Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 90/2006/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 21 tháng 11 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU THỦY LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Liên Sở: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 1431/LS/NN&PTNT-TC ngày 17/8/2006 và văn bản số 5388/LS/TC-NN&PTNT ngày 07/11/2006; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1770/SNN-KH ngày 03/10/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh Bình Thuận trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn và cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

QUY ĐỊNH

MỨC THU THỦY LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 90/2006/QĐ-UBND ngày 21/11/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ nước từ công trình thủy lợi có trách nhiệm nộp thủy lợi phí, tiền nước cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

2. Quy định về mức thu thủy lợi phí, tiền nước của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Mức thu phí xả nước thải vào công trình thủy lợi không thuộc phạm vi điều chỉnh trong bản quy định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. “Thủy lợi phí” là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng

nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. “Tiền nước” là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp.

3. “Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi” là doanh nghiệp công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh do UBND tỉnh quyết định thành lập và được tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

4. “Tổ chức hợp tác dùng nước” là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Khung mức thu thủy lợi phí, tiền nước quy định tại Điều 19, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 được quy định cụ thể như sau:

1. Mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa:

a) Khu vực các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/vụ

Loại công trình

Lúa Đông Xuân

Lúa Xuân Hè, Hè Thu

Lúa Mùa

A. Tưới trực tiếp

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

710

700

650

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

570

495

405

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

640

598

528

B. Tưới tạo nguồn

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

355

350

325

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

285

248

202

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

320

300

264

b) Khu vực các huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/vụ

Loại công trình

Lúa Đông Xuân

Lúa Xuân Hè, Hè Thu

Lúa Mùa

A. Tưới trực tiếp

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

710

700

650

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

495

405

365

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

602

552

507

B. Tưới tạo nguồn

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

355

350

325

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

248

202

182

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

301

276

254

c) Khu vực các huyện Đức linh, Tánh Linh:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/vụ

Loại công trình

Lúa Đông Xuân

Lúa Xuân Hè, Hè Thu

Lúa Mùa

A. Tưới trực tiếp

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

710

700

650

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

445

375

324

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

577

537

487

B. Tưới tạo nguồn

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

355

350

325

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

203

183

162

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

289

268

244

d) Trường hợp tưới tiêu chủ động một phần thì thu bằng 50% đến 70% mức thu được quy định tại tiết A các điểm a,b,c khoản 1 Điều này.

2. Mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày thống nhất chung trên địa bàn toàn tỉnh như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/vụ

Loại công trình

Đông Xuân

Xuân Hè, Hè Thu

Mùa

A. Tưới trực tiếp

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

365

350

325

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

252

212

162

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

308

281

244

B. Tưới tạo nguồn

 

 

 

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

183

178

163

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

126

106

81

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

154

140

122

3. Mức thu tiền nước phục vụ cho mục đích khác (không thuộc lĩnh vực sản xuất lương thực) thống nhất chung trên địa bàn toàn tỉnh như sau:

TT

Các đối tượng dùng nước

Theo các biện pháp công trình

Đơn vị

Bơm điện

Hồ, đập, kênh, cống

I

- Cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

đồng/m3

1.000

500

II

- Cấp nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi

đồng/ m3

800

500

III

- Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây cảnh và cây dược liệu

đồng/ m3

500

450

- Cấp nước tưới các cây đặc sản như: nho, thanh long

đồng/ha/vụ

700.000

600

IV

- Cấp nước nuôi trồng thủy sản

đồng/ m3

500

350

đồng/ m2

800

800

V

Nuôi thủy sản tại hồ chứa thủy lợi, nuôi cá bè

% giá trị sản lượng

 

8%

VI

Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi:

 

 

 

- Thuyền, sà lan

đồng/tấn/lượt

 

2.400

- Các loại bè

đồng/ m2/lượt

 

1.000

VII

Sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện

% giá trị sản lượng điện thương phẩm

 

9,6%

VIII

Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh dịch vụ: nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn,

tổng giá trị doanh thu

 

15%

Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

* Khung mức thủy lợi phí quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 2 nêu trên được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước.

4. Mức thủy lợi phí thuộc phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng nước hoặc doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi (sau vị trí cống đầu kênh) được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh theo khung mức thu như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/vụ

Loại công trình

Lúa Đông Xuân

Lúa Xuân Hè, Hè Thu

Lúa Mùa

I. Bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

165-200

140-165

125-140

II. Bằng trọng lực (hồ, đập)

165-190

125-165

125-140

III. Bằng trọng lực kết hợp động lực

165-195

140-165

125-140

UBND huyện căn cứ điều kiện thực tế của hệ thống công trình thủy lợi ở địa phương theo phân cấp tổ chức quản lý công trình; căn cứ khung mức thu quy định tại khoản 4, ban hành quyết định mức thu thủy lợi phí đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước sao cho phù hợp với điều kiện và mức độ phục vụ cung cấp nước.

* Mức thủy lợi phí trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng nước dùng để chi phí cho việc trả nhân công nạo vét kênh mương nội đồng trước và trong vụ sản xuất, công dẫn nước của tổ thủy nông đến mương chân rết vào ruộng hoặc vị trí lấy nước tập trung cuối cùng. Mức thu này không được xem xét miễn giảm.

Điều 4. Mức miễn, giảm thủy lợi phí

Mức miễn giảm thủy lợi phí quy định tại khoản 2 Điều 16 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

1. Mức miễn giảm:

a) Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thủy lợi phí. Đối với địa bàn kinh tế xã hội khó khăn thì giảm từ 50% đến 70% mức thủy lợi phí.

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, kinh tế xã hội khó khăn thực hiện theo quy định của UBND tỉnh;

b) Trường hợp thiên tai xảy ra, gây mất mùa và thiệt hại về sản lượng cây trồng, thì miễn, giảm thủy lợi phí theo các mức:

- Thiệt hại dưới 30% sản lượng thì giảm 50% thủy lợi phí;

- Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% sản lượng thì giảm 70% thủy lợi phí;

- Thiệt hại từ 50% sản lượng trở lên thì miễn thủy lợi phí.

2. Trình tự thủ tục miễn, giảm thủy lợi phí:

a) Khi thiên tai xảy ra gây thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng mà người dùng nước có yêu cầu miễn, giảm thủy lợi phí thì trong vòng 01 tuần doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi phải báo cáo với UBND huyện, thị xã, thành phố để thành lập Đoàn kiểm tra thực tế (gồm các cơ quan chuyên môn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và PTNT, Thống kê; có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương: UBND xã, phường, thị trấn; đại diện người dùng nước cùng phối hợp với doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi) xem xét, xác định diện tích, đánh giá, lập biên bản ghi nhận về mức độ thiệt hại; đề xuất mức miễn giảm thủy lợi phí;

b) Sau khi nhận được đề nghị miễn, giảm thủy lợi phí của UBND huyện, thị xã, thành phố cùng hồ sơ xin cấp phần thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai mất mùa của doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan xem xét, thẩm định báo cáo UBND tỉnh quyết định miễn giảm thủy lợi phí và cấp bù phần thủy lợi phí bị thất thu cho các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.

Điều 5. Phương thức, thời gian thanh toán thủy lợi phí, tiền nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước

1. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phải ký kết hợp đồng tưới, tiêu ngay từ đầu vụ sản xuất với tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hoặc sử dụng nước và thu thủy lợi phí theo hợp đồng đã được ký kết với thời hạn muộn nhất một tháng sau vụ sản xuất.

2. Căn cứ vào khung mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 nêu trên và hợp đồng tưới, tiêu ngay từ đầu vụ; doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước tổng hợp và lập kế hoạch thu thủy lợi phí, tiền nước trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phê duyệt.

3. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn lập sổ thu thủy lợi phí, tiền nước cho từng tổ chức, cá nhân sử dụng nước để làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng dùng nước và thu, nộp thủy lợi phí, tiền nước theo quy định.

4. Các hộ sản xuất nông nghiệp được phục vụ tưới, tiêu nước phải trả thủy lợi phí cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trong thời gian một tháng sau khi thu hoạch xong; nếu trả chậm, thì phải chịu lãi suất trong thời gian chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trên số tiền thủy lợi phí còn nợ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, xem xét trình UBND tỉnh quyết định giao kế hoạch thu thủy lợi phí, tiền nước cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do tỉnh quản lý, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thu thủy lợi phí, tiền nước theo kế hoạch đã được UBND tỉnh giao. Hàng năm, xây dựng kế hoạch dự phòng chi cho việc cấp bù nguồn thủy lợi phí, tiền nước do thất thu khi có thiên tai xảy ra;

b) Chỉ đạo Công ty Khai thác công trình thủy lợi hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện mức thu thủy lợi phí và tạo điều kiện cho các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tổ chức thu, nộp và sử dụng nguồn thu một cách hợp lý, đúng quy định; kịp thời sửa chữa và tổ chức bảo vệ công trình thủy lợi, quản lý khai thác nguồn nước có hiệu quả đảm bảo kế hoạch phân phối nước theo hợp đồng đã ký kết với các tổ chức, cá nhân dùng nước.

2. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức khai thác công trình thủy lợi quán triệt đến toàn thể nhân dân về ý nghĩa và quyền lợi cần thiết của các công trình thủy lợi phục vụ dân sinh, kinh tế; mục đích thu thủy lợi phí, tiền nước; đôn đốc các tổ chức, cá nhân sử dụng nước thanh toán tiền thủy lợi phí, tiền nước đầy đủ đúng thời gian quy định.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về thu thủy lợi phí, tiền nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.