THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 899/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng (áp dụng Điều Khoản chuyển tiếp của Nghị định số 44/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Khu CNC Hòa Lạc) đến năm 2030 với các nội dung chính sau:
- Khu CNC Hòa Lạc được bố trí ở hai phía của Đại lộ Thăng Long trên địa bàn xã Phú Cát, huyện Quốc Oai và các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
- Quy mô diện tích: Khoảng 1.586 ha, với ranh giới được xác định cụ thể đối với từng khu vực như sau:
+ Khu vực phía Bắc của Đại lộ Thăng Long: Khoảng 1.262,2 ha
. Phía Bắc giáp khu dân cư phía Nam đường 84 (tỉnh lộ 420);
. Phía Đông giáp khu dân cư xã Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên;
. Phía Tây giáp quốc lộ 21;
. Phía Nam giáp Đại lộ Thăng Long.
+ Khu vực phía Nam của Đại lộ Thăng Long: Khoảng 323,7 ha
. Phía Bắc giáp Đại lộ Thăng Long;
. Phía Đông giáp đường vành đai đã xây dựng;
. Phía Tây giáp Khu dân dụng Bắc Phú Cát;
. Phía Nam giáp Khu dân dụng Bắc Phú Cát và đường quy hoạch.
- Hiện trạng năm 2015: Dân số, lao động trong Khu CNC Hòa Lạc Khoảng 12.600 người.
- Dự báo đến năm 2030: Khoảng 229.000 người, trong đó dân số thường trú Khoảng 99.300 người tương ứng Khoảng 40 - 50%.
- Khu CNC Hòa Lạc là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao cấp Quốc gia.
- Khu CNC Hòa Lạc là nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Trọng tâm phát triển của Khu CNC Hòa Lạc là các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện từ, chế tạo máy, vật liệu mới, năng lượng mới.... và danh Mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
STT | Khu chức năng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
1 | Khu Giáo dục và đào tạo | 123,53 | 7,79 |
2 | Khu Nghiên cứu và triển khai | 263,15 | 16,59 |
3 | Khu Phần mềm | 55,93 | 3,53 |
4 | Khu Công nghiệp công nghệ cao | 391,01 | 24,65 |
5 | Khu Trung tâm | 43,14 | 2,72 |
6 | Khu Hỗn hợp | 80,12 | 5,05 |
7 | Khu Nhà ở | 75,50 | 4,76 |
8 | Khu Giải trí và thể dục thể thao | 32,92 | 2,08 |
9 | Hồ Tân Xã và vùng đệm | 150,77 | 9,51 |
10 | Giao thông và các công trình đầu mối HTKT | 220,55 | 13,91 |
11 | Cây xanh (cây xanh tập trung và cây xanh theo hạ tầng kỹ thuật chung) | 149,37 | 9,42 |
| Tổng cộng | 1586,00 | 100,00 |
5. Quy hoạch phát triển không gian:
Định hướng phát triển không gian đô thị phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
a) Tổ chức không gian các khu chức năng
Các khu chức năng nêu trên được bố trí, tổ chức như sau:
- Khu Giáo dục và đào tạo: Có diện tích là 123,53 ha, là nơi tập trung các trường đại học, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, là nơi cung cấp đội ngũ nhân lực có chuyên môn, tay nghề cao.
- Khu Nghiên cứu và triển khai (R&D): Có diện tích 263,15 ha, là nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu phát triển, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời là nơi đào tạo và thu hút các chuyên gia trong các ngành công nghệ cao và những người có trình độ cao làm công tác nghiên cứu và ứng dụng. Khu R&D sẽ là cầu nối giữa nghiên cứu và thực tiễn, nơi ươm mầm các phát minh.
- Khu Phần mềm: Có diện tích 55,93 ha, là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phần mềm, cung cấp các dịch vụ sản xuất kinh doanh liên quan đến công nghệ thông tin.
- Khu Công nghiệp công nghệ cao: Có diện tích 391,01 ha, là nơi tập trung các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao, kho ngoại quan.
- Khu Trung tâm: Có diện tích 43,14 ha, là nơi tập trung các công trình, dịch vụ công cộng cho toàn Khu CNC Hòa Lạc như: Các tòa nhà hành chính, văn phòng làm việc kết hợp nhà ở, trung tâm hội nghị, trung tâm thông tin, trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm, bảo tàng, bưu điện, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, công viên, quảng trường...
- Khu Hỗn hợp: Có diện tích 80,12 ha, là khu dịch vụ đa chức năng, cung cấp đầy đủ hạ tầng xã hội bao gồm: Nhà ở chất lượng cao, các dịch vụ dân sinh, kinh doanh thương mại, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, y tế, mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học ... phục vụ đầy đủ các nhu cầu, tiện ích của người làm việc, sinh sống trong và ngoài Khu CNC Hòa Lạc.
- Khu Nhà ở: Có diện tích 75,50 ha, có chức năng như một khu ở đô thị xanh gần gũi thiên nhiên, phù hợp với địa hình, cảnh quan thiên nhiên khu vực, thân thiện với môi trường phục vụ cho nhu cầu ở và làm việc của các chuyên gia, người lao động, làm việc, nghiên cứu học tập trong Khu CNC Hòa Lạc. Trong đó gồm các khu nhà ở cao cấp (biệt thự, liền kề và chung cư cao cấp), nhà ở công nhân,...và các cơ sở dịch vụ tiện ích.
- Khu Giải trí và thể dục thể thao: Có diện tích 32,92 ha, là nơi tập trung các trung tâm thể dục thể thao, các rạp chiếu phim, nhà hàng và các trung tâm vui chơi - giải trí, công viên, tạo môi trường xanh trong khu vực với Mục đích để phục vụ cộng đồng và mang tính xã hội cao, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và tập luyện thể dục thể thao của người làm việc trong Khu CNC Hòa Lạc và khu vực lân cận.
- Hồ Tân Xã và vùng đệm: Có diện tích 150,77 ha, là một khu sinh thái, cảnh quan đặc biệt của Khu CNC Hòa Lạc, được bảo tồn và tôn trọng các yếu tố tự nhiên vốn có, có chức năng là hồ Điều hòa, cảnh quan không gian phục vụ nghiên cứu khoa học của Khu CNC Hòa Lạc.
- Giao thông và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Có diện tích 220,55 ha, gồm các đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật dọc theo đường trong Khu CNC Hòa Lạc và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật như: Nhà Điều hành, trạm cấp nước, xử lý nước thải, bể dự phòng sự cố nước thải, trạm điện, bãi trung chuyển rác thải rắn dự phòng...
- Cây xanh: Có diện tích 149,37 ha, bao gồm các dải cây xanh cảnh quan ven đường giao thông cùng hệ thống cây xanh mặt nước của các suối, vực trong Khu công nghệ cao.
b) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Theo các tuyến đường giao thông đối ngoại:
+ Trục Đại lộ Thăng Long: Không gian kiến trúc cảnh quan được kết nối bởi dải cây xanh cách ly, cầu vượt Bắc Phú Cát, nút giao thông lập thể để tạo nên một không gian cửa ngõ chính của Khu CNC Hòa Lạc.
+ Trục đường Quốc lộ 21 (QL 21): Kết nối Khu CNC Hòa Lạc với Khu đại học Quốc gia qua các cổng phụ, đặc biệt là khu vực xây dựng Đại học Việt - Nhật nằm ven đường QL 21.
+ Trục đường vành đai đô thị Hòa Lạc: Trục đường này nằm giáp phía Đông của Khu CNC Hòa Lạc, được gắn kết với không gian hồ nước, suối, đập và các khu dân cư lân cận.
- Theo các đường trục chính trong khu:
+ Tại khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long:
. Theo hướng Bắc - Nam gồm có: Không gian theo tuyến đường C, tuyến đường D. Cổng chính của Khu CNC Hòa Lạc sẽ được bố trí ở khu vực đầu tuyến đường C nối với Đại lộ Thăng Long, cổng phụ trên đường D nối với Đại lộ Thăng Long.
. Theo hướng Đông - Tây gồm có: Tuyến đường A và tuyến đường B nối với đường 3 (cổng phụ trên tuyến đường 3 nối với quốc lộ 21).
+ Tại khu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long:
. Theo hướng Bắc - Nam gồm có: Tuyến đường C - B1, tuyến đường D và tuyến đường B2 (cổng chính trên tuyến đường C nối với Đại lộ Thăng Long, cổng phụ trên đường D nối với Đại lộ Thăng Long và trên tuyến đường B2 nối với Đại lộ Thăng Long).
. Theo hướng Đông - Tây gồm có: Không gian theo tuyến đường A trong khu Công nghiệp công nghệ cao 2.
- Các Điểm nhấn không gian kiến trúc:
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại, phù hợp Điều kiện khí hậu, Tiết kiệm năng lượng. Xác định các công trình Điểm nhấn trong các khu chức năng có chất lượng kiến trúc - thẩm mỹ cao.
+ Tổ chức các không gian cây xanh, mặt nước, sông hồ sinh thái, môi trường. Hạn chế san lấp địa hình, tôn tạo cảnh quan hiện trạng.
6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Đại lộ Thăng Long là trục giao thông kết nối nhanh giữa Khu CNC Hòa Lạc với trung tâm Thành phố Hà Nội. Tại Khoảng km25 - km26 Đại lộ Thăng Long bố trí kết nối giao thông giữa làn đường cao tốc và làn đường gom với Khu CNC Hòa Lạc.
+ Quốc lộ 21 là tuyến đường liên kết nối chuỗi đô thị vệ tinh Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.
+ Đường sắt nội vùng chạy dọc theo Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 21 để kết nối khu vực đô thị vệ tinh Hòa Lạc với các đô thị lân cận và trung tâm Hà Nội.
+ Đường thủy: Cảng Sơn Tây cách Khu CNC Hòa Lạc Khoảng 20 km (được xác định là cảng cấp vùng phục vụ chung cho toàn khu vực phía Tây vùng Hà Nội: Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai).
+ Các tuyến đường đô thị nằm lân cận Khu CNC Hòa Lạc: Gồm đường 84 (Tỉnh lộ 420) ở phía Bắc; đường vành đai phía Đông; đường đô thị 50 m phía Nam. Các tuyến này sẽ được khớp nối phù hợp với quy hoạch giao thông của Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
- Giao thông đối nội:
Các tuyến giao thông nội bộ: Liên kết các khu chức năng trong Khu CNC Hòa Lạc với nhau có mặt cắt từ 11 m - 58 m. Sau khi hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc tiến hành đặt lại tên các tuyến đường đảm bảo nhất quán, phù hợp, thuận tiện trong quản lý và thu hút đầu tư.
b) Chuẩn bị kỹ thuật:
- San nền
Tôn trọng và tận dụng tối đa lợi thế địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đào đắp, tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
Khu thấp trũng phía Đông, Đông Nam cao độ nền khống chế > + 10,0 m đối với dân dụng, cơ quan và > + 11,0 m đối với công nghiệp.
Giữ nguyên cao độ các trục đường hiện trạng đã được đầu tư xây dựng.
- Thoát nước mưa
+ Hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải.
+ Toàn bộ Khu CNC Hòa Lạc được chia thành 6 khu vực thoát nước mưa chính, hướng thoát chính về sông Tích nằm ở phía Đông:
. 4 lưu vực ở phía Bắc Đại lộ Thăng Long bao gồm lưu vực Hồ Tân Xã, suối Dứa Gai, suối Vực Giang 1 và suối Vực Giang 2.
. 2 lưu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long chảy về suối Con Gái trong Khu Công nghiệp công nghệ cao 2 rồi theo hướng chính Tây Nam - Đông Bắc thoát nước ra Vực Giang - sông Tích.
+ Hồ Tân Xã có chức năng hồ Điều hòa, cảnh quan và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
+ Công trình xả tràn nước hồ Tân Xã: Bao gồm một đập tràn hiện có với kênh xả tràn để kết nối vào suối Dứa Gai và một cửa Điều Tiết.
+ Cải tạo suối Dứa Gai để nâng cao năng lực thoát nước, là trục chính thoát nước cho khu vực trung tâm Khu CNC Hòa Lạc.
c) Cấp nước
- Nguồn nước: Lấy nước từ các tuyến ống truyền tải nước sông Đà chạy dọc Đại lộ Thăng Long để cấp cho Khu CNC Hòa Lạc.
- Tiêu chuẩn cấp nước áp dụng phù hợp theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành của Việt Nam và một số tiêu chuẩn của Nhật Bản.
- Hệ thống cấp nước được phân tách thành hai mạng riêng biệt cho khu vực phía Bắc và Nam của Đại lộ Thăng Long.
d) Cấp điện
- Nguồn điện cấp cho Khu CNC Hòa Lạc:
+ Trong giai đoạn đầu (đến năm 2020), toàn bộ Khu CNC Hòa Lạc được cấp điện từ trạm biến áp 110/22 KV Hòa Lạc số 1 xây mới công suất 3 x 63 MVA và trạm điện E10.7 hiện có. Các trạm này được lấy nguồn điện từ đường dây 110 KV mạch đơn Xuân Mai - Hòa Lạc và Hòa Lạc - Sơn Tây hiện có.
+ Khi nhu cầu phụ tải tăng lên, sẽ xây dựng trạm 110/22 KV Hòa Lạc số 2: 2*40 MVA tại Khu công nghiệp công nghệ cao 2. Nguồn cấp điện cho trạm này là tuyến 110 kV xây mới từ Xuân Mai cấp đến.
+ Trong tương lai (sau năm 2020) các trạm điện 110/22 KV của Khu CNC Hòa Lạc sẽ được cấp thêm nguồn thứ hai được lấy từ trạm biến áp Hòa Lạc 220/110 - 3x250 MVA (theo sơ đồ định hướng cấp điện huyện Thạch Thất đến năm 2030).
- Các dự án trong Khu CNC Hòa Lạc có nhu cầu sử dụng phụ tải lớn được phép thỏa thuận với ngành điện để được bổ sung vào quy hoạch điện và cung cấp theo nhu cầu thực tế.
đ) Thông tin liên lạc:
Xây dựng tổng đài với dung lượng Khoảng 300.000 đầu số, chất lượng đường chuyền cao và có thể mở rộng dung lượng khi nhu cầu sử dụng của khách hàng trong khu vực tăng lên.
e) Thoát nước thải
- Nước thải của tất cả các hoạt động trong Khu CNC Hòa Lạc được xử lý cục bộ trước khi được đưa đến nhà máy xử lý nước thải chung, sau khi xử lý tại nhà máy, nước thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn loại A đối với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp hiện hành của Việt Nam.
- Nâng công suất nhà máy xử lý nước thải số 1 ở Khu công nghiệp công nghệ cao 1 từ 6.000 m3/ngày đêm lên 42.000 m3/ngày đêm phục vụ cho cả khu vực phía Bắc và phía Nam Đại lộ Thăng Long của Khu CNC Hòa Lạc. Để tận dụng công suất hoạt động của trạm xử lý trên trong giai đoạn trước mắt, bố trí tuyến ống thu gom nước thải qua Đại lộ Thăng Long để thu gom toàn bộ nước thải khu vực phía Nam về trạm xử lý nước thải công suất 42.000 m3/ngày đêm để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.
- Xây dựng nhà máy nước thải số 2 ở Khu công nghiệp công nghệ cao 2 có công suất 8.000 m3/ngày đêm phục vụ cho khu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long của khu công nghệ cao Hòa Lạc sau khi trạm xử lý nước thải số 1 công suất 42.000 m3/ngày đêm đã đủ lưu lượng nước thải theo thiết kế.
7. Đánh giá tác động môi trường:
a) Vệ sinh môi trường:
Chất thải rắn sau khi thu gom tại chỗ, thu gom vận chuyển đến nơi xử lý tập trung, bố trí 01 bãi trung chuyển chất thải rắn dự phòng.
b) Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường:
Các hoạt động trong Khu CNC Hòa Lạc phải bảo đảm chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường. Các dự án, tùy theo quy mô và loại hình cần được đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được các tiêu chí sản xuất sạch, thân thiện môi trường.
- Khuyến khích các hoạt động sản xuất, sử dụng hệ thống quản lý và công nghệ sản xuất sạch, các sản phẩm thân thiện và bảo vệ môi trường. Các nhóm ngành công nghiệp trong Khu CNC Hòa Lạc là công nghệ sạch.
- Xây dựng hệ thống xử lý môi trường bảo đảm chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, nghiên cứu trong Khu CNC Hòa Lạc không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn Khu CNC Hòa Lạc.
Dự án xây dựng Khu CNC Hòa Lạc được đầu tư liên tục đến năm 2030. Khuyến khích xã hội hóa các dự án: Xây dựng nhà ở cho người lao động, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các công trình công cộng và cung cấp dịch vụ công; ưu tiên các dự án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Điều 2. Trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện
- Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm: Nghiên cứu, ban hành chính sách phát triển nhà ở cho chuyên gia, người lao động làm việc trong Khu CNC Hòa Lạc.
- Bộ Xây dựng kiểm tra thực hiện theo quy hoạch được duyệt và các công trình kiến trúc Điểm nhấn, các vị trí quan trọng trong Khu CNC Hòa Lạc.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm:
+ Đầu tư xây dựng, tổ chức kết nối giao thông của Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 21 và giao thông lân cận, hệ thống cấp nước và thoát nước nằm ngoài ranh giới với Khu CNC Hòa Lạc để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.
+ Ban hành Quyết định quy định các chính sách, biện pháp hỗ trợ, trình tự thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao phù hợp với thực tế tình hình quản lý đất đai của địa phương, đảm bảo ổn định chính sách và tiến độ giải phóng mặt bằng của Khu CNC Hòa Lạc.
- Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ cho Khu CNC Hòa Lạc bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, ươm tạo, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân lực khoa học và công nghệ, hỗ trợ hợp tác phát triển công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao.
- Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc có trách nhiệm:
+ Công bố công khai quy hoạch Điều chỉnh và ban hành Quy chế quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu CNC Hòa Lạc đến năm 2030 được phê duyệt.
+ Lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan cho từng khu vực, khu chức năng thuộc Khu CNC Hòa Lạc. Trình Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng thống nhất trước khi ban hành.
+ Triển khai các quy hoạch xây dựng tiếp theo để cụ thể hóa Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu CNC Hòa Lạc đến năm 2030 làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng và đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
+ Thực hiện chức năng chủ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu CNC Hòa Lạc thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Trưởng ban Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1 Công văn 1028/TTg-CN năm 2017 về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 8373/VPCP-KTN năm 2016 bổ sung Nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn, xã Mai Lâm vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 4841/VPCP-KTN năm 2016 về tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 04/2016/QĐ-TTg áp dụng hệ số điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm đối với công, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
- 5 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6 Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 7 Công văn 25/TTg-KTN năm 2015 điều chỉnh Dự án Bể thử mô hình tàu thủy và chuyển nhượng đất của Dự án tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 68/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Xây dựng 2014
- 10 Luật đất đai 2013
- 11 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 12 Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao
- 1 Quyết định 68/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 25/TTg-KTN năm 2015 điều chỉnh Dự án Bể thử mô hình tàu thủy và chuyển nhượng đất của Dự án tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 04/2016/QĐ-TTg áp dụng hệ số điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm đối với công, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
- 4 Công văn 4841/VPCP-KTN năm 2016 về tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 8373/VPCP-KTN năm 2016 bổ sung Nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn, xã Mai Lâm vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 1028/TTg-CN năm 2017 về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành