ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2005/QĐ-UB | Bình Dương, ngày 30 tháng 05 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật khoa học và công nghệ, ngày 9/6/2000;
- Căn cứ Nghị định 81/2002/NĐ-CP, ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 37/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005;
- Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số: 41/TT-KHCN ngày 23/5/2005.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sửa đổi nội dung đánh giá hồ sơ đăng ký dự tuyển
Sửa đổi Điều 8 đánh giá hồ sơ đăng ký dự tuyển của Quy chế hoạt động của hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, như sau:
Hồ sơ đăng ký được đánh giá bằng phương pháp chấm điểm theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau đây:
1- Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến: Tối đa 70 điểm.
a- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, xu hướng phát triển : thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu (có được những thông tin về các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài): tối đa 12 điểm.
- Rõ ràng: tối đa 3 điểm.
- Đầy đủ, am hiểu và tiếp cận được những công trình, những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, nêu được quan điểm đúng đắn của tác giả về tính bức xúc của đề tài: tối đa 9 điểm.
b- Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu: tối đa 38 điểm.
- Luận cứ rõ cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải quyết (khoa học, chi tiết, có những ý mới, sáng tạo): tối đa 10 điểm.
- Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra (hợp lý, có những nội dung mới, sáng tạo): tối đa 20 điểm.
- Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng - so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác (phù hợp, có khía cạnh mới, sáng tạo): tối đa 8 điểm.
c. Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu: tối đa 20 điểm
- Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu vào quá trình thực hiện đề tài (đề tài có địa chỉ áp dụng cụ thể): tối đa 4 điểm.
- Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu: tối đa 3 điểm.
- Có phương án khả thi gắn nghiên cứu, ứng dụng với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ: tối đa 3 điểm.
- Sản phẩm đầu ra rõ ràng cụ thể, tạo ra được các sản phẩm và cụ thể thiết thực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội: tối đa 10 điểm.
2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài: Tối đa 25 điểm:
a- Kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài: tối đa 8 điểm.
- Số năm kinh nghiệm, số đề tài đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu: tối đa 2 điểm.
- Số công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp; giải thưởng khoa học – công nghệ liên quan khác: tối đa 3 điểm.
- Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao công nghệ, quy mô áp dụng: tối đa 3 điểm.
b- Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch, tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành): tối đa 7 điểm.
c- Tiềm lực của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài: tối đa 10 điểm
- Cơ sở vật chất (thiết bị, nhà xưởng,...) hiện có đảm bảo cho việc thực hiện đề tài: tối đa 5 điểm.
- Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu của những người tham gia thực hiện đề tài: tối đa 5 điểm.
3- Tính hợp lý của kinh phí đề nghị: Tối đa 5 điểm :
a- Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề xuất: tối đa 3 điểm.
b- Mức độ chi tiết của dự toán kinh phí : tối đa 2 điểm
Điểm trung bình tuyển chọn của hồ sơ là tổng số điểm của các thành viên Hội đồng tuyển chọn có bỏ phiếu cho điểm hợp lệ (bao gồm cả thành viên vắng mặt có lý do và có gởi cho hội đồng phiếu chấm điểm hợp lệ) chia cho số thành viên Hội đồng có bỏ phiếu cho điểm hợp lệ.
Điều 2: Sửa đổi nguyên tắc tuyển chọn
Sửa đổi Điều 9 nguyên tắc tuyển chọn của Quy chế hoạt động của hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, như sau:
Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các hồ sơ có điểm số trung bình từ 70/100 điểm trở lên, trong đó số điểm về giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến tối thiểu phải đạt 50/70 điểm theo các nguyên tắc sau:
- Điểm trung bình theo thứ tự từ cao xuống thấp;
- Ưu tiên điểm về giá trị khoa học và thực tiển đối với hồ sơ có cùng điểm trung bình;
Ưu tiên điểm của Chủ tịch Hội đồng đối với các hồ sơ có cùng số điểm trung bình và cùng số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn.
Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển là tổ chức cá nhân có hồ sơ xếp hạng cao nhất, nhưng điểm số trung bình tuyển chọn phải đạt tối thiểu 70/100 điểm, trong đó số điểm về giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến tối thiểu phải đạt 50/70 điểm.
Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ vào điểm trung bình tuyển chọn để sắp xếp mức ưu tiên thực hiện đề tài và lựa chọn số đề tài được thực hiện cho phù hợp với mức kinh phí sự nghiệp khoa học Nhà nước giao hàng năm.
Điều 3: Điều khoản thi hành
1- Quyết định này thay thế Điều 8 và Điều 9 của Quy chế hoạt động của hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được ban hành kèm theo Quyết định số: 121/2001/QĐ-UB, ngày 01/8/2001 của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
2- Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thành viên hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.
3- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 1 Quyết định 40/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Điểm b khoản 3 Điều 6 của Quy định quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 294/2007/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 2461/2003/QĐ-UB về Quy định quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4 Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 5 Quyết định 37/2002/QĐ-BKHCNMT ban hành "Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005" của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- 6 Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 1 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 40/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Điểm b khoản 3 Điều 6 của Quy định quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 294/2007/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 2461/2003/QĐ-UB về Quy định quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang