Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 850/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 13 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-BNN-KTHT ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 40/TTr-SNN ngày 29 tháng 4 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 13/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Phần 1

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Tình hình, kết quả phát triển ngành nghề nông thôn

Sản xuất kinh doanh chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có chuyển biến khá rõ từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tương đối lớn đối với một số loại sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi phù hợp. Hình thành một số vùng chuyên canh, sản xuất tập trung như vùng cam, quýt ở huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn với sản lượng bình quân hằng năm khoảng 17.000 tấn/năm; hồng không hạt ở huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn khoảng 1.500 tấn/năm; thuốc lá ở huyện Ngân Sơn, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới khoảng 1.700 tấn/năm; cây dong riềng trên địa bàn tỉnh khoảng 37.000 tấn/năm; cây chè ở huyện Chợ Mới, huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn khoảng 8.000 tấn búp tươi/năm... Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hình thành một số hình thức chăn nuôi tập trung có quy mô khá lớn. Có trên 789 gia trại, trong đó có 16 trang trại được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chí trang trại theo quy định. Về lâm nghiệp diện tích rừng trồng sản xuất có trên 90.000ha, rừng trồng cây gỗ lớn có khoảng 9.000ha. Ngành nghề nông thôn đang hình thành và phát triển những nghề sản xuất, chế biến nông, lâm sản, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia với một số sản phẩm lợi thế của địa phương như: Sản phẩm gạo chất lượng cao, miến dong, gừng, nghệ, chè, cây dược liệu, khoai tây, khoai môn, rau bò khai, bí thơm... Đến nay, có gần 200 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” và đã có 105 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên của các tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó có 08 sản phẩm đạt 4 sao.

Theo kết quả rà soát đến tháng 6/2019 tình hình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Doanh thu từ ngành nghề nông thôn đạt 5.695,254 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân 600,016 tỷ đồng; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.462,491 tỷ đồng; hợp tác xã 90,36 tỷ đồng; hộ kinh doanh 3.542,387 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 3,4 triệu đồng/người/tháng. Tổng số lao động thường xuyên, có tay nghề 24.429 người, trong đó: Doanh nghiệp tư nhân 1.201 người; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 2.972 người; hợp tác xã 1.550 thành viên; hộ kinh doanh 18.706 người. Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) 13.591 cơ sở, trong đó có: 185 doanh nghiệp tư nhân; 123 công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; 147 hợp tác xã (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp); 13.136 hộ kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và qua báo cáo rà soát đánh giá của các địa phương thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có nghề truyền thống, làng nghề truyền thống theo tiêu chí theo quy định. Về làng nghề có trên 30 điểm (cơ sở sản xuất, thôn, bản, làng…) có tiềm năng phát triển để đủ điều kiện công nhận là làng nghề (chi tiết tại Phụ lục số 01).

2. Đánh giá chung phát triển ngành nghề ở Bắc Kạn

Ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự phát triển nhất định, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đã tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người dân nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, ngành nghề phát triển còn chậm, quy mô nhỏ lẻ, chưa có định hướng rõ ràng, công nghệ trang thiết bị đầu tư cho phát triển ngành nghề nông thôn còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao và sức cạnh tranh còn yếu, chưa có nhiều sản phẩm nổi trội. Cơ sở ngành nghề nông thôn đa số đang khó khăn về vốn đầu tư cho kỹ thuật, công nghệ; vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường. Lao động ngành nghề nông thôn chưa qua đào tạo còn khá lớn, công tác đào tạo nghê, truyền nghề đã được quan tâm chỉ đạo nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển ngành nghề. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong ngành nghề nông thôn còn nhiều hạn chế. Hoạt động quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn chưa được phân định rõ ràng nên còn khó khăn trong quản lý và tổ chức thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn.

Phần 2

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 CỦA TỈNH BẮC KẠN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai đồng bộ chính sách phát triển ngành nghề nông thôn quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Góp phần quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề trong tổng giá trị sản xuất ở khu vực nông thôn. Nâng cao chất lượng, bao bì, nhãn mác sản phẩm ngành nghề, chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP-BK. Thúc đẩy liên kết sản xuất, thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp. Chú trọng công tác bảo tồn, khôi phục, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đi đôi với phát triển nghề mới phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương; quan tâm phát triển ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề gắn với du lịch nông thôn và bảo vệ môi trường. Góp phần quan trọng giải quyết viêc làm, tăng thu nhập cho người dân.

2. Yêu cầu

Trên cơ sở nội dung, chính sách của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP và điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Kạn cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để thực hiện. Chủ động phối hợp thường xuyên giữa các ngành, các địa phương để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định trên địa bàn.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Khôi phục, phát triển, công nhận tối thiểu 01 nghề truyền thống, 15 làng nghề. Trong đó ít nhất có 02 làng nghề gắn với du lịch, lễ hội, văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh (chi tiết tại Phụ lục số 02).

- Hằng năm mỗi huyện, thành phố xây dựng thực hiện ít nhất 02 dự án phát triển ngành nghề nông thôn theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực bằng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình 30a...;

- Hỗ trợ cơ sở ngành nghề, làng nghề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại;

- Hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn

+ Đến năm 2025 mỗi huyện có ít nhất 01 điểm trưng bày sản phẩm ngành nghề của địa phương; mỗi phường, xã của thành phố Bắc Kạn ít nhất có 01 điểm trưng bày sản phẩm ngành nghề;

+ Đến năm 2025 có ít nhất 100 sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” đạt từ 3 sao trở lên tham gia thị trường, trong đó có ít nhất 02 sản phẩm đạt 5 sao tham gia thị trường xuất khẩu;

+ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm di dời đến vùng quy hoạch.

- Đào tạo lao động khoảng trên 1.500 người/năm (lao động cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, lao động tại các làng nghề).

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Công nhận làng nghề

Thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP; hằng năm các cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi quản lý đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xét công nhận làng nghề.

2. Hỗ trợ phát triển làng nghề

Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

Ngoài các chính sách quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, làng nghề được khuyến khích phát triển được hưởng các chính sách theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

a) Xây dựng, thực hiện các dự án phát triển ngành nghề theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1, Điều 12 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

b) Các nội dung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn: Thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, khảo sát, học tập kinh nghiệm; tư vấn và dịch vụ phát triển ngành nghề nông thôn thực hiện theo hướng dẫn cơ chế tài chính của các chương trình khuyến nông, khuyến công, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo và chương trình dự án khác có liên quan.

4. Phát triển các nhóm ngành nghề ưu tiên

a) Nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

Tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở ngành nghề, làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng các cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, có công nghệ phù hợp, theo tiêu chuẩn quy định hiện hành, gắn với bảo vệ môi trường. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, cải tiến bao bì mẫu mã, hình thức. Khuyến khích đầu tư kỹ thuật bảo quản và chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm, phát triển các cơ sơ sản xuất, sơ chế, chế biến bảo quản ngay tại vùng nguyên liệu. Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gắn với công nghiệp chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm để nâng cao giá trị sản phẩm.

b) Nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây, tre đan, cơ khí nhỏ

- Ngành nghề sản xuất đồ gỗ: Phát triển theo hướng nâng cấp, mở rộng các cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu từ rừng trồng hiện nay lên thành gia công và sản xuất các chi tiết, sản phẩm phục vụ ngành đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu.

- Ngành nghề chế biến nguyên liệu mây, tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ: Phát triển, đầu tư cho các ngành nghề chế biến mây, tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch, bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương để phục vụ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

- Ngành nghề cơ khí nhỏ: Xây dựng ở mỗi huyện, thành phố từ 01 đến 02 cơ sở làm nòng cốt cho sản xuất sửa chữa cơ khí tại địa phương để hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

c) Ngành nghề sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh

Hỗ trợ các lớp đào tạo nghề về trồng hoa, cây cảnh, tạo ra các điểm kinh doanh sinh vật cảnh tại các địa phương gắn với du lịch sinh thái. Phát triển mô hình câu lạc bộ, hợp tác xã sinh vật cảnh nhằm tập hợp vốn và kinh nghiệm để hợp tác thực hiện các hợp đồng cung ứng các sản phẩm có giá trị của địa phương.

d) Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn

Tập trung phát triển các tổ hợp ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn, nhất là phát triển mạnh dịch vụ cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp và dịch vụ làm đất, gieo cấy, phòng trừ dịch hại, thu hái, khoa học kỹ thuật gắn với các hình thức tổ chức sản xuất.

III. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững, Chương trình khuyến công, sự nghiệp khoa học; ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác (chi tiết tại Phụ lục số 02).

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Triển khai có hiệu quả Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên các nghề phục vụ trực tiếp các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn. Mở các lớp truyền nghề của nghệ nhân gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc và chương trình xây dựng nông thôn mới. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ phát triển nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có sử dụng lao động nông nghiệp, các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề trong đào tạo để gắn lý thuyết và thực hành nhằm tạo được đội ngũ lao động ngành nghề nông thôn có tay nghề, chất lượng. Khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo nghề, nhân cấy nghề mới tại các địa phương có điều kiện phát triển.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cần phối hợp với các chương trình, dự án khác như Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” để có các chuyên gia về phát triển ngành nghề nông thôn, các chuyên gia về phát triển sản phẩm, chuyên gia kỹ thuật sản xuất và thị trường nhằm hỗ trợ cho đội ngũ giảng dạy các cơ sở ngành nghề.

2. Giải pháp về vốn

Nguồn kinh phí thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác.

Các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn được áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến công, tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn để thực hiện trong thời gian tới.

Các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các chương trình hỗ trợ vay vốn của Chính phủ về phát triển sản xuất kinh doanh, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

3. Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

- Kết hợp với Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu, lựa chọn các sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá thương hiệu.

- Đẩy mạnh truyên truyền và tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tham gia các hội chợ về ngành nghề, làng nghề nông thôn cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn của tỉnh.

4. Giải pháp về xử lý chất thải, vệ sinh, môi trường

- Khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, đưa các công nghệ mới, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, ưu tiên sử dụng các nguồn nguyên liệu tái sinh.

- Quản lý, thẩm định tác động đối với môi trường của các cơ sở ngành nghề nông thôn, đặc biệt các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng... trước khi cho phép hoạt động.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý chặt chẽ các quy hoạch đã được phê duyệt; phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn để thúc đẩy phát triển sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, có quyền hạn, trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan triển khai, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kế hoạch của các địa phương đảm bảo các nội dung Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đề ra. Hướng dẫn, tổ chức triển khai, thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch, các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

- Tiếp nhận hồ sơ (theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đề nghị xét công nhận làng nghề. Phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan tham mưu thành lập Hội đồng xét công nhận làng nghề và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận làng nghề.

- Tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai, thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn và công nhận làng nghề nông thôn hằng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trong kế hoạch hằng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Định kỳ 06 tháng và hằng năm tổng hợp tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Tổ chức các chương trình hợp tác, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước liên kết đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Sở Tài Chính

- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện việc công nhận làng nghề và hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn theo kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan cho ý kiến về cơ chế, chính sách; xây dựng mức chi hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

4. Sở Công Thương

- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh theo quy định. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động cho phát triển ngành nghề nông thôn từ chương trình khuyến công và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và hướng tới xuất khẩu.

5. Văn Phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn cho các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm và xác nhận các làng nghề đáp ứng hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí về bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành, phục vụ công tác xét công nhận và thu hồi Bằng công nhận hằng năm.

- Phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương hướng dẫn cơ sở làng nghề tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

- Tuyên truyền, phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình sản xuất, chế biến có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

- Tăng cường kiêm tra , thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại làng nghề đúng quy định tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

- Bố trí kinh phí hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ cho lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hằng năm của tỉnh.

- Hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất, hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn và khu vực dân cư nông thôn.

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường; hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm làng nghề.

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và thẩm định các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đề nghị công nhận đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc theo quy định. Hướng dẫn, giới thiệu với khách du lịch các điểm du lịch gắn với phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, kỹ năng giao tiếp cho các thành viên làng nghề để phục vụ cho khách du lịch tham quan, mua sắm; chỉ đạo vận động các cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh nhận trưng bày, ký gửi tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, chú ý đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề thợ thủ công và truyền nghề cho lao động nông thôn tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề; hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến lao động, giải quyết việc làm; triển khai, hướng dẫn đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề.

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổng hợp kế hoạch hàng năm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề, truyền nghề từ 03 tháng đến 01 năm. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách hiện hành, trong đó chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hướng dẫn, đôn đốc cấp huyện, thành phố tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo Cổng Giao tiếp điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn, Đài Truyền thanh, Truyền hình cấp huyện tăng cường tin, bài tuyên truyền nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề nông thôn của tỉnh.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn

Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/NĐ-CP. Thường xuyên giới thiệu các sản phẩm và các chuyên đề phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Thống nhất giao nhiệm vụ chủ trì, quản lý nhà nước đối với làng nghề, ngành nghề nông thôn ở cấp huyện, thành phố cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương hướng dẫn các làng nghề tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện kiểm tra, rà soát các ngành nghề, làng nghề sau khi được công nhận chưa đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường thì xây dựng kế hoạch thực hiện việc khắc phục.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP; triển khai quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, phương án, dự án bảo vệ môi trường làng nghề.

- Phối hợp với các Sở, Ngành, tổ chức liên quan tạo điều kiện để các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Bố trí ngân sách hằng năm để hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

- Tuyên truyền, phổ biến Nghị định 52/NĐ-CP đến các cơ sở ngành nghề nông thôn. Hướng dẫn các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch về phát triển ngành nghề nông thôn lập hồ sơ theo tiêu chí quy định để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn vào dự toán ngân sách hằng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Ngoài nguồn kinh phí bố trí trực tiếp thực hiện chính sách này, các địa phương có trách nhiệm bố trí, cân đối thêm từ các nguồn kinh phí các chương trình, dự án khác và nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

- Chỉ đạo các Phòng, Ban liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn rà soát các ngành nghề nông thôn trên địa bàn đủ tiêu chí để công nhận và tổ chức đánh giá cụ thể mức độ đạt các tiêu chí và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Tổ chức công bố làng nghề sau khi làng nghề được công nhận.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, kiểm tra thực tế, đánh giá tình hình hoạt động của làng nghề đã được công nhận. Lập danh sách các làng nghề sau khi được công nhận không đạt tiêu chí quy định gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thu hồi bằng công nhận.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế theo dõi tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của các làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn, thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 hằng năm) và báo cáo năm (trước ngày 15 tháng 12 hằng năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 01: TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN

(Kèm theo Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Tên nghề

Địa chỉ

Tổng số hộ trong thôn

Số hộ tham gia sản xuất

% số hộ tham gia

Ghi chú

A

Nghề truyền thống

 

 

 

 

 

1

Miến dong

Nà Viến - Yến Dương

Huyện Ba Bể

55

5

9,09

 

2

Chè khô

Pùng Chằm - Mỹ Phương

 

95

7

7,37

 

3

Tép chua, cá khô

Bản Vài - Khang Ninh

 

88

7

7,95

 

B

Làng nghề

 

 

 

 

 

 

1

Tép chua, cá khô

Bó Lù - Nam Mẫu

Huyện Ba Bể

50

13

26,00

 

2

Tép chua

Bản Cám - Nam Mẫu

 

85

38

44,71

 

3

Văn nghệ và du lịch

Pác Ngòi - Nam Mẫu

 

96

72

75,00

 

4

Văn nghệ và du lịch

Bó Lù - Nam Mẫu

 

50

32

64,00

 

5

Văn nghệ và du lịch

Cốc Tộc - Nam Mẫu

 

48

33

68,75

 

6

Xuồng du lịch

Bản Cám - Nam Mẫu

 

85

43

50,59

 

7

Hương cúng

Pác Nghè 1 - Địa Linh

 

102

21

20,59

 

8

Rượu, bún

Dài Khao - Cao Trĩ

 

64

15

23,44

 

9

Rượu, bún

Kéo Pụt - Cao Trĩ

 

75

20

26,67

 

10

Cơm lam

Nặm Tốc - Hòa Mục

Huyện Chợ Mới

111

25

22,52

 

11

Cơm lam

Bản Giác - Hòa Mục

 

86

20

23,26

 

12

Chuối sấy, rượu chuối

Pá Lải - Thanh Vận

 

75

15

20,00

 

13

Chè Shan tuyết

Tát Vạ - Yên Hân

 

14

10

71,43

 

14

Chè Shan tuyết

Bản Mộc - Yên Hân

 

40

12

30,00

 

15

Chè xanh

Nà Roòng - Như Cố

 

51

30

58,82

 

16

Chè xanh

Khuổi Chủ - Như Cố

 

84

25

29,76

 

17

Chè xanh

Nà Tào - Như Cố

 

60

14

23,33

 

18

Miến dong, bột dong

Bản Cảo - Côn Minh

Huyện Na Rì

55

25

45,45

 

19

Lạp sườn

Cốc Càng - Xuân Dương

 

50

25

50,00

 

20

Chè xanh

Nà Vạng - Đổng Xá

 

35

12

34,29

 

21

Đường phên

Pò Nim - Cường Lợi

 

88

37

42,05

 

22

Rượu men lá

Nà Bó - Liêm Thủy

 

56

15

26,79

 

23

Men rượu

Bản Chang - Lương Thành

 

23

19

82,61

 

24

Hạt gỗ

Quan Nưa - Dương Quang

Thành phố Bắc Kạn

91

20

21,98

 

25

Hương cúng

Bản Mới - Tú Trĩ

Huyện Bạch Thông

42

9

21,43

 

26

Nấm, mộc nhĩ

Nà Nghịu - Lục Bình

 

103

21

20,39

 

27

Măng khô

Bản Eng - Xuân Lạc

Huyện Chợ Đồn

72

15

20,83

 

28

Gạo bao thai

Nà Làng - Phương Viên

 

67

67

100,00

 

29

Rượu men lá

Nà Pài - Bằng Phúc

 

82

50

60,98

 

30

Chè Shan tuyết

Nà Bay - Bằng Phúc

 

67

35

52,24

 

31

Chè Shan tuyết

Nà Hồng - Bằng Phúc

 

86

56

65,12

 

32

Hồng không hạt (hồng sấy)

Bản Lác - Quảng Bạch

 

65

20

30,77

 

 

PHỤ LỤC 02: BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

(Kèm theo Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

NỘI DUNG HỖ TRỢ

TỔNG GIAI ĐOẠN

Nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ giai đoạn 2020 - 2025

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Đơn vị tính

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

Số lượng

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Hỗ trợ, công nhận mới nghề, làng nghề nông thôn

Làng

16

800

1

50

3

150

3

150

3

150

3

150

3

150

2

Đào tạo nghề cho lao động ngành nghề nông thôn

Người

9.000

22.500

1.500

3.750

1.500

3.750

1.500

3.750

1.500

3.750

1.500

3.750

1.500

3.750

3

Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác ngành nghề nông thôn (các xã, phường và đơn vị liên quan)

Lớp

4

200

 

 

2

100

 

 

2

100

 

 

 

 

4

Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm làng nghề

Nhãn hiệu

16

480

1

30

3

90

3

90

3

90

3

90

3

90

5

Hỗ trợ xử lý môi trường làng nghề

Làng

5

750

 

 

1

150

1

150

1

150

1

150

1

150

6

Hỗ trợ xây dựng mô hình, dự án phát triển, bảo tồn ngành nghề nông thôn, làng nghề

Mô hình, dự án

20

10.000

 

 

4

2.000

4

2.000

4

2.000

4

2.000

4

2.000

7

Hỗ trợ cơ sở ngành nghề tham gia Hội chợ trong và ngoài tỉnh

Lượt

90

2.000

10

200

15

300

15

300

20

400

20

400

20

400

 

Tổng

 

 

36.730

 

4.030

 

6.540

 

6.440

 

6.640

 

6.540

 

6.540