Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 881/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 07 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2376/QĐ-UBND NGÀY 31/8/2009 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH SƠN LA

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 20 09 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn NSNN và Trái phiếu Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 120/TTr-SKHĐT ngày 15 tháng 3 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La như sau:

1. Sửa đổi Khoản 4, Điều 8 như sau:

“4. Cơ quan, tổ chức đầu mối thẩm định

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định Dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư.

b) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố là đơn vị đầu mối tổ chức

thẩm định Dự án, Báo cáo KTKT xây dựng công trình do Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định đầu tư.

c) Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền thông), các phòng chuyên ngành ở huyện, thành phố và các đơn vị (theo chỉ định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án) có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở (TKCS) và các chi phí của tổng mức đầu tư, trừ chi phí dự phòng của Dự án.

Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình trước khi trình thẩm định Báo cáo KTKT xây dựng công trình; Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các đơn vị liên quan có trách nhiệm tham gia ý kiến thẩm định để đơn vị đầu mối tổng hợp, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

d) Cơ quan đầu mối thẩm định có trách nhiệm tổng hợp thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Dự án.”

2. Bổ sung khoản 7, Điều 8 như sau:

“7. Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn Dự án

Tất cả các Dự án đầu tư đều phải được thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi quyết định đầu tư.

a) Đối với các Dự án có sử dụng vốn Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh và vốn Trái phiếu Chính phủ

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định Dự án theo các quy định hiện hành. Riêng về nguồn vốn và phần vốn Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và Trái phiếu Chính phủ bố trí cho các Dự án, sau khi thẩm định Dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định về nguồn vốn và phần vốn Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh, vốn Trái phiếu Chính phủ (quy trình, hồ sơ thẩm định theo Điểm 2, Mục I, Hướng dẫn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ Dự án trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của tỉnh.

b) Đối với các Dự án sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định Dự án theo quy định hiện hành, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để bảo đảm thực hiện theo đúng các nguyên tắc, chính sách đầu tư và trong khả năng cân đối vốn Ngân sách của tỉnh, đảm bảo bố trí vốn đúng nguồn, có đủ vốn để hoàn thành: Dự án nhóm B không quá 5 năm; Dự án nhóm C không quá 3 năm.

c) Đối với các Dự án sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do các huyện, thành phố quản lý

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì tổ chức thẩm định Dự án theo quy định hiện hành, bao gồm cả thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để bảo đảm thực hiện theo đúng các nguyên tắc, chính sách đầu tư và trong khả năng cân đối vốn Ngân sách của huyện, đảm bảo bố trí vốn đúng nguồn, có đủ vốn để hoàn thành Dự án theo quy định về tiến độ.

Kết quả thẩm định về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn lập theo mẫu tại Phụ lục số 1, số 2 kèm theo Quyết định này.”

3. Bổ sung Khoản 8, Điều 8 như sau:

“8. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc phê duyệt Quyết định đầu tư và triển khai thực hiện các dự án

a) Dự án sử dụng vốn Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh và Trái phiếu Chính phủ

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Quyết định đầu tư về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quyết định đầu tư và triển khai thực hiện Dự án của tỉnh theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Đối với các Dự án sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, nếu phát hiện việc thực hiện dự án không đúng các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến chính thức để các chủ đầu tư điều chỉnh, sửa đổi. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến, các chủ đầu tư không điều chỉnh, sửa đổi thì Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh biện pháp xử lý.

c) Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác do các huyện, thành phố quản lý

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định đầu tư, UBND huyện có trách nhiệm gửi quyết định đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quyết định đầu tư và triển khai thực hiện dự án của các huyện, nếu phát hiện quyết định đầu tư dự án hoặc việc triển khai thực hiện dự án không đúng các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg và các quy định hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến chính thức để các huyện điều chỉnh, sửa đổi. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến, các huyện không điều chỉnh, sửa đổi thì Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh biện pháp xử lý.”

4. Sửa đổi Điều 10 như sau:

Điều 10. Thẩm quyền quyết định đầu tư

Các cấp có thẩm quyền tuân thủ đúng quy định hiện hành về quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư; dự án sử dụng ngân sách cấp nào, cấp đó quyết định đầu tư. Trước khi quyết định đầu tư, các cấp có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.

1. Cấp tỉnh

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương (vốn NSNN do cấp tỉnh quản lý) sau khi thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và các dự án được Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành Trung ương ủy quyền.

- Chủ tịch UBND tỉnh không ủy quyền cho Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư đến 5 tỷ đồng.

2. Cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư đến 5 tỷ đồng trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương (vốn NSNN cấp huyện, ngân sách do cấp tỉnh uỷ quyền) sau khi thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố.

3. Cấp xã: Chủ tịch UBND xã quyết định phê duyệt các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấp xã có tổng mức đầu tư đến 500 triệu đồng (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên), các dự án huy động vốn đóng góp của các tổ chức và nhân dân sau khi thông qua Thường trực HĐND xã.”

Điều 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện quyết định này; đề xuất kiến nghị, xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã; thủ trưởng các cơ quan đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Huyện uỷ, HĐND các huyện, thành phố;
- Như Điều 3 (t/h);
- Đăng Công báo;
- TT Tin học, TT Lưu trữ - VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN (3), Châu 100b.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cầm Ngọc Minh

 

PHỤ LỤC SỐ 01

CƠ QUAN KẾ HOẠCH
& ĐẦU TƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /BC-KHĐT

Sơn La, ngày……tháng……năm…

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ
KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI VỐN
CHO DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI

(Dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh)

Kính gửi: Cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án

Căn cứ quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư; Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 09/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và Trái phiếu Chính phủ;

Các căn cứ pháp lý khác (thuyết minh rõ dự án được thực hiện theo Chiến lược, quy hoạch đã được cấp nào phê duyệt, ghi rõ số quyết định phê duyệt, cấp phê duyệt).

Sau khi thẩm định cơ quan Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Chủ nhiệm lập dự án:

5. Mục tiêu đầu tư dự án:

6. Nội dung và quy mô đầu tư dự án:

7. Địa điểm thực hiện dự án:

8. Thời gian thực hiện dự án:

(Bao gồm thời gian khởi công và hoàn thành, phân kỳ thực hiện nếu có)

9. Diện tích sử dụng đất:

10. Loại, cấp công trình:

11. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

12. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị: (nếu có).

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: (nếu có).

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

13. Nguồn vốn đầu tư:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:

- Ngân sách địa phương:

- Các nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn):

14. Tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện Dự án:

Năm

Nguồn vốn NSTW

Nguồn vốn NSĐP

Nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn)

…….

…….

- Năm thứ nhất

 

 

 

 

- Năm thứ 2

 

 

 

 

- Năm thứ 3

 

 

 

 

- Năm …

 

 

 

 

15. Khả năng cân đối vốn cho dự án:

Phân tích tình hình đầu tư theo ngành, lĩnh vực và vùng mà dự án đang đề cập; dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư ở các cấp ngân sách (yêu cầu có căn cứ pháp lý và định lượng được khả năng huy động vốn). Từ đó dự kiến cân đối vốn cho dự án theo từng năm thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất của dự án.

16. Các nội dung khác.

Thuyết minh về hiệu quả đầu tư của dự án.

Phân tích làm rõ hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế của ngành, vùng và địa phương; hiệu quả về mặt xã hội và đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

Thủ trưởng cơ quan

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

CƠ QUAN KẾ HOẠCH
& ĐẦU TƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /BC-KHĐT

Sơn La, ngày……tháng……năm…

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI VỐN CHO DỰ ÁN PHÊ DUYỆT QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ĐIỀU CHỈNH

(Dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh)

Kính gửi: Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án

Căn cứ quyết định (văn bản) cho phép điều chỉnh dự án đầu tư...;

Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 09/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và Trái phiếu Chính phủ;

Căn cứ ......

Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm định điều chỉnh nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư với các nội dung chính  như sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số …. ngày .....tháng ….năm ...

Trường hợp dự án đã được phê duyệt nhiều lần ghi rõ đầy đủ các quyết định đầu tư đã được phê duyệt.

4. Số vốn đầu tư đã bố trí thực hiện dự án tới thời điểm báo cáo theo từng nguồn vốn cụ thể:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương/Trái phiếu Chính phủ:

- Các nguồn vốn khác (ghi rõ từng nguồn vốn):

5. Tổ chức tư vấn lập dự án điều chỉnh (nếu có):

6. Mục tiêu đầu tư dự án điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

7. Nội dung và quy mô đầu tư dự án điều chỉnh so với quyết định ban đầu:

Ghi rõ điều chỉnh tăng/giảm nội dung và quy mô so với quyết định đầu tư ban đầu; lý do tăng/giảm nội dung và quy mô đầu tư; tăng/giảm do yếu tố giá cả; tăng/giảm do các yếu tố khác.

8. Địa điểm thực hiện dự án điều chỉnh (nếu có):

9. Thời gian thực hiện dự án điều chỉnh (nếu có):

Bao gồm thời gian khởi công và hoàn thành, phân kỳ thực hiện điều chỉnh so với quyết định đầu tư ban đầu.

10. Diện tích sử dụng đất điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

11. Loại, cấp công trình điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

12. Thiết bị công nghệ điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

13. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

14. Tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

Nêu rõ phần điều chỉnh tăng/giảm nội dung và quy mô so với quyết định đầu tư ban đầu; tăng/giảm do yếu tố giá cả; tăng/giảm do các yếu tố khác đối với từng khoản chi phí.

15. Nguồn vốn đầu tư điều chỉnh:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương/Trái phiếu Chính phủ điều chỉnh:

- Các nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn):

16. Tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án:

Phân kỳ khả năng cân đối vốn và thời gian thực hiện dự án đối với việc điều chỉnh quyết định đầu tư (tuỳ theo dự án thuộc nhóm A/B/C dự kiến khả năng cân đối vốn còn thiếu sẽ theo các thời gian khác nhau):

Năm

Nguồn vốn NSTW

Nguồn vốn TPCP

Nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn)

…….

…….

- Năm …..

 

 

 

 

- Năm …..

 

 

 

 

- Năm …..

 

 

 

 

- Năm ..…

 

 

 

 

17. Hình thức quản lý dự án:

18. Các nội dung khác:

Thuyết minh thêm về hiệu quả đầu tư của dự án khi thực hiện điều chỉnh.

Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư kính trình cấp có thẩm quyền nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án điều chỉnh./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

Thủ trưởng cơ quan

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)