BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 868/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình sản xuất, thẩm định và ban hành học liệu phim video cho các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và chương trình dạy nghề dưới 3 tháng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Thủ trưởng đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
SẢN XUẤT, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH HỌC LIỆU PHIM VIDEO CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG
(Kèm theo Quyết định số 868/QĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
XÂY DỰNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT HỌC LIỆU PHIM VIDEO
Điều 1. Yêu cầu đối với đơn vị xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp nghề đối với nghề cần xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video.
2. Có ít nhất 02 giáo viên cơ hữu, với 5 năm kinh nghiệm trở lên đang giảng dạy trình độ sơ cấp nghề của nghề cần xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video.
Ưu tiên đơn vị đã biên soạn hoặc tham gia biên soạn chương trình đào tạo nghề cần sản xuất học liệu phim video.
Điều 2. Quy trình xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video
1. Nghiên cứu chương trình dạy nghề, xác định các nội dung đào tạo trong chương trình dạy nghề cần phải sản xuất học liệu phim video;
2. Xác định những điểm quan trọng (điểm nhấn) trong từng nội dung đào tạo cần phải sản xuất học liệu phim video;
3. Lấy ít nhất 03 ý kiến chuyên gia dạy nghề (có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có cùng nghề đang xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video) về kết quả xác định tại các khoản 1 và 2 của Điều này;
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video sau khi có ý kiến chuyên gia.
5. Bảo vệ nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video trước Hội đồng thẩm định (Quy định tại Điều 6)
6. Hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
BIÊN SOẠN KỊCH BẢN, SẢN XUẤT HỌC LIỆU PHIM VIDEO
Điều 3. Yêu cầu đối với các đơn vị biên soạn kịch bản, sản xuất học liệu phim video
1. Đăng ký kinh doanh, trong đó có hoạt động biên soạn kịch bản phim video và sản xuất phim video.
2. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn kịch bản phim video và sản xuất phim video.
3. Đủ năng lực để biên soạn kịch bản phim video và sản xuất phim video, đạt chất lượng và yêu cầu tiến độ.
Điều 4. Quy trình biên soạn kịch bản học liệu phim video
1. Biên soạn kịch bản học liệu phim video trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất đã được Hội đồng thẩm định thông qua;
2. Họp lấy ý kiến ít nhất 05 chuyên gia (02 chuyên gia là giáo viên đang dạy nghề sản xuất học liệu phim video: 03 chuyên gia về kịch bản phim) có ít nhất 05 năm kinh nghiệm;
3. Chỉnh sửa và hoàn thiện kịch bản học liệu phim video.
4. Bảo vệ kịch bản học liệu phim video trước Hội đồng thẩm định (Quy định tại Điều 6).
5. Chỉnh sửa và hoàn thiện kịch bản học liệu phim video theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định (nếu có).
Điều 5. Quy trình sản xuất học liệu phim video
1. Chuẩn bị sản xuất học liệu phim video.
a) Xây dựng kế hoạch sản xuất học liệu phim video.
b) Xác định nguồn tư liệu để sản xuất học liệu phim video (mua bản quyền hoặc sản xuất mới các đoạn phim video).
c) Khảo sát, lựa chọn địa điểm làm học liệu phim video.
2. Sản xuất các tài liệu ban đầu học liệu phim video (ghi âm, ghi hình …).
3. Biên tập học liệu phim video theo kịch bản.
a) Dựng hình học liệu phim video;
b) Đọc lời bình, lồng tiếng cho học liệu phim video;
c) Kỹ xảo (nếu có);
d) Họp lấy ý kiến ít nhất 03 chuyên gia (01 chuyên gia là giáo viên đang dạy nghề sản xuất học liệu phim video; 02 chuyên gia về phim video) có ít nhất 5 năm kinh nghiệm;
e) Chỉnh sửa, hoàn thiện học liệu phim video;
4. Bảo vệ trước Hội đồng thẩm định.
5. Chỉnh sửa và hoàn thiện học liệu phim video theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định (nếu có).
THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH HỌC LIỆU PHIM VIDEO
1. Hội đồng thẩm định nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video và học liệu phim video (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập.
2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định là tổ chức có chức năng tư vấn giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trong việc thẩm định nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video và học liệu phim video.
b) Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định:
- Nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video;
- Kịch bản học liệu phim video;
- Học liệu phim video.
c) Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định:
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thẩm định;
- Kiến nghị về việc cho soạn thảo kịch bản học liệu phim video;
- Kiến nghị về việc cho sản xuất học liệu phim video và ban hành học liệu phim video;
- Lập báo cáo kết quả thẩm định gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề để xem xét, quyết định.
3. Cơ cấu thành phần của Hội đồng thẩm định:
a) Thành phần của Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý dạy nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo có kinh nghiệm đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo nghề tương ứng với nghề có học liệu thẩm định;
b) Hội đồng thẩm định có 5 hoặc 7 người tùy theo khối lượng công việc của học liệu phim video cần thẩm định gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thư ký và các ủy viên;
c) Thành viên tham gia xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, soạn thảo kịch bản học liệu phim video và sản xuất học liệu phim video không được là thành viên Hội đồng thẩm định.
4. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:
a) Có trình độ trung cấp nghề trở lên;
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động một trong các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý, giảng dạy nghề cần thẩm định;
c) Có uy tín trong lĩnh vực đang hoạt động.
5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng: Phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định;
b) Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên trong Hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá công khai mặt được, mặt chưa được đối với nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video, học liệu phim video và bỏ phiếu kín đánh giá. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở đa số phiếu của các thành viên Hội đồng thẩm định. Các ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định được bảo lưu và gửi Tổng cục Dạy nghề.
c) Biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Thư ký Hội đồng thẩm định.
Điều 7. Quy trình thẩm định học liệu phim video
1. Chuẩn bị
a. Chủ tịch Hội đồng thẩm định lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên. Họp hội đồng thẩm định trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thẩm định của Tổng cục Dạy nghề.
b. Thông báo với đơn vị xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, đơn vị soạn thảo kịch bản học liệu phim video, sản xuất học liệu phim video về thời gian, địa điểm và nội dung họp thẩm định của Hội đồng thẩm định.
c. Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
2. Thẩm định nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video
a) Đơn vị xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video báo cáo nội dung.
b) Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá.
c) Đơn vị xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định.
d) Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá theo 3 mức sau:
+ Mức 1: Nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video đạt yêu cầu, đề nghị cho phép soạn thảo kịch bản học liệu phim video.
+ Mức 2: Nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video về cơ bản đạt yêu cầu, nhưng phải chỉnh sửa trước khi soạn thảo kịch bản học liệu phim video.
+ Mức 3: Nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.
e) Kịch bản học liệu phim video chỉ được soạn thảo khi nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video được Hội đồng thẩm định đánh giá đạt Mức 1 tại tiết d của khoản này
3. Thẩm định kịch bản học liệu phim video
a) Đơn vị soạn thảo kịch bản học liệu phim video báo cáo nội dung
b) Các thành viên của Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về kịch bản học liệu phim video
c) Đơn vị soạn thảo kịch bản học liệu phim video có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định.
d) Các thành viên của Hội đồng thẩm định bỏ phiếu kín đánh giá chất lượng của kịch bản học liệu phim video với một trong ba mức sau:
+ Mức 1: Kịch bản học liệu phim video đạt yêu cầu, đề nghị sản xuất.
+ Mức 2: Kịch bản học liệu phim video về cơ bản đạt yêu cầu, nhưng phải chỉnh sửa trước khi sản xuất.
+ Mức 3: Kịch bản học liệu phim video không đạt yêu cầu, phải soạn thảo lại.
e) Học liệu phim video chỉ được sản xuất khi kịch bản học liệu phim video được Hội đồng thẩm định đánh giá đạt Mức 1 tại tiết d của khoản này.
4. Thẩm định học liệu phim video
a) Đơn vị sản xuất học liệu phim video báo cáo nội dung học liệu phim video.
b) Các thành viên của Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về học liệu phim video.
c) Đơn vị sản xuất học liệu phim video có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định.
d) Các thành viên của Hội đồng thẩm định bỏ phiếu kín đánh giá chất lượng của học liệu phim video với một trong ba mức sau:
+ Mức 1: Học liệu phim video đạt yêu cầu, đề nghị ban hành;
+ Mức 2: Học liệu phim video về cơ bản đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;
+ Mức 3: Học liệu phim video không đạt yêu cầu phải sản xuất lại.
5. Phương pháp thẩm định.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định và kết luận về chất lượng của nhiệm vụ sản xuất phim video, kịch bản học liệu phim video hoặc học liệu phim video theo một trong ba mức quy định ở khoản 2, 3, 4 của Điều này. Nếu nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video hoặc học liệu phim video phải chỉnh sửa lại thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa và phương pháp thẩm định lại, đơn vị xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, đơn vị soạn thảo kịch bản học liệu phim video, đơn vị sản xuất học liệu phim video hoàn chỉnh xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video hoặc học liệu phim video theo kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo Tổng cục Dạy nghề về kết quả thẩm định nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video và học liệu phim video.
Điều 8. Ban hành học liệu phim video
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định về học liệu phim video, Vụ Cơ sở vật chất và Thiết bị dạy nghề xem xét trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề ban hành học liệu phim video.
Điều 9. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề
1. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nghề đào tạo để xây dựng học liệu phim video.
2. Lựa chọn đơn vị có đủ năng lực xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, soạn thảo kịch bản học liệu phim video và sản xuất học liệu phim video.
3. Thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video, kịch bản học liệu phim video và học liệu phim video.
4. Ban hành học liệu phim video.
5. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị; xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video: soạn thảo kịch bản học liệu phim video; sản xuất học liệu phim video; Hội đồng thẩm định.
6. Hướng dẫn triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện học liệu phim video được ban hành.
7. Quản lý lưu giữ các hồ sơ tài liệu có liên quan đến học liệu phim video.
8. Cập nhật, sửa đổi, bổ sung học liệu phim video cho phù hợp với tiến bộ khoa học, công nghệ và sản xuất thực tế.
Kinh phí cho hoạt động xây dựng nhiệm vụ sản xuất học liệu phim video; soạn thảo kịch bản học liệu phim video; sản xuất học liệu phim video được bố trí từ ngân sách nhà nước thông qua việc giao dự toán hàng năm cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành.
- 1 Quyết định 1549/QĐ-BNN-TCCB năm 2011 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 86/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội