- 1 Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường ban hành
- 2 Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư 20/2019/TT-BCT quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ Công thương ban hành
- 1 Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 2 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường ban hành
- 4 Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư 20/2019/TT-BCT quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ Công thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 888/QĐ-TCQLTT | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2021 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ, HÀNG KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ VÀ HÀNG HÓA XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường)
Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa và kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020 ban hành theo Quyết định số 3972/QĐ-TCQLTT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Tổng cục trường Tổng cục Quản lý thị trường qua gần một năm triển khai đã cho thấy những chuyển biến tích cực, có hiệu quả. Tại hầu hết các địa bàn nổi cộm, tình trạng vi phạm đã giảm đáng kể so với trước đây, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh) dần được cải thiện. Tuy nhiên nhìn chung những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững, tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến ngày càng phức tạp. Tại nhiều địa bàn tình trạng bày bán công khai và tái phạm vẫn diễn ra, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư, kinh doanh và du lịch. Để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả ban đầu, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm mới phát sinh trên thị trường, đẩy lùi hiệu quả tình trạng nêu trên, Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Đối tượng
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, mũ bảo hiểm, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hóa thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên toàn quốc bao gồm thương mại truyền thống và trên nền tảng số.
2. Thời gian thực hiện
Từ ngày 01 tháng 4 năm 2021 đến hết tháng 12 năm 2025.
1. Mục tiêu chung
- Vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ - trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thông qua các hoạt động kiểm tra, xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh phòng chống hiệu quả tình trạng tái phạm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp, làm lành mạnh môi trường đầu tư, kinh doanh, du lịch, tạo ấn tượng tốt về hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
- Gắn trách nhiệm quản lý theo địa bàn của công chức, đơn vị QLTT địa phương và nhất là vài trò, trách nhiệm cá nhân cứa người đứng đầu đơn vị QLTT; phát huy và làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong đấu tranh phòng chống vi phạm, tái phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Mục tiêu cụ thể và tiến độ thực hiện
2.1. Đến hết năm 2021
100% các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu không kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Hotdeal và các website thương mại điện tử bán hàng lớn: FPT Shop, Điện máy xanh, Thế giới di động, Zalora, Lotte, Zanado đều ký cam kết và thực hiện không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% cơ sở kinh doanh tại các chợ truyền thống, cơ sở sản xuất trong các làng nghề tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quang Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quang Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang đều ký cam kết không sản xuất và bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
80% các cơ sở kinh doanh tại các khu vực, tuyến phố du lịch thuộc thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện, thị xã, thị trấn có địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước thuộc các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
60% cơ sở kinh doanh được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm.
60% ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.
2.2. Đến hết năm 2022
100% cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2021 về kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (đã bị xử lý theo yêu cầu của chủ thể quyền) không tái phạm.
100% các cửa hàng kinh doanh hàng hóa tiêu dùng tổng hợp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vùng Tàu không kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các cơ sở kinh doanh tại các khu vực, tuyến phố du lịch thuộc thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện, thị xã, thị trấn có địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước thuộc các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% cơ sở kinh doanh được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm.
100% ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phổ, phường, xã được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.
60% cơ sở sản xuất trong các làng nghề tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang không sản xuất và không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
60% các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử đã đăng ký với Bộ Công Thương còn lại (ngoài các tổ chức, cá nhân nêu tại mục II.2.1) đều ký cam kết và thực hiện không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
30% tổ chức, các cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.3. Đến hết năm 2023
100% cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2022 về kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không tái phạm.
100% các cơ sở kinh doanh tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vùng Tàu không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử còn lại (ngoài các tổ chức, cá nhân nêu tại mục II.2.1 và II.2.2) đều ký cam kết và thực hiện không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
80% các cơ sở kinh doanh tại các khu vực, tuyến phố du lịch thuộc các tỉnh, thành còn lại trên cả nước không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
80% các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang không sản xuất và không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
60% tổ chức, các cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.4. Đến hết năm 2024
100% các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2023 về kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không tái phạm.
100% các cơ sở kinh doanh tại các thành phố, thị trấn, thị xã thuộc tỉnh không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các cơ sở kinh doanh tại các khu vực, tuyến phố du lịch thuộc các tỉnh, thành trên cả nước không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang không sản xuất và không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
90% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.5. Đến hết năm 2025
100% các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2024 về kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không tái phạm.
100% các cơ sở kinh doanh tại các tỉnh, thành phố thực thuộc trung ương không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không sản xuất và không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
1. Công tác tuyên truyền, vận động, ký cam kết
Cục QLTT các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương triển khai việc tổng hợp, đánh giá các yếu tố đặc thù tại các địa bàn như yếu tố làng nghề, chuyên doanh, bất cập về nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, chống đối thi hành công vụ ... để xây dựng và triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động, phô biên pháp luật, ký cam kết, quy chế phối hợp đối với các cơ sở kinh doanh, các sàn thương mại điện tử và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn, cụ thể bao gồm:
- Chuẩn bị nội dung, xây dựng kế hoạch phổ biến các tài liệu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn pháp luật về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tài liệu cảnh báo, hướng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai các hoạt động vận động, tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh; tuyên truyền vận động trực tiếp, phát tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, cẩm nang, sổ tay...), hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
- Tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rò nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không tái phạm đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết, ký quy chế phối hợp đối với các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, các sàn thương mại điện tử, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề tại địa phương trong công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm, không để hàng giả, hàng không rõ nguồn sốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.
- Cục QLTT các tỉnh, thành phố chủ động báo cáo chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí truyền thông, các doanh nghiệp, hiệp hội, sàn thương mại điện từ xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết; giám sát, khảo sát, thu thập, xác minh, điều tra cơ bản đánh giá tình hình diễn biển vi phạm; đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm, tái phạm.
- Các đơn vị QLTT chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đại diện chủ thế quyền, các sàn thương mại điện tử cung cấp đường dây nóng, đầu mối liên hệ để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh phân biệt hàng thật - hàng giả, chủ động đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ động tố giác các cơ sở vi phạm.
3. Công tác tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm
Sau khi hoặc đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, ký cam kết, Cục QLTT các tỉnh, thành phố triển khai công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn, các hiệp hội, doanh nghiệp chủ thể quyền, các sàn thương mại điện tử thực hiện việc:
- Tổ chức khảo sát, đánh giá, rà soát, sàng lọc các chủng loại mặt hàng, nhãn hiệu bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.
- Tổ chức thu thập, xác minh, điều tra cơ bản kết hợp với việc khảo sát đánh giá các yếu tố đặc thù tại các địa bàn như yếu tố làng nghề, chuyên doanh, chống đối thi hành công vụ, bất cập về nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật... để xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, xử lý vi phạm phù hợp, hiệu quả và bảo đảm an ninh trật tự. Hoạt động kiểm tra cần bảo đảm công tác bảo mật thông tin, triển khai thực hiện đồng loạt, xử lý triệt để vi phạm, đấu tranh phòng chống hiệu quả tình trạng chống đối thi hành công vụ, vi phạm tái diễn.
- Phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng chức năng liên quan triệt phá các tụ điểm, ô nhóm vi phạm nghiêm trọng. Chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự theo quy định của pháp luật.
- Đối với các vụ việc lớn (trị giá hàng hóa gia trên 30 triệu đồng hoặc hàng hóa giá mạo nhãn hiệu trên 200 triệu đồng), phức tạp, có yếu tố liên tỉnh, liên địa bàn, đường dây, ổ nhóm: Cục QLTT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chủ động phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT tổ chức thẩm tra, xác minh thông tin và kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Đối với các vụ việc do Cục Nghiệp vụ QLTT trực tiếp thụ lý: Cục QLTT các tỉnh, thành phố (Đội QLTT cơ động và Đội QLTT địa bàn) có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, xử lý, ban hành quyết định khám theo thẩm quyền (khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) ngay khi có yêu cầu phối hợp của Cục Nghiệp vụ QLTT.
4. Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
Các đơn vị QLTT các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch hoặc phối hợp với Văn phòng Tổng cục, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội (trong và ngoài nước) triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức trực tiếp tham gia công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
1. Cục QLTT các tỉnh, thành phố
- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 và Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố phân công, làm rõ trách nhiệm quản lý, giám sát, đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm của từng cơ quan, tổ chức tại các địa bàn các tỉnh, thành phố: QLTT, công an, chính quyền quận, huyện, xã, phường, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề tại địa phương; tham mưu Ban Chỉ đạo 389 và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai theo dõi, giám sát, kiểm tra đồng loạt, thường xuyên, đột xuất, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện của các Đội QLTT trực thuộc. Chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện những sai phạm trong thực thi công vụ của công chức QLTT; phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Tổng cục QLTT xử lý nghiêm những biểu hiện bao che, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quá trình triển khai kế hoạch này theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ Kế hoạch này tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tại mỗi địa phương hàng năm để bảo đảm mục tiêu để ra; tổng hợp, báo cáo theo quy định trong đó nêu rõ kết quả đã đạt được, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với những nội dung chưa thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện của các Cục QLTT. Chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện những sai phạm trong thực thi công vụ của công chức QLTT; phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra tham mưu, đề xuất Tổng cục QLTT xử lý nghiêm những biểu hiện bao che, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quá trình triển khai kế hoạch này theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, các doanh nghiệp, hiệp hội, các sàn thương mại điện tử triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn nâng cao kỹ năng kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho lực lượng QLTT địa phương.
- Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin đại diện sở hữu công nghiệp các thương hiệu tại Việt Nam để kịp thời cung cấp cho các Cục QLTT địa phương để xử lý các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Chủ động hoặc phối hợp với Cục QLTT các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng liên quan triển khai công tác giám sát, thu thập thông tin, xác minh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Trực tiếp kiểm tra, xử lý các vụ việc lớn, phức tạp, liên địa bàn, liên tỉnh, các đường dây, ổ nhóm và các vụ việc QLTT địa phương không triển khai thực hiện.
Chủ động hoặc phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời các biểu hiện bao che, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quá trình triển khai kế hoạch này theo quy định tại Thông tư số 54/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư số 20/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường..
Chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
5. Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài Chính
Phối hợp với các đơn vị có liên quan để bảo đảm kinh phí thực hiện Kế hoạch này.
6. Tổ công tác về Thương mại điện tử (tổ 368)
- Đề xuất, chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, ký cam kết đối với các sàn thương mại điện tử và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số.
- Phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng số.
- Chủ trì phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Cục QLTT các tỉnh, thành phố thông tin, truyền thông các hoạt động trong việc thực hiện Kế hoạch này.
- Tổng hợp, báo cáo đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Nghiệp vụ và các đơn vị liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền thống nhất trong toàn lực lượng trong công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
V. KINH PHÍ, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THI ĐUA KHEN THƯỞNG
1. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện kế hoạch này được bảo đảm từ nguồn kinh phí phân bổ trong ngân sách của các đơn vị theo quy định.
- Trong quá trình thực hiện, kinh phí chi cho công chức tham gia phối hợp do cơ quan cử công chức chịu trách nhiệm chi trả theo quy định.
2. Chế độ báo cáo
Cục QLTT các tỉnh, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch (trước 27 hàng tháng đối với báo cáo tháng, trước 27 tháng 6 đối với báo cáo 06 tháng, trước 27 của tháng 12 đối với báo cáo năm bao gồm thống kê các danh sách cơ sở kinh doanh, các cơ quan, tổ chức liên quan theo các mục tiêu cụ thể) về Tổng cục QLTT, bản mềm gửi qua địa chỉ email cnv@dms.gov.vn để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT.
3. Thi đua, khen thưởng
Việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu tại Kế hoạch này được xem xét để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đột xuất và định kỳ cuối năm của các đơn vị, công chức QLTT địa phương.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Tổng cục QLTT để xử lý, tháo gỡ hoặc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết./.
- 1 Thông báo 268/TB-VPCP năm 2020 về Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác cải cách hành chính, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 07/QĐ-BGTVT về Kế hoạch hành động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Quyết định 09/QĐ-BCĐ389 năm 2021 về sửa đổi Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389