Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 854/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thtrong giai đoạn mới;

Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đi khí hậu;

Căn cứ Nghị quyết s78/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập th, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

Căn cứ Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tng thphát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đi khí hậu vùng đồng bng sông Cửu Long đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) 100% hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp.

b) Mỗi tỉnh có từ 3 - 5 mô hình hợp tác xã nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, kết hợp mô hình kinh tế tuần hoàn để nghiên cứu, học tập và nhân rộng.

c) 100% hợp tác xã nông nghiệp trong các lưu vực hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; bình quân các hợp tác xã trong lưu vực tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp từ 10% trở lên.

d) Hình thành các diễn đàn về kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, chia sẻ thông tin về biến đi khí hậu, ứng dụng khoa học, công nghệ, các sáng kiến, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Phạm vi

Các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.

2. Đối tượng

Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp); cán bộ và thành viên của hợp tác xã nông nghiệp; cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp; tổ chức hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

3. Thời gian thực hiện Đề án: 2021 - 2025.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng

Xây dựng nội dung và tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng cho hợp tác xã nông nghiệp, thành viên hợp tác xã thông qua các phương tiện truyền thông, tài liệu, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn, thăm quan mô hình và các hình thức phù hợp khác.

2. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn nâng cao năng lực cho hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đi khí hậu.

b) Phát triển đội ngũ chuyên gia, tư vấn, lực lượng khuyến nông cộng đồng hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã áp dụng hiệu quả các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và các thành viên hợp tác xã, một số nội dung chính gồm:

- Quản trị điều hành hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh lồng ghép với các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu.

- Nhận diện các hiện tượng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Hướng dẫn các biện pháp thích ứng, điều kiện áp dụng phù hợp và hiệu quả với hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp của hợp tác xã nông nghiệp và thành viên; sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt, bền vững và theo tiêu chuẩn chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu; quản trị rủi ro, tham gia bảo hiểm nông nghiệp.

- Tổ chức hợp tác, liên kết giữa các thành viên hợp tác xã và nông dân áp dụng quy trình sản xuất tốt, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp.

- Thúc đẩy liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị nông sản.

- ng dụng công nghệ số trong quản trị, điều hành hợp tác xã nông nghiệp, quản lý sản xuất và kinh doanh nông sản.

3. Thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, liên kết chuỗi giá trị

a) Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và người dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu tư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (nhất là đối với hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé); hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu luân canh, chuyn đi mùa vụ sản xuất, sử dụng giống chống chịu phù hợp với hệ thống canh tác mới; sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, các tiêu chuẩn chất lượng chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, SRP, ASC...); áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Kết hợp hài hòa giữa các giải pháp công trình và phi công trình nhằm đạt hiệu quả cao trong thích ứng với biến đổi khí hậu; việc thực hiện các biện pháp phi công trình xuất phát từ sáng kiến của người dân và cộng đồng, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, năng lực của hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân ở từng vùng, địa phương và loại cây trồng, vật nuôi cụ thể.

c) Ưu tiên hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tổ chức sản xuất quy mô lớn, cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản. Phát triển đa dạng mô hình liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã với hộ nông dân, mô hình chuỗi giá trị nông sản khép kín của hợp tác xã nông nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn, mô hình thích ứng biến đổi khí hậu kết hợp kiến thức bản địa.

d) Hỗ trợ hoàn thiện kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hợp tác xã nông nghiệp, ưu tiên đối với các vùng chuyên canh lúa gạo, thủy sản, trái cây.

đ) Nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ cho hợp tác xã nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

e) Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh, sơ chế, bảo quản, chế biến lúa gạo, trái cây, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và diêm nghiệp; sử dụng phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao.

4. Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc, theo dõi cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng ở những vùng, khu vực đang chịu sự tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời cho hợp tác xã nông nghiệp và người dân về môi trường nước tưới, xâm nhập mặn, mức độ mặn ở các cửa sông, kênh rạch để chủ động lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

5. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin

a) Định kỳ hàng năm tổ chức diễn đàn có sự tham gia của hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp, hộ nông dân, các tổ chức, nhà khoa học với các hình thức hội nghị, hội thảo, diễn đàn nhằm kết nối, chia sẻ thông tin về biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản của hợp tác xã nông nghiệp và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long.

b) Tổ chức tôn vinh, khen thưởng hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp, hộ nông dân, các tổ chức, cá nhân có sáng kiến về các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư

a) Tăng cường vận động, thu hút, tiếp nhận các nguồn hỗ trợ cho các dự án, mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư vấn, đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp.

b) Hợp tác trao đổi kinh nghiệm, tài liệu hóa và tuyên truyền, phổ biến các sáng kiến, mô hình, giải pháp tổ chức sản xuất nông nghiệp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu cho các hợp tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật liên quan; nguồn kinh phí lồng ghép từ Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí bố trí để xây dựng mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng các công trình thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch có liên quan.

2. Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp; vốn ODA và các nguồn vốn hp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện các nội dung của Đề án.

b) Chỉ đạo xây dựng nội dung, tài liệu truyền thông, hướng dẫn hợp tác xã nông nghiệp nâng cao năng lực thích ứng với biến đi khí hậu; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia, tư vấn, lực lượng khuyến nông cộng đồng; kế hoạch hỗ trợ hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã nông nghiệp.

c) Chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản; mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số; sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt; mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn; các mô hình phát triển sản xuất cho hợp tác xã nông nghiệp tại lưu vực hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé; tuyên truyền, nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả trong vùng.

d) Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức diễn đàn, hội nghị, hội thảo, thăm quan học tập kinh nghiệm, kết nối, chia sẻ thông tin cho hợp tác xã nông nghiệp về thích ứng với biến đổi khí hậu. Phối hợp vận động, thu hút nguồn vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện Đề án.

đ) Tổ chức triển khai các hoạt động nhằm tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có sáng kiến về các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật liên quan.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát biến đi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, cung cấp thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan để các hợp tác xã và người dân có biện pháp tổ chức sản xuất phù hợp.

4. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Tham gia tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

5. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia thực hiện Đề án; tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai thực hiện Đề án, vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

6. Các bộ, ngành khác

Theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương để tchức thực hiện có hiệu quả các nội dung liên quan của Đề án.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long

a) Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại địa phương. Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, rà soát, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch có liên quan để tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án.

b) Tổ chức truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của địa phương và đội ngũ cán bộ của hợp tác xã nông nghiệp, thành viên hợp tác xã các nội dung theo nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.

c) Phát triển đội ngũ tư vấn, lực lượng khuyến nông cộng đồng tại địa phương để tư vấn, hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của hợp tác xã nông nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương.

d) Chỉ đạo thúc đẩy, hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, liên kết chuỗi giá trị; xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươ
ng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT,
NN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành