- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Quyết định 1287/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật đất đai 2013
- 4 Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Đầu tư 2020
- 6 Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Quyết định 1287/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật đất đai 2013
- 4 Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Đầu tư 2020
- 6 Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2023 |
Về VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN, ĐẾN NĂM 2040
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018 và các quy định pháp luật có liên quan;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030:
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị: Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị là Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tại Tờ trình số 200/TTr-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2021, Tờ trình số 19/TTr-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2022, Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2022. Báo cáo số 87/BC-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Báo cáo thẩm định số 34/BC-BXD ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Bộ Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040 với những nội dung chính thể hiện trong đồ án quy hoạch như sau:
1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
a) Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Văn Giang được thực hiện trong địa giới hành chính của huyện Văn Giang. Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ.
- Phía Đông giáp huyện Văn Lâm.
- Phía Tây giáp sông Hồng và thành phố Hà Nội.
b) Quy mô diện tích lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Văn Giang với quy mô 7.194,82 ha (theo Niên giám thống kê năm 2020 các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Hưng Yên).
- Là trung tâm kinh tế (dịch vụ, thương mại, công nghiệp và phát triển nhà ở), văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo của khu vực.
- Là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
3. Các chỉ tiêu phát triển đô thị
a) Quy mô dân số
- Đến năm 2030 khoảng 250.000 người.
- Đến năm 2040 khoảng 363.000 người.
b) Quy mô đất xây dựng đô thị:
- Đến năm 2030, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 4.399 ha.
- Đến năm 2040, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 5.657 ha.
4. Định hướng phát triển không gian
a) Phân vùng tổ chức không gian đô thị: Đô thị Văn Giang được phân thành 03 phân vùng, gồm:
- Vùng đô thị hóa tập trung: Phần diện tích chọn đất xây dựng các khu đô thị được xác định trên cơ sở mở rộng của thị trấn Văn Giang hiện nay và gắn kết với 2 khu đô thị lớn là khu đô thị Ecopark và Dream City, gồm từng phần hoặc toàn bộ địa phận hành chính các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Liên Nghĩa, Nghĩa Trụ.
- Xung quanh vùng đô thị hóa tập trung là các vùng đệm (phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, logistic, thương mại, dịch vụ...).
- Vùng bãi ngoài đê: Phát triển đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch, cảnh quan môi trường, gắn với các khu dân cư hiện hữu được cải tạo, nâng cấp, nông nghiệp sinh thái.
b) Phân khu vực quản lý phát triển đô thị
- Phân khu đô thị - du lịch - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí (Phân khu A): Thuộc địa giới hành chính các xã: Mễ Sở, Thắng Lợi, Liên Nghĩa và thị trấn Văn Giang. Diện tích: 905 ha. Dân số dự kiến đến năm 2040: 41.000 người. Xây dựng các khu chức năng: Khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; bến thuyền du lịch và các khu phục vụ du lịch; khu tiện ích đô thị, chợ nông sản; công viên, vườn hoa, cây xanh, kênh, hồ; khu đô thị mới; khu dân cư hiện trạng cải tạo,...; bố cục không gian theo cụm, hạt nhân là vườn hoa, công trình tiện ích đô thị, từ đó tỏa ra xung quanh. Mật độ xây dựng gộp tối đa vùng bãi 5%.
- Phân khu đô thị - thương mại - dịch vụ gắn với ga đường sắt nội vùng (Phân khu B): Thuộc địa giới hành chính các xã: Tân Tiến và Long Hưng. Diện tích: 665 ha. Dân số dự kiến đến năm 2040: 12.000 người. Xây dựng các khu chức năng: Ga đường sắt nội vùng kết hợp bến xe (đầu mối giao thông đô thị hiện đại); khu tiện ích đô thị, các khu đô thị mới mật độ thấp gắn với các khu dân cư hiện trạng cải tạo và các công trình hạ tầng xã hội đô thị. Bố cục không gian lấy trục đường tỉnh ĐT.379 là trục liên kết, có 02 không gian trọng điểm là khu trung tâm đô thị và ga đường sắt nội vùng.
- Phân khu đô thị - công nghiệp sạch và dịch vụ logistic (Phân khu C); Thuộc địa giới hạnh chính các xã: Tân Tiến và Long Hưng. Diện tích: 1.474 ha. Dân số dự kiến đến năm 2040: 33.000 người. Xây dựng các khu chức năng: Các cụm công nghiệp hiện có và phát triển các cụm công nghiệp mới; công nghiệp sạch, công nghệ cao; dịch vụ logistic, tiện ích hỗ trợ công nghiệp; khu đào tạo, dạy nghề; vườn hoa, cây xanh, kênh gắn với các khu dân cư hiện trạng cải tạo và công trình hạ tầng xã hội đô thị. Bố cục không gian theo trục đường tỉnh ĐT.379, đường vành đai 4, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
- Phân khu đô thị - nông nghiệp - sinh thái (Phân khu D): Thuộc địa giới hành chính các xã: Xuân Quan, Phụng Công, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở. Diện tích: 1.265 ha. Dân số dự kiến đến năm 2040:49.600 người. Xây dựng các khu chức năng: Khu đô thị mới, khu tiện ích đô thị, chợ, trung tâm dịch vụ nông nghiệp; khu đất nông nghiệp, vườn nông nghiệp đô thị; khu dân cư hiện trạng cải tạo; khu dân cư mới; công trình hạ tầng xã hội chính khu vực. Tôn tạo không gian làng xóm hiện hữu, cải tạo nâng cấp hạ tầng khu dân cư nông thôn.
- Các phân khu đô thị (Phân khu E): Thuộc địa giới hành chính các xã: Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Nghĩa Trụ, Liên Nghĩa và thị trấn Văn Giang. Diện tích: 2.884 ha. Dân số dự kiến năm 2040: 227.400 người. Xây dựng các khu chức năng: Khu trung tâm chính trị - hành chính mới: khu trung tâm đa chức năng hiện hữu; các khu đô thị mới; các khu dân cư hiện trạng cải tạo, các khu dự trữ phát triển và các công trình hạ tầng xã hội chính đô thị hoặc khu vực và đơn vị ở. Bố cục không gian: Khu trung tâm mới xây dựng hiện đại, tập trung, không gian mở gắn kết, quảng trường trung tâm. Các khu đô thị xây dựng hỗn hợp (có khu nén, xây dựng cao tầng, có khu mật độ trung bình, xây dựng thấp tầng, lõi cây xanh, vườn hoa, không gian mở).
5. Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế
a) Định hướng phát triển hệ thống trung tâm hành chính - chính trị
- Xây dựng khu trung tâm đô thị Văn Giang tại khu vực phía Nam đường vành đai 3.5 vùng Thủ đô (thuộc địa bàn thị trấn Văn Giang, xã Long Hưng), diện tích khoảng 40 ha.
- Trung tâm hành chính cấp xã: Giữ nguyên vị trí hiện nay.
b) Định hướng phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo
Bố trí quỹ đất cho các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với quy mô dân số và dự trữ cho các kế hoạch phát triển dài hạn. Quỹ đất dành cho các trường trung học phổ thông khoảng 26.6 ha. Quỹ đất dành cho các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khoảng 133,6 ha; chủ yếu tập trung tại khu vực hai bên đường tỉnh ĐT.379 trên địa bàn xã Long Hưng, Tân Tiến, Liên Nghĩa và tại các khu đô thị lớn như Ecopark, Dream City.
c) Định hướng phát triển hệ thống cơ sở y tế. chăm sóc sức khỏe
Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; nâng cấp, hiện đại hóa bệnh viện đa khoa huyện (tại thị trấn Văn Giang); tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển hệ thống y tế tư nhân. Quỹ đất dành cho công trình y tế cấp đô thị khoảng 14,3 ha.
d) Định hướng phát triển công trình văn hóa
Tại khu trung tâm mới của đô thị tiếp giáp đường ĐT.379 (trên địa bàn thị trấn Văn Giang) dành quỹ đất có diện tích khoảng 11 ha, để xây dựng quần thể các công trình văn hóa, như: Trung tâm văn hóa, bảo tàng, thư viện, nhà truyền thống, cung thiếu nhi.
đ) Định hướng phát triển công trình thể dục thể thao và cây xanh
- Xây mới tổ hợp thể dục thể thao tại khu trung tâm đô thị (trên địa bàn thị trấn Văn Giang), để phục vụ các hoạt động thể thao trong huyện, tỉnh; xây dựng bổ sung, nâng cấp công trình thể dục thể thao cấp xã, phường; quy hoạch hệ thống cây xanh hợp lý, phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp.
- Xây dựng mới các công viên cây xanh: Công viên trung tâm đô thị (kết hợp hồ điều hòa và khu thể dục thể thao) trên địa bàn thị trấn Văn Giang và xã Liên Nghĩa; Công viên cắm trại, dã ngoại, du lịch vui chơi giải trí ven sông Hồng; Công viên trong khu đô thị Ecopark; Công viên hồ điều hòa trong khu đô thị Dreamcity.
e) Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ
Ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, tài chính ngân hàng, siêu thị, trung tâm vận chuyển, giao nhận hàng hóa, chợ đầu mối. Đầu tư phát triển hệ thống chợ đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
g) Định hướng phát triển du lịch
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị cảnh quan sinh thái, môi trường, đẩy mạnh phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa; mở rộng phát triển du lịch cuối tuần gắn với sinh thái, trang trại, nông nghiệp nông thôn, vui chơi giải trí để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần thu hút khách du lịch; đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch.
- Phát triển Khu đô thị Ecopark Văn Giang và các làng hoa cây cảnh lân cận trở thành Khu du lịch cấp tỉnh, có sự liên kết với các khu đô thị thương mại dịch vụ tổng hợp của các dự án khu đô thị mới; khu trung tâm văn hóa - thể dục thể thao đô thị.
- Phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và ẩm thực cuối tuần tại khu đô thị sinh thái Ecopark kết hợp du lịch cộng đồng, tham quan làng hoa, cây cảnh ven sông Hồng.
h) Định hướng phát triển công nghiệp
Phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, từng bước phát triển công nghiệp công nghệ cao; đến năm 2035 các khu vực sản xuất gây ô nhiễm, nhà máy xí nghiệp nhỏ lẻ, rải rác trong đô thị sẽ được di dời, quỹ đất hiện có được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình phúc lợi xã hội, công trình công cộng, cây xanh, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 507 ha.
Diện tích đất tự nhiên đô thị Văn Giang là 7.194,82 ha, chỉ tiêu sử dụng đất qua các giai đoạn cụ thể như sau:
- Đến năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng theo chỉ tiêu đô thị loại V, giai đoạn 2026 - 2030 áp dụng theo chỉ tiêu đô thị loại IV);
+ Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 4.399 ha; diện tích đất dân dụng khoảng 2.706 ha, trong đó đất công trình công cộng đô thị khoảng 129 ha, đất cây xanh công cộng đô thị khoảng 125 ha, đất đơn vị ở xây mới khoảng 600 ha, đất khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang khoảng 1.190 ha; đất nông nghiệp khoảng 2,073 ha; đất sông suối, mặt nước khoảng 282 ha.
+ Chỉ tiêu bình quân: Đất xây dựng đô thị khoảng 175 m2/người, đất dân dụng khoảng 108 m2/người, đất công trình dịch vụ công cộng đô thị khoảng 5,1 m2/người, đất cây xanh công cộng đô thị khoảng 5 m2/người, đơn vị ở xây mới khoảng 48 m2/người (trong đó đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đơn vị ở tối thiểu 5 m2/người).
- Đến năm 2040 (giai đoạn 2031 - 2036 áp dụng theo chỉ tiêu đô thị loại III, giai đoạn 2037 - 2040 áp dụng theo chi tiêu đô thị loại II):
+ Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 5.637 ha; diện tích đất dân dụng khoảng 3.559 ha. trong đó đất công trình công cộng đô thị khoảng 200 ha, đất cây xanh công cộng đô thị khoảng 251 ha, đất đơn vị ở xây mới khoảng 1.082 ha, đất khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang khoảng 1.190 ha; đất nông nghiệp khoảng 547 ha; đất sông suối, mặt nước khoảng 550 ha.
+ Chỉ tiêu bình quân: Đất xây dựng đô thị khoảng 155 m2/người, đất dân dụng khoảng 98 m2/người, đất công trình dịch vụ công cộng đô thị khoảng 5,5 m2/người, đất cây xanh công cộng đô thị khoảng 6,9 m2/người, đơn vị ở xây mới khoảng 31 m2/người (trong đó đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu 5 m2/người).
a) Định hướng thiết kế đô thị tổng thể
- Không gian đô thị cũ: Cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng văn minh, hiện đại kết hợp giữ gìn các không gian mang nét đặc trưng về văn hóa lịch sử như các đình, chùa, miếu; bổ sung, hoàn chỉnh các tiện ích đô thị.
- Không gian đô thị mới: Thiết lập không gian đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái, gắn kết với thiên nhiên. Tạo nhiều điểm nhấn trong không gian đặc biệt về khối, chiều cao, hình thái, vị trí cũng như kiểu dáng công trình nhất là ở trong các khu vực trung tâm.
- Không gian khu dân cư hiện hữu (tại các phân khu đô thị): Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư đang trong quá trình đô thị hóa tiệm cận theo các tiêu chuẩn đô thị, bổ sung không gian cây xanh sử dụng công cộng, công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích đô thị khác phục vụ cộng đồng; gắn kết khu dân cư hiện hữu với khu vực sản xuất nông nghiệp, với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác, phát huy, tôn tạo, gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc truyền thông, hài hòa với không gian cảnh quan, địa hình tại khu vực.
- Không gian tự nhiên: Bao gồm cây xanh, mặt nước kể cả nhân tạo và tự nhiên. Có phân loại: cây xanh cách ly, vườn hoa, công viên, không gian cây xanh trong từng cụm nhà ở; cây xanh sinh thái ven sông ven hồ; cây xanh theo các trục không gian chính và phụ. Công viên, vườn hoa có quy hoạch phù hợp về bố cục kiến trúc, cây trồng đảm bảo tính nghệ thuật và mỹ quan, tính thực tiễn sử dụng thuận lợi. Các khu vực nông nghiệp còn lại, vùng bãi ven sông góp phần tạo cảnh quan, cải thiện môi trường và tạo không gian đệm giữa thiên nhiên và đô thị. Khai thác không gian mặt nước, sông, hồ.
b) Tổ chức không gian tại các điểm nhấn đô thị
- Khuyến khích xây dựng công trình, tổ hợp công trình có chất lượng kiến trúc đẹp, hiện đại. Phản ánh văn hoá và nét đặc thù của đô thị với việc áp dụng các kỹ thuật xây dựng tiên tiến hướng theo mô hình xanh bền vững.
- Đảm bảo kiến trúc đô thị có sự hài hòa chuyển tiếp khéo léo giữa các loại hình thương mại, dịch vụ, nhà ở, công nghiệp.
- Các quần thể công trình kiến trúc phải tạo sự đa dạng nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với các không gian xung quanh, phát huy đặc điểm riêng của từng khu vực.
- Quan tâm quản lý chất lượng các công trình.
- Phát huy giá trị các góc nhìn toàn cảnh từ trên các tòa nhà cao tầng.
- Vị trí, quy mô công trình cao tầng tạo điểm nhấn trong đô thị phải phù hợp điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất công trình, hạn chế tập trung mật độ cao, làm che chắn, lấn át các công trình và cảnh quan thiên nhiên xung quanh; đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại khu vực, tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan; đảm bảo không cản trở và phù hợp với hướng thoát lũ và phải đáp ứng yêu cầu liên kết hài hòa không gian kiến trúc cảnh quan toàn đô thị và tại các phân vùng kiến trúc cảnh quan, trong đó cảnh quan vùng bãi ngoài để sông Hồng kết nối hài hòa với không gian đô thị.
c) Tổ chức không gian cây xanh mặt nước
- Hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh cảnh quan sinh thái ven sông, các kênh nước... hợp thành dải liên tục gắn bó chặt chẽ với các công trình kiến trúc, đường phố, đường dạo, các không gian trống. Các thiết bị đô thị và công trình phối kết như: Kè, lan can, cây xanh thảm cỏ, đèn trang trí... chạy dọc tuyến cây xanh - mặt nước.
- Không gian công viên cây xanh, mặt nước được tổ chức liên kết thành hệ thống, tạo các không gian mở. Thiết kế sinh động, gắn kết với địa hình, kiến trúc xung quanh đạt được hiệu quả tạo cảnh quan đẹp, hoạt động nghỉ ngơi và các hoạt động đô thị khác hấp dẫn.
- Giải pháp phối kết kiến trúc cây xanh, mặt nước thể hiện đặc thù của đô thị sinh thái chan hòa với thiên nhiên.
8. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
a) Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông được phát triển dựa trên hệ khung trọng yếu được kết nối gồm các tuyến: Quốc lộ 5 (nằm ngoài huyện), đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 3,5, vành đai 4, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đường tỉnh ĐT.379), đường tỉnh ĐT.378 (đê), đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng (dự kiến mới).
- Giao thông đường bộ đối ngoại gồm các tuyến: Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quy mô 6 làn xe; tuyến đường vành đai 4 quy mô 6 làn xe, đường và vành đai 3,5 vùng Thủ đô, quy mô 6 làn xe.
+ Xây dựng mới các cầu qua sông Hồng: Cầu Mễ Sở trên tuyến đường vành đai 4 và cầu trên tuyến đường vành đai 3.5.
+ Tổ chức các nút giao thông khác mức tại khu vực giao giữa đường vành đai 3.5 và vành đai 4 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường tỉnh ĐT.378.
- Giao thông trục chính quan trọng:
+ Đường bên (đường gom) đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quy mô 6 làn xe mỗi bên.
+ Đường bên (đường gom) đường vành đai 4 tuân thủ Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam.
+ Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên: Quy mô 8 làn xe, lộ giới đoạn qua đô thị Ecopark là 100 m, đoạn còn lại 77 m.
+ Đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng, quy mô 6 ÷ 8 làn xe.
- Giao thông đô thị:
+ Tận dụng hợp lý mạng lưỡi đường giao thông hiện có, nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường đô thị, kết nối hợp lý với mạng đường giao thông đối ngoại. Tổ chức các nút giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường đối ngoại và đường chỉnh đô thị cũng như các điểm cửa ngõ đô thị.
+ Đường chính đô thị: Thiết kế mới, bổ sung các tuyến đường theo trục dọc và trục ngang của đô thị có lộ giới từ 20 m đến 77 m.
+ Bến xe đối ngoại, bãi đỗ xe: Xây mới 01 bến xe tập trung gắn với ga đường sắt nội vùng và 02 bãi đỗ xe lớn, tập trung của đô thị gắn với các khu trung tâm.
- Giao thông đường sắt (xây mới):
+ Đường sắt quốc gia (vận tải hành khách kết hợp hàng hóa) đi song hành theo hành lang đường vành đai 4.
+ Đường sắt nội vùng (vận tải hành khách) đi song hành về phía Tây theo hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
+ Ga đường sắt nội vùng được bố trí tại khu vực xã Tân Tiến.
- Giao thông đường thủy: Nạo vét khai thông dòng chảy tuyến sông Hồng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, đồng thời tạo nên trục giao thông đường thủy phục vụ du lịch. Xây dựng cảng sông và các bến thủy phục vụ du lịch và dân sinh.
- Định hướng không gian ngầm: Xây dựng các tuyến tuynel kỹ thuật trên các trục đường giao thông đối ngoại, đường chính đô thị có dải phân cách từ 4 m trở lên. Xây dựng tầng hầm để xe tại các nhà cao tầng; tổ chức không gian ngầm thương mại, dịch vụ tại các khu vực trung tâm đô thị.
b) San nền, hệ thống thoát nước mưa
- Cao độ khống chế nền xây dựng:
+ Khu vực vùng bãi: ≥ 7,5 m, hướng dốc san nền từ Bắc xuống Nam.
+ Khu vực giữa kênh Tây và đường tỉnh ĐT. 378 ≥ 5,0 m.
+ Khu vực giữa kênh Tây và kênh Đông ≥ 4,0 m
+ Khu vực giữa kênh Đông và sông Bắc Hưng Hải ≥ 4,0 m.
- Đối với các khu vực hiện trạng đi xây dựng (làng xóm, cơ quan, công trình sản xuất, kinh doanh hiện có,...) giữ nguyên nền hiện trạng.
- Những khu vực có cao độ nền nhỏ hơn cao độ khống chế: Từng bước cải tạo đảm bảo theo cao độ khống chế.
- Bố trí hệ thống thu gom và các công trình đầu mối theo 04 lưu vực tiêu chính để thoát ra sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải.
+ Lưu vực 1: Phía Tây đường tỉnh ĐT. 378 (khu vực bãi), thoát trực tiếp ra sông Hồng.
+ Lưu vực 2: Lưu vực giữa đường tỉnh ĐT. 378 và kênh Tây thoát ra sông Đồng Quê sau đó dẫn đến trạm bơm Liên Nghĩa và thoát ra sông Hồng.
+ Lưu vực 3: Lưu vực giữa kênh Tây và kênh Đông, thoát ra sông Ngưu Giang, sau đó được thoát ra sông Hồng thông qua trạm bơm Liên Nghĩa.
+ Lưu vực 4: Lưu vực giữa kênh Đông và đê sông Bắc Hưng Hải thoát ra sông Tam Bá Hiền, sông Ngũ Xã và thoát ra sông Bắc Hưng Hải thông qua trạm bơm Nghĩa Trụ.
Hệ thống sông nội đồng (sông Bắc Hưng Hải, sông Ngưu Giang, sông Đồng Quê) được cải tạo, nạo vét khơi thông dòng chảy, tạo không gian, cảnh quan đô thị.
c) Hệ thống cấp nước
- Dự kiến nhu cầu cấp nước đến năm 2040 khoảng 83.400 m3/ngày đêm.
- Nguồn nước cấp cho đô thị từ các nhà máy nước sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đuống.
- Mạng lưới đường ống cấp nước: Sử dụng hệ thống mạng vòng.
- Mạng cấp nước chữa cháy: Sử dụng chung với mạng cấp nước sinh hoạt.
d) Hệ thống cấp điện
- Tổng công suất dự kiến đến năm 2040 khoảng 220MW.
- Nguồn điện:
+ Nguồn 500KV: Theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 tại huyện Văn Giang sẽ xây dựng trạm 500KV- 250MVA Long Biên. Dự kiến đặt tại xã Vĩnh Khúc và xã Tân Tiến.
+ Nguồn 220KV: Theo định hướng phát triển lưới điện tỉnh Hưng Yên và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên, đến năm 2035: Xây dựng trạm Văn Giang 1x250MVA đặt trong trạm 500KV Long Biên.
+ Nguồn 110KV: Đến năm 2025 xây dựng mới trạm Vĩnh Khúc 1x63 MVA; nâng công suất trạm Văn Giang lên 2x63MVA: nâng công suất trạm Văn Giang 2 lên 2x63MVA; đến năm 2030 nâng công suất trạm Văn Giang lên 3x63MVA; đến năm 2035 nâng công suất trạm Văn Giang lên 4x63MVA.
- Lưới điện cao thế 500KV, 220KV, 110KV đi qua đô thị được thực hiện theo quy hoạch chuyên ngành.
- Lưới điện trung thế và hạ thế: Các tuyến điện trung thế 35KV, 22KV, 0,4KV được cải tạo, nắn tuyến theo đường quy hoạch, chuyển thành đi ngầm đối với khu xây dựng mới và đưa về sử dụng cấp điện áp chuẩn 22KV.
- Lưới điện chiếu sáng: Đảm bảo tất cả các tuyến đường giao thông được chiếu sáng theo đúng quy chuẩn.
đ) Thông tin liên lạc
Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loai hình dịch vụ viễn thông, để phát triển đô thị thông minh. Ngầm hóa hệ thống cáp thông tin liên lạc tại khu vực trung tâm đô thị, các khu đô thị mới và khu vực công trình công cộng đô thị. Từng bước hạ ngầm cáp thông tin liên lạc tại các khu dân cư hiện hữu.
e) Hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Hệ thống thoát nước thải:
+ Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2040 khoảng 58.800 m3/ngày đêm. Khu vực phát triển đô thị sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Khu vực dân cư hiện hữu trước mắt sử dụng hệ thống thoát nước chung, giai đoạn sau từng bước cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Khu, cụm công nghiệp sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn và được xử lý tập trung. Nước thải của các bệnh viện phải được xử lý riêng trước khi thải ra hệ thống thoát nước của đô thị.
+ Xây dựng 04 trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn bộ đô thị, có công suất từ 10.000 m3/ngày đêm đến 28.000 m3/ngày đêm, được phân chia theo từng lưu vực. Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại hợp quy cách tại các công trình, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước thải của đô thị.
- Quản lý chất thải rắn: Nhu cầu thu gom, xử lý chất thải rắn của đô thị đến năm 2040 khoảng 428 tấn (trong đó chất thải rắn sinh hoạt khoảng 327 tấn, chất thải rắn công nghiệp khoảng 101 tấn). Chất thải rắn sau khi được thu gom, được đưa về xử lý tại khu xử lý tập trung của tỉnh (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm).
- Nghĩa trang: Dự kiến vị trí xây dựng nghĩa trang tập trung tại xã Mễ Sở (theo Quy hoạch tỉnh Hưng Yên), có quy mô đảm bảo theo quy định (khoảng 07 ha). Đóng cửa các nghĩa trang không đảm bảo về khoảng cách ly và nằm trong khu vực phát triển đô thị. Khuyến khích hỏa táng. Xây dựng mới nhà tang lễ cấp đô thị dự kiến trong khu vực bệnh viện trung tâm cấp đô thị.
9. Đánh giá môi trường chiến lược
a) Các giải pháp chính về bảo vệ môi trường
Sử dụng năng lượng tái tạo; ưu tiên phát triển mô hình kiến trúc xanh; duy trì, mở rộng và bảo vệ diện tích mặt nước; khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện môi trường trong các lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt; khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, sử dụng năng lượng sạch; sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, đảm bảo các quy định về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và các khu vực khác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
b) Các giải pháp chủ yếu đối với từng phân vùng
- Khu vực sông: Giữ gìn và bảo vệ giá trị cảnh quan tự nhiên, tăng cường diện tích cây xanh, cải thiện chất lượng nước.
- Khu vực phát triển đô thị: Xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn; duy trì và phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan, hồ điều hòa.
- Khu, cụm công nghiệp: Áp dụng hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường theo Bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
- Khu vực nông thôn: Đầu tư hệ thống thiết bị cho việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt; xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh; quy hoạch các khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; áp dụng các quy trình sản xuất công nghệ cao, sạch trong sản xuất nông nghiệp.
c) Các giải pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; Nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu; lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; kiên cố hóa nhà ở, công trình chịu gió bão, ngập lụt; xây dựng đồng bộ và kiên cố hóa đường ven đê, ven sông.
10. Các dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng đợt đầu
a) Dự án hạt nhân, trọng điểm
Dự án hạt nhân, trọng điểm tạo sức lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, thu hút đầu tư, có tính liên kết vùng, liên kết đô thị:
- Dự án tuyến đường vành đai 3,5; đường vành đai 4 vùng Thủ đô (đoạn qua địa phận Văn Giang) và các nút giao kết nối.
- Dự án xây dựng mở rộng đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (lộ giới 77 m đoạn ngoài khu đô thị Ecopark).
- Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng.
- Dự án khu công nghiệp phía Đông, đường cao tốc.
- Dự án xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội (cơ sở 2).
- Dự án Khu trung tâm thương mại - dịch vụ.
b) Dự án hỗ trợ, mở rộng khả năng kết nối, tăng tính phục vụ, thu hút dân cư
- Các dự án giao thông:
+ Cải tạo nâng cấp đường tỉnh ĐT.379, ĐT.376, ĐT.377, ĐT.378. ĐT.379B, đường Sông Hồng.
+ Xây dựng tuyến đường bên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (ĐT.382B).
+ Xây dựng mới các tuyến trục dọc, các tuyến trục ngang chính của đô thị.
- Các dự án thương mại, dịch vụ:
+ Dự án khu đô thị mới Văn Giang gắn với dịch vụ, vui chơi, nghỉ dưỡng ven sông Hồng.
+ Dự án khu thương mại, dịch vụ gắn với tuyến đường tỉnh ĐT.379.
+ Dự án Khu trung tâm đô thị Văn Giang (các công trình hạ tầng xã hội đô thị)
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật khác:
+ Dự án xây dựng đường điện cao thế 500KV, 220KV.
+ Dự án xây dựng, cải tạo hệ thống kênh mương thủy lợi.
+ Dự án xây dựng hồ điều hòa gắn với công viên trung tâm đô thị.
+ Dự án xây dựng trạm làm sạch nước thải sinh hoạt đô thị.
- Các dự án hạ tầng xã hội:
+ Dự án xây dựng Trung tâm văn hóa huyện Văn Giang.
+ Dự án xây dựng chợ nông sản Văn Giang và khu thương mại dịch vụ.
+ Dự án xây dựng chợ.
+ Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng trường học.
- Dự án xây dựng khu đô thị mới:
+ Tiếp tục hoàn thiện các dự án đang được triển khai đầu tư xây dựng.
+ Rà soát nội dung quy hoạch của các dự án đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đảm bảo đồng bộ, thống nhất với đồ án quy hoạch chung đô thị Văn Giang được duyệt.
11. Danh mục các bản vẽ bao gồm:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ đánh giá tổng hợp đất xây dựng - tỷ lệ 1/10.000.
- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch - tỷ lệ 1/10000.
- Bản đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng cao độ nền và thoát nước mưa - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng cấp nước - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng cấp điện - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng hệ thống viễn thông - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược - tỷ lệ 1/10.000.
- Bản vẽ thiết kế đô thị.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
- Ban hành quy định quản lý theo Đồ án Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040 sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
- Tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch; lưu trữ, lưu giữ hồ sơ của đồ án quy hoạch theo quy định pháp luật
- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch đồng bộ với việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị.
- Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị theo quy định pháp luật, bảo đảm việc tuân thủ chỉ tiêu về quy mô dân số, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch theo quy hoạch chung được duyệt, tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, quy chuẩn khác có liên quan, tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các pháp luật khác có liên quan, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị và lập quy hoạch chi tiết. Khu vực bãi ngoài đê sông Hồng khi tổ chức lập, phê duyệt, triển khai thực hiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Định hướng, xây dựng các công trình văn hóa (các công trình bảo tàng, thư viện) tại Khu trung tâm mới của đô thị giáp đường tỉnh 379 cần bảo đảm phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa - thể thao do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang xây dựng. Đô thị Văn Giang là địa bàn tập trung nhiều di tích, di sản văn hóa có giá trị, trong quá trình triển khai quy hoạch cần lưu ý, chú trọng các giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
- Tiếp thu ý kiến, phối hợp các bộ; ngành liên quan triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo các vấn đề về quốc phòng, an ninh, an toàn phòng, chống lũ, tác động của biến đổi khí hậu; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường đô thị, đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu sử dụng các loại đất đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 cho tỉnh Hưng Yên, đặc biệt lưu ý việc quy hoạch đất xây dựng đô thị phải đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích và đảm bảo hài hòa lợi ích về đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Văn Giang. Thực hiện quy hoạch chung đô thị Văn Giang phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về thủy lợi, đê điêu, phòng chống thiên tai, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt là quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống Sông Hồng- Thái Bình, không lấn chiếm gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đặc biệt lưu ý đảm bảo khả năng tiêu thoát nước ở đô thị, tránh tình trạng ngập úng tại đô thị khi mưa lớn (cần lưu ý bố trí các hồ điều hòa phân tán hợp lý để trữ nước tạm thời, chủ động ứng phó mưa ngày càng cực đoan thay vì các hồ tập trung), quản lý chặt chẽ cốt nền, không hợp pháp hóa các sai phạm đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, không để xảy ra các chồng chéo, tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Văn Giang.
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật: Về tính chính xác của các số liệu sử dụng để lập đồ án quy hoạch chung đô thị Văn Giang; đánh giá rà soát các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung đô thị Văn Giang được duyệt (trong trường hợp không đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung đô thị Văn Giang cần xem xét dừng quy hoạch hoặc thu hồi chủ trương đầu tư).
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, số liệu, nội dung tại báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch chung. Lưu trữ, lưu giữ hồ sơ quy hoạch được duyệt theo quy định pháp luật. Giao Bộ Xây dựng theo quy định chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Văn Giang được duyệt tuân thủ đúng quy định pháp luật.
3. Giao các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trên cơ sở quy hoạch được duyệt phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng của địa phương đảm bảo tính liên kết, đồng bộ và thống nhất, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Giao các Bộ theo quy định chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Văn Giang được duyệt tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Quyết định 1287/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật đất đai 2013
- 4 Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Đầu tư 2020
- 6 Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành