Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 893/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính và báo cáo việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 915/TTr-SCT ngày 13/6/2014 và Giám đốc Sở Tư pháp tại các Công văn: số 244/STP-KSTTHC ngày 13/5/2014, số 282/STP-KSTTHC ngày 30/5/2014 và số 283/STP-KSTTHC ngày 30/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới ban hành và 05 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi (có danh mục kèm theo).

1. Sở Công Thương tổ chức việc niêm yết công khai và giải quyết các thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp đăng nhập các thủ tục hành chính mới ban hành và thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung nêu tại Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính chậm nhất trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các thủ tục hành chính còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương đã được công bố trước đây vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục
KSTTHC (Bộ Tư pháp);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- V
PUB: CBTH;
-
Lưu: VT, NClmc363.

CHỦ TỊCH




Lê Quang Thích

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG

(Kèm theo Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương:

STT

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực điện

1

Gia hạn giấy phép hoạt động điện lực

2

Thẩm tra hồ sơ dự án công trình điện

3

Thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

II. Lĩnh vực công nghiệp

1

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

2. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương:

TT

Số HS TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy đnh việc sửa đi, b sung

I. Lĩnh vực điện

1

T-QNG-059293-TT

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép bán buôn, bán lẻ điện

Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ, Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương

T-QNG-152829-TT

2

T-QNG-062061-TT

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV

Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ, Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương

T-QNG-152846-TT

3

T-QNG-152833-TT

Cấp, sa đổi, bổ sung giấy phép Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV.

Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ, Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương

 

T-QNG-152835-TT

4

T-QNG-061899-TT

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 3 MW

Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ, Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương

 

T-QNG-152843-TT

5

T-QNG-062109-TT

Cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực

Thông tư 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương

 

T-QNG-152831-TT

 

T-QNG-152830-TT

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THCỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THM QUYỂN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG

A. Thủ tục hành chính mới ban hành:

I. Lĩnh vực điện:

1. Thủ tục Gia hạn giấy phép hoạt động điện lực

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ từ tổ chức có yêu cầu.

- Bước 2: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ.

- Bước 3: Viết phiếu nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC thông báo bng văn bản (hoặc điện thoại) cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC tiến hành thẩm định hồ sơ và trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế. Nếu tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Sở trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp phép.

* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11 h 30, chiều 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan hoặc qua đường bưu điện; trả hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở Công Thương (địa chỉ : 58-60 Phạm Văn Đồng - TP Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi)

c. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo).

2. Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực và bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập gần nhất của đơn vị điện lực đề nghị cấp phép.

3. Tài liệu chứng minh việc duy trì các điều kiện đối với lĩnh vực hoạt động đã được cấp giấy phép.

4. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: Ba mươi ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h. Phí, lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 1, Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép hoạt động điện lực được gia hạn đối với từng lĩnh vực nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Trước khi giấy phép hoạt động điện lực hết hạn sử dụng 03 tháng, đơn vị điện lực phải lập hồ sơ theo yêu cầu trên để đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động điện. Trong trường hợp giấy phép hoạt động điện lực đã hết hạn sử dụng hoặc đơn vị được cấp giấy phép không thực hiện trình tự quy định như trên thì việc lập hồ sơ và trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực áp dụng như trường hợp cấp lần đầu.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; có hiệu lực ngày 01/7/2005.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

Quyết định 2640/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ủy quyền Giám đốc Sở Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày tháng năm

ĐỀ NGHỊ

CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh ...

Tên tổ chức đề nghị: …………………..

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): ………………………..

Có trụ sở giao dịch chính tại:……. …….Điện thoại:……… Fax:………………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: ……………………….ngày ... tháng ... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………..do …………….cấp ngày…………..

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………………do ………………cấp ngày ………… ..(nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại: ………………………………………………..

Đề nghị cấp/ gia hạn/ sửa đổi/ bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương ... cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

Đơn vị xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đo đơn v
(Ký tên, đóng dấu)

 

2. Thủ tục thẩm tra hồ sơ dự án công trình điện

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các chủ đầu tư có nhu cầu thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đường dây tải điện và nhà máy thủy điện trực tiếp nộp hồ sơ đến phòng một cửa - Sở Công Thương để công chức kiểm tra đánh giá hồ sơ thẩm tra vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và đầy đủ thành phần hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ : viết giấy hẹn trao cho người nộp (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ: công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình thẩm tra, phòng chuyên môn kiểm tra hồ sơ và có thông báo bằng văn bản đến chủ đầu tư yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định).

Tổ chức, cá nhân chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu thông báo, nộp lại hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra lại nội dung chỉnh lý theo yêu cầu thông báo và ghi bổ sung vào giấy biên nhận.

Thời gian chờ bổ sung hồ sơ không tính trong thời gian thẩm tra hồ sơ. Thời gian bắt đầu thẩm tra thiết kế được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

- Trường hợp Sở Công Thương trực tiếp thẩm tra: Sở Công Thương phát hành văn bản thẩm tra.

- Trường hợp Sở Công Thương chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thẩm tra:

+ Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Trong thời gian 05 ngày làm việc, Sở Công Thương lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo qui định của pháp luật để chỉ định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra theo qui định và thông báo bằng văn bản đến chủ đầu tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra về Sở Công Thương để tổng hợp.

+ Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Trong thời gian 05 ngày làm việc, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để chủ đầu tư la chọn tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo qui định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra về Sở Công Thương để theo dõi, quản lý.

Bước 4:

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Người nhận kết quả đến nộp tiền phí, lệ phí thẩm tra tại bộ phận kế toán Văn phòng S Công Thương.

Căn cứ vào biên lai nộp tiền, công chức trả hồ sơ đã thẩm tra cho người xin thẩm tra.

* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11 h 30, chiều 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: Nhận và trả kết quả trực tiếp tại tổ một cửa Sở Công Thương (địa chỉ : 58-60 Phạm Văn Đồng - TP Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi)

c. Thành phần hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (theo Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD)

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư).

3. Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư)

4. Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (nếu có).

5. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).

6. Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung như:

- Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

- Điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư:

7. Các hồ sơ khảo sát xây dựng có liên quan đến các bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư);

8. Các bản vẽ (bản chính) gồm:

- Mặt bằng hiện trạng và vị trí hướng tuyến công trình trên quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; Biên bản thỏa thuận hướng tuyến giữa Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế (đối với công trình đường dây tải điện)

- Tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng,...); văn bản thỏa thuận vị trí dự kiến đấu nối của công trình (đối với công trình đường dây tải điện)

- Thiết kế công trình: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của các hạng mục và toàn bộ công trình; các bản vẽ thiết kế công nghệ, thiết kế biện pháp thi công có liên quan đến thiết kế xây dựng;

- Gia cố hoặc xử lý nền - móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật,...;

- Thiết kế chi tiết các liên kết chính, liên kết quan trọng của kết cấu chịu lực chính và các cấu tạo bắt buộc (cấu tạo để an toàn khi sử dụng - vận hành - khai thác, cấu tạo để kháng chấn, cấu tạo để chống ăn mòn, xâm thực);

- Thiết kế phòng chống cháy nổ, thoát hiểm đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt (nếu có).

9. Thuyết minh thiết kế (bản chính) gồm:

- Căn cứ để lập thiết kế:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, bao gồm cả danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước.

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng phục vụ cho thiết kế;

+ Hồ sơ đánh giá hiện trạng chất lượng công trình (đối với công trình sửa chữa, cải tạo).

- Thuyết minh thiết kế xây dựng:

+ Giải pháp thiết kế kèm theo các số liệu kết quả tính toán dùng để thiết kế: Biện pháp gia cố hoặc xử lý nền - móng, thiết kế kết cấu chịu lực chính của công trình, an toàn phòng chống cháy nổ và thoát hiểm, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật,...;

+ Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng đối với công trình cấp II.

10. Dự toán xây dựng công trình (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc đối với công trình thiết kế 1 bước; 30 ngày làm việc đối với thiết kế 2 bước, 3 bước(công trình cấp III) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản kết quả thẩm tra.

h. Phí, lệ phí thẩm tra: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ trình thẩm tra thiết kế và dự toán công trình (theo Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng)

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý cht lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Thông tư s 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

Tên địa phương, ngày …… tháng …… năm ……

 

TỜ TRÌNH

THẨM TRA THIT KẾ XÂY DNG CÔNG TRÌNH

Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)

- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số /2013/TT-BXD ngày... tháng...năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (TKKT/TKBVTC)....

I. Thông tin chung công trình:

1. Tên công trình:

2. Cấp công trình:

3. Thuộc dự án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt

4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):

5. Địa điểm xây dựng:

6. Giá trị dự toán xây dựng công trình:

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Các thông tin khác có liên quan:

II. Danh mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:

1. Văn bản pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;

- Văn bn thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thm quyền (nếu có);

- Và các văn bản khác có liên quan.

2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, dự toán:

Theo Điều 6 của Thông tư.

3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư;

- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);

- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;

(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
Lưu:

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện

 

3. Thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở Công Thương để kiểm tra vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và đầy đủ thành phần hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ : viết giấy giao nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ: công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2:

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ:, trong thời gian 10 ngày làm việc, phòng chuyên môn Sở Công Thương sẽ thông báo qua điện thoại cho chủ đầu tư thời gian kiểm tra thực tế công trình; trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với công trình cấp III, IV) và 30 ngày làm việc (đối với công trình cấp II) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương sẽ phát hành văn bản kết luận về nội dung kiểm tra công tác nghiệm thu gửi chủ đầu tư.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11 h 30, chiều 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: Nhận và trả kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa Sở Công Thương (địa chỉ : 58-60 Phạm Văn Đồng - TP Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi)

c. Hồ sơ:

1. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Báo cáo hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình do chủ đầu tư lập theo mẫu Phụ lục 3 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 20/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình do chủ đầu tư lập theo mẫu Phụ lục 5 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 20/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (đối với công trình cấp III, IV) và 30 ngày làm việc (đối với công trình cấp II) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo kết quả kiểm tra.

h. Phí, lệ phí: Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Báo cáo hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình theo mẫu Phụ lục 3 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 20/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình theo mẫu Phụ lục 5 Thông tư số 10/2013/TT-BXD.

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l. Căn c pháp lý của TTHC:

- Luật xây dựng s 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 20/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

 

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư s 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng)

….........(Tên Chủ đầu tư) ………
-------
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ….. / …….

…………, ngày …… tháng …… năm ……

 

BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DNG

CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Kính gửi: .............................................................. (1)

Chủ đầu tư công trình/hạng mục công trình …………………. báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình với các nội dung sau :

1. Tên công trình/hạng mục công trình:..............................................................................

2. Địa điểm xây dựng.......................................................................................................

3. Quy mô công trình: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

4. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

5. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).

6. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.

7. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

8. Báo cáo về việc đủ điều kiện để tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (ghi rõ các điều kiện để được nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật).

Đề nghị …..(1)….tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo thẩm quyền./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ….. (2) ….. (để biết);
- Lưu …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ htên, chức vụ và đóng du pháp nhân)

_______________

(1) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Điều 25 Thông tư này.

(2). Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 25 Thông tư này.

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC HỒ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Bộ Xây dựng)

A. HỒ SƠ CHUN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DNG VÀ HỢP ĐỒNG

1. Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi).

3. Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.

4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư.

5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.

6. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.

7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.

10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

B. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DNG, THIẾT K XÂY DNG CÔNG TRÌNH

1. Phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.

2. Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật; văn bản thông báo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).

4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo).

5. Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

6. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.

C. HỒ SƠ THI CÔNG VÀ NGHIM THU CÔNG TRÌNH XÂY DNG

1. Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).

3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.

4. Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành.

6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.

7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).

8. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.

9. Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.

10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:

a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;

b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;

c) An toàn môi trường;

d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;

đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;

g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).

12. Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

13. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục/ công trình đưa vào sử dụng của Chủ đầu tư.

14. Các phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào sử dụng.

15. Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

D. QUY CÁCH VÀ SỐ LƯỢNG HỒ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH

1. Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận.

2. Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

3. Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung hồ sơ lưu trữ trong hộp.

4. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp.

5. Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp;

6. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng.

 

II. Lĩnh vực công nghiệp:

1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận huấn luyn kỹ thut an toàn vn chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết của Sở Công Thương.

- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

- Bước 3: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận (theo Mu 2 quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h).

b. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Sở Công Thương (địa chỉ 58-60 Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương;

2. Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính) hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;

3. 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

4. Số lượng hồ sơ:. 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đúng đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan hoặc người có thm quyền quyết định: Giám đốc Sở Công Thương.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền/phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghệ và Môi trường- Sở Công Thương.

- Cơ quan phối hợp thực hiện: Không.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giy chứng nhận.

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mu 1 Phụ lục 6 (mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận) kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Các yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng công nghiệp nguy him được quy định tại Điều 7 và ứng cứu khẩn cấp quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương.

l. Căn cứ pháp lý:

+ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

+ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

+ Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

+ Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ ng Thương quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

 

PHỤ LỤC 6

Mẫu Đơn đnghị cấp Giấy chứng nhn huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghip nguy hiểm và Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm
(Ban hành kèm theo Thông tư s44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)

Mẫu 1

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Mẫu 2

Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Mu 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Kính gửi: Sở Công Thương Quảng Ngãi.

Tôi là (ghi rõ họ tên bằng chữ hoa)............................................................ Nam / Nữ

Sinh ngày:..../……/………… Dân tộc: ………………….. Quốc tịch:............................

Số CMND (hoặc Hộ chiếu) ………………. Ngày cấp:.................................................

Nơi cấp: ……………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................

Chỗ ở hiện tại:.............................................................................................................

Thực hiện Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường, thủy nội địa.

Đề nghị Sở Công Thương Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm cho tôi.

 

 

…….., ngày … …tháng ……..năm……
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hồ sơ gửi kèm theo:
………………………

 

 

Mẫu 2. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Mt ngoài: Kích thước: 190mm x 130mm

 

(1)…………………………………………

 

(2)…………………………………………

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUT AN TOÀN VN CHUYN HÀNG CÔNG NGHIP NGUY HIỂM

 

 

 

 

 

 

 

(1) Tên cơ quan quản lý đơn vị tổ chức huấn luyện (Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh..)

(2) Tên đơn vị tổ chức huấn luyện (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh...)

 

B. Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung

I. Lĩnh vực điện

1. Thủ tục cấp, sửa đi, bổ sung giấy phép bán buôn, bán lẻ điện.

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ từ tổ chức có yêu cầu.

- Bước 2: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ.

- Bước 3: Viết phiếu nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC thông báo bng văn bản (hoặc điện thoại) cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC tiến hành thẩm định hồ sơ và trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế. Nếu tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Sở trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp phép.

* Thời gian tiếp nhận và, trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11 h 30, chiều 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Công Thương (địa chỉ 58-60 Phạm Văn Đồng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hoặc qua đường bưu điện; trả hồ sơ tại tổ một cửa Sở Công Thương

c. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo).

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

3. Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý gồm: Ban lãnh đạo, người trực tiếp quản lý kỹ thuật (theo mẫu tại Phụ lục 7b kèm theo), kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp.

4. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: Ba mười ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đi tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h. Phí, lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 1, Phụ lục 7b Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động bán lẻ điện tại nông thôn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

5. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

6. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

7. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; có hiệu lực ngày 01/7/2005.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

- Quyết định 2640/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ủy quyền Giám đốc Sở Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày tháng năm

ĐỀ NGHỊ

CP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh ...

Tên tổ chức đề nghị: ......................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): ……………………………..

Có trụ sở giao dịch chính tại: ……………….Điện thoại: ……………. Fax:……………..

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: ……ngày ... tháng... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………….. do ……………………. cấp ngày ………………… .. (nếu có).

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do …………. cấp ngày ………. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:....................................................................................

Đề nghị cấp/ gia hạn/ sửa đổi/ bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương ... cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

Đơn vị xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA CHÍNH
(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia chính, quản lý kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thủ tục Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV

а. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ tổ chức có yêu cầu.

- Bước 2: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ.

- Bước 3: Viết phiếu nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả) .

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC thông báo bằng văn bản (hoặc điện thoại) cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC tiến hành thẩm định hồ sơ và trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế. Nếu tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Sở trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp phép.

* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Công Thương (địa chỉ 58-60 Phạm Văn Đồng - Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hoặc qua đường bưu điện; trả hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Công Thương

c. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực).

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghcấp phép.

3. Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính (theo mẫu tại Phụ lục 7a Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực), kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký với tổ chức tư vấn.

4. Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

5. Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn.

6. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: Ba mươi ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h. Phí, lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 1, Phụ lục 7a , Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động Tư vấn đầu tư xây dựng, công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

5. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm biến áp, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế - tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp phù hợp.

6. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tài chính dự án, địa chất, xây dựng, tổ chức thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

7. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

8. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thực hiện dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

9. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp.

10. Số lượng chuyên gia tư vấn chính: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; có hiệu lực ngày 01/7/2005.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

- Quyết định 2640/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ủy quyền Giám đốc SCông nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày tháng năm

ĐỀ NGHỊ

CP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh ...

Tên tổ chức đề nghị: ......................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): ……………………………..

Có trụ sở giao dịch chính tại: ……………….Điện thoại: ……………. Fax:……………..

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: ……ngày ... tháng... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………….. do …………………. cấp ngày ………………… .. (nếu có).

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do ……………. cấp ngày ……. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:....................................................................................

Đề nghị cấp/ gia hạn/ sửa đổi/ bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương ... cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

Đơn vị xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC
(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia chính, quản lý kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thủ tục Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực thuộc lĩnh vực Tư vn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV

а. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ ttổ chức có yêu cầu.

- Bước 2: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ.

- Bước 3: Viết phiếu nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC thông báo bằng văn bản (hoặc điện thoại) cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC tiến hành thẩm định hồ sơ và trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế. Nếu tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Sở trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp phép.

* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Công Thương (địa chỉ 58-60 Phạm Văn Đồng - Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hoặc qua đường bưu điện; trả hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Công Thương

c. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực).

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

3. Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính (theo mẫu tại Phụ lục 7a Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực), kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký với tổ chức tư vấn.

4. Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

5. Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn.

6. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thời hạn giải quyết: Ba mươi ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h. Phí, lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 1, Phụ lục 7a Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép Tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

5. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình đường dây và trạm biến áp.

6. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm, trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tổ chức xây dng.

7. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đi học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp.

8. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ trì thực hiện giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

9. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

10. Số lượng chuyên gia tư vấn chính: có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; có hiệu lực ngày 01/7/2005.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chi tiết thi hành, một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

- Quyết định 2640/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ủy quyền Giám đốc Sở Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày tháng năm

ĐỀ NGHỊ

CP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh ...

Tên tổ chức đề nghị: ......................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): ……………………………..

Có trụ sở giao dịch chính tại: ……………….Điện thoại: ……………. Fax:……………..

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: ……gày ... tháng... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………….. do ……………………. cấp ngày ………………… .. (nếu có).

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do ……………. cấp ngày ……. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:....................................................................................

Đề nghị cấp/ gia hạn/ sửa đổi/ bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương ... cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

Đơn vị xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC
(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia tư vấn chính

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Thủ tục Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 3 MW .

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ tổ chức có yêu cầu.

- Bước 2: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ.

- Bước 3: Viết phiếu nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC thông báo bằng văn bản (hoặc điện thoại) cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC tiến hành thẩm định hồ sơ và trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế. Nếu tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Sở trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp phép.

* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Công Thương (địa chỉ 58-60 Phạm Văn Đồng - Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hoặc qua đường bưu điện; trả hồ sơ tại Bộ phận một cửa Sở Công Thương

c. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (theo Phụ lục 1, Phụ lục 7b Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 ca Bộ Công Thương).

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp phép.

3. Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý (Ban lãnh đạo, người trực tiếp quản lý kỹ thuật và vận hành nhà máy điện), kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. Tài liệu chứng minh việc đào tạo đối với đội ngũ công nhân trực tiếp vận hành.

4. Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện của cấp có thẩm quyn.

5. Danh mục các hạng mục công trình điện chính của nhà máy điện.

6. Bản sao tài liệu kỹ thuật xác định công suất lắp đặt từng tổ máy, thỏa thuận đấu nối nhà máy điện vào hệ thống, thỏa thuận về hệ thống đo đếm điện năng theo quy định.

7. Phương án cung cấp nhiên liệu (đối với nhà máy nhiệt điện).

8. Bản sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận.

9. Bản sao hợp đồng mua bán điện đã ký hoặc văn bản thỏa thuận mua bán điện.

10. Bản sao văn bản xác nhận kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

11. Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận việc đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.

12. Bản sao Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với nhà máy thủy điện).

13. Bản sao Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ thống điện, Quy trình vận hành và xử lý sự cố, Danh mục các quy trình vận hành thiết bị.

14. Biên bản nghiệm thu hệ thống hạ tng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu phục vụ vận hành hệ thống điện, thị trường điện theo quy định.

15. Biên bản nghiệm thu đập thủy điện và tuyến năng lượng và Bản đăng ký an toàn đập gửi cơ quan có thẩm quyền; Báo cáo kết quả kiểm định đập (đối với đập thủy điện đã đến kỳ kiểm định).

16. Bản sao biên bản nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình điện chính của dự án phát điện, biên bản nghiệm thu chạy thử không tải và có tải từng tổ máy, biên bản nghiệm thu toàn phần liên động có tải từng tổ máy.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d. Thời hạn giải quyết: Ba mươi ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h. Phí, lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 1, Phụ lục 7b Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

k. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3 MW đặt tại địa phương phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

- Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

5. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

6. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

7. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

8. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

9. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

10. Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

11. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

12. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; có hiệu lực ngày 01/7/2005.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

- Quyết định 2640/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ủy quyền Giám đốc Sở Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Lut Đin lc.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày tháng năm

ĐỀ NGHỊ

CP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh ...

Tên tổ chức đề nghị: ......................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có): ……………………………..

Có trụ sở giao dịch chính tại: ……………….Điện thoại: ……………. Fax:……………..

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:ngày ... tháng... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………….. do ……………………. cấp ngày ………………… .. (nếu có).

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do ……………. cấp ngày ……. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:....................................................................................

Đề nghị cấp/ gia hạn/ sửa đổi/ bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

- .....................................................................................................................................

- .....................................................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương ... cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

Đơn vị xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA CHÍNH
(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia chính, quản lý kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thủ tục Cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực

a. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ từ tổ chức có yêu cầu.

- Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ.

- Viết phiếu nhận hsơ (trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả).

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả vào các ngày trong tuần tthứ 2 đến thứ 6 (sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h)

b. Cách thức thực hiện: nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Công Thương (địa chỉ 58-60 Phạm Văn Đồng - Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)

c. Hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm (01 bộ):

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực lần đầu bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;

- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn hoặc quyết định nâng bậc lương công nhân;

- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực;

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;

- Bản khai quá trình công tác có xác nhận của cơ quan, đơn vị.

2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực khi thẻ hết hạn sử dụng bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;

- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực;

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Chuyên môn của Sở Công Thương kiểm tra hồ sơ và tham mưu Lãnh đạo Sở cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực. Trường hợp không đủ điều kiện cấp thẻ, sau 03 ngày làm việc, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng

- Kiểm tra viên điện lực phải báo cáo thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý bằng văn bản lý do bị mất hoặc bị hỏng thẻ;

- Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực bao gồm (01 bộ):

+ Văn bản đề nghị cấp lại thẻ của đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực;

+ Đơn đề nghị cấp lại thẻ của Kiểm tra viên điện lực;

+ 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;

+ Thẻ Kiểm tra viên điện lực đối với trường hợp thẻ bị hỏng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Chuyên môn của Sở Công Thương kiểm tra hồ sơ lưu và tham mưu Lãnh đạo Sở cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực theo thời hạn sử dụng của thẻ cũ.

d. Thời hạn giải quyết: năm ngày làm việc kể tkhi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ. Đi tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Năng lượng - Sở Công Thương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ Kiểm tra viên điện lực

h. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

i. Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Kiểm tra viên điện cấp huyện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành điện;

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;

- Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện; được bố trí công tác tại phòng chuyên môn có chức năng theo dõi về các hoạt động trong lĩnh vực điện lực tại thời điểm đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực.

- Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;

- Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.

2. Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện;

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;

- Đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;

- Nắm vững các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;

- Đủ sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.