Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 859/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 06 tháng 05 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN Y TẾ NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 của UBND tỉnh An Giang về điều chỉnh, bổ sung việc phân công các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số 535/TTr-SYT ngày 30 tháng 3 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Y tế nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020 (Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.UBND tỉnh (để BC);
- Sở Y tế;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- LĐ VP.UBND tỉnh;
- Phòng: VHXH, TH;
- Lưu: VT.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN Y TẾ NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Phần 1.

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;

2. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

3. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

4. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới”;

5. Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010”;

6. Chương trình hành động số 13/CTHĐ-UB của UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch 11-KH/TƯ của Tỉnh ủy An Giang về thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;

7. Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 09/9/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 3443/2005/QĐ-UBND ngày 22/12/2005 ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW;

8. Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành “Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới”.

II. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN Y TẾ NÔNG THÔN:

1. Thực trạng y tế cơ sở:

Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế khóm ấp, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã chỉ ra những vấn đề cơ bản, cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân; nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng và củng cố y tế cơ sở. Từ đó đến nay, hệ thống y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Chúng ta đã kiên trì kiện toàn, củng cố hệ thống y tế cơ sở và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), góp phần to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Các hoạt động trong khuôn khổ CSSKBĐ (vệ sinh phòng dịch, bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, khám điều trị bệnh đơn giản...) được triển khai rộng rãi thông qua mạng lưới y tế cơ sở từ khóm ấp đến huyện thị, các khóm ấp đều có nhân viên y tế hoạt động. Cơ cấu cán bộ tại tuyến xã được bố trí cân đối hơn, số lượng cán bộ qua đào tạo cơ bản tăng. Các huyện tiếp tục hưởng ứng tích cực việc đưa bác sĩ về công tác tại xã. Có 66,88% số trạm y tế xã trong tỉnh đã có bác sĩ. Có thể nói, việc đưa cán bộ y tế tới gần dân có tác dụng to lớn, làm thay đổi quan niệm đơn giản về trạm Y tế xã. Công tác vệ sinh, phòng dịch được triển khai rộng rãi, khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

1.1. Công tác xã hội hóa bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong những năm qua Ngành Y tế đã triển khai thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân (BVCSSKND) trên tinh thần quán triệt Nghị quyết TW4, Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về “Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, Y tế, Văn hóa” và Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Ngành Y tế với vai trò nòng cốt đã tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong triển khai các hoạt động BVCSSKND. Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tỉnh đến huyện, xã được thành lập và đã đề ra những biện pháp, vận động nhân dân tham gia thực hiện các chương trình y tế tại địa phương nên công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể là 100% xã có Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các chương trình Y tế mục tiêu và hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và được sự hưởng ứng đóng góp ngày càng tích cực và chủ động của người dân.

1.2. Tổ chức mạng lưới Y tế nông thôn

Đến nay toàn tỉnh có 139 trạm Y tế xã, thị trấn (gọi chung là trạm Y tế xã) với 739 ấp, số lượng cán bộ y tế (CBYT) xã 985 người. Bình quân có 07 CBYT/trạm. Cơ cấu CBYT xã: 100% xã có Y sĩ sản hoặc nữ hộ sinh, nhân viên y tế ấp, 65,5% trạm Y tế xã có bác sỹ, 28,1% trạm có Y sỹ Y học dân tộc. Về Chính trị: trạm Y tế xã có đảng viên chiếm tỷ lệ 97,12%, 100% trạm Y tế xã có tổ Công đoàn.

Về hoạt động chuyên môn: tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn hàng tháng tại trạm chiếm tỷ lệ 90%, có tủ sách chuyên môn đạt 50%.

Tổ Y tế ấp: 739 tổ Y tế/739 ấp. Số được đào tạo chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế (từ 3 tháng trở lên): 585 người đạt tỷ lệ 79,2%.

1.3. Chế độ chính sách

100% CBYT xã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định. Ngoài ra tỉnh còn quy định thêm cho CBYT xã từng loại khu vực hưởng định mức từ 50.000, 80.000, 120.000 đồng/ người/ tháng. Riêng bác sỹ về xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng biên giới được trợ cấp lần đầu 2 triệu đồng/người và được hưởng từng loại khu vực theo định mức từ 50.000, 200.000, 300.000 đồng/người/tháng. Nhân viên Y tế ấp vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng biên giới được hưởng 100.000 đồng/người/tháng, số còn lại được hưởng theo quy định chung 40.000 đồng/người/tháng. Từ ngày 01/7/2009 phụ cấp cho nhân viên y tế khóm, ấp được thực hiện theo Nghị định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- 0,5 lần lương cơ bản/tháng/người đối với các xã khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- 0,3 lần lương cơ bản/tháng/người đối với các xã còn lại.

Đa số nhân viên Y tế ấp với tinh thần tự nguyện và được hỗ trợ thêm kinh phí của các chương trình mục tiêu y tế như: dân Số-KHHGĐ, Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em....

1.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở trạm Y tế hiện có 139/139 xã, đạt tỷ lệ 100%. Trạm chưa có đủ diện tích đất theo quy định chuẩn quốc gia (500 m2/Trạm Y tế nông thôn) là 20 trạm. Có khoảng 95% trạm Y tế có đủ phòng chức năng theo chuẩn quốc gia y tế xã. 100% trạm Y tế xã có hàng rào, có điện thoại, có điện sinh hoạt, sử dụng nước máy.

1.5. Trang thiết bị

100% trạm Y tế xã được trang bị các trang thiết bị y tế cơ bản để thực hiện việc khám, điều trị bệnh nhân và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.

1.6. Đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng trạm Y tế

Từ năm 2002-2004, từ kinh phí của Dự án Hợp tác Phát triển hệ thống Y tế Việt Nam - EC do cộng đồng Châu Âu tài trợ, ngành đã đào tạo bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho 145 trưởng trạm Y tế xã. Từ đó các trưởng trạm đã áp dụng trong việc quản lý điều hành hoạt động trạm ngày càng tốt hơn.

1.7. Tài chính

Ngoài các khoản chi lương, phụ cấp theo quy định, kinh phí hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước với định mức 2.000.000 đồng/tháng và các khoản thu khác theo quy định tại Thông tư liên tịch số 119/TTLT của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc thu chi ở y tế xã.

1.8. Thuốc thiết yếu cho trạm

100% trạm Y tế có quầy thuốc đảm bảo cung cấp thuốc thiết yếu cho người bệnh.

2. Nhận xét và đánh giá:

Qua phân tích thực trạng Y tế cơ sở tỉnh An Giang trong thời gian qua chúng ta rút ra được những thành tựu và hạn chế cụ thể như sau:

2.1. Những thành tựu đạt được:

- Y tế cơ sở có sự phát triển nhiều mặt so với những năm trước đây như: cơ sở vật chất trạm, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, chất lượng hoạt động, nhân lực y tế, lề lối làm việc, ngày giờ công, chế độ trực cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt các mục tiêu, chỉ tiêu các chương trình y tế quốc gia như: thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng nhiều năm liền từ đó đã khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em (thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, khống chế các bệnh bạch hầu, ho gà, sởi...), phòng chống các bệnh xã hội: lao, phong, bướu cổ, tâm thần, phòng chống HIV/AIDS được y tế cơ sở tổ chức điều hành thực hiện tốt. Chủ động trong phòng chống dịch bệnh: sốt xuất huyết, tả, cúm A phát hiện sớm, báo cáo kịp thời các bệnh truyền nhiễm, các vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định, xử lý ban đầu và dập tắt kịp thời không để dịch lớn xảy ra. Sự phối hợp liên ngành và giữa các tuyến trong kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động được tổ chức thường xuyên với nội dung phù hợp, chặt chẽ hơn. Các trường hợp tai nạn thương tích được tuyến y tế cơ sở sơ cứu và chuyển tuyến trên kịp thời đúng quy định của Ngành.

- Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng được trạm Y tế xã đưa vào hoạt động thường xuyên. Các trạm Y tế xã được đầu tư bổ sung trang thiết bị cơ bản phục vụ khám chữa bệnh thông thường, sơ cấp cứu, đỡ đẻ tại trạm và thực hiện các chương trình y tế. Cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, tổng số lượt khám bệnh tại trạm đạt từ 0,3 - 0,6 lượt người/năm.

- Công tác kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại thực hiện tốt, tính đến ngày 31/12/2009 toàn tỉnh có 136 trạm Y tế xã có lồng ghép hoạt động Phòng chẩn trị YHCT tại trạm (chiếm 88,33% số trạm Y tế xã), số lần khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền hàng năm gần 3.000.000 lần, chiếm gần 34% số lần khám bệnh chung, số xã đạt chuẩn xã tiên tiến về YHCT là 130 xã (đạt 84,4% tổng số xã), mỗi trạm có vườn thuốc nam mẫu từ 40 loại cây thuốc trở lên theo danh mục quy định của Bộ Y tế.

- Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em đạt được nhiều thành tựu, tình trạng sức khỏe trẻ em có nhiều cải thiện: tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt trên 95%, duy trì tốt hiệu quả chương trình thanh toán bệnh bại liệt và phòng chống mù lòa do thiếu Vitamin A. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (theo cân nặng/tuổi) giảm bình quân hàng năm 1,6%, đến cuối năm 2009 giảm còn 17,5%. Thực hiện tốt các chương phòng chống bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.

- Tình hình sức khỏe bà mẹ có nhiều cải thiện, công tác chăm sóc sức khỏe chăm sóc sức khỏe sinh sản được đặc biệt chú trọng, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 3 lần trở lên đạt trên 90%, tỷ lệ tiêm phòng uốn ván đủ 02 liều cho phụ nữ có thai đạt trên 95%, tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ tại cơ sở y tế đạt trên 99%. Công tác dân số - KHHGĐ hàng năm đều đạt các chỉ tiêu về vận động thực hiện các biện pháp tránh thai, duy trì tốt xu thế giảm sinh.

- Các Trung tâm Y tế đã chỉ đạo tuyến y tế cơ sở thực hiện 10 chuẩn quốc gia y tế xã với phương châm xã nào đạt chuẩn quốc gia Y tế xã phải duy trì tốt các chương trình y tế quốc gia, những chuẩn chưa thực hiện đúng đủ phải có giải pháp từng bước đưa vào Nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng nhân dân và kế hoạch của Chính quyền để giải quyết. Các Trung tâm Y tế đưa 10 chuẩn quốc gia y tế xã vào kiểm tra hoạt động của các trạm Y tế. Tính đến hiện nay số trạm Y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã là 135/139 đạt 97,12%

2.2. Những mặt hạn chế:

Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, song mạng lưới y tế tuyến xã tại tỉnh An Giang còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:

- Các xã đều có Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân, tuy nhiên vai trò chỉ đạo, giám sát và điều hành của Ban có nơi chưa thường xuyên sâu sát, bên cạnh đó một số trưởng trạm Y tế chưa thật sự làm tốt vai trò tham mưu của mình đối với Đảng ủy và UBND xã.

- Chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã tuy từng bước có cải thiện, nhưng chưa thực hiện được việc quản lý sức khỏe người dân theo từng hộ gia đình. Công tác quản lý và phục hồi chức năng cho người tàn tật trong cộng đồng chưa thật sự được quan tâm đúng mức.

- Tỷ lệ trạm Y tế xã có bác sỹ chưa đạt mục tiêu (chỉ mới đạt 65,5%). Trình độ chuyên môn của một số ít cán bộ y tế xã còn thấp, thiếu điều kiện và phương tiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, chính sách đào tạo và đào tạo lại chưa thực hiện thường xuyên.

- Kinh phí: Tuy kinh phí nhà nước chi cho hoạt động trạm y tế xã có tăng lên nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu hoạt động của y tế xã.

- Cơ sở vật chất: còn một số xã cơ sở hạ tầng, nhà đất chưa đủ chuẩn quốc gia y tế xã như: trạm chưa đủ 9 phòng chức năng, một số cơ sở xuống cấp....

- Trang thiết bị: Tuy được đầu tư trang bị các trang thết bị y tế cơ bản, nhưng một số trang thiết bị cơ bản đã cũ cần bổ sung thay thế, ngoài ra còn thiếu một số trang thiết bị hiện đại theo chuẩn quốc gia y tế xã và danh mục của Bộ Y tế như: kính hiển vi, siêu âm xách tay, máy khí dung, máy điện tim, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa, bộ dụng cụ khám ngũ quan...

- Vệ sinh môi trường và phòng bệnh: tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh còn thấp (60,5% và 51,73 %). Sự chuyển đổi từ nhận thức sang hành vi trong chủ động phòng, chống dịch bệnh của người dân còn chậm. Các dịch bệnh lưu hành ở địa phương luôn có nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.

Với những phân tích thực trạng công tác y tế cơ sở như trên cho chúng ta thấy được vai trò của hệ thống y tế cơ sở là đặc biệt quan trọng vì đây là tuyến gần dân, sát dân nhất, bảo đảm đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến người dân nhanh hơn và rất phù hợp với người nghèo. Do đó, việc quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho y tế cơ sở, đặc biệt là nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, nhất là những vùng còn khó khăn, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, thực hiện công bằng và hiệu quả trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững trật tự, an ninh quốc phòng là rất cần thiết.

Phần 2.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. PHẠM VI THỰC HIỆN:

Đề án phát triển Y tế nông thôn được triển khai thực hiện tại 136 trạm Y tế xã, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh An Giang (không kể trạm Y tế của 20 Phường ở Thành phố Long Xuyên, Thị xã Châu Đốc và Thị xã Tân Châu).

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế nói chung, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng tại trạm Y tế xã, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc. Từng bước đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững trật tự, an ninh quốc phòng; góp phần cùng với các ngành chức năng liên quan xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn từ nay đến hết năm 2010:

- Kiên cố hóa trạm Y tế, từng bước hiện đại hóa theo chuẩn quốc gia về y tế xã cho tất cả các trạm Y tế. Trước mắt đầu tư xây dựng mới cho trạm Y tế ở các xã chưa có trạm y tế, trạm y tế là nhà tạm, nhà cấp IV, mới chia tách và những trạm y tế đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Cung cấp bổ sung trang thiết bị y tế cần thiết theo chuẩn quốc gia cho các trạm y tế xã phù hợp với trình độ chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật của từng nơi, trước hết ưu tiên cho những trạm Y tế có bác sỹ.

- Đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn (hàng năm) cho cán bộ y tế đang công tác tại trạm Y tế xã, đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng, phó trạm y tế xã chưa qua đào tạo.

- Phối hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 50% dân số.

- Các chỉ tiêu chi tiết (phụ lục kèm theo).

2.2. Giai đoạn từ năm 2011-2015:

- Tiếp tục xây dựng kiên cố hóa và hiện đại hóa theo chuẩn quốc gia về y tế xã cho tất cả các trạm Y tế còn lại.

- Tiếp tục đầu tư bổ sung trang thiết bị y tế cần thiết theo chuẩn quốc gia cho các trạm Y tế xã có bác sĩ phù hợp với trình độ chuyên môn từng nơi.

- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển giao các kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế cho cán bộ y tế đang công tác tại trạm Y tế, tiếp tục đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng, phó trạm chưa qua đào tạo.

- Tiếp tục vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 80% dân số.

- Các chỉ tiêu chi tiết (phụ lục kèm theo).

2.3. Giai đoạn từ năm 2016-2020:

- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa đối với các trạm Y tế xã xuống cấp (nếu có).

- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển giao các kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế cho cán bộ y tế đang công tác tại trạm Y tế, tiếp tục đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng, phó trạm y tế xã chưa qua đào tạo.

- Tiếp tục vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt bảo hiểm y tế toàn dân.

- Các chỉ tiêu chi tiết (phụ lục kèm theo).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra cần phải không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế cơ sở bằng một số biện pháp cơ bản sau:

1. Đảng ủy và Chính quyền các cấp, đặc biệt ở cấp cơ sở phải quán triệt tinh thần Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 11-KH/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy An Giang. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở (nói chung) và y tế nông thôn (nói riêng) đối với việc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, xem đó là điều kiện cơ bản để thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động có hiệu quả Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến xã.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động của trạm Y tế xã, tăng cường lồng ghép và phối hợp liên ngành, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, huy động cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình y tế phòng chống dịch bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, giải quyết vấn đề phân, nước, rác hợp vệ sinh tại khu dân cư; khuyến khích người dân sử dụng thuốc nam chữa các bệnh chứng thông thường.

3. Nâng cao năng lực chuyên môn của trạm Y tế xã, tăng cường hoạt động giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của Y tế tuyến huyện đối với tuyến xã, ấp, đảm bảo cho các trạm Y tế xã có khả năng phát hiện và điều trị sớm các bệnh theo tuyến kỹ thuật, từng bước thực hiện quản lý sức khỏe người dân theo hộ gia đình.

4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và phát triển mạng lưới y tế ấp và cộng tác viên, đảm bảo 100% ấp có nhân viên y tế hoạt động, có đủ cộng tác viên và thường xuyên được cập nhật kiến thức chuyên môn. Đào tạo bổ túc về Y học cổ truyền cho cán bộ y tế tuyến xã. Hàng năm tổ chức đào tạo lại và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ y tế đang công tại tuyến xã. Đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng, phó trạm chưa qua đào tạo. Tăng cường đào tạo bác sĩ theo địa chỉ, đào tạo cử tuyển tại các trường Đại học Y Dược Tp. HCM và Tp. Cần Thơ, ưu tiên cho các huyện vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và những nơi còn thiếu bác sỹ.

5. Ngành Y tế tham mưu cho Chính quyền địa phương chỉ đạo, điều hành, tìm nhiều giải pháp hỗ trợ để có nguồn kinh phí xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh cho nhân dân có thể qua các hình thức như: vay ngân hàng, quỹ phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình thương, nhà cho người nghèo... Dự án nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn, nhà máy nước nhỏ phục vụ các hộ dân vùng sâu, hướng dẫn về lóng phèn, sử dụng Cloramin B.

6. Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế và xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trạm y tế xã, đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của trạm Y tế xã, tạo niềm tin trong nhân dân, thu hút người dân đến với trạm ngày càng nhiều hơn.

6.1. Về đầu tư cơ sở vật chất:

Tập trung các nguồn vốn từ kinh phí hỗ trợ của trung ương, ngân sách tỉnh, các địa phương, nguồn vận động xã hội hóa để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trạm y tế xã theo định hướng sau:

- Kinh phí hỗ trợ của tuyến Trung ương và ngân sách tỉnh: hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở trạm Y tế xã cho các xã chưa có trạm Y tế, trạm Y tế là nhà tạm, cấp IV, trạm Y tế đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

- Ngân sách huyện: đầu tư xây dựng mới các trạm y tế xã (cùng với nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và trung ương), đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây dựng thêm các công trình phụ, thêm phòng, sân, rào, vườn thuốc nam, nhà để xe, lò đốt rác từ nguồn ngân sách huyện và sự đóng góp của nhân dân.

- Tuyến xã: đầu tư những yêu cầu còn lại theo chuẩn quy định từ nguồn kinh phí hoạt động, huy động sự đóng góp của người dân địa phương.

6.2. Về đầu tư trang thiết bị:

- Tuyến tỉnh: đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị kỹ thuật qua kinh phí mua trang thiết bị hàng năm và ngân sách tỉnh.

- Tuyến huyện: đầu tư mua sắm bổ sung các dụng cụ nhỏ, rẻ tiền từ nguồn ngân sách huyện và sự đóng góp của nhân dân.

7. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc CSSKND

Phối hợp liên ngành trong việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện công bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh cho người dân, huy động mọi nguồn lực trong việc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

Tổng dự toán kinh phí của Đề án (từ 2010-2020): 169.201 triệu đồng (ngân sách TW: 46.000 triệu đồng, NS địa phương: 123.190 triệu đồng), gồm:

- Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở Trạm Y tế: 157.425 triệu đồng.

- Đầu tư trang thiết bị: 2.360 triệu đồng.

- Đào tạo: 9.416 triệu đồng, gồm:

+ Đào tạo ngắn hạn: 7.623 triệu đồng (bình quân 693 triệu đồng/năm).

+ Đào tạo BS, chuyên khoa 1: 1.793 triệu đồng (bình quân 163 triệu đồng/năm)

Dự toán kinh phí xây dựng, nâng cấp cơ sở trạm y tế đến năm 2020

Năm

XD mới

Nâng cấp

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Số trạm

Kinh phí (triệu đồng)

Số trạm

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NSTW

NS tỉnh

NS huyện

NSTW

NS tỉnh

NS huyện

2010

15

20.105

 

13.396

6.709

19

1.780

 

 

1.780

21.885

2011-2015

40

60.000

6.000

37.800

16.200

6

540

 

 

540

60.540

2016-2020

37

74.000

40.000

23.800

10.200

1

1.000

 

1.000

 

75.000

TỔNG CỘNG

92

154.105

46.000

74.996

33.109

26

3.320

0

1.000

2.320

157.425

Dự toán kinh phí đầu tư trang thiết bị trạm y tế xã đến năm 2020

Năm

Đầu tư mới Trang thiết bị y tế

Bổ sung TTB cho các trạm

Tổng kinh phí

Số trạm

Kinh phí (triệu đồng)

Số trạm

Kinh phí (triệu đồng )

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NSTW

NS tỉnh

NS huyện

NSTW

NS tỉnh

NS huyện

2010

3

600

 

450

150

44

440

 

 

440

1.040

2011 - 2015

2

400

 

300

100

45

450

 

 

450

850

2016 - 2020

0

0

 

 

 

47

470

 

 

470

470

TỔNG CỘNG

5

1.000

0

750

250

136

1.360

0

0

1.360

2.360

Dự toán kinh phí đào tạo:

- Đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế (CBYT) đang công tác tại trạm Y tế xã hàng năm, đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng, phó trạm chưa qua đào tạo.

+ Đối tượng: tất cả CBYT xã được đào tạo lại.

+ Thời gian: ít nhất 2 tuần/người/năm

+ Tổ chức đào tạo:

. Đối với Bác sĩ: do bệnh viện tỉnh tổ chức.

. Đối với Y sĩ, Y tá, Nữ hộ sinh: do bệnh viện huyện tổ chức.

. Đối với cán bộ quản lý: do Trường Trung học Y tế tổ chức

+ Dự trù kinh phí:

50.000 đồng/ngày x 14 ngày x 990 người = 693 triệu đồng

- Đào tạo Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 cho các CBYT công tác tại trạm Y tế cụ thể như sau:

STT

Mục chi đào tạo

Bác sĩ

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1

1

Học phí (đồng/1 người/1 năm) (*)

2.400.000

2.700.000

2

Hỗ trợ tiền ăn, tiền ở (đồng/1 người/1 năm)

1.000.000

1.000.000

3

Tiền tài liệu (đồng/1 người/1 năm)

250.000

500.000

4

Tiền tàu xe: tính theo vé xe thực tế (1 lượt đi và 1 lượt về trong 1 năm)

200.000

200.000

 

Tổng cộng

3.850.000

4.400.000

(*) tính theo mức thu học phí và kinh phí đào tạo tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2009-2010, mức thu này sẽ thay đổi tùy theo từng Trường cụ thể và có thể sẽ thay đổi theo từng năm.

Kinh phí đào tạo Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 (BSCK1) cho các CBYT hàng năm là:

+ Bác sĩ: 3.850.000 đồng/1 người/1 năm x 40 người = 154.000.000 đồng.

+ BSCK 1: 4.400.000 đồng/1 người/1 năm x 2 người = 8.800.000 đồng.

1. Giai đoạn từ nay đến hết năm 2010:

1.1. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở trạm Y tế xã:

Tổng kinh phí thực hiện đầu tư xây lắp tạm tính: 21.885 triệu đồng, trong đó:

- Xây dựng mới 15 trạm y tế với kinh phí 20.105 triệu đồng (ngân sách tỉnh 13.396 triệu đồng, ngân sách huyện: 6.709 triệu đồng)

- Nâng cấp: 19 trạm y tế với kinh phí 1.780 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

1.2. Đầu tư trang thiết bị:

Tổng kinh phí đầu tư trang thiết bị tạm tính: 1.040 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: Đầu tư trang thiết bị chuyên môn theo chuẩn quy định tạm tính 150 triệu đồng/1 trạm cho 3 trạm y tế xã mới xây dựng: 450 triệu đồng.

- Ngân sách huyện:

.........

3. Giai đoạn từ năm 2016-2020:

3.1. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trạm Y tế xã:

Tổng kinh phí thực hiện đầu tư xây lắp tạm tính: 75.000 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng mới 20 trạm y tế: 40.000 triệu đồng (tạm tính: 2.000 triệu đồng/ trạm).

- Ngân sách địa phương:

+ Xây dựng mới 17 trạm Y tế xã với tổng kinh phí tạm tính: 34.000 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% chi phí xây dựng: 23.800 triệu đồng, phần còn lại ngân sách huyện: 10.200 triệu đồng).

+ Cải tạo, nâng cấp 01 trạm y tế từ ngân sách tỉnh với tổng kinh phí tạm tính 1.000 triệu đồng.

3.2. Đầu tư trang thiết bị:

Bổ sung, thay thế trang thiết bị cho 47 trạm y tế xã (với kinh phí tạm tính 10 triệu đồng/1 trạm): 470 triệu đồng.

Tiếp tục khuyến khích các trạm Y tế có bác sĩ, xa Phòng khám khu vực, bệnh viện đa khoa huyện và có số lượng người dân đến khám chữa bệnh nhiều thực hiện đầu tư trang thiết bị hiện đại như: siêu âm, máy thử đường huyết (test nhanh), điện tim....

3.3. Đào tạo:

- Đào tạo ngắn hạn (hàng năm): 692 triệu đồng/năm.

- Đào tạo bác sĩ, chuyên khoa cấp I: 163 triệu đồng/năm.

V. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ:

Phát triển, củng cố hệ thống y tế nông thôn và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), góp phần to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Hơn nửa thế kỷ qua, chính sách y tế của chúng ta lấy y tế nông thôn, lấy phòng bệnh chủ động, tích cực làm trọng tâm. Đây cũng chính là thực hiện các nhiệm vụ CSSKBĐ. Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống y tế rộng khắp và nhiều chính sách lớn nhằm thực hiện công tác CSSKBĐ, góp phần to lớn vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân. Mạng lưới y tế cơ sở được xây dựng để thực thi mục tiêu bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng cao, bảo đảm phúc lợi phổ cập. Vì vậy, phải xây dựng một hệ thống y tế tiếp cận với nhân dân, trong đó hệ thống y tế cơ sở (ấp, xã, huyện) là hạt nhân quan trọng nhất để thực hiện dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân. Hệ thống y tế được xây dựng phải tính tới hiệu quả tức là sự đầu tư phải mang lại giá trị cao nhất. Đối với công tác CSSKBĐ hiệu quả phải được thực hiện qua một hệ thống y tế gần dân nhất, có chất lượng cao, chi phí thấp-đó chính là hệ thống y tế cơ sở có chất lượng.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở sẽ tạo được niềm tin cùa người dân đối với trạm Y tế góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định, nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân với phương hướng trong giai đoạn mới là tập trung ưu tiên cho công tác y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Vì vậy có thể nói việc đầu tư phát triển hệ thống y tế nông thôn chính là thực hiện chính sách y tế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, thực hiện công bằng và hiệu quả trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững trật tự, an ninh quốc phòng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án.

a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong xây dựng kế hoạch hàng năm, phương án bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ cho các trạm y tế xã.

b) Chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện rà soát, tham mưu cho UBND huyện, thị, thành phố kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối và bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện theo kế hoạch và tiến độ hàng năm.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo và triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý.

b) Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương theo kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị cho các trạm Y tế xã trên địa bàn quản lý.


SỞ Y TẾ AN GIANG

NHÂN SỰ TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN (KHÔNG TÍNH TRẠM Y TẾ PHƯỜNG)

(tính đến 31/12/2009)

STT

Huyện, thị, thành phố

Tổng số cán bộ

Nhân viên y tế ấp (người)

NVYT ấp đã qua đào tạo

Đảng viên (người)

Thành lập chi bộ riêng

Tổng số

Bác sĩ (người)

YS đa khoa (người)

YSSN/ HSTH (người)

Y tá (người)

Dược (người)

YHCT (người)

Sơ học (HS/YT)

Khác

TỔNG CỘNG

985

91

239

270

121

181

39

35

9

748

585

506

86

1

Huyện Thoại Sơn

108

10

21

46

9

19

3

0

0

75

42

41

10

2

Huyện Chợ Mới

154

12

31

41

28

33

9

0

0

143

119

66

10

3

Thị xã Châu Đốc

17

1

4

6

1

5

0

0

0

11

4

9

3

4

Huyện Tri Tôn

93

10

30

16

22

14

1

0

0

77

39

49

9

5

Huyện Phú Tân

130

15

25

38

20

22

6

4

0

90

84

71

14

6

Huyện An Phú

105

5

26

28

14

19

1

4

8

51

45

41

4

7

Thị xã Tân Châu

77

6

22

14

7

16

1

11

0

61

61

37

6

8

Huyện Châu Phú

111

9

36

28

7

20

11

0

0

102

96

73

11

9

Huyện Châu Thành

90

10

20

21

9

15

2

13

0

64

57

56

10

10

Huyện Tịnh Biên

85

11

21

27

3

15

5

2

1

61

30

57

9

11

Thành phố Long Xuyên

15

2

3

5

1

3

0

1

0

13

8

6

0

 

CÁC CHỈ TIÊU, CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN Y TẾ NÔNG THÔN

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Dân số trung bình

người

2.144.772

2.170.295

2.195.470

2.240.499

2.245.146

2.269.618

2.428.900

2.588.182

2.747.464

2.906.746

3.066.028

3.225.310

2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,20

1,19

1,16

1,14

1,11

1,09

1,07

1,06

1,05

1,04

1,03

1,02

3

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

20

18

16

15

14

13

12

11

10

9

8

7

4

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

12

10

10

9

8

7

6

6

6

6

6

6

5

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

%

17,5

16,2

15,3

14,4

13,6

12,8

12

11,5

11

10,5

10

9,5

6

Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500 gram

%

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

7

Tỷ suất chết mẹ/ 100.000 trẻ đẻ sống

người

20

20

< 20

< 20

< 20

< 20

< 20

< 20

< 20

< 20

< 20

< 20

8

Tổng số lần khám bệnh (tại Trạm Y tế)

Lần

5.147.453

5.208.708

5.269.128

5.377.198

5.388.350

5.447.083

5.829.360

6.211.637

6.593.914

6.976.190

7.358.467

7.740.744

9

Bình quân số lần khám bệnh /người/năm

Lần

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

2,40

10

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ

%

65,5

75

80

85

90

95

100

100

100

100

100

100

11

Số người sử dụng các biện pháp tránh thai

người

150.585

146.000

146.400

146.700

146.900

147.350

147.800

148.250

148.700

149.150

149.600

150.050

12

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám đủ 3 lần trở lên

%

98,33

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

> 90

13

Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế

%

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

14

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh lao

%

92

92

92

92

92

92

92

92

92

92

92

92

15

Tỷ lệ người nhiễm HIV được chăm sóc, quản lý, tư vấn

%

80

80

> 80

> 80

> 80

> 80

> 80

> 80

> 80

> 80

> 80

> 80

16

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 7 loại vaccine

%

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

> 95

17

Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm ngừa uốn ván (VAT 2+)

%

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

18

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

50

55

60

65

70

75

80

85

90

93

95

100

19

Tỷ lệ hộ sử dụng nuớc sạch

%

60,5

65

70

72

74

76

80

84

88

92

96

100

20

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh

%

51,73

53

55

58

62

66

70

74

78

82

86

90

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM Y TẾ XÃ NĂM 2010

Đv tính: triệu đồng

Số TT

Danh mục Trạm Y tế XD mới

Địa điểm đầu tư

Thời gian KC-HT

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Tổng dự toán

KH 2010

Trong đó

Ghi chú

NS TW

NS tỉnh

NS huyện

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

25.635

24.857

20.105

0

13.396

6.709

 

1

Xã Tân Phú

CT

2009-2010

216 m2

1.974

1.964

1.656

 

1.160

496

 

2

Xã Đào Hữu Cảnh

CP

2009-2010

257,84 m2

2.209

2.209

1.369

 

958

411

 

3

Xã Mỹ Đức

CP

2009-2010

254,84 m2

2.336

2.336

1.951

 

1.366

585

 

4

Phường Mỹ Phước

LX

2009-2010

261 m2

1.531

1.531

1.261

 

883

378

 

5

Phường Châu Phú A

2009-2010

316 m2

1.569

1.324

944

 

600

344

 

6

Phường Vĩnh Tế

2009-2010

425 m2

1.473

1.305

1.305

 

600

705

 

7

Phường Vĩnh Mỹ

2009-2010

304 m2

1.440

1.178

1.178

 

600

578

 

8

Phường Châu Phú B

2010

3.432 m2

4.046

3.953

2.733

 

1.913

820

 

9

Xã Phú Lâm

PT

2010

218 m2

1.250

1.250

1.030

 

721

309

 

10

Xã Phú Hưng

PT

2010

189 m2

1.225

1.225

1.010

 

707

303

 

11

Xã Phú Thạnh

PT

2010

189 m2

1.219

1.219

1.006

 

704

302

 

12

Xã Quốc Thái

AP

2010

 

1.299

1.299

1.299

 

805

494

 

13

Xã Bình Thành

TS

2010

235 m2

1.144

1.144

955

 

666

289

 

14

Xã Định Thành

TS

2010

216 m2

1.569

1.569

1.269

 

920

349

 

15

Thị trấn Phú Hòa

TS

2010

226 m2

1.351

1.351

1.139

 

793

346

 

Ghi chú: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% chi phí xây dựng trạm y tế (kể cả san lấp mặt bằng) theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 03/3/2009 của UBND tỉnh An Giang

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRẠM Y TẾ XÃ NĂM 2010

Đv tính: triệu đồng

STT

Trạm Y tế xã cần đầu tư

Cải tạo nâng cấp

Khái toán (triệu đồng)

Nguồn ngân sách đầu tư

KH 2010

Ghi chú

Trung ương

Địa phương

NS tỉnh

NS huyện

 

TỔNG CỘNG

19

1.930

0

0

1.780

1.780

 

I

Huyện An Phú

1

100

0

0

100

100

 

1

TYT thị trấn An Phú

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

II

Huyện Chợ Mới

2

180

0

0

180

180

nâng cấp, sửa chữa

2

TYT xã An Thạnh Trung

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

3

TYT xã Mỹ An

1

80

 

 

80

80

nâng cấp, sửa chữa

III

Huyện Thoại Sơn

1

100

0

0

100

100

 

4

TYT xã Định Mỹ

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

IV

Huyện Tịnh Biên

3

200

0

0

200

200

nâng cấp, sửa chữa

5

TYT xã An Nông

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

6

TYT xã Nhơn Hưng

1

50

 

 

50

50

nâng cấp, sửa chữa

7

TYT xã Thới Sơn

1

50

 

 

50

50

nâng cấp, sửa chữa

V

Huyện Phú Tân

5

650

0

0

500

500

 

8

TYT xã Phú Thọ

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

9

TYT xã Long Hòa

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

10

TYT xã Tân Trung

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

11

TYT xã Hiệp Xương

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

12

TYT xã Phú Thành

1

250

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

VI

Huyện Châu Thành

2

200

0

0

200

200

 

13

TYT xã Bình Hòa

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

14

TYT xã Vĩnh Nhuận

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

VII

Huyện Tri Tôn

5

500

0

0

500

500

 

15

TYT xã An Tức

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

16

TYT xã Lương Phi

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

17

TYT xã Lê Trì

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

18

TYT xã Lương An Trà

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

19

TYT xã Vĩnh Gia

1

100

 

 

100

100

nâng cấp, sửa chữa

 

PHỤ LỤC 3

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM Y TẾ XÃ 5 NĂM 2011 - 2015

Đv tính: triệu đồng

Số TT

Danh mục Trạm Y tế

Địa điểm đầu tư

Thời gian KC-HT

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Dự kiến KH 2011-2015

Trong đó

Chia ra

Ghi chú

NS TW

NS tỉnh

NS huyện

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

60.000

60.000

6.000

37.800

16.200

29.500

9.000

9.000

7.500

5.000

 

1

Xã Vĩnh Phú

TS

2014-2015

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

1.000

500

 

2

Xã Phú Thuận

TS

2013-2014

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

1.000

500

 

 

3

Thị trấn Núi Sập

TS

2012-2013

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

1.000

500

 

 

 

4

Xã Vọng Đông

TS

2014

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

1.500

 

 

5

Xã Vĩnh Thành

CT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

6

Xã Vĩnh Hanh

CT

2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

1.500

 

 

 

 

7

Xã Bình Phước Xuân

CM

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

8

Xã Mỹ Hội Đông

CM

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

9

Xã Long Điền A

CM

2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

10

Xã Long Điền B

CM

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

11

Xã Kiến An

CM

2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

1.500

 

 

 

 

12

Xã Mỹ Hiệp

CM

2013

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

1.500

 

 

 

13

Xã Hòa Bình

CM

2014

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

1.500

 

 

14

Xã Long Kiến

CM

2014

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

1.500

 

 

15

Xã Hội An

CM

2015

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

 

1.500

 

16

Xã Kiến Thành

CM

2015

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

 

1.500

 

17

Xã Phú Long

PT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

18

Xã Phú Bình

PT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

19

Xã Bình Thạnh Đông

PT

2013

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

1.500

 

 

 

20

Thị trấn Chợ Vàm

PT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

21

Xã Phú Hiệp

PT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

22

Thị trấn Tịnh Biên

TB

2011

 

1.500

1.500

1.500

 

 

1.500

 

 

 

 

 

23

Thị trấn Ba Chúc

TT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

24

Xã Tân Tuyến

TT

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

25

Xã Vĩnh Trường

AP

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

26

Thị trấn Long Bình

AP

2011

 

1.500

1.500

1.500

 

 

1.500

 

 

 

 

 

27

Xã Vĩnh Hội Đông

AP

2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

1.500

 

 

 

 

28

Xã Khánh An

AP

2013

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

1.500

 

 

 

29

Thị trấn An Phú

AP

2014

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

1.500

 

 

30

Xã Vĩnh Hậu

AP

2015

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

 

 

1.500

 

31

Xã Vĩnh Xương

TC

2011

 

1.500

1.500

1.500

 

 

1.500

 

 

 

 

 

32

Xã Vĩnh Thạnh Trung

CP

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

33

Xã Bình Long

CP

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

34

Xã Khánh Hòa

CP

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

35

Xã Thạnh Mỹ Tây

CP

2011

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.500

 

 

 

 

 

36

TT Cái Dầu

CP

2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

1.500

 

 

 

 

37

Xã Bình Chánh

CP

2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

1.500

 

 

 

 

38

Xã Bình Mỹ

CP

2013

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

1.500

 

 

 

39

Xã Ô Long Vĩ

CP

2013

 

1.500

1.500

 

1.050

450

 

 

1.500

 

 

 

40

TT Vịnh Tre (dự kiến)

CP

2011-2012

 

1.500

1.500

 

1.050

450

1.000

500

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRẠM Y TẾ XÃ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

Đv tính: triệu đồng

STT

Trạm Y tế xã cần đầu tư

Cải tạo nâng cấp

Khái toán

Nguồn ngân sách đầu tư

Năm thực hiện

Ghi chú

Trung ương

Địa phương

2011

2012

2013

2014

2015

NS tỉnh

NS huyện

 

TỔNG CỘNG

6

540

0

0

540

180

360

0

0

 

 

1

TYT xã Hòa An

1

100

 

 

100

100

 

 

 

 

Nâng cấp

2

TYT xã Tân Mỹ

1

100

 

 

100

 

100

 

 

 

Nâng cấp

3

TYT xã Nhơn Mỹ

1

100

 

 

100

 

100

 

 

 

Nâng cấp

4

TYT TT. Chợ Mới

1

80

 

 

80

80

 

 

 

 

Sửa chữa

5

TYT TT. Mỹ Luông

1

80

 

 

80

 

80

 

 

 

Sửa chữa

6

TYT Long Giang

1

80

 

 

80

 

80

 

 

 

Sửa chữa

 

PHỤ LỤC 5

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN 5 NĂM 2016 - 2020

Đv tính: triệu đồng

Số TT

Danh mục công trình

Địa điểm đầu tư

Thời gian KC-HT

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Dự kiến KH 2016-2020

Trong đó

Chia ra

Ghi chú

NS TW

NS tỉnh

NS huyện

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

19

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

74.000

74.000

40.000

23.800

10.200

22.000

20.000

10.000

12.000

10.000

 

1

Trạm Y tế xã Nhơn Mỹ

CM

2020

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

 

 

2.000

 

2

Trạm Y tế xã Phú Hội

AP

2016

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

3

Trạm Y tế xã Nhơn Hội

AP

2020

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

2.000

 

4

Trạm Y tế xã Phú Vĩnh

TC

2016

 

2.000

2.000

 

1.400

600

2.000

 

 

 

 

 

5

Trạm Y tế xã Lê Chánh

TC

2016

 

2.000

2.000

 

1.400

600

2.000

 

 

 

 

 

6

Trạm Y tế xã Châu Phong

TC

2017

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

2.000

 

 

 

 

7

Trạm Y tế xã Long An

TC

2020

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

 

 

2.000

 

8

Trạm Y tế xã Tân An

TC

2017

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

2.000

 

 

 

 

9

Trạm Y tế xã Phú Lộc

TC

2017

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

 

10

Trạm Y tế xã Vĩnh Nhuận

CT

2018

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

2.000

 

 

 

11

Trạm Y tế xã Vĩnh Lợi

CT

2017

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

2.000

 

 

 

 

12

Trạm Y tế xã Vĩnh An

CT

2017

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

2.000

 

 

 

 

13

Trạm Y tế Thị trấn An Châu

CT

2019

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

 

2.000

 

 

14

Trạm Y tế xã An Hòa

CT

2018

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

2.000

 

 

 

15

Trạm Y tế xã Cần Đăng

CT

2019

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

 

2.000

 

 

16

Trạm Y tế Tân Lập

TB

2016

 

2.000

2.000

 

1.400

600

2.000

 

 

 

 

 

17

Trạm Y tế An Hảo

TB

2017

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

2.000

 

 

 

 

18

Trạm Y tế Tân Lợi

TB

2017

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

 

19

Trạm Y tế Vĩnh Trung

TB

2018

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

 

20

Trạm Y tế An Cư

TB

2019

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

21

Trạm Y tế Văn Giáo

TB

2019

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

22

Trạm Y tế Thới Sơn

TB

2018

 

2.000

2.000

 

1.400

600

 

 

2.000

 

 

 

23

Trạm Y tế Nhà Bàng

TB

2016

 

2.000

2.000

 

1.400

600

2.000

 

 

 

 

 

24

Trạm Y tế Nhơn Hưng

TB

2019

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

25

Trạm Y tế An Phú

TB

2016

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

26

Trạm Y tế An Nông

TB

2017

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

 

27

Trạm Y tế Lê Trì

TT

2016

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

28

Trạm Y tế Núi Tô

TT

2016

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

29

Trạm Y tế Ô Lâm

TT

2016

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

30

Trạm Y tế An Tức

TT

2016

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

31

Trạm Y tế Tà Đảnh

TT

2016

 

2.000

2.000

 

1.400

600

2.000

 

 

 

 

 

32

Trạm Y tế Lương Phi

TT

2017

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

 

33

Trạm Y tế Cô Tô

TT

2017

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

 

34

Trạm Y tế Châu Lăng

TT

2018

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

 

35

Trạm Y tế Lương An Trà

TT

2019

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

36

Trạm Y tế TT Tri Tôn

TT

2020

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

2.000

 

37

Trạm Y tế Vĩnh Gia

TT

2020

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

2.000

 

Ghi chú: Đề nghị TW hỗ trợ vốn xây dựng các Trạm Y tế xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH CẢI TẠO, NÂNG CẤP, XÂY DỰNG THÊM PHÒNG TRẠM Y TẾ XÃ TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

STT

Trạm Y tế xã cần đầu tư

Cải tạo nâng cấp

Khái toán (triệu đồng)

Nguồn ngân sách đầu tư

Năm thực hiện

Lý do đầu tư

Trung ương

Địa phương

2016

2017

2018

2019

2020

NS tỉnh

NS huyện

1

2

4

5

6

8

9

10

11

12

13

14

15

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Thoại Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TYT xã Định Mỹ

1

1000

 

1.000

 

1.000

 

 

 

 

Nâng cấp

* Ghi chú: cải tạo, nâng cấp, xây dựng thêm phòng thực hiện theo khảo sát thực tế


PHỤ LỤC 7

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ TRẠM Y TẾ XÃ

STT

Trạm Y tế xã cần đầu tư

Số trạm

Khái toán (triệu đồng)

Nguồn ngân sách đầu tư

Năm thực hiện

Lý do đầu tư

Đầu tư mới

Bổ sung

TW

Địa phương

2010

2011-2015

2016-2020

NS tỉnh

NS huyện

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

TỔNG CỘNG

5

136

2.110

0

750

1.610

1.480

1.300

940

 

I

Huyện An Phú

 

 

 

 

 

 

440

450

470

1360

 

TYT xã Quốc thái

1

 

150

 

150

50

 

200

 

TYT tách ra từ PKKV

 

13 TYT còn lại

 

13

130

 

 

130

30

50

50

bổ sung TTB

II

Huyện Chợ Mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18 TYT xã

 

18

180

 

 

180

60

60

60

bổ sung TTB

III

Huyện Thoại Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TYT thị trấn Óc Eo

1

 

150

 

150

50

200

 

 

TYT tách ra từ PKKV

 

16 TYT xã

 

16

160

 

 

160

60

50

50

bổ sung TTB

IV

Huyện Tân Châu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TYT xã Vĩnh Hoà

1

 

150

 

150

50

200

 

 

Trạm tách ra từ PKKV

 

11 TYT xã

 

11

110

 

 

110

30

30

50

bổ sung TTB

V

Huyện Tịnh Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14 TYT xã

 

14

140

 

 

140

40

50

50

bổ sung TTB

VI

Huyện Phú Tân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TYT xã Phú Hiệp

1

 

150

 

150

50

200

 

 

Trạm thành lập mới

 

18 TYT còn lại

 

18

180

 

 

180

60

60

60

bổ sung TTB

VII

Huyện Châu Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13 TYT xã

 

13

130

 

 

130

30

50

50

bổ sung TTB

VIII

Huyện Tri Tôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15 TYT xã

 

15

150

 

 

150

50

50

50

bổ sung TTB

IX

Huyện Châu Phú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TYT xã Thạnh Mỹ Tây

1

 

150

 

150

50

 

200

 

Trạm thành lập mới

 

13 TYT xã

 

13

130

 

 

130

30

50

50

bổ sung TTB

X

Thị xã Châu Đốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 TYT xã

 

3

30

 

 

30

30

 

 

bổ sung TTB

XI

TP. Long Xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 TYT xã

 

2

20

 

 

20

20

 

 

bổ sung TTB

* Ghi chú: việc bổ sung trang thiết bị y tế cho các trạm Y tế xã giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 sẽ thực hiện theo khảo sát thực tế.