ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 885/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 17 tháng 10 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thủy lợi;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương; Thủ trưởng các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 885/QĐ-UBND ngày 17/10/2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Công trình thủy lợi, trong đó có các hồ chứa nước là cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đảm bảo an toàn hồ chứa nhằm nâng cao năng lực tưới thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí khu vực nông thôn với số dân chiếm khoảng trên 80% dân số toàn tỉnh. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, những năm gần đây, ở nước ta thiên tai xảy ra nhiều hơn, với các loại hình như: bão, lũ, lũ quét với cường độ mạnh và diễn biến bất thường đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và của nhân dân, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các hồ chứa nước và người dân vùng hạ du.
- Trên địa bàn tỉnh Điện Biên về mùa mưa lũ cũng thường xuất hiện nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm như: lũ ống, lũ quét, sụt lún, sạt lở đất... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho các hồ chứa. Để hạn chế tối đa các sự cố hư hỏng đập như một số địa phương trong thời gian gần đây, đồng thời đảm bảo an toàn hồ chứa là biện pháp chủ động phòng tránh tốt nhất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, nâng cao hiệu quả phục vụ của các hồ chứa thủy lợi, góp phần ổn định xã hội và thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cần phải có một giải pháp tổng thể và lâu dài để đảm bảo cho an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
- Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, việc xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi nhằm đánh giá, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý bảo đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả các đập, hồ chứa thủy lợi là hết sức cần thiết
- Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan.
- Quyết định số 1609/QĐ-BNN-TCTL ngày 09/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi.
THỰC TRẠNG CÁC HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
- Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có tọa độ địa lý 20°54’ - 22°33’ vĩ độ Bắc và 102°10’ - 103°36’ kinh độ Đông, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào. Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 8 huyện, với 130 xã phường và thị trấn. Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m, xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc.
- Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chịu ảnh hưởng vừa của gió tây khô và nóng. Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu tỉnh Điện Biên phân hóa thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La - Thượng nguồn sông Mã.
- Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.100mm đến 2.200 mm. Trong các tháng khô nhất, lượng mưa chỉ vào khoảng 10mm đến 20 mm, nhưng có tháng cao điểm trong mùa mưa đạt đến 400mm. Toàn tỉnh có 3 hệ thống sông chảy qua; Sông Đà, sông Mã, sông Mê Kông.
- Do các đặc điểm trên, nên tình hình thời tiết khí hậu Điện Biên thường diễn biến khá phức tạp, mùa mưa thường xuất hiện lũ ống, lũ quét trên các sông suối, còn mùa khô lại thiếu nước và thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
- Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Điện Biên đã không ngừng được mở rộng và phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nông thôn, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tuy nhiên, trong công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi còn nhiều bất cập, một số công trình thủy lợi chưa phát huy hiệu quả như mong muốn do chưa khai hoang hết diện tích theo nhiệm vụ thiết kế; một số hồ chứa xây dựng đã lâu nhưng do thiếu vốn đầu tư, chưa được sửa chữa, nâng cấp, chưa được kiểm định an toàn hồ chứa nên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa, bão.
- Đến nay toàn tỉnh xây dựng được 903 công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác sử dụng, trong đó có: 13 công trình hồ chứa thủy lợi; 02 trạm bơm điện, 02 trạm bơm thủy luân; 886 công trình thủy lợi đập dâng, phai tạm. Ngoài 13 hồ chứa đã đưa vào khai thác sử dụng còn có 02 hồ chứa đang thi công là hồ chứa nước Ảng Cang (xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng), hồ chứa nước Nậm Khẩu Hu (xã Hua Thanh, huyện Điện Biên). Tổng năng lực tưới theo thiết kế của các công trình là 37.684 ha, thực tế tưới 26.013 ha, đạt 69%.
- Ngày 04/8/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND), theo đó việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được chia thành 02 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện):
+ Cấp tỉnh quản lý 37 công trình diện tích tưới theo thiết kế là 17.524 ha, tưới thực tế 11.376 ha (đạt tỷ lệ 64,9%); các công trình đã được giao cho cho 02 công ty quản lý, khai thác và bảo vệ (Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi Điện Biên).
+ Cấp huyện quản lý 866 công trình (trong đó: Có 01 hồ chứa: Hồ Tông Lệnh, 865 đập dâng, phai tạm), diện tích tưới theo thiết kế: 20,161 ha, tưới thực tế: 13.948 ha (đạt tỷ lệ 69,2%).
- Các công trình hồ chứa không những đảm bảo phục vụ nước tưới cho nông nghiệp mà còn góp phần điều tiết lũ cho hạ du, cấp nước cho nhà máy thủy điện và cho sinh hoạt, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; ngoài ra còn phục vụ du lịch sinh thái, góp phần cải tạo môi trường cảnh quan trong khu vực hồ chứa.
- Thực hiện Dự án đảm bảo an toàn các hồ chứa nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 601/TTg-NN ngày 17/4/2006 và Công văn số 1446/BNN-TL ngày 14/6/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trên địa bàn tỉnh đã có 05 hồ chứa đã được nâng cấp sửa chữa. Các hồ chứa từ khi đưa vào vận hành, sử dụng, qua thử thách của những trận lũ lớn đến thời điểm hiện tại đều đảm bảo ổn định, an toàn cho công trình và cho vùng hạ du. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn một số hồ chứa xây dựng đã lâu nhưng do thiếu vốn đầu tư, chưa được sửa chữa, nâng cấp nên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ; thời gian tới, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Điện Biên tiếp tục thực hiện sửa chữa 04 hồ chứa bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
- Có 06/13 hồ xuống cấp nghiêm trọng và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ; một số hồ chứa như hồ Bản Ban, hồ Na Hươm, hồ Sái Lương do không có kinh phí đầu tư nên sau nhiều năm vẫn chưa có đường ô tô, cầu đi vào để đảm bảo cho các lực lượng và phương tiện ứng cứu khi có sự cố xấu xảy ra.
- Việc kiểm định an toàn hồ chứa; cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình; lắp đặt các thiết bị hệ thống giám sát, vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du (còn 11/13 hồ) theo quy định chưa được các chủ hồ thực hiện.
- Kinh phí dành cho duy tu, bảo dưỡng hàng năm rất thấp; công tác quản lý, vận hành còn nhiều khó khăn nên đến nay nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không phát huy đạt hiệu quả theo thiết kế ban đầu.
1. Hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi như bảng sau:
Qua kiểm tra, đánh giá trực quan bằng mắt thường tại các hồ chứa thủy lợi cho thấy, những biểu hiện hư hỏng, xuống cấp của một số hồ chứa như sau:
- Đối với đập đất: Mái thượng lưu đập không có lớp gia cố bảo vệ bằng bê tông nên bị xói lở, bào mòn (hồ Bồ Hóng, Hồng Sạt); đỉnh đập thường bị lún võng, kích thước hình học không còn được như ban đầu (hồ Hồng Khếnh, Sái Lương, Na Hươm); Một số đập đất đắp bằng thủ công chất lượng không đạt yêu cầu, bị thấm nhiều (hồ Sông Ún, Bản Ban) gây nguy cơ mất an toàn.
- Đối với cống lấy nước: Bê tông cống lấy nước thường xuyên chịu áp lực cao của nước nên bị bong rộp, thủng và phá hoại cốt thép chịu lực; các khớp nối cơ bản đã bị hư hỏng nên xuất hiện thấm qua khớp nối, cửa cống bị han rỉ, cong vênh, hệ thống đóng mở xuống cấp gây hiện tượng rò rỉ làm thất thoát, lãng phí nước (hồ Bản Ban, Sái Lương, Hồng Khếnh).
- Đối với tràn xả lũ: Trải qua quá trình vận hành xả lũ nhiều năm bê tông, đá xây tràn xả lũ bị bong tróc lớp mặt, hai bên vai tràn bị thấm, đuôi tràn sau mũi phun hình thành hố xói làm hờ chân móng của mũi phun, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của tràn (hồ Bồ Hóng, Hồng Sạt, Pe Luông).
- Đối với kênh dẫn nước: Hệ thống kênh ven theo sườn đồi núi, thường xuyên bị sạt lở khi có mưa lũ, bị bồi lắng bùn cát. Cụ thể hiện trạng các hồ chứa thủy lợi như bảng sau:
TT | Tên hồ chứa | Hiện trạng công trình |
1 | Hồ Pa Khoang | Đang sửa chữa, tiến độ thực hiện các gói thầu xây lắp: - Gói thầu xây lắp số 01: Đập đất, tràn xả lũ, nhà quản lý và nhà điều hành trung tâm (xây lắp + bảo hiểm) đạt 86,81% khối lượng. - Gói thầy xây lắp số 02: cống lấy nước (xây lắp + bảo hiểm) đạt 58,84% khối lượng. - Gói thầu xây lắp số 03: Hệ thống giám sát thông tin và điều hành hồ chứa - Chưa thực hiện . - Gói thầu xây lắp số 04: Xử lý mối - Chưa thực hiện. - Gói thầu xây lắp số 05: Khoan phụt - Đã hoàn thành. - Gói thầu xây lắp số 06: Xây dựng nhà quản lý đầu mối hồ chứa nước Pa Khoang - Đã hoàn thành. |
2 | Hồ Huổi Phạ | Hoạt động bình thường. |
3 | Hồ Loọng Luông I | Hoạt động bình thường. |
4 | Hồ Sông Ún | - Hồ bị thẩm thấu mất nước nhiều. |
5 | Hồ Nậm Ngam | - Tuyến kênh thoát lũ Hang Đề taluy dương phía bờ Hữu có những hòn đá to xếp chồng lên nhau đã trượt sạt xuống lòng kênh gây co hẹp dòng chảy, không đảm bảo cho việc thoát lũ khi có mưa, lũ. - Có 71 hộ dân làm nhà sinh sống phía hạ du hồ, có nguy cơ bị ảnh hưởng khi tràn xả lũ. |
6 | Hồ Bồ Hóng | - Vai tràn, mái hạ lưu đập bị thấm. - Tại vị trí đuôi tràn sau mũi phun hình thành hố xói làm hở chân móng của mũi phun, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của tràn. - Do có sự chênh lệch địa hình giữa đuôi tràn và mặt đất tự nhiên với chiều cao khoảng 5m. Khi có mưa lũ đã làm xói hỏng rọ đá kè chân mố đuôi tràn và tạo hàm ếch lớn ăn sâu vào chân mố đuôi tràn với chiều dài khoảng 3m. - Sau cống bị xói, tường đá xây bị nứt gãy dài khoảng 3m. - Đường quản lý vào hồ: đường đất lầy lội, chiều dài khoảng 500m, đi lại khó khăn, khi hồ xảy ra sự cố khó khăn trong công tác ứng cứu. |
7 | Hồ Hồng Sạt | - Mái đập thượng lưu đập bằng đá đổ đã xuống cấp, hạ lưu đập xuất hiện dòng thẩm - Phần lòng hồ bị bùn đất bồi lắng cao hơn ngưỡng cống lấy nước khoảng 3,5 - Tràn xả lũ: + Toàn bộ phần đáy tràn xả lũ bị bong tróc lớp mặt. + Phần thân đập và hai bên mang tràn bị rò rỉ nước với lưu lượng ước tính khoảng 0,35 lít/giây. Hiện công ty đã xử lý thấm tạm bằng vữa xi măng + đất sét. |
8 | Hồ Pe Luông | - Tại vị trí đuôi tràn sau mũi phun hình thành hố xói làm hở chân móng của mũi phun (đặt trên nền đá gốc), có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của tràn. - Do có sự chênh lệch cao độ giữa đuôi tràn và mặt đất tự nhiên với chiều cao khoảng 6m. Khi có mưa lũ đã làm xói hỏng rọ đá kè chân mố đuôi tràn và tạo hàm ếch lớn ăn sâu vào chân mố đuôi tràn với chiều dài khoảng 4m. |
9 | Hồ Hồng Khếnh | - Đập đất bị thấm; bị lún ở giữa thân đập với chiều dài khoảng 70m, độ lún lớn nhất 15 cm. - Mái hạ lưu đập bị võng và xuất hiện 03 tổ mối. - Tràn bị rò rỉ nước, ngưỡng tràn hư hỏng. |
10 | Hồ Sái Lương | - Mái thượng lưu bị võng với chiều dài 60m, chiều sâu lớn nhất 50cm. - Ngưỡng tràn bị rò rỉ nước. - Hạ lưu đập xuất hiện dòng thấm, không có hệ thống thu nước mái hạ lưu. - Tường chắn sóng thấp. - Đường quản lý và hồ: đường đất lầy lội, chiều dài khoảng 1,5km; đi lại khó khăn, khi hồ xảy ra sự cố khó khăn trong công tác ứng cứu. |
11 | Hồ Na Hươm | - Mái thượng lưu đập được gia cố bằng đá đổ đã xuống cấp. - Hạ lưu đập xuất hiện dòng thấm - Phần thân tràn bị rò rỉ; đuôi tràn bị xói lở do mưa lũ. - Nhà van bị thấm. - Đường quản lý vào hồ: Đường đất lầy lội, đi qua 2 suối, mùa mưa ôtô không vào được, chiều dài khoảng 2,7km; khi hồ xảy ra sự cố rất khó khăn trong công tác ứng cứu. |
12 | Hồ Bản Ban | - Đập đất xuất hiện thấm tại vai đập khi mực nước đạt từ cao trình 630.00m trở lên. - Phần thân tràn bị rò rỉ; đuôi tràn bị xói lở do mưa lũ. - Nhà van bị thấm. - Không có đường ô tô; cầu vào hồ khi có sự cố xảy ra. |
13 | Hồ Tông Lệnh | - Rò rỉ tại vị trí tràn tiêu năng, lòng hồ bị bồi lắng nhiều - Các hạng mục khác hoạt động bình thường. |
2. Việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập:
2.1. Công tác bảo đảm an toàn trước, trong mùa mưa lũ
- Để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa trước mùa lũ, hàng năm UBND tỉnh Điện Biên đều chỉ đạo, yêu cầu các chủ hồ tiến hành kiểm tra đánh giá chung về ổn định hồ, đập; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp để xây dựng, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và phương án bảo vệ đập.
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với chủ hồ và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn các công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh trước mùa mưa lũ. Đơn vị quản lý, khai thác công trình đã bố trí công nhân trực quản lý bảo vệ hồ 24/24h đảm bảo thông tin thông suốt, kịp thời.
2.2. Việc lập các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý an toàn đập:
a) Về đăng ký an toàn đập: Toàn bộ các hồ chứa đang khai thác, sử dụng đều đã được lập Tờ khai đăng ký an toàn đập theo quy định của Chính phủ.
b) Về quy trình vận hành điều tiết hồ chứa:
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy trình vận hành điều tiết cho 11 hồ chứa, gồm: Pa Khoang, Huổi Phạ, Bồ Hóng, Hồng Sạt, Pe Luông, Hồng Khếnh, Sái Lương, Na Hươm, Bản Ban, Nậm Ngam, Loọng Luông I.
- Số lượng hồ chưa lập quy trình vận hành điều tiết: 02 hồ (hồ Sông Ún và hồ Tông Lệnh).
c) Về xây dựng phương án phòng chống lụt, bão, bảo đảm an toàn đập:
- Số lượng hồ chứa đã xây dựng phương án: 12/13 hồ (hồ: Pa Khoang, Loọng Luông I, Nậm Ngam, Huổi Phạ, Bồ Hóng, Hồng Sạt, Pe Luông, Hồng Khếnh, Sái Lương, Na Hươm, Bản Ban, Sông Ún). Do Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên lập và phê duyệt, chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, trình phê duyệt.
- Số lượng hồ chưa thực hiện: 01 hồ (hồ Tông Lệnh).
d) Về xây dựng phương án bảo vệ đập:
- Số lượng hồ chứa đã xây dựng phương án: 12/13 hồ do Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên quản lý. Công ty đã lập phương án bảo vệ đập của các hồ chứa nước.
- Số lượng hồ chưa thực hiện: 01 hồ (hồ Tông Lệnh).
e) Về xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du hồ chứa:
- Tổng số hồ được xây dựng phương án: 13/13 hồ (hồ: Pa Khoang, Loọng Luông I, Nậm Ngam, Huội Phạ, Bồ Hóng, Hồng Sạt, Pe Luông, Hồng Khếnh, Sái Lương, Na Hươm, Bản Ban, Sông Ún, Tông Lệnh), trong đó: có 02 hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (hồ: Pa Khoang, Nậm Ngam),
- Số lượng công trình đã lập bản đồ ngập lụt cho vùng hạ du: 02 hồ (hồ: Pa Khoang, Nậm Ngam).
- Số lượng hồ có hạ du tập trung đông dân cư cần phải xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du: 10/13 hồ (gồm những hồ chứa Loọng Luông I, Huổi Phạ, Bồ Hóng, Hồng Sạt, Pe Luông, Hồng Khếnh, Sái Lương, Na Hươm, Bản Ban, Sông Ún, Tông Lệnh).
f) Về kiểm định an toàn đập:
- Số lượng hồ chứa đã được kiểm định an toàn đập (theo quy định tại Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP): Chưa có hồ nào được kiểm định.
- Số lượng hồ đã đến thời hạn kiểm định cần thực hiện: 08/13 hồ (hồ: Huổi Phạ, Pe Luông, Hồng Khếnh, Bồ Hóng, Sái Lương, Hồng Sạt, Bản Ban, Tông Lệnh).
g) Về lắp đặt thiết bị quan trắc:
- Toàn bộ các hồ chứa trên địa bàn đều được lắp thiết bị quan trắc về lượng mưa (bằng thùng đo mưa) và mực nước (bằng cột thủy chí).
- Đối với các quan trắc: chuyển vị, thấm, nhiệt độ, trạng thái ứng suất... chưa thực hiện được do chưa có nguồn kinh phí lắp đặt các thiết bị.
h) Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa: Toàn bộ các hồ chứa trên địa bàn có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc có chiều cao đập từ 10 mét trở lên phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa (khoản 1, Điều 19 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018), tuy nhiên do chưa có nguồn kinh phí nên chưa thực hiện được.
3. Năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý hồ chứa thủy lợi
- Trình độ của cán bộ tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi đang dần đáp ứng được so với quy định; từ năm 2014 đến nay có tổng số 46 cán bộ tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do các cơ sở của Bộ Nông nghiệp và PTNT đào tạo (tăng 32% so với năm 2014 trở về trước). Tuy nhiên, số lượng cán bộ tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều chiếm tỷ lệ tới 68%.
- Về năng lực quản lý các công trình hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh: Theo yêu cầu tại Điều 8, Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 đến thời điểm hiện tại có 07/13 hồ chứa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực (chiếm 54%), các hồ chứa còn lại (chủ yếu đối với các hồ chứa có dung tích trữ từ 1 triệu m3 đến 10 triệu m3) mới chỉ bố trí đủ số lượng công nhân, còn thiếu cán bộ có trình độ cao đẳng có thâm niên công tác ít nhất 3 năm.
IV. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:
1. Nguyên nhân khách quan
- Hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng và đưa vào vận hành, sử dụng đã lâu; hệ thống kênh mương kéo dài, chủ yếu là kênh đất chưa được kiên cố; đi qua nhiều địa hình là sườn núi có độ dốc lớn dễ sụt sạt vào mùa mưa; lại thường xuyên chịu những tác động bất lợi của thiên nhiên nên ngày càng bị hư hỏng, xuống cấp.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động không nhỏ tới quy luật thời tiết nhiều năm ở nước ta nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng; những năm gần đây thiên tai xảy ra nhiều lũ ống, lũ quét với cường độ mạnh và diễn biến bất thường không theo quy luật bình thường... những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cũng như khả năng hoạt động của các công trình thủy lợi nói chung và hệ thống hồ đập nói riêng.
2. Nguyên nhân chủ quan
- Hiện nay, các Công ty thủy nông hoạt động theo phương thức giao kế hoạch công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi. Cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, mặt khác hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân viên có xu thế ngày càng tăng; hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp nhanh; chất lượng cung cấp dịch vụ thấp; cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, cơ chế bao cấp đã hạn chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình.
- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương trong tỉnh còn hạn chế, bố trí vốn đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng.
- Việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn tuy đã được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm nhưng chưa đúng mức và tương xứng với tiềm năng yêu cầu của tỉnh.
- Công tác quản lý khai thác còn nhiều bất cập, chưa có mô hình quản lý phù hợp với quan hệ sản xuất hiện nay, chưa có chính sách và biện pháp cụ thể để phát huy nội lực trong nhân dân tham gia vào trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Một số người dân chưa có ý thức chấp hành tốt các quy định về quản lý khai thác công trình thủy lợi, nhiều nơi còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, còn có công trình không được duy tu, sửa chữa thường xuyên.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Hệ thống công trình thủy lợi nói chung và các hồ chứa nói riêng là cơ sở hạ tầng nông thôn và là tài sản quý giá gắn liền với mục đích phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất, điều tiết lũ đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn; việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực các hồ chứa cần được sự quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và là nghĩa vụ của toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh,
- Tập trung ưu tiên đầu tư cho những công trình có nguy cơ cao mất an toàn, những công trình thiết yếu, quan trọng, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình.
- Đầu tư phải đồng bộ từ hệ thống công trình đầu mối đến kênh nội đồng, có đường quản lý vận hành để đảm bảo đi lại được thuận lợi khi cần xử lý sự cố, ứng cứu cho hồ chứa trong mùa mưa lũ trước tình hình biến đổi khí hậu bất thường hiện nay.
- Phải tranh thủ huy động mọi nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để sớm hoàn thành chương trình đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành.
- Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư theo hướng: Tập trung đầu tư cho những công trình có nguy cơ mất an toàn cao, những công trình thiết yếu, quan trọng. Theo đó, trong giai đoạn 2018-2020, tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp cho 04 hồ chứa (có biểu số 1 kèm theo) và giai đoạn từ 2021 - 2025 đầu tư sửa chữa, nâng cấp cho 06 hồ chứa (có biểu số 2 kèm theo), các hồ chứa còn lại khác sẽ được xem xét bố trí đầu tư trong những năm tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực cho các hồ chứa đảm bảo tưới đạt năng lực thiết kế.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác các hồ chứa nước nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa, bão và cung cấp nước phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần để đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi gắn bó với nghề nghiệp và yên tâm phục vụ lâu dài cho sự nghiệp thủy lợi.
- Củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi từ tỉnh xuống cơ sở.
III. Nội dung và các giải pháp thực hiện
1. Về quy hoạch thủy lợi
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 691/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035.
2. Về cơ chế chính sách
Thực hiện theo cơ chế, chính sách của Trung ương, tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách, kịp thời sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế, chính sách về công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia xây dựng và khai thác tổng hợp công trình thủy lợi, trong đó có các hồ chứa nước.
3. Về nguồn vốn thực hiện đề án
Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh, của các tổ chức trong, ngoài nước, các Chương trình, dự án và huy động sự đóng góp của người dân để thực hiện Đề án.
Phân định từng nguồn vốn thực hiện như sau:
- Chi đầu tư phát triển: Các nội dung chi đầu tư phát triển gồm kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị quan trắc đập, hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong trường hợp đập, hồ chứa nước đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp; cứu hộ đập, xử lý khắc phục sự cố (trừ sự cố quy mô nhỏ). Việc quản lý vốn đầu tư tuân thủ theo các quy định của Luật đầu tư công và các quy định hiện hành.
- Chi thường xuyên: Các nội dung chi thường xuyên gồm các khoản chi về quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước; kinh phí thực hiện lưu trữ hồ sơ; lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước; quan trắc đập, hồ chứa nước; quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; kiểm định an toàn đập; bảo trì đập, hồ chứa nước, sửa chữa hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du, chi phí vận hành hệ thống; lập và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập đối với đập, hồ chứa nước đang khai thác; cứu hộ đập, xử lý khắc phục sự cố quy mô nhỏ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước.
4. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa
- Ưu tiên tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước đã hư hỏng nặng và có nguy cơ mất an toàn cao khi có mưa, lũ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực các hồ chứa nước và đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. Phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Trước mắt trong giai đoạn năm 2018-2020 ưu tiên sửa chữa, nâng cấp những hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa, lũ theo văn bản số 6952/BKHĐT-KTNN ngày 02/10/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo danh mục và mức vốn thực hiện xử lý cấp bách đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa thủy lợi, trong đó UBND tỉnh Điện Biên được bố trí hỗ trợ kinh phí để thực hiện đối với 04 hồ chứa là Bản Ban, Hồng Sạt, Sái Lương và Bồ Hóng (chi tiết xem biểu số 01).
- Huy động, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tập trung đầu tư cho chương trình đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước.
- Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về cơ chế, chính sách và các nguồn lực đầu tư. Tăng cường năng lực tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài trong việc thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa.
5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác các hồ chứa
- Triển khai công tác kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước đối với các công trình đã đến thời gian kiểm định. Tăng cường công tác quản lý an toàn đập thông qua việc đánh giá hiện trạng chung về đập và công tác quản lý.
- Thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa nước; rà soát, xây dựng hoàn thiện phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
- Củng cố và phát triển các tổ chức thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực, đáp ứng được nhiệm vụ phục vụ sản xuất; Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác hồ chứa nước hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý khai thác hồ chứa nước cho cán bộ, công nhân trực tiếp quản lý hồ chứa từ cấp tỉnh đến cơ sở.
6. Về ứng dụng khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong việc thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa nước, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm để vận hành hồ chứa theo thời gian thực.
- Thường xuyên cập nhật thông tin quan trắc, vận hành lên trang điện tử của Tổng cục Thủy lợi tại địa chỉ website: www.thuyloivietnam.vn
1. Giai đoạn 2018-2020
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư là 59 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ chứa: 51,0 tỷ đồng,
- Kinh phí duy tu, bảo trì công trình: 3,1 tỷ đồng.
- Kinh phí lập, điều chỉnh quy trình vận hành điều tiết: 0,4 tỷ đồng.
- Kinh phí cắm mốc phạm vi bảo vệ hồ chứa: 4,1 tỷ đồng.
- Kinh phí đào tạo cán bộ, công nhân quản lý hồ chứa; 0,4 tỷ đồng.
(chi tiết xem biểu số 01 đến biểu số 05)
2. Giai đoạn 2021-2025
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư là 212,8 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ chứa: 191 tỷ đồng.
- Kinh phí duy tu, bảo trì công trình: 3,5 tỷ đồng.
- Kinh phí cắm mốc phạm vi bảo vệ hồ chứa: 3,8 tỷ đồng.
- Kinh phí kiểm đinh an toàn đập, hồ chứa: 6,2 tỷ đồng.
- Kinh phí lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập: 3,2 tỷ đồng.
- Kinh phí lắp đặt thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước; quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng: 3,1 tỷ đồng.
- Kinh phí xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập: 2,0 tỷ.
(chi tiết xem biểu số 06 đến biểu số 12)
3. Dự kiến nguồn vốn
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 271,8 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn đề nghị Trung ương hỗ trợ 75%: 203,9 tỷ đồng.
- Nguồn vốn của tỉnh 20%: 54,4 tỷ đồng.
- Nguồn vốn khác khoảng 5%: 13,5 tỷ đồng.
1. Đảm bảo an toàn cho hồ chứa và vùng hạ du
- Chủ động điều tiết nước tưới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp vùng hạ du, góp phần phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Nâng cao năng lực cảnh báo, giám sát, dự báo khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ chỉ đạo, vận hành hồ chứa, đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du.
- Tăng cường công tác quản lý khai thác hồ chứa để bảo đảm an toàn, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước quy mô lớn. Khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; chủ động kế hoạch xả lũ hồ chứa để triển khai thực hiện phương án sơ tán, di dời người, tài sản, vật nuôi vùng hạ du đến nơi an toàn; bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật vùng hạ du.
2. Về tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng;
- Chủ động dự báo về khả năng cung cấp nguồn nước và có giải pháp điều tiết nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường;
- Đảm bảo tưới chủ động về số lượng và chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.
3. Các hiệu quả khác: Cung cấp nước phục vụ cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cho du lịch; cấp nước cho các nhà máy thủy điện và cho sinh hoạt; điều hòa tiểu vùng khí hậu, cải tạo môi trường sinh thái.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh việc triển khai các nội dung của Đề án. Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Chỉ đạo các Công ty khai thác công trình thủy lợi đổi mới công tác quản lý khai thác các hồ chứa thủy lợi và thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
- Phối hợp với UBND huyện, thành phố chỉ đạo các xã xây dựng chương trình, kế hoạch thành lập, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện Đề án.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố (có các công trình đập, hồ chứa thủy lợi)
- Xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai cho cả giai đoạn và từng năm để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, phân công tổ chức thực hiện, tiến độ và thời gian hoàn thành. Phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai tổ chức thực hiện Đề án thuộc địa bàn đảm bảo theo quy định. Đồng thời, lập dự toán kinh phí thực hiện theo kế hoạch cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Đề án; định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) kết quả thực hiện để theo dõi, chỉ đạo.
5. Các đơn vị quản lý khai thác công trình
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm thực hiện kiểm tra, rà soát và đề xuất sửa chữa các hồ bị hư hỏng; đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý để đảm bảo yêu cầu quản lý vận hành các công trình theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có thay đổi các quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do yêu cầu thực tế, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm rà soát tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
BIỂU SỐ 01. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA HƯ HỎNG CẦN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Hạng mục công trình cần sửa chữa | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | Hiện trạng công trình | ||||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | Đập đất | Cống lấy nước | Tràn xả lũ | |||||
1 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | x | x | x | 20 | Đập đất bị thấm, tràn bị rò rỉ; cống bị đứt mối nối với van |
2 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | x | x | x | 14 | Đập, tràn bị rò rỉ nhiều; BT đáy sân tiêu năng bị vỡ; lòng hồ bị bồi lắng nhiều, cửa cống bị lấp |
3 | Hồ Sái Lương | Xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên | 5,3 | 0,97 | 50 | 20,6 | 149 | x | x | x | 10 | Đập đất bị lún, nứt, van đĩa bị hỏng |
4 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | x | x | x | 7 | Lòng hồ bị bồi lắng nhiều; mang tràn bị thấm nhiều, tiêu năng sau tràn bị hỏng |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 51 |
|
BIỂU SỐ 02. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA DUY TU, BẢO TRÌ GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Pe luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 0,3 |
2 | Hồ Hồng Khếnh | Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 0,4 |
3 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,2 |
4 | Hồ Loọng Luông I | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 1,9 | 1,081 | 150 | 24,9 | 379,3 | 0,4 |
5 | Huổi Phạ | Xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ | 17,7 | 1,82 | 7 | 16 | 305 | 0,3 |
6 | Hồ Nậm Ngam | Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông | 2,2 | 5,739 | 150 | 30 | 191 | 0,8 |
7 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,2 |
8 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điên Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,5 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 3,1 |
BIỂU SỐ 03. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA CẦN LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH TIẾT GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,2 |
2 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,2 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 0,4 |
BIỂU SỐ 04. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA CẮM MỐC PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Huổi Phạ | Xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ | 17,7 | 1,82 | 7 | 16 | 305 | 0,5 |
2 | Hồ Nậm Ngam | Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông | 2,2 | 5,739 | 150 | 30 | 191 | 0,7 |
3 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,4 |
4 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | 0,5 |
5 | Pa Khoang | xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 77,2 | 56,8 | 3.317,0 | 27,2 | 187 | 2 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 4,1 |
BIỂU SỐ 05. NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG NHÂN QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
STT | Nội dung đào tạo | Đối tượng | Số lớp | Số lượng | Đơn vị | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) |
1 | Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức về quản lý an toàn đập, hồ chứa | Cán bộ, công chức Chi cục Thủy lợi, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thị xã, thành phố | 1 | 35 | người | 0,1 |
2 | Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân vận hành các công trình hồ chứa thủy lợi trên địa bàn | Các công ty; tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia công tác quản lý, vận hành các hồ chứa | 2 | 100 | người | 0,3 |
| Tổng cộng |
|
|
|
| 0,4 |
BIỂU SỐ 06. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA HƯ HỎNG CẦN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | Hiện trạng công trình | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | |||||
1 | Hồ Pe Luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 20 | Lòng hồ bị bồi lắng nhiều, tiêu năng sau tràn bị hỏng |
2 | Hồ Hồng Khếnh | Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 66 | Đập đất bị thấm, tràn bị rò rỉ; cống bị đứt gãy, rò rỉ |
3 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 15 | Rò rỉ tại vị trí tràn tiêu năng, lòng hồ bị bồi lắng nhiều |
4 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | 30 | Không có đường ô tô; cầu vào hồ khi có sự cố xảy ra |
5 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điện Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 30 | Không có đường ô tô; cầu vào hồ khi có sự cố xảy ra |
6 | Hồ Sái Lương | Xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên | 5,3 | 0,97 | 50 | 20,6 | 149 | 30 | Không có đường ô tô; cầu vào hồ khi có sự cố xảy ra |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 191 |
|
BIỂU SỐ 07. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA DUY TU, BẢO TRÌ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,2 |
2 | Hồ Loọng Luông I | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 1,9 | 1,081 | 150 | 24,9 | 379,3 | 0,5 |
3 | Huổi Phạ | Xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ | 17,7 | 1,82 | 7 | 16 | 305 | 0,3 |
4 | Hồ Nậm Ngam | Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông | 2,2 | 5,739 | 150 | 30 | 191 | 0,5 |
5 | Hồ Na Hươm | xã Na Tông, huyện Điên Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,4 |
6 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | 0,3 |
7 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | 0,3 |
8 | Pa Khoang | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 77,2 | 56,8 | 3.317,0 | 27,2 | 187 | 1 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 3,5 |
BIỂU SỐ 08. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA CẮM MỐC PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Pe luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 0,5 |
2 | Hồ Hồng Khếnh | xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 0,5 |
3 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,4 |
4 | Hồ Loọng Luông I | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 1,9 | 1,081 | 150 | 24,9 | 379,3 | 0,6 |
5 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điện Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,5 |
6 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | 0,4 |
7 | Hồ Sái Lương | Xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên | 5,3 | 0,97 | 50 | 20,6 | 149 | 0,5 |
8 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | 0,4 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 3,8 |
BIỂU SỐ 09. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA CẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Pe luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 0,5 |
2 | Hồ Hồng Khếnh | Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 0,5 |
3 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,3 |
4 | Hồ Loọng Luông I | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 1,9 | 1,081 | 150 | 24,9 | 379,3 | 0,4 |
5 | Huổi Phạ | Xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ | 17,7 | 1,82 | 7 | 16 | 305 | 0,4 |
6 | Hồ Nậm Ngam | Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông | 2,2 | 5,739 | 150 | 30 | 191 | 0,7 |
7 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,3 |
8 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điên Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,5 |
9 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | 0,5 |
10 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | 0,4 |
11 | Hồ Sái Lương | Xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên | 5,3 | 0,97 | 50 | 20,6 | 149 | 0,4 |
12 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | 0,3 |
13 | Pa Khoang | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 77,2 | 56,8 | 3.317,0 | 27,2 | 187 | 1 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 6,2 |
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Pe luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 0,2 |
2 | Hồ Hồng Khếnh | Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 0,2 |
3 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,1 |
4 | Hồ Loọng Luông I | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 1,9 | 1,081 | 150 | 24,9 | 379,3 | 0,2 |
5 | Huổi Phạ | Xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ | 17,7 | 1,82 | 7 | 16 | 305 | 0,3 |
6 | Hồ Nậm Ngam | Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông | 2,2 | 5,739 | 150 | 30 | 191 | 0,2 |
7 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,3 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,1 |
8 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điên Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,2 |
9 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | 0,3 |
10 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | 0,2 |
11 | Hồ Sái Lương | xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên | 5,3 | 0,97 | 50 | 20,6 | 149 | 0,2 |
12 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | 0,2 |
13 | Pa Khoang | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 77,2 | 56,8 | 3.317,0 | 27,2 | 187 | 0,8 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 3,2 |
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Pe luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 0,2 |
2 | Hồ Hồng Khếnh | Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 0,2 |
3 | Hồ Sông Ún | Xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa | 1,25 | 0,313 | 51 | 21,82 | 194,2 | 0,1 |
4 | Hồ Loọng Luông I | xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 1,9 | 1,081 | 150 | 24,9 | 379,3 | 0,2 |
5 | Huổi Phạ | xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ | 17,7 | 1,82 | 7 | 16 | 305 | 0,3 |
6 | Hồ Nậm Ngam | Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông | 2,2 | 5,739 | 150 | 30 | 191 | 0,2 |
7 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,1 |
8 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điên Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,2 |
9 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | 0,3 |
10 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | 0,2 |
11 | Hồ Sái Lương | Xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên | 5,3 | 0,97 | 50 | 20,6 | 149 | 0,2 |
12 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | 0,1 |
13 | Pa Khoang | Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên | 77,2 | 56,8 | 3.317,0 | 27,2 | 187 | 0,8 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 3,1 |
BIỂU SỐ 12. DANH MỤC CÁC HỒ CHỨA CẦN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Thông số kỹ thuật | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | ||||
Diện tích lưu vực (km2) | Dung tích hồ chứa (106m3) | Diện tích tưới (ha) | Chiều cao đập | Chiều dài đập | ||||
1 | Hồ Pe luông | Xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên | 23,5 | 3,276 | 265 | 26,36 | 280 | 0,4 |
2 | Hồ Hồng Khếnh | Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên | 5,2 | 2,29 | 410 | 24,2 | 230 | 0,4 |
3 | Hồ Tông Lệnh | Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa | 1,8 | 0,3 | 26 | 11,8 | 194 | 0,2 |
4 | Hồ Na Hươm | Xã Na Tông, huyện Điên Biên | 2,6 | 27 | 160 | 24,9 | 168,1 | 0,3 |
5 | Hồ Bản Ban | Xã Mường Nhà, huyện Điện Biên | 22,7 | 1,77 | 230 | 27 | 191 | 0,3 |
6 | Hồ Hồng Sạt | Xã Sam Mứn, huyện Điện Biên | 8,6 | 2,79 | 256 | 23 | 133,5 | 0,2 |
7 | Hồ Bồ Hóng | Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên | 2,6 | 0,303 | 27 | 15 | 102 | 0,2 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| 2 |
TỔNG KINH PHÍ DỰ ƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Nội dung công việc | Kinh phí (tỷ đồng) |
I | Giai đoạn 2018-2020 | 59 |
1 | Sửa chữa, nâng cấp | 51 |
2 | Duy tu, bảo trì | 3,1 |
3 | Lập, chỉnh quy trình vận hành | 0,4 |
4 | Cắm mốc phạm vi bảo vệ | 4,1 |
5 | Đào tạo bồi dưỡng | 0,4 |
II | Giai đoạn 2021-2025 | 212,8 |
1 | Sửa chữa, nâng cấp | 191 |
2 | Duy tu, bảo trì | 3,5 |
3 | Cắm mốc phạm vi bảo vệ | 3,8 |
4 | Kiểm định an toàn đập, hồ chứa | 6,2 |
5 | Lắp đặt hệ thống giám sát, cảnh báo | 3,2 |
6 | Lắp đặt thiết bị quan trắc | 3,1 |
7 | Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập | 2 |
| Tổng cộng | 271,8 |
- 1 Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025
- 2 Quyết định 2243/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- 3 Quyết định 1666/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 5 Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 8 Quyết định 344/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035
- 10 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật Thủy lợi 2017
- 12 Quyết định 13/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ an toàn đập hồ chứa nước và khai thác tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng lòng hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14 Luật Đầu tư công 2014
- 15 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 16 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Luật tài nguyên nước 2012
- 18 Quyết định 15/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 19 Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 13/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ an toàn đập hồ chứa nước và khai thác tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng lòng hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Quyết định 2243/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- 3 Quyết định 1666/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4 Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025