BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 907/QĐ-TCTHADS | Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VIỆC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRỌNG ĐIỂM
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo Tổng cục Thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Việc thi hành án dân sự trọng điểm là việc thi hành án dân sự có ít nhất một trong các tiêu chí được quy định tại
Điều 2. Xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Có ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại
2. Một việc thi hành án dân sự chỉ thống kê vào một tiêu chí án trọng điểm. Trường hợp một việc thi hành án dân sự có nhiều tiêu chí thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự xác định, thống kê vào một tiêu chí phù hợp (các tiêu chí khác được ghi rõ trong phần ghi chú).
Điều 3. Việc thi hành án dân sự được xác định là trọng điểm khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
1. Khi tổ chức thi hành án phát sinh vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
2. Các vụ việc thi hành án dân sự mà Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo địa phương đã có văn bản chỉ đạo giải quyết.
3. Việc thi hành án dân sự có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tình huống pháp lý mà pháp luật chưa quy định, quy định chưa cụ thể hoặc pháp luật có mâu thuẫn, xung đột, đã tổ chức họp liên ngành nhưng chưa thống nhất được quan điểm giải quyết; việc thi hành án dân sự chưa nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương về việc xét xử, thi hành án.
4. Khi tổ chức cưỡng chế có sự chống đối quyết liệt của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương và việc cưỡng chế đã được tạm dừng.
5. Có vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án, đã phát sinh hoặc có thể phát sinh hậu quả phức tạp, khó khắc phục.
6. Cần giải quyết các quyền lợi của tập thể người lao động trong trường hợp tổ chức cưỡng chế đối với người phải thi hành án là các doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
7. Bản án, Quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tuyên không rõ, khó thi hành, cơ quan Thi hành án dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự hoặc đã có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.
8. Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.
9. Các việc thi hành án dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm.
Điều 4.
1. Trên cơ sở nguyên tắc tại Điều 2 và tiêu chí tại Điều 3, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (Cục trưởng) chỉ đạo rà soát, lập danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm trên địa bàn trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục trưởng) để xem xét, ra quyết định phê duyệt.
2. Căn cứ danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm đã được phê duyệt, Cục trưởng xây dựng kế hoạch giải quyết dứt điểm các việc thi hành án dân sự trọng điểm thuộc thẩm quyền; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch giải quyết dứt điểm các việc thi hành án dân sự trọng điểm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục.
3. Cục trưởng rà soát, cập nhật và báo cáo Tổng cục trưởng kết quả giải quyết các việc thi hành án dân sự trọng điểm đã được phê duyệt; đề xuất đưa ra khỏi danh sách các việc đã được giải quyết xong hoặc không còn phù hợp với tiêu chí được xác định tại Điều 3; đề xuất bổ sung vào danh sách những việc mới phát sinh.
Điều 5. Cục trưởng thực hiện trách nhiệm báo cáo quy định tại
Điều 6.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục thực hiện việc theo dõi, đôn đốc và tham mưu chỉ đạo giải quyết các việc thi hành án dân sự trọng điểm theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Tổng cục, các cơ quan Thi hành án dân sự có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định tại Quyết định này.
3. Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm:
a. Xây dựng Biểu mẫu danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm;
b. Tổng hợp danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm của các Cục (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm);
c. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Tổng cục trình Tổng cục trưởng phê duyệt Danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm hàng năm.
Điều 7. Danh sách việc thi hành án dân sự trọng điểm được phê duyệt là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch công tác thường xuyên hoặc đột xuất và trong việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của Tổng cục và các cơ quan Thi hành án dân sự.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 813/QĐ-TCTHADS ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm.
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 813/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 2 Quyết định 813/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 1 Thông tư 50/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Quy định vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hàn
- 3 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 6 Thông tư 08/2015/TT-BTP sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự kèm theo Thông tư 01/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp
- 7 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 8 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật thi hành án dân sự 2008
- 1 Quyết định 813/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự trọng điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Quy định vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hàn
- 5 Thông tư 50/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành