Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 872/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 09 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

n cứ Biên bản ghi nhớ ngày 12/4/2013 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc tài trợ vốn đầu tư tái canh diện tích cà phê già cỗi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số: 696/SNN-TT ngày 24/4/2013,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng; thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 2;
- Các PVP;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, NN, TH2, TC, KH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. Mục đích, yêu cầu, phạm vi thực hiện:

1. Mục đích:

- Thực hiện việc chuyển đổi, tái canh, cải tạo giống đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nâng cao năng suất, chất lượng cà phê thương phẩm trên thị trường, đảm bảo duy trì sản lượng cà phê của tỉnh trong quá trình thực hiện chuyển đổi, tái canh, cải tạo giống cà phê.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng và chăm sóc cà phê tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng để thực hiện việc cải tạo chất lượng vườn cà phê già cỗi, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Kế hoạch và lộ trình thực hiện phải không gây ra biến động lớn về sản lượng cà phê của tỉnh, không làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh khi thực hiện chuyển đổi giống, tái canh cây cà phê.

- Ưu tiên tập trung chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp tái canh theo hình thức cuốn chiếu, ưu tiên thực hiện đối với những vườn cà phê có độ tuổi từ cao đến thấp.

- Chỉ hỗ trợ thực hiện tái canh, ghép cải tạo và trồng mới cà phê trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh.

- Lồng ghép cùng với các chương trình, dự án, đề án khác để thực hiện có hiệu quả việc cải tạo giống, tái canh vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh.

3. Phạm vi thực hiện: Các địa phương trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. Mục tiêu và nội dung thực hiện:

1. Mục tiêu: Tập trung cải tạo, tái canh, trồng mới diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh nặng bằng các giống cà phê cao sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương; phấn đấu đến năm 2015 năng suất bình quân đạt bình quân 2,8 - 3 tấn/ha, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời xây dựng vùng cà phê bền vững. Diện tích thực hiện trong giai đoạn 2013-2015: 22.982 ha, bao gồm:

- Ghép cải tạo: 12.464 ha (trung bình 4.154 ha/năm);

- Trồng tái canh: 9.722 ha (trung bình 3.240 ha/năm);

- Trồng mới: 796 ha (trung bình 265 ha/năm).

- Chi tiết tại các Phụ lục I, II, III

2. Điều kiện áp dụng biện pháp tái canh, cải tạo giống cà phê: Nằm trong vùng đã được quy hoạch trồng cà phê của tỉnh Lâm Đồng và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đối với biện pháp ghép cải tạo: Cây cà phê trên 15 năm tuổi, cây sinh trưởng kém, năng suất bình quân thấp nhiều năm liền dưới 1,5 tấn/ha, không đồng đều về chất lượng giống nhưng cây vẫn có bộ rễ khoẻ và có thể áp dụng biện pháp cưa ghép cải tạo.

b) Đối với biện pháp tái canh:

- Cây cà phê trên 20 năm tuổi, sinh trưởng kém và năng suất nhiều năm liền dưới 1,5 tấn/ha; không thể áp dụng các biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo được.

- Cây cà phê dưới 20 năm tuổi, nhưng cây sinh trưởng kém, năng suất bình quân thấp, không thể áp dụng các biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo được.

- Đối với biện pháp trồng mới: Trồng mới trên diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và diện tích chuyển đổi từ các cây khác kém hiệu quả hơn. Chủ yếu tập trung phát triển trồng mới cây cà phê chè.

3. Nội dung thực hiện:

a) Công tác tuyên truyền:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết thực hiện chương trình tái canh, cải tạo giống cà phê và chủ trương, chính sách của nhà nước về hỗ trợ vay vốn đầu tư để thực hiện chương trình.

- Tổ chức hội nghị triển khai chủ trương tái canh, cải tạo giống và hỗ trợ vay vốn đầu tư tái canh cà phê già cỗi trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện trong tháng 5/2013.

- Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương tài trợ vốn đầu tư tái canh diện tích cà phê già cỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Triển khai thực hiện trong tháng 6/2013.

b) Sắp xếp, bố trí tổ chức sản xuất:

- Khẩn trương hoàn thành quy hoạch phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch. Hoàn thành trong tháng 6/2013.

- Tiếp tục khuyến khích người dân phát triển liên kết giữa các hộ, hình thành các liên minh sản xuất, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất cà phê trên quy mô lớn.

c) Chuẩn bị nguồn giống:

- Hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất giống cà phê chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn; xây dựng vườn sản xuất chồi giống cà phê theo hướng ứng dụng công nghệ cao; hoàn thiện quy trình nhân giống cà phê; chứng nhận vườn sản xuất chồi giống gốc cà phê vối; xây dựng mô hình vườn giống cà phê vối và cà phê chè; điều tra khảo sát bình tuyển cây đầu dòng cà phê vối, cà phê chè.

- Để đảm bảo nguồn giống đáp ứng nhu cầu khoảng 4.179.000 cây giống cà phê chè, 41.313.200 chồi giống và 11.228.910 cây giống cà phê vối để thực hiện tái canh, cải tạo giống; thực hiện một số nội dung sau:

+ Củng cố lại các vườn nhân chồi giống cà phê cao sản được đầu tư từ ngân sách nhà nước và hướng dẫn các cơ sở sản xuất gieo ươm cây giống cà phê thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống theo quy định. Xác định nguồn giống tốt phù hợp với các vùng trồng cà phê để thực hiện tái canh, cải tạo giống.

+ Hỗ trợ xây dựng mới mỗi địa phương 01-03 vườn chồi cung cấp vật liệu cho công tác nhân giống với diện tích 01 ha/vườn; đồng thời tiếp tục rà soát những vườn chồi đạt tiêu chuẩn và hướng dẫn công bố tiêu chuẩn chất lượng nguồn giống để đáp ứng đủ nguồn giống phục vụ công tác chuyển đổi hàng năm.

+ Quy hoạch hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống từ tỉnh đến cơ sở. Tập trung nhân, chuyển giao nhanh các giống cà phê có năng suất, chất lượng cao đã được nhà nước công nhận như TR4, TR9, TR11... để cung cấp cho các địa phương làm nguồn giống đầu dòng.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cà phê để hình thành ngành công nghiệp sản xuất giống hiện đại hóa, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân một cách bền vững.

+ Tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn giống cây cà phê trên địa bàn toàn tỉnh cũng như xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống.

- Đối với giống cà phê vối: Lựa chọn các giống cà phê vối dòng vô tính qua thực tế áp dụng những năm qua có năng suất, chất lượng cao, kháng được sâu bệnh như giống TR4, TR9, TR11, TS1, TS2 để đưa vào thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tạo; sử dụng các giống hạt lai đa dòng được lựa chọn từ những dòng ưu thế, có đặc tính tốt; sử dụng cây giống (cây ghép, cây thực sinh), chồi giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo nguồn gốc theo quy định.

- Đối với giống cà phê chè: Sử dụng các giống cà phê chè chọn lọc có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh gỉ sắt với giống chủ lực là cà phê Catimor (dòng TN1, TN2); khuyến khích phát triển giống cà phê Moka tại những địa bàn thích hợp để duy trì nguồn giống có chất lượng cao và nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng.

d) Xây dựng và áp dụng các mô hình, trình quy trình kỹ thuật:

- Nghiên cứu, đánh giá thời gian khai thác bình quân của vườn cà phê ghép chồi; nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của một số dòng cà phê ghép tại từng vùng sinh thái để đưa ra các định hướng cho người sản xuất; xác định biện pháp xử lý đất và canh tác đối với trồng tái canh cà phê tại từng vùng sinh thái; nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hạt lai đa dòng trong trồng tái canh cà phê tại từng địa bàn trọng điểm.

- Thiết kế vườn cà phê mẫu để hướng dẫn nông dân thực hiện tái canh, cải tạo giống đảm bảo tính bền vững như: Tỷ lệ cây che bóng, hệ thống tưới, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với từng giống cà phê, biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, công tác phòng chống dịch bệnh... hoàn thành trong tháng 6/2013.

- Triển khai thực hiện xây dựng ít nhất 05 mô hình chuẩn về tái canh cà phê tại các vùng trong cà phê trọng điểm và có điều kiện thuận lợi của tỉnh; thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2013. Nhân rộng mô hình điểm tái canh, cải tạo giống cà phê; mở rộng diện tích cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, UTZ, 4C,…

- Xây dựng và ban hành các quy trình trồng tái canh cà phê, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, quy trình chăm sóc cà phê ghép, cà phê thực sinh và quy trình ghép cải tạo cà phê phù hợp với từng vùng sinh thái của tỉnh để người dân áp dụng, thực hiện xong trong tháng 8/2013.

- Xây dựng kế hoạch khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học đã thành công đối với cây cà phê để phục vụ công tác tái canh, cải tạo giống, hoàn thành trong tháng 6/2013. Tiến hành tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê theo từng chủng loại giống, từng vùng sinh thái và từng độ tuổi, sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng (VietGAP, UTZ, 4C,...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của vườn cà phê.

đ) Xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách:

- Xây dựng hướng dẫn cụ thể về điều kiện được vay vốn, định mức cho vay, lãi suất vay, cơ chế hỗ trợ, thời hạn vay, trình tự hồ sơ thủ tục vay vốn tái canh cà phê, hoàn thiện và ban hành trong tháng 6/2013.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh; trong quý III/ năm 2013. Để khuyến khích người dân thực hiện kế hoạch tái canh, cải tạo giống, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ từ 50-100% kinh phí mua giống mới (tùy theo từng nguồn vốn và đối tượng cụ thể), trong đó ưu tiên hỗ trợ giống trồng tái canh cà phê, đồng thời có cơ chế hỗ trợ cụ thể đối với các hộ trồng tái canh theo đề án Nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

e) Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi tại các vùng sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh.

g) Lồng ghép với các chương trình, dự án khác: Thực hiện lồng ghép kế hoạch này với các chương trình dự án khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư như: Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án bảo quản và chế biến cà phê sau thu hoạch giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020; Dự án phát triển cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp phục vụ sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Chương trình phát triển cà phê bền vững thuộc viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đầu tư cho tổ chức Hội người sản xuất cà phê Lâm Đồng và các chương trình dự án khác.

5. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí khoảng 4.428,3 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn hỗ trợ vay ngân hàng: 3.099,8 tỷ đồng (70%)

- Vốn đối ứng của người dân: 1.328,5 tỷ đồng (30%)

Chi tiết tại Phụ lục từ IV, V đính kèm

VI. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý điều hành việc triển khai thực hiện kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê theo đúng kế hoạch đề ra, trong đó thực hiện nhiệm vụ chính sau:

- Hàng năm lập kế hoạch tái canh, cải tạo giống trên địa bàn toàn tỉnh gửi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng để có kế hoạch bố trí vốn hỗ trợ vay.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng và các sở, ngành có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch trong toàn tỉnh như: cơ chế, chính sách vay tín dụng, cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người dân tái canh, cải tạo giống cà phê.

- Ban hành các quy trình kỹ thuật, định mức đầu tư, vườn cà phê mẫu, các văn bản hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Theo dõi tình hình triển khai thực hiện kế hoạch tại các địa phương, hướng dẫn, đề xuất giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc tại cơ sở; tham mưu điều chỉnh kịp thời những nội dung không phù hợp để tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thuận lợi, hiệu quả.

- Lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để phục vụ kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, nâng cao năng lực sản xuất cây giống của các vườn ươm hiện có để nâng cao chất lượng cây giống; phối hợp với các địa phương, cơ sở sản xuất giống chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng để phục vụ chương trình.

- Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng:

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể về định mức cho vay, lãi suất vay, cơ chế hỗ trợ, thời hạn vay, trình tự hồ sơ thủ tục vay vốn,... để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay đầu tư tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2013-2015 và các năm tiếp theo.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thực hiện nguồn vốn tín dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đủ điều kiện vay để thực hiện đầu tư tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê.

- Bố trí đủ nguồn vốn theo cam kết để phục vụ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh vay để thực hiện tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê theo kế hoạch.

- Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các kế hoạch giải ngân hàng năm.

- Cho vay đúng đối tượng, có chính sách ưu đãi tín dụng đối với một số đối tượng có điều kiện khó khăn (hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc)

3. Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính:

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí đủ vốn thực hiện đề án, dự án có liên quan từ các nguồn kinh phí sự nghiệp và đầu tư phát triển của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các hướng dẫn về trình tự, thủ tục giải ngân, thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch.

- Trong quá trình tham mưu, phân bổ các nguồn vốn đầu tư hàng năm trong lĩnh vực nông nghiệp cần lưu ý thực hiện lồng ghép các mục tiêu về tái canh, cải tạo giống cà phê theo kế hoạch được duyệt.

4. Hội Nông dân tỉnh:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân về chủ trương, chính sách tái canh, chuyển đổi giống cà phê; tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất cà phê.

- Vận động và hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng để thực hiện chương trình tái canh cà phê.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng và chi nhánh tại các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê trên địa bàn.

- Lập kế hoạch hàng năm theo từng xã và từng hạng mục đầu tư gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng để xem xét bố trí vốn tín dụng phù hợp với nhu cầu của người sản xuất.

- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn kiểm tra, xác nhận danh sách các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn thực hiện tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê tại địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất cây giống và công tác tập huấn, khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê; phối hợp với các cơ sở sản xuất giống chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng để phục vụ chương trình.

- Lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang triển khai thực hiện tại địa phương để phục vụ kế hoạch tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê.

- Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh theo định kỳ.

6. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vay vốn tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê:

- Có trách nhiệm: Sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích; cam kết trả vốn vay, lãi suất vay đúng kỳ hạn theo cam kết; thực hiện trồng và chăm sóc vườn cà phê theo đúng quy trình kỹ thuật; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê khi được mời tham gia; phát triển, cải tạo chất lượng vườn cà phê trong vùng quy hoạch được phê duyệt.

- Được ưu tiên vay vốn và hưởng các ưu đãi về mức vốn vay, thời hạn cho vay và lãi suất,... theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình hỗ trợ vốn vay phục vụ tái canh cây cà phê./.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CÀ PHÊ CẦN CHUYỂN ĐỔI, TÁI CANH GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 872/UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh)

Tên địa phương

Diện tích hiện có (ha)

Σ DT cần tái canh (ha)

Trong đó phân theo độ tuổi

DT cà phê

DT cà phê

DT cà phê

DT cà phê

≥ 15 năm tuổi

≥ 20 năm tuổi

≥ 25 năm tuổi

≥ 30 năm tuổi

(ha)

(ha)

(ha)

(ha)

* Tổng cộng

145,734.6

50,650.0

14,860.5

15,077.0

16,394.3

4,318.2

- Cà phê vối (Robusta)

127,239.6

47,182.0

12,144.5

14,587.0

16,225.3

4,225.2

- Cà phê chè (Arabica)

15,747.5

3,468.0

2,716.0

490.0

169.0

93.0

- Cà phê mít

2,747.5

 

 

 

 

 

1) Thành phố Đà Lạt

3,520.0

2,307.0

1,958.0

330.0

14.0

5.0

- Cà phê vối

270

35.0

20.0

15.0

0.0

0.0

- Cà phê chè

3250

2,272.0

1,938.0

315.0

14.0

5.0

- Cà phê mít

 

 

 

 

 

 

2) Huyện Lạc Dương

3,200.0

158.0

158.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê vối

236

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê chè

2964

158.0

158.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

 

 

 

 

 

 

3) Huyện Đam Rông

6,400.0

1,300.0

490.0

360.0

280.0

170.0

- Cà phê vối

4858

735.0

280.0

210.0

150.0

95.0

- Cà phê chè

1480

565.0

210.0

150.0

130.0

75.0

- Cà phê mít

62

 

 

 

 

 

4) Huyện Đơn Dương

1,500.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê vối

1423

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê chè

57

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

20

 

 

 

 

 

5) Huyện Đức Trọng

13,502.0

2,233.0

350.0

495.0

645.0

743.0

- Cà phê vối

9339

2,110.0

290.0

470.0

620.0

730.0

- Cà phê chè

3830

123.0

60.0

25.0

25.0

13.0

- Cà phê mít

333

 

 

 

 

 

6) Huyện Lâm Hà

39,571.0

4,759.5

1,439.5

1,340.0

1,305.0

675.0

- Cà phê vối

35471

4,409.5

1,089.5

1,340.0

1,305.0

675.0

- Cà phê chè

4100

350.0

350.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

 

 

 

 

 

 

7) Huyện Di Linh

41,526.6

13,200.0

1,150.0

2,900.0

8,000.0

1,150.0

- Cà phê vối

40286.6

13,200.0

1,150.0

2,900.0

8,000.0

1,150.0

- Cà phê chè

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

1240

 

 

 

 

 

8) Thành phố Bảo Lộc

8,584.0

2,507.6

1,630.1

652.0

150.3

75.2

- Cà phê vối

8329

2,507.6

1,630.1

652.0

150.3

75.2

- Cà phê chè

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

255

 

 

 

 

 

9) Huyện Bảo Lâm

27,134.0

24,000.0

7,500.0

9,000.0

6,000.0

1,500.0

- Cà phê vối

26312

24,000.0

7,500.0

9,000.0

6,000.0

1,500.0

- Cà phê chè

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

822

 

 

 

 

 

10) Huyện Đạ Huoai

219.0

120.0

120.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê vối

216

120.0

120.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê chè

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

3

 

 

 

 

 

11) Huyện Đạ Tẻh

460.0

34.9

34.9

0.0

0.0

0.0

- Cà phê vối

381

34.9

34.9

0.0

0.0

0.0

- Cà phê chè

66.5

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

12.5

 

 

 

 

 

12) Huyện Cát Tiên

118.0

30.0

30.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê vối

118

30.0

30.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê chè

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

- Cà phê mít

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH CÀ PHÊ CẦN TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI GIỐNG, TRỒNG MỚI, TÁI CANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 872/UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: ha

STT

HẠNG MỤC

Nhu cầu trong GĐ 2011-2015

Đã thực hiện

Kế hoạch thực hiện trong GĐ 2013-2015

Thành phố Đà Lạt

Huyện Lạc Dương

Huyện Đơn Dương

Huyện Đức Trọng

Huyện Lâm Hà

Huyện Đam Rông

Huyện Di Linh

Thành phố Bảo Lộc

Huyện Bảo Lâm

Huyện Đạ Huoai

Huyện Đạ Tẻh

Huyện Cát Tiên

1

Trồng mới

1,246

450

796

 

260

 

 

200

190

 

 

 

 

 

 

146

2

Trồng tái canh

12,600

2,878

9,722

189

603

209

1,500

1,200

739

3,400

450

1,432

 

 

 

3

Ghép cải tạo

19,550

7,086

12,464

 

 

100

900

3,411

800

3,300

753

3,200

 

 

 

 

Tổng

23,396

10,414

22,982

189

863

309

2,400

4,811

1,729

6,700

1,203

4,632

0

0

146

 

PHỤ LỤC III

PHÂN KỲ KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI GIỐNG, TRỒNG MỚI, TÁI CANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 872/UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: ha

STT

HẠNG MỤC/PHÂN KỲ THỰC HIỆN

Diện cần tiếp tục thực hiện trong GĐ 2013-2015

Thành phố Đà Lạt

Huyện Lạc Dương

Huyện Đơn Dương

Huyện Đức Trọng

Huyện Lâm Hà

Huyện Đam Rông

Huyện Di Linh

Thành phố Bảo Lộc

Huyện Bảo Lâm

Huyện Đạ Huoai

Huyện Đạ Tẻh

Huyện Cát Tiên

1

Trồng mới

796

 

260

 

 

200

190

 

 

 

 

 

146

a

Năm 2013

170

 

60

 

 

40

40

 

 

 

 

 

30

b

Năm 2014

296

 

100

 

 

80

70

 

 

 

 

 

46

c

Năm 2015

330

 

100

 

 

80

80

 

 

 

 

 

70

2

Trồng tái canh

9,722

189

603

209

1,500

1,200

739

3,400

450

1,432

0

0

0

a

Năm 2013

2,181

30

200

30

500

300

139

500

50

432

 

 

 

b

Năm 2014

4,079

79

300

100

500

500

400

1,500

200

500

 

 

 

c

Năm 2015

3,462

80

103

79

500

400

200

1,400

200

500

 

 

 

3

Ghép cải to

12,464

0

0

100

900

3,411

800

3,300

753

3,200

0

0

0

a

Năm 2013

2,980

 

 

30

150

500

150

1,000

150

1,000

 

 

 

b

Năm 2014

5,290

 

 

40

400

1,600

400

1,300

350

1,200

 

 

 

c

Năm 2015

4,194

 

 

30

350

1,311

250

1,000

253

1,000

 

 

 

 

Tổng

22,982

189

863

309

2,400

4,811

1,729

6,700

1,203

4,632

0

0

146

 

PHỤ LỤC IV

TỔNG HỢP NHU CẦU VÀ NGUỒN ĐẦU TƯ VỐN TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh)

STT

m thực hiện

Diện tích (ha)

Tổng vốn đầu tư (đồng)

Trong đó

Vốn nhân dân
(30%)

Vốn vay ngân hàng
(70%)

 

TỔNG

22,982

4,428,249,622,000

1,328,474,886,600

3,099,774,735,400

I

Trồng mới

796

199,456,904,000

59,837,071,200

139,619,832,800

1

Năm 2013

170

42,597,580,000

12,779,274,000

29,818,306,000

2

Năm 2014

296

74,169,904,000

22,250,971,200

51,918,932,800

3

Năm 2015

330

82,689,420,000

24,806,826,000

57,882,594,000

II

Ghép cải tạo

12,464

2,039,446,928,000

611,834,078,400

1,427,612,849,600

1

Năm 2013

2,980

487,608,460,000

146,282,538,000

341,325,922,000

2

Năm 2014

5,290

865,586,830,000

259,676,049,000

605,910,781,000

3

Năm 2015

4,194

686,251,638,000

205,875,491,400

480,376,146,600

III

Trồng tái canh

9,722

2,189,345,790,000

656,803,737,000

1,532,542,053,000

1

Năm 2013

2,181

491,150,295,000

147,345,088,500

343,805,206,500

a

Trồng bằng cây ghép

1,091

248,951,335,500

74,685,400,650

174,265,934,850

b

Trồng bằng cây thực sinh

1,091

242,198,959,500

72,659,687,850

169,539,271,650

2

Năm 2014

4,079

918,570,405,000

275,571,121,500

642,999,283,500

a

Trồng bằng cây ghép

2,040

465,599,494,500

139,679,848,350

325,919,646,150

b

Trồng bằng cây thực sinh

2,040

452,970,910,500

135,891,273,150

317,079,637,350

3

Năm 2015

3,462

779,625,090,000

233,887,527,000

545,737,563,000

a

Trồng bằng cây ghép

1,731

395,171,721,000

118,551,516,300

276,620,204,700

b

Trồng bằng cây thực sinh

1,731

384,453,369,000

115,336,010,700

269,117,358,300

 

PHỤ LỤC V

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VỐN TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND tỉnh)

STT

Phân kỳ

Diện tích

Tổng vốn (đồng)

Vốn của nhân dân

Vốn vay ngân hàng

1

Năm 2013

5,331

1,021,356,335,000

306,406,900,500

714,949,434,500

2

Năm 2014

9,665

1,858,327,139,000

557,498,141,700

1,300,828,997,300

3

Năm 2015

7,986

1,548,566,148,000

464,569,844,400

1,083,996,303,600

 

Tổng

22,982

4,428,249,622,000

1,328,474,886,600

3,099,774,735,400