm bảo vệ rừng đối với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm nếu để rừng trên địa bàn tỉnh bị lấn, chiếm, bị thiệt hại nghiêm trọng do chỉ đạo, tổ chức thực hiện không tốt, không hiệu quả theo kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng đã được phê duyệt hàng năm; do thiếu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo việc thực hiện theo quy định.
6. Chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo việc thực hiện Quy định;
b) Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu Ủy ban nhân dân xã triển khai thực hiện Quy định;
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thiết lập đầy đủ hồ sơ các vụ vi phạm lấn, chiếm rừng; khai thác rừng trái phép; đốt rừng, gây cháy rừng, phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại rừng và xử lý nghiêm theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; chịu trách nhiệm về các trường hợp vi phạm về bảo vệ rừng nhưng không kịp thời lập hồ sơ hoặc lập hồ sơ không đúng quy định;
d) Tham mưu Chi cục Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân huyện xử lý kỷ luật trách nhiệm bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý;
đ) Báo cáo theo định kỳ cho Ủy ban nhân dân huyện, Chi cục Kiểm lâm tình hình xử lý kỷ luật về trách nhiệm bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
Điều 13. Trưởng ban Ban quản lý rừng, Giám đốc Vườn quốc gia, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp có trách nhiệm bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm trong lâm phần được giao quản lý; quy định cụ thể, chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận, công chức, viên chức nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có đất rừng thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và Quy định này trong phạm vi địa phương mình; định kỳ tổng kết, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 15. Giám đốc các sở, thủ trưởng cơ quan trực thuộc tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, chưa phù hợp với quy định của pháp luật hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 389/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch khai thác rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 268/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch khai thác rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 6 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 7 Bộ Luật lao động 2012
- 8 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
- 9 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 11 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 12 Luật viên chức 2010
- 13 Luật cán bộ, công chức 2008
- 14 Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15 Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp ngăn chặn phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 16 Chỉ thị 06/2006/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 17 Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 18 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 1 Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường các biện pháp ngăn chặn phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Chỉ thị 06/2006/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 268/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch khai thác rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 389/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch khai thác rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Cà Mau