Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ÐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 907/QĐ-UBND .HC

Đồng Tháp, ngày 01 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (kèm theo Đề án).

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế, các Sở, ban, ngành tỉnh liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cụ thể hóa quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển các khu công nghiệp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các giải pháp đồng bộ, nhằm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra; theo dõi, giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, kịp thời sơ kết, tổng kết, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1041/QĐ-UBND.HC ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT + NC/KTN.nhthu.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hùng

 

MỞ ĐẦU

Thực hiện Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 6017/VPCP- CN, ngày 20/10/2007 và Văn bản 9066/BKH-KCN&KCX, ngày 10/12/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập đề án quy hoạch KCN đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành lập Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt ngày 05/11/2010 tại Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC.

Theo Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dự kiến mở rộng và xây mới khoảng 2.470-2.480 ha khu công nghiệp để đến năm 2020 tổng diện tích đất các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh khoảng 2.730-2.740 ha. Riêng giai đoạn 2011-2015, dự kiến mở rộng và xây mới các khu công nghiệp với tổng diện tích 730-740 ha, gồm: khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng khu A2 90 ha, khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng 86 ha và khu công nghiệp Sông Hậu mở rộng thêm 550 ha; diện tích các khu công nghiệp dự kiến bổ sung khoảng 1.750 ha, bao gồm khu công nghiệp Ba Sao 500 ha, khu công nghiệp Tân Kiều 600 ha, khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh 400 ha và khu công nghiệp công nghệ cao 250 ha.

Trên tinh thần công văn số 947/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ v/v điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tại tỉnh Đồng Tháp, theo đề nghị của Ban Quản lý khu kinh tế, ngày 09/10/2012 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định 885/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020, theo đó trên địa bàn tỉnh sẽ quy hoạch mở rộng và mở mới 07 khu công nghiệp (Trần Quốc Toản mở rộng, Sa Đéc mở rộng, Sông Hậu 2, công nghệ cao, Ba Sao, Tân Kiều, Trường Xuân - Hưng Thạnh) với tổng điện tích mở rộng và mở mới được điều chỉnh là 1.033,3 ha

Đến nay quá trình chuẩn bị quỹ đất, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp chậm hơn so với dự kiến do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố tác động chủ yếu là tình hình suy thoái kinh tế trong phạm vi cả nước từ 2011 đã có tác động kiềm hãm nhịp độ dòng đầu tư và phát triển công nghiệp; kết hợp với các quy định mới về đền bù, giải tỏa và thu hồi đất có tác động đến giá thành xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đã dẫn đến một số địa bàn quy hoạch bị giảm sút về lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư.

Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế nhằm điều chỉnh mô hình tăng trưởng hướng đến nâng cao hiệu quả, chất lượng và tính cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện khả năng hạn chế về huy động các nguồn lực ít nhất đến 2015, cần thiết phải tiến hành rà soát lại tình hình triển khai các khu công nghiệp theo quy hoạch, đánh giá khả năng phát triển và điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với quá trình tái cơ cấu kinh tế và sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn Tỉnh. Do vậy, theo tinh thần Công văn số 29/VPUBND-KTTH do Văn phòng Ủy ban Nhân dân tình Đồng Tháp ký ngày 09/01/2014, cần thiết xây dựng đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Mục tiêu của đề án

- Rà soát tình hình triển khai các khu công nghiệp được quy hoạch theo Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC và Quyết định 885/QĐ-UBND.HC.

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2020 trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước và tỉnh Đồng Tháp.

- Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai khả thi điều chỉnh quy hoạch.

Yêu cầu đối với đề án

- Đánh giá đầy đủ, khách quan và khoa học tính khả thi và hiệu quả của quá trình triển khai các khu công nghiệp. Phân tích được các mặt làm được và chưa làm được, các yếu tố tác động, các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu, quy mô trên cơ sở bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và sử dụng hợp lý đất đai trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước và tỉnh Đồng Tháp, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và các nội dung tái cơ cấu kinh tế, điều chỉnh mô hình tăng trưởng, với các quy hoạch trên địa bàn Tỉnh.

- Bố trí hợp lý về mặt không gian và đề xuất tiến độ phát triển hợp lý.

- Kiến nghị các giải pháp đảm bảo phát triển các khu công nghiệp khả thi, hiệu quả và cạnh tranh.

- Tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước đối với phát triển các khu công nghiệp.

Các căn cứ pháp lý chính

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 về lập, phê duyệt quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ v/v quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

- Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020;

- Quyết định 220/QÐ-UBND.HC ngày 22/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

- Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC ngày 05/11/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

- Quyết định 885/QĐ-UBND.HC ngày 09/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKH ngày 9/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Công văn số 947/TTg-KTN ngày 14/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp;

- Công văn số 29/VPUBND-KTTH ngày 09/01/2014 của Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp v/v Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020;

- Tờ trình số 8418/TTr-BKHĐT ngày 07/11/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư v/v Báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên phạm vi cả nước đến năm 2020;

- Công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ v/v Điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp;

- Các văn bản của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp liên quan đến điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kinh tế - xã hội và triển khai tái cơ cấu kinh tế.

PHẦN I

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ 2010 ĐẾN 2013

1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP 2011-2013 (có đối chiếu các giai đoạn trước)

Theo Niên giám Thống kê của tỉnh Đồng Tháp, tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,9%/năm, tốc độ gia tăng mạnh (14,2%/năm) trong giai đoạn 2006-2010. Sau năm 2010, dưới tác động của suy thoái diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực và phát triển kinh tế chung của cả nước, trong đó có tỉnh Đồng Tháp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2013 chỉ trong khoảng 10,6%/năm. Quá trình giảm sút tăng trưởng trong 3 năm diễn ra trong cả 3 khu vực kinh tế, trong đó khu vực II giảm sút mạnh nhất (tốc độ tăng chỉ bằng 50% giai đoạn 2006-2010) do công nghiệp và xây dựng là 02 lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế.

Bảng 1: Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP

 

Đơn vị

2000

2005

2010

2013

TĐ01-05

TĐ06-10

TĐ11-13

GDP (giá so sánh 1994)

Tỷ đồng

4 621

7 418

14 376

19 458

9,9%

14,1%

10,6%

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

2 987

4 286

5 852

6 696

7,5%

6,4%

4,6%

Công nghiệp, Xây dựng

Tỷ đồng

500

1 130

3 821

5 637

17,7%

27,6%

13,8%

Dịch vụ

Tỷ đồng

1 133

2 002

4 702

7 126

12,0%

18,6%

14,9%

Nguồn:Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Các khu vực có tỷ lệ đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chung là:

- Khu vực I trong giai đoạn 2001-2005: 46%,

- Khu vực II và III trong giai đoạn 2006-2010 (39% mỗi khu vực)

- Khu vực III trong 3 năm 2011-2013: 48%

Trong 13 năm khu vực III đóng góp nhiều nhất (40%), kế đến là khu vực II (35%) và khu vực I (25%).

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và VA các khu vực kinh tế từ 2001 đến 2013

Biểu đồ 2: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng chung 2010 đến 2013

2. Chuyển dịch cơ cấu theo khu vực kinh tế 2011-13 (có đối chiếu các giai đoạn trước)

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm khu vực kinh tế nông nghiệp và tăng khu vực kinh tế phi nông nghiệp, trong đó:

- Khu vực I giảm tỷ trọng mạnh nhất trong giai đoạn 2006-2010 tương ứng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa trong giai đoạn này.

- Khu vực II tăng nhanh tỷ trọng cũng trong giai đoạn 2006-2010, sau đó chựng lại trong 3 năm 2011-2013

- Khu vực III tăng đều tỷ trọng suốt cả thời kỳ động thái chung là trong 3 năm 2011-2013 chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm lại.

Bảng 2: Diễn biến cơ cấu kinh tế các khu vực kinh tế

 

Đơn vị

2000

2005

2010

2013

GDP (giá Hiện Hành)

Tỷ đồng

5 421

9 974

28 527

47 342

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

3 373

5 796

13 762

21 424

Công nghiệp, Xây dựng

Tỷ đồng

647

1 517

6 486

11 223

Dịch vụ

Tỷ đồng

1 401

2 659

8 279

14 694

Cơ cấu

 

 

 

 

 

Nông, lâm, thủy sản

 

62,2%

58,1%

48,2%

45,3%

Công nghiệp, Xây dựng

 

11,9%

15,2%

22,7%

23,7%

Dịch vụ

 

25,8%

26,7%

29,0%

31,0%

Nguồn:Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

3. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.

- Vùng Cao Lãnh chiếm tỷ trọng 41,2% trong cơ cấu GDP của tỉnh vào năm 2013; với các loại hình phát triển chủ lực của khu vực I là lúa gạo, thủy sản công nghiệp, rau màu, chăn nuôi heo, kinh tế vườn; công nghiệp khá phát triển với các cơ sở công nghiệp tập trung tại thành phố Cao Lãnh và Thanh Bình; thương mại - dịch vụ phát triển tại các trung tâm đô thị và các chợ đầu mối, các điểm du lịch quan trọng.

- Vùng Hồng Ngự chiếm tỷ trọng 23,3% trong cơ cấu GDP. Các sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản vùng lũ, chăn nuôi đại gia súc, lâm sản; công nghiệp và thương mại - dịch vụ và kết cấu hạ tầng còn kém.

- Vùng Sa Đéc chiếm tỷ trọng 35,5% trong cơ cấu GDP. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là lúa gạo, thủy sản công nghiệp, hoa kiểng, rau màu, kinh tế vườn, chăn nuôi heo; công nghiệp phát triển tại các khu công nghiệp TP Sa Đéc và cụm tuyến công

nghiệp dọc sông Hậu, kênh Xáng Lấp Vò; thương mại - dịch vụ phát triển tại các trung tâm đô thị, đặc biệt là tại thành phố Sa Đéc với khu chợ gạo, làng hoa kiểng, có thể xem là vùng đang phát triển ở mức độ cao nhất tỉnh.

4. Thu chi ngân sách nhà nước

Thu ngân sách trên địa bàn trong năm 2013 đạt 14.886 tỷ đồng, quy theo giá so sánh 2010 tăng bình quân 10,4%/năm trong ba năm 2011-2013, trong đó thu nội địa 3.430 tỷ đồng và chiếm 23% tổng thu trên địa bàn, quy theo giá so sánh 2010 giảm 0,6%/năm; tỷ lệ huy động ngân sách từ kinh tế địa phương giảm từ 10,0% năm 2010 còn 7,2% năm 2013, tương ứng với quá trình suy giảm tăng trưởng kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn.

Tổng chi ngân sách năm 2013 là 13.924 tỷ đồng, quy theo giá so sánh 2010 tăng bình quân 10,5%/năm, trong đó chi cho đầu tư phát triển 03 năm chiếm 12,8% tổng chi ngân sách địa phương.

Bảng 3: Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

 

2010

2011

2012

2013

Tốc độ 11-13

-Tổng thu ngân sách (Giá hiện hành, Triệu đồng)

9 019 497

11 476 776

13 250 267

14 885 901

 

* thu nội địa

2 853 596

3 212 684

3 425 283

3 429 621

 

-Tổng chi ngân sách

8 402 119

10 755 854

11 965 375

13 924 635

 

Quy theo giá so sánh 2010

 

 

 

 

 

-Tổng thu ngân sách (Giá so sánh 2010-Triệu đồng)

9 019 497

9 941 842

10 943 922

12 141 044

10,4%

* thu từ kinh tế địa phương

2 853 596

2 783 011

2 829 077

2 797 223

-0,7%

-Tổng chi ngân sách

8 402 119

9 317 338

9 882 678

11 357 029

10,6%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

5. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn chủ yếu từ các sản phẩm xuất khẩu của địa phương; trị giá xuất khẩu của Tỉnh năm 2013 đạt 788,95 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 9,8%/năm, bình quân 470 USD/người. Thị trường xuất khẩu truyền thống gồm các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Đồng Tháp là gạo, thủy sản đông lạnh, hàng may mặc, bánh phồng tôm; trong đó hàng nông thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao (70%) và tăng trưởng nhanh nhất (9,6%/năm).

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu đạt 535,74 triệu USD, tăng 1,5%/năm; các mặt hàng nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị, hàng y tế, hóa chất, vải may mặc, phân bón ...

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chính

 

2010

2013

TĐ11-13

Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD)

595 903

788 950

9,8%

trong đó: - xuất trực tiếp

527 447

731 651

11,5%

- xuất ủy thác

68 456

57 299

-5,8%

trong đó: - hàng công nghiệp

15 311

16 715

3,0%

- hàng nông thủy sản

418 138

550 034

9,6%

- khác

162 454

222 201

11,0%

Kim ngạch nhập khẩu (1000 USD)

512 744

535 744

1,5%

Các mặt hàng xuất khẩu chính

 

 

 

- Gạo (tấn)

252 280

145 029

-16,9%

- Thủy sản đông lạnh ( tấn)

119 309

184 338

15,6%

- Hàng may mặc (1000 USD)

9 391

16 715

21,2%

- Bánh phồng tôm (tấn)

4 397

6 652

14,8%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

6. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Năm 2013, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành là 8.653 tỷ đồng, trong đó vốn trong khu vực Nhà nước 2.389 tỷ đồng; khu vực ngoài Nhà nước

6.194 tỷ đồng; khu vực FDI là 69,8 tỷ đồng. Về cơ cấu, các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11,1%, công nghiệp xây dựng chiếm 42,5%, khu vực dịch vụ chiếm 46,4%.

Nhìn chung, vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn không cao (chỉ tương đương 14% GDP và thấp hơn so với kế hoạch đề ra). Nguyên nhân do ngoài việc các công trình Trung ương đầu tư trên địa bàn chậm triển khai như cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, các tuyến đường N1, N2, khả năng huy động trong dân và từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn rất thấp do tác động của suy thoái kinh tế.

Nhận định chung:

- Sau giai đoạn phát triển đột phá về công nghiệp (2006-2010), quá trình suy thoái kinh tế đã có tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2011-2013, trong đó tăng trưởng khu vực II chịu tác động mạnh nhất.

- Quá trình sụt giảm về tăng trưởng của khu vực II&III đã dẫn đến các tác động: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, giảm tốc độ thu ngân sách từ kinh tế nội địa và giảm tỷ lệ huy động ngân sách từ kinh tế địa phương; tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng khá đều.

- Quá trình suy thoái có khả năng kéo dài tác động đến sau 2015, do đó cần tính toán lại tốc độ và động thái tăng trưởng trong bối cảnh suy thoái và tái cơ cấu kinh tế.

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG 3 NĂM 2011-2013

1. Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Tháp 2011-2013 (có đối chiếu các giai đoạn trước)

1.1. Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và cơ cấu công nghiệp

Ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.

- Năm 2000, công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 9% trong cơ cấu kinh tế và thể hiện như là ngành thứ yếu trong toàn nền kinh tế. Với các đầu tư quan trọng trong giai đoạn 2001-2005, công nghiệp bắt đầu tăng trưởng nhanh (19,0%/năm) và đóng góp 19% trong GDP tăng thêm trên địa bàn tỉnh (tương đương 1,9%/9,9% tăng trưởng). Đến cuối giai đoạn công nghiệp đã tăng tỷ trọng lên 12% trong cơ cấu kinh tế.

- Trong giai đoạn phát triển bùng nổ (2006-2010), giá trị sản xuất công nghiệp tăng 31,6%/năm, giá trị tăng thêm tăng 28,4%/năm và đóng góp 33% trong GDP tăng thêm trên địa bàn tỉnh (tương đương 4,7%/14,1% tăng trưởng). Trong giai đoạn này ngành công nghiệp thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất trong bối cảnh môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng được cải thiện. Ngoài những thuận lợi về nguyên liệu, các kết cấu hạ tầng cơ bản, khả năng huy động lao động, sự năng động của các doanh nghiệp; quá trình hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh. Có thể nói đây là giai đoạn đóng góp mạnh nhất của công nghiệp vào tăng trưởng chung của toàn tỉnh.

- Trong 03 năm 2011-2013, công nghiệp phát triển chựng lại dưới tác động của suy thoái kinh tế và đã tiếp cận ngưỡng trên về phát triển theo số lượng; tốc độ tăng giá trị sản xuất 16,5%/năm, giá trị tăng thêm tăng 13,3%/năm nhưng vẫn đóng góp 29% trong GDP tăng thêm trên địa bàn tỉnh (tương đương 3,1%/10,6% tăng trưởng).

Bảng 5: Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm công nghiệp 2010-2013

Đơn vị: Triệu đồng

 

2010

2011

2012

2013

TĐĐ11-13

Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010)

27 475 771

35 470 665

40 625 366

43 488 577

16,5%

Giá trị sản xuất (giá hiện hành)

27 475 771

41 927 529

48 137 838

52 991 452

 

Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010)

5 574 542

6 767 274

7 440 395

8 099 839

13,3%

Giá trị tăng thêm (giá hiện hành)

5 574 542

7 536 948

8 802 175

9 773 990

 

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Trong vòng 13 năm (2001-2013), công nghiệp tăng trưởng 21,1% và đóng góp 29% trong GDP tăng thêm trên địa bàn tỉnh (tương đương 3,4%/11,7% tăng trưởng). Như vậy, có thể thấy nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng chung của tỉnh gấp 1,5 lần tỷ trọng trong cơ cấu (29% so với 20%) nhờ vào tốc độ tăng trưởng cao của ngành. Tuy nhiên cần lưu ý tốc độ tăng trong 3 năm 2011-2013 đã giảm còn khoảng 47% tốc độ tăng giai đoạn 2006-2010, thể hiện tác động của suy thoái kinh tế và mặt khác cho thấy, phát triển của các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh hiện trạng đã tiếp cận ngưỡng trên.

Bảng 6: Tác động của công nghiệp đối với cơ cấu và tăng trưởng chung của kinh tế

 

2001-2005

2006-2010

2011-2013

2001-2013

Cơ cấu công nghiệp trong GDP

9%

12%

19%

20%

Tốc độ tăng VA công nghiệp/năm

19,0%

28,4%

13,3%

21,1%

Đóng góp của công nghiệp

19%

33%

29%

29%

Điểm tăng trưởng/tăng trưởng chung

1,9%/9,9%

4,7%/14,1%

3,1%/10,6%

3,4%/11,7%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Biểu đồ 4: Đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh

Biểu đồ 5: Giá trị tăng thêm công nghiệp 2000-2013

Về cơ cấu thành phần kinh tế, tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh chiếm 92,2%, khu vực nhà nước chiếm 5,2% và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,5%. Ngoài các cơ chế, chính sách cấp vĩ mô đối với công nghiệp, môi trường đầu tư thuận lợi của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2006-2010 đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến đầu tư và hoạt động trên địa bàn.

Bảng 7: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Cơ cấu

2010

2011

2012

2013

Nhà nước

6,3%

5,1%

5,1%

5,2%

- Trung ương

5,1%

4,0%

4,4%

4,6%

- Địa phương

1,2%

1,1%

0,7%

0,7%

Ngoài nhà nước

91,8%

92,6%

92,6%

92,2%

- Tập thể

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

- Tư nhân

86,9%

89,0%

89,1%

87,6%

- Cá thể

4,8%

3,5%

3,5%

4,6%

Có vốn đầu tư nước ngoài

1,9%

2,3%

2,3%

2,5%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Về cơ cấu phân ngành,

- Đối với phân ngành cấp I: công nghiệp chế biến chiếm ưu thế ngày càng cao (tỷ trọng từ 85,8% năm 2000 lên 93,8% năm 2013)

- Đối với phân ngành cấp II: công nghiệp thực phẩm (chủ lực là xay xát, lau bóng lúa gạo, chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi - thủy sản) chiếm tỷ trọng 90% giá trị sản xuất; ngoài ngành dược (tỷ trọng 3,5%), các ngành khác đều có tỷ trọng dưới 1%.

Bảng 8: Cơ cấu giá trị sản xuất phân ngành cấp I và cấp II công nghiệp

 

2000

2005

2010

2013

Phân ngành cấp I

 

 

 

 

CN chế biến

85,8%

86,8%

91,9%

93,8%

Phân ngành cấp II

 

 

 

 

Khai thác cát

1,6%

1,7%

0,6%

0,3%

Thực phẩm

76,0%

80,1%

90,0%

90,0%

Thuốc lá

3,0%

1,1%

0,5%

0,3%

Trang phục

2,9%

1,7%

0,7%

0,6%

Gỗ

2,5%

1,0%

0,5%

0,4%

Dược

6,2%

10,1%

4,4%

3,5%

Khoáng phi kim loại

2,3%

1,3%

0,8%

0,9%

Khác

5,6%

3,0%

2,5%

4,0%

Công nghiệp hỗ trợ

7,3%

3,1%

2,3%

3,2%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Cơ cấu trên thể hiện ưu thế tuyệt đối của lĩnh vực chế biến nông thủy sản; một mặt cho thấy lợi thế so sánh của công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong mối tương quan với vùng nguyên liệu (lúa, cá), thị trường tiêu thụ (thức ăn chăn nuôi, thủy sản), thế mạnh về vị trí và truyền thống (hành lang kinh tế lúa gạo kênh Xáng Lấp Vò - Sa Đéc); mặt khác thể hiện tính kém đa dạng của công nghiệp trên địa bàn và là một trong các tác nhân dẫn đến tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ rất thấp (3,2%).

Nhìn chung, công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đặc trưng bởi 3 lĩnh vực thế mạnh sau:

- Công nghiệp xay xát - lau bóng: đứng vào hàng đầu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có tác động quan trọng đối với việc điều phối - thu hút nguyên liệu, tổ chức sản xuất, điều vận, xuất khẩu… của hệ thống kinh tế lúa gạo toàn vùng . Tuy nhiên đây là lĩnh vực có giá trị tăng thêm còn thấp do chưa đa dạng hóa các mặt hàng công nghệ phẩm từ lúa gạo.

- Công nghiệp chế biến cá da trơn và thức ăn chăn nuôi - thủy sản: nằm trong nhóm phát triển dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cũng có tác động quan trọng đối với việc điều phối - phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, xuất khẩu… ở cấp vùng.

- Công nghiệp dược phẩm: cùng với TP Cần Thơ là 01 trong 02 địa bàn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có doanh nghiệp quy mô lớn về dược phẩm

- Vật liệu xây dựng và khai thác cát: sản lượng gạch và cát đáng kể so với toàn vùng. Tuy nhiên đây là lĩnh vực có công nghệ kém và phát sinh nhiều vấn đề môi trường.

Các lĩnh vực khác (chế biến súc sản, cơ khí, dệt may da giày, kim khí, hóa học, nhựa - composite, điện - điện tử, phương tiện vận tải, công nghiệp hỗ trợ) phát triển kém so với mặt bằng toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1.2. Lao động

Tổng số lao động công nghiệp năm 2013 là 79.698 người, tốc độ tăng lao động cao nhất là trong giai đoạn 2006-2010 (tăng 7,0%/năm) tương ứng với phát triển đột phá của công nghiệp trong giai đoạn này; sau 2010 tốc độ tăng lao động bị chựng lại (2,2%/năm). Với tốc độ tăng lao động như trên, hiện tại vẫn có thể cân đối được nguồn lao động trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp - nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị. Phần lớn lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động truyền nghề hoặc đào tạo sơ cấp.

Bảng 9: Diễn biến lao động công nghiệp

 

2000

2005

2010

2011

2012

2013

Tổng số lao động

43 612

53 134

74 609

70 789

78 089

79 698

Công nghiệp khai thác

187

395

550

564

543

565

Công nghiệp chế biến

42 896

51 807

72 774

69 007

76 201

77 760

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

529

932

1 285

1 218

1 346

1 373

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

1.3. Đầu tư và chất lượng tăng trưởng

Vốn đầu tư phát triển công nghiệp hàng năm dao động chung quanh 2.000-2.800 tỷ đồng/năm. tốc độ tăng vốn rất nhanh trong giai đoạn 2000-2010 (38-43%/năm); sau năm 2010 tình hình đầu tư bị chựng lại (giảm 1,6%/năm) do tác động suy thoái kinh tế.

Nhìn chung đầu tư trong khu vực công nghiệp tăng nhanh dần; tuy nhiên hiệu quả đầu tư chưa cao do đầu tư tăng nhanh hơn tăng trưởng giá trị tăng thêm, ICOR tăng dần, từ 2,55 giai đoạn 2001-2005 lên 4,33 trong 3 năm 2011-2013, bình quân 13 năm là 3,47; TFP trong 13 năm còn rất thấp (5%) so với đóng góp của yếu tố vốn (84%); Chỉ số VA/GO nhìn chung là thấp và có khuynh hướng giảm (từ 20,7% năm 2000 còn 18,2% năm 2013).

Biểu đồ 6: Diễn biến lao động công nghiệp

Biểu đồ 7: Các chỉ số ICOR, TFP, VA/GO

1.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

1.4.1. Sản phẩm công nghiệp nhà nước TW

Sản phẩm chủ yếu: xay xát gạo, lau bóng gạo, thuốc lá, điện năng…

1.4.2. Sản phẩm công nghiệp nhà nước địa phương

Sản phẩm của công nghiệp nhà nước địa phương tương đối đa dạng về chủng loại: khai thác cát, xay xát, lau bóng gạo, thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm, quần áo may sẵn, dược phẩm, trang in, cung cấp nước ...

1.4.3. Sản phẩm công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Gạo, thức ăn thủy sản, sản phẩm về da, dầu cám …

1.4.5. Sản phẩm công nghiệp ngoài nhà nước

Sản phẩm công nghiệp ngoài nhà nước rất đa dạng, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa và một phần xuất khẩu. Sản phẩm bao gồm các lĩnh vực như:

- Chế biến lương thực-thực phẩm và đồ uống: xay xát gạo, lau bóng gạo, thức ăn thủy sản, thủy sản đông lạnh, bột, nem, nước mắm, bánh, kẹo, bún, rượu, nước, nước đá...

- Vật liệu xây dựng: gạch nung, ngói nung, bê tông dự ứng lực, bê tông đúc sẵn, gốm nung...

- Sản phẩm cơ khí: các loại máy móc đơn giản phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, các vật liệu gia dụng bằng kim khí như: cửa sắt, xô, chậu...

- Sản phẩm từ cao su và chất dẻo: đồ dùng bằng nhựa, bao bì ...

- Sản phẩm từ gỗ: cưa xẻ gỗ, đóng xuồng, ghe; bàn ghế, giường, tủ, cửa...

- Sản phẩm thủ công : chầm lá, lợp lờ, dệt chiếu, đan giỏ…

Bảng 10: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

 

2010

2011

2012

2013

TĐ11-13

Cát sỏi các loại (1000m3 )

9 044

9 493

6 180

6 522

-10,3%

Thủy sản đông lạnh (tấn)

131 381

171 053

183 172

205 234

16,0%

Gạo xay xát (1000 tấn)

2 146

2 221

2 330

2 360

3,2%

Bánh phồng tôm (tấn)

 

8 330

9 276

10 340

 

Quần áo may sẵn (1000 cái)

3 257

3 173

3 339

3 540

8,1%

Thuốc viên các loại (1000 viên)

2 068 600

2 229 330

2 378 110

2 887 530

11,8%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Khoảng 38% sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu (chủ yếu là thủy sản chế biến và gạo).

1.5. Tổng quan về phát triển doanh nghiệp công nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp (không kể các cơ sở tiểu thủ công nghiệp) năm 2013 là 411. Quy mô các doanh nghiệp tăng rất nhanh, đến năm 2013, bình quân 01 doanh nghiệp có 100 lao động, tài sản trị giá 22,7 tỷ đồng, vốn kinh doanh 57,4 tỷ đồng, doanh thu thuần 125 tỷ đồng và thu nhập/lao động 48 triệu đồng/người/năm.

Các dữ liệu trên cho thấy trong vòng 13 năm quy mô về tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu thuần của các doanh nghiệp gấp 2,9 đến 3,7 lần mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong tỉnh và đạt mức quy mô trung bình. Tuy nhiên thu nhập lao động công nghiệp chỉ tăng gấp 1,1 lần.

Bảng 11: Các chỉ số về tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu thuần và thu nhập lao động của doanh nghiệp công nghiệp so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong tỉnh

 

2000

2005

2010

2013

1. Tài sản/doanh nghiệp (TrĐ)

 

 

 

 

Công nghiệp

845

2 275

18 894

22 731

Công nghiệp/mặt bằng chung

102%

137%

319%

367%

2. Vốn kinh doanh/doanh nghiệp (TrĐ)

 

 

 

 

Công nghiệp

2 367

6 659

49 771

57 452

Công nghiệp/mặt bằng chung

86%

105%

265%

320%

3. Doanh thu thuần/doanh nghiệp (TrĐ)

 

 

 

 

Công nghiệp

7 782

20 655

96 066

125 419

Công nghiệp/mặt bằng chung

100%

121%

233%

291%

4. Thu nhập/lao động (TrĐ)

 

 

 

 

Công nghiệp

8,4

13,2

29,0

47,9

Công nghiệp/mặt bằng chung

92%

86%

101%

107%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

1.6. Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp

Ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có quy mô từ trung bình đến lớn trang bị các dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại và thường xuyên đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ phù hợp khả năng và nhu cầu thị trường; còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất có máy móc thiết bị tương đối cũ kỹ và lạc hậu, tỷ trọng chiếm trên 85%.

Nhìn chung, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chính do các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khó khăn về tài chính, thiếu thông tin về công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ mới còn kém đã dẫn đến tốc độ đổi mới công nghệ và thiết bị diễn ra chậm hoặc chuyển đổi không đồng bộ. Hệ quả là tỷ lệ hao mòn máy móc lớn, sản phẩm làm ra đạt chất lượng chưa cao và giá thành chưa khả quan.

Nếu so với mức độ trung bình tiên tiến của thế giới thì công nghệ của một số ngành trên địa bàn tỉnh lạc hậu hơn từ 2-3 thế hệ, các lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, tự động hóa, sinh học, vật liệu mới.... chưa được phát triển nhanh và đồng bộ.

Sau 2005, một số cơ sở cũng đã bắt đầu đầu tư nhập khẩu thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, chủ yếu là các nhà máy quy mô từ trung bình đến lớn trong các lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh, chế biến thức ăn gia súc, dược phẩm, bánh phồng tôm…, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường (kể cả xuất khẩu) và giá thành có khuynh hướng giảm. Đồng bộ với cải tiến công nghệ là quá trình áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, xây dựng thương hiệu dẫn đến sản phẩm có khả năng cạnh tranh đáng kể trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, tỷ trọng công nghệ và thiết bị hiện đại được áp dụng trong ngành công nghiệp còn rất nhỏ, do đó vấn đề về đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại đang là thách thức đối với ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp trong định hướng phát triển sắp tới.

1.7. Phân bố không gian phát triển công nghiệp

1.7.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo tỉnh thành

Công nghiệp phát triển mạnh nhất tại TP Cao Lãnh và TP Sa Đéc, chủ yếu do các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn nằm ngoài khu công nghiệp; trong đó TP Sa Đéc (có diện tích và tỷ lệ lắp đầy các khu công nghiệp cao nhất) chiếm trên 1/3 tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Các huyện chiếm tỷ trọng công nghiệp cao (Lấp Vò, Thanh Bình, Lai Vung, Châu Thành) chủ yếu phân bố tại khu vực ven sông Tiền, sông Hậu (có lợi thế về giao thông thủy bộ và nguyên liệu cá da trơn); riêng Tam Nông cũng phát triển công nghiệp ở mức độ khá nhờ là vùng nguyên liệu cá da trơn.

Bảng 12: Cơ cấu giá trị sản xuất theo vùng và theo tỉnh thành

 

2000

2005

2010

2011

2012

2013

1. Vùng Cao Lãnh

36,2%

43,1%

31,6%

32,6%

33,0%

32,8%

TP Cao Lãnh

26,7%

37,9%

21,9%

21,2%

21,5%

21,4%

Thanh Bình

2,0%

1,1%

6,7%

8,4%

8,4%

8,3%

Tháp Mười

1,4%

0,8%

0,5%

0,5%

0,6%

0,6%

Cao Lãnh

6,1%

3,3%

2,5%

2,4%

2,5%

2,5%

2. Vùng Sa Đéc

54,0%

51,5%

63,8%

61,9%

61,5%

61,5%

TP Sa Đéc

29,3%

36,6%

39,1%

36,2%

35,9%

35,1%

Lấp Vò

11,5%

6,7%

13,7%

13,2%

13,2%

13,1%

Lai Vung

6,7%

4,5%

5,6%

6,5%

6,5%

6,5%

Châu Thành

6,6%

3,8%

5,4%

5,9%

5,9%

6,8%

3. Vùng Hồng Ngự

11,1%

6,2%

11,2%

13,8%

13,7%

13,7%

TX Hồng Ngự

0,0%

0,0%

0,9%

0,8%

0,8%

0,8%

Tân Hồng

7,9%

4,4%

1,0%

0,9%

0,7%

0,7%

Hồng Ngự

1,2%

0,7%

2,5%

3,8%

3,8%

3,8%

Tam Nông

2,0%

1,1%

6,7%

8,4%

8,4%

8,3%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

1.7.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng

- Vùng Sa Đéc chiếm 61,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh nhờ vào các lợi thế: vị trí tiếp giáp sông Tiền, sông Hậu và có tuyến kênh Xáng Lấp Vò, truyền thống về trung chuyển-chế biến-kho vận-kinh doanh lúa gạo, nằm trong vùng nguyên liệu cá da trơn, các khu cụm công nghiệp khởi động sớm, đô thị hóa mạnh (trong thời kỳ bùng nổ đầu tư công nghiệp chung quanh năm 2005).

- Vùng Cao Lãnh có giá trị sản xuất công nghiệp chỉ bằng 53% của vùng Sa Đéc. Tuy có các lợi thế về tiếp giáp sông Tiền, có lợi thế so sánh về công nghiệp dược phẩm, nằm trong vùng nguyên liệu cá da trơn và lúa gạo, tỷ lệ đô thị hóa khá cao… nhưng các khu cụm công nghiệp khởi động chậm hơn

- Vùng Hồng Ngự phát triển về công nghiệp kém nhất do ít thuận lợi về điều kiện địa lý kinh tế công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đã đưa vào hoạt động 3 khu công nghiệp gồm khu công nghiệp Sa Đéc, Trần Quốc Toản và Sông Hậu, triển khai 15/32 cụm tuyến công nghiệp và 43 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận với gần 40 ngàn lao động, phân bổ ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã với các sản phẩm truyền thống như thảm lát, lục bình, dệt chiếu, kết chổi lông gà, đan thúng, đan lưới, dệt khăn rằn, sản xuất bột, nem, đóng ghe, v.v...

Biểu đồ 8: Cơ cấu GO công nghiệp theo huyện, thị, thành phố 2013

Biểu đồ 8: Cơ cấu GO công nghiệp theo vùng 2013

2. Nhận định chung về phát triển công nghiệp Đồng Tháp

- Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã phát triển mạnh trong giai đoạn 2006-2010, đặt cơ sở trên các lĩnh vực truyền thống (xay xát - lau bóng lúa gạo, dược) và các loại hình mới (chế biến thủy sản, thức ăn gia súc). Nhịp độ tăng trưởng tăng dần, giai đoạn 2001-2005 là 19,0%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 28,4%/năm và đóng góp khá tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh (đóng góp 33% vào tăng trưởng GDP). Trong 3 năm 2011-2013, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bị chựng lại dưới tác động của suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, nguyên liệu, lao động) và giảm sút về thị trường tiêu thụ. Tốc độ tăng trưởng giảm còn 13,3%/năm; tuy nhiên công nghiệp vẫn đóng góp 29% vào tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp liên tục trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng khá nhanh, từ 12,5% năm 2005 lên 19,4% năm 2010, tương ứng với quá trình tăng trưởng đột phá của công nghiệp. Sau năm 2010, tuy tăng trưởng có chậm lại nhưng công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng 20% trong cơ cấu kinh tế.

- Phát triển nhanh của công nghiệp sau năm 2005 đã thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia và hoạt động sản xuất công nghiệp, số lượng dự án đầu tư tăng nhanh với vốn đầu tư lớn có trọng điểm. Địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp chủ động đặt nhà máy gắn liền với nguồn nguyên liệu của địa phương và các tỉnh lân cận (lúa, cá da trơn), dẫn đến giá trị sản xuất tăng nhanh và các doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng, từng bước phát huy hiệu quả các lợi thế về vốn, kinh nghiệm sản xuất và tiếp cận thị trường.

- Quá trình phát triển công nghiệp đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động và cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân từng bước được tăng cường về số lượng và chất lượng.

- Các lĩnh vực công nghiệp chế biến thế mạnh như xay xát - lau bóng, chế biến thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản và chăn nuôi, dược phẩm đang được đầu tư chiều sâu, nâng dần tỷ lệ tinh chế. Trình độ thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp này đã được cải thiện một bước đáng kể, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp.

- Công nghiệp cũng đã tham gia hiệu quả trong chuỗi giá trị hàng xuất khẩu (gạo, thủy sản, chiếm 38% giá trị sản xuất công nghiệp), góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế chung, tăng thu ngoại tệ cho địa phương, tăng cường hoạt động thương mại, xúc tiến đầu tư, chủ động hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực.

- Công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đã và đang thực hiện mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, giảm hẳn tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài trong thời gian qua.

- Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đã bước đầu tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong nước, đảm bảo việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch ngành và lãnh thổ, tiết kiệm nguồn lực phát triển hạ tầng, sử dụng quỹ đất có hiệu quả tốt hơn, khai thác các nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao mức sống dân cư khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên vẫn còn các tồn tại, thách thức có tác động hạn chế phát triển và tính bền vững của công nghiệp:

Tuy nhiên, thu hút các doanh nghiệp đầu tư FDI với số lượng còn ít, vốn đầu tư chưa lớn.

- Ngoài tính khá nhạy cảm đối với các tác động của suy thoái (bất ổn về tài chính tín dụng, giảm sức mua thị trường trong và ngoài nước, khó khăn trong việc huy động nguồn lực), thể hiện qua quá trình giảm sút tăng trưởng trong 3 năm 2011-2013, phát triển công nghiệp trên địa bàn đã thể hiện đang tiếp cận ngưỡng trên của các lĩnh vực thế mạnh (xay xát - lau bóng, chế biến thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản, dược phẩm…) và khó đạt tốc độ tăng trưởng đột phá nếu không tiếp tục thu hút đầu tư theo hướng đa dạng hóa.

- Công nghiệp trên địa bàn chưa thu hút được các dự án đầu tư mang tầm cỡ cấp vùng; chưa có các tập đoàn lớn đến đầu tư. Do đó phát triển hiện trạng chủ yếu là chế biến dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trên địa bàn và các tỉnh lân cận, chủ yếu hướng vào thị trường xuất khẩu. Các loại hình công nghiệp khác như: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ,… chưa phát triển.

- Các chỉ số hiệu quả công nghiệp trên địa bàn chưa cao: ICOR khoảng 3,47; TFP khoảng 5%; VA/GO thấp và giảm dần (từ 20,7% còn 18,2%).

- Các khu cụm công nghiệp quy hoạch có tỷ lệ đưa vào triển khai và tỷ lệ lắp đầy còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đúng mức, một phần do ngân sách địa phương còn thấp, phần lớn do trung ương chưa đầu tư, ảnh hưởng sức hút đầu tư và hiệu quả của chuỗi giá trị công nghiệp.

- Lao động có trình độ và chuyên môn vẫn còn chưa đáp ứng hiệu quả cho hiện trạng và nhu cầu phát triển trong tương lai.

III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO QUY HOẠCH

Theo Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC, quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:

- Đối với các khu công nghiệp đã có chủ trương, đã hoàn chỉnh quy hoạch và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn: đã hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 tổng diện tích 256 ha, gồm khu công nghiệp Sa Đéc 132 ha, khu công nghiệp Trần Quốc Toản 58 ha, khu công nghiệp Sông Hậu 66 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê 184 ha (đã lắp đầy 80%).

- Định hướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp đến năm 2020: dự kiến mở rộng và xây mới khoảng 2.470- 2.480 ha để đến năm 2020 tổng diện tích đất các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh khoảng 2.730-2.740 ha. Riêng giai đoạn 2011-2015, dự kiến mở rộng và xây mới các khu công nghiệp với tổng diện tích 730-740 ha, gồm: khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng khu A2 90 ha, khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng 86 ha, khu công nghiệp Sông Hậu mở rộng thêm 550 ha. Diện tích các khu công nghiệp dự kiến bổ sung khoảng 1.750 ha, bao gồm khu công nghiệp Ba Sao 500 ha, khu công nghiệp Tân Kiều 600 ha, khu công nghiệp Trường Xuân- Hưng Thạnh 400 ha và khu công nghiệp công nghệ cao 250 ha.

Theo Quyết định 885/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn tỉnh sẽ quy hoạch mở rộng và mở mới 07 khu công nghiệp (Trần Quốc Toản mở rộng, Sa Đéc mở rộng, Sông Hậu 2, công nghệ cao, Ba Sao, Tân Kiều, Trường Xuân - Hưng Thạnh) với tổng diện tích mở rộng và mở mới được điều chỉnh là 1.033,3 ha

Tuy nhiên đến nay vẫn chỉ có 03 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động, bao gồm là khu công nghiệp Sa Đéc, Trần Quốc Toản và Sông Hậu.

1. Hiện trạng các khu công nghiệp đang hoạt động

1.1. Khu công nghiệp Sa Đéc

- Diện tích quy hoạch 132 ha, thuộc phường Tân Quy Đông, phường An Hòa (TP Sa Đéc); nằm trên tỉnh lộ 848 dẫn ra Quốc Lộ 80; tiếp giáp với sông Tiền và tuyến kênh quốc gia (Kênh Xáng Lấp Vò) dẫn ra nhánh sông Tiền.

- Về điều kiện hạ tầng, khu công nghiệp Sa Đéc có phân cảng Sa Đéc cho tàu 5.000 DWT cặp bến; có nhà máy nước ngầm với công suất 4.500 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nước Sa Đéc với công suất 17.000 m3/ngày đêm; có nhà máy xử lý nước thải tập trung có công suất 4.500 m3/ngày đêm giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Về các phân khu, khu công nghiệp Sa Đéc được chia ra 3 khu: khu C: 30 ha; khu A1: 40 ha tiếp giáp với tuyến kênh Xáng Lấp Vò; khu C mở rộng: 62 ha tiếp giáp với sông Tiền.

- Về tình hình hoạt động, tỷ lệ diện tích đất cho thuê chiếm khoảng 92%; số lượng dự án đăng ký hoạt động là 43 với vốn đăng ký 3.213 tỷ đồng và 27,86 triệu USD; số lượng dự án đã hoạt động là 33 với vốn đăng ký 2.376,9 tỷ đồng và 27,86 triệu USD. Các ngành chủ lực trong khu công nghiệp: chế biến thủy sản, bánh phồng tôm, thức ăn thủy sản và chăn nuôi, chế biến dầu và bột cá, nhựa tấm, bao bì, bê tông bọt …

Bảng 13: Tổng hợp hiện trạng hoạt động khu công nghiệp Sa Đéc

Hạng mục

Khu C và C mở rộng

Khu A1

Địa điểm

Phường Tân Quy Đông, xã Tân Khánh Đông, Tp Sa Đéc

Phường An Hòa, Tp Sa Đéc

Năm thành lập

1998

Ngành nghề đăng ký (lĩnh vực thu hút đầu tư)

Chế biến nông, thủy sản xuất khẩu ; chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm; chế biến thực phẩm đóng hộp; cơ khí phục vụ nông nghiệp; vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm; may mặc và các ngành nghề khác.

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

91

41

Mật độ xây dựng (%)

70

% diện tích đã thực hiện

100

100

% khối lượng đầu tư hạ tầng

100

100

Tổng vốn đầu tư hạ tầng (triệu đồng)

235,353 tỷ đồng

Tỷ lệ diện tích lắp đầy theo doanh nghiệp đăng ký (%)

90%

Dự án đăng ký hoạt động

 

 

Số lượng

43

Vốn đăng ký (triệu đồng)

3213 tỷ đồng + 27,86 triệu USD

Dự án đã hoạt động

 

 

Số lượng

33

Vốn đăng ký (triệu đồng)

2376,9 tỷ đồng + 27,86 triệu USD

Cơ sở hạ tầng hiện có

 

 

% đường giao thông đã hoàn thành

100%

% tuyến thoát nước đã hoàn chỉnh

100%

Công suất trạm xử lý nước thải (m3/ngày đêm)

4500 m3/ngày.đêm

Tên công ty đầu tư và khai thác hạ tầng

Công Ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển Nhà & Khu Công Nghiệp (HIDICO)

Giá cho thuê hiện hành (đồng/m2/năm)

40 - 45 USD/m2/cả đời dự án

Nguồn: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Đồng Tháp

Đánh giá chung:

Mặc dù giá cho thuê (40-45 USD/m2/cả đời dự án) được đánh giá là rất cao so với mặt bằng chung, khu công nghiệp Sa Đéc hiện là khu công nghiệp có tỷ lệ lắp đầy cao nhất và đạt giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất so với các khu công nghiệp khác, do các nguyên nhân:

- Được thành lập sớm và thu hút đầu tư ngay trong giai đoạn bùng nổ phát triển công nghiệp có liên quan đến chế biến thủy sản và phụ phẩm thủy sản (9 doanh nghiệp, tổng công suất thiết kế 150.000 T/năm; trong đó có 2 doanh nghiệp vừa chế biến thủy sản vừa sản xuất thức ăn thủy sản), thức ăn chăn nuôi và thủy sản (9 doanh nghiệp, tổng công suất thiết kế 1,55 triệu tấn/năm), phụ phẩm xay xát (dầu cám), chế biến thực phẩm (bánh phồng) và công nghiệp hỗ trợ có liên quan (chủ yếu là bao bì).

- Nằm trong vùng nguyên liệu công nghiệp (vùng nuôi cá da trơn, vùng xay xát) và vùng đô thị (đáp ứng nhu cầu lao động và an sinh cho lao động vãng lai)

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn và năng động trong thu hút nguyên liệu, tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên hiện nay trong khu có 10/43 dự án đăng ký chưa khởi động; trong số 33 dự án đã hoạt động hiện có 09 dự án đang trong tình trạng ngưng hoạt động dưới tác động của suy thoái kinh tế.

1.2. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

- Diện tích quy hoạch 58 ha, nằm cạnh QL.30, kế cạnh sông Tiền, thuộc phường 11, thành phố Cao Lãnh.

- Về điều kiện hạ tầng, khu công nghiệp Trần Quốc Toản nằm sát cảng trọng tải 5.000 tấn, sử dụng nguồn nước ngầm với công suất 2500 m3/ngày đêm và có trạm xử lý nước thải với công suất 2.000m3/ngày đêm.

- Về hiện trạng hoạt động, tỷ lệ diện tích đất cho các doanh nghiệp thuê chiếm 55%; số lượng dự án đăng ký hoạt động là 5 với vốn đăng ký 387,74 tỷ đồng; số lượng dự án đã hoạt động là 3 với vốn đăng ký 146,6 tỷ đồng; các lĩnh vực hoạt động chính là thức ăn chăn nuôi, bao bì…

Đánh giá chung:

Giá cho thuê đất (16,5-19,8 USD/m2/cả đời dự án) được đánh giá là ở mức độ thấp so với mặt bằng chung và thuận lợi về vị trí (tiếp cận đô thị TP Cao Lãnh, sát QL.30 và sông Tiền), nằm trong vùng nguyên liệu cá da trơn…, khu công nghiệp Trần Quốc Toản thu hút đầu tư kém hơn nhiều so với khu công nghiệp Sa Đéc, do các nguyên nhân:

- Được thành lập trễ (2005) vào thời điểm các doanh nghiệp lớn (chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản và chăn nuôi, phụ phẩm ngành lúa gạo) đã đầu tư theo hình thức tự thỏa thuận đất hoặc đầu tư vào các khu cụm công nghiệp khác; các lĩnh vực phù hợp với vị trí của khu công nghiệp Trần Quốc Toản (công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao) chưa phát triển tại địa bàn tỉnh. Sau khi hoàn tất hạ tầng, cả nước lại bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế.

- Các tuyến giao thông thủy bộ tiếp cận trực tiếp vào khu công nghiệp còn khó khăn: QL.30 đoạn phường 11 hay bị ùn tắc; từ cửa khu công nghiệp ra sông Tiền bị chia cắt bởi QL.30.

Các dự án đã hoạt động bao gồm 02 dự án thức ăn chăn nuôi thủy sản (tổng công suất thiết kế 200.000 T/năm), 01 dự án về công nghiệp hỗ trợ (bao bì, cơ khí) đã đăng ký nhưng chưa hoạt động, 01 dự án về công nghiệp giày da (lĩnh vực gia công thâm dụng lao động) đang triển khai.

Về hệ thống hạ tầng, hiện trong khu chưa xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

Bảng 14: Tổng hợp hiện trạng hoạt động khu công nghiệp Trần Quốc Toản

Hạng mục

KCN Trần Quốc Toản

Địa điểm

Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

Năm thành lập

2005

Ngành nghề đăng ký (lĩnh vực thu hút đầu tư)

Chế biến nông, thủy sản xuất khẩu ; chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm; chế biến thực phẩm đóng hộp; cơ khí phục vụ nông nghiệp; vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm; may mặc và các ngành nghề khác.

Tổng diện tích tự nhiên (m2)

58ha

Mật độ xây dựng (%)

70

% diện tích đã thực hiện

100

% khối lượng đầu tư hạ tầng

80

Tổng vốn đầu tư hạ tầng (triệu đồng)

60,606 tỷ đồng

Tỷ lệ diện tích lắp đầy theo doanh nghiệp đăng ký (%)

55%

Doanh nghiệp/dự án đăng ký hoạt động

 

Số lượng

05

Vốn đăng ký (triệu đồng)

176,59 tỷ đồng và 20 triệu USD

Doanh nghiệp/dự án đã hoạt động

 

Số lượng

03

Vốn đăng ký (triệu đồng)

147 tỷ đồng

% đường giao thông đã hoàn thành

100%

Tên công ty đầu tư và khai thác hạ tầng

Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp.

Giá cho thuê hiện hành (đồng/m2/năm)

16,5-19,8 USD/m2/cả đời dự án

Nguồn: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Đồng Tháp

1.3. Khu công nghiệp Sông Hậu

- Diện tích quy hoạch 66 ha, thuộc xã Tân Thành, huyện Lai Vung, nằm cạnh QL.54 và giáp với sông Hậu.

- Về hiện trạng hoạt động, tỷ lệ diện tích đất cho các doanh nghiệp thuê chiếm 55%; số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 5 với vốn đăng ký 612 tỷ đồng; số lượng doanh nghiệp đã hoạt động là 4 với vốn đăng ký 558 tỷ đồng. Trong khu công nghiệp chỉ có hai ngành: chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi

Bảng 15: Tổng hợp hiện trạng hoạt động khu công nghiệp Sông Hậu

Hạng mục

KCN Sông Hậu

Địa điểm

Xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp

Năm thành lập

2009

Ngành nghề đăng ký (lĩnh vực thu hút đầu tư)

Chế biến nông, thủy sản xuất khẩu ; chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm; chế biến thực phẩm đóng hộp; cơ khí phục vụ nông nghiệp; vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm; may mặc và các ngành nghề khác.

Tổng diện tích tự nhiên (m2)

66 ha

Mật độ xây dựng (%)

70

% khối lượng đầu tư hạ tầng

90

Tổng vốn đầu tư hạ tầng (triệu đồng)

103,131 tỷ đồng

Tỷ lệ diện tích lắp đầy theo doanh nghiệp đăng ký (%)

55%

Tỷ lệ diện tích lắp đầy theo doanh nghiệp đã hoạt động

//

Doanh nghiệp/dự án đăng ký hoạt động

 

Số lượng

5

Vốn đăng ký (triệu đồng)

612 tỷ đồng

Doanh nghiệp/dự án đã hoạt động

 

Số lượng

4

Vốn đăng ký (triệu đồng)

558 tỷ đồng

% đường giao thông đã hoàn thành

100%

% tuyến thoát nước đã hoàn chỉnh

80%

Tên công ty đầu tư và khai thác hạ tầng

Công ty Cổ phần Docimexco

Giá cho thuê hiện hành (đồng/m2/năm)

25 – 30 USD/m2/cả đời dự án

Nguồn: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Đồng Tháp

Đánh giá chung:

Khu công nghiệp sông Hậu tương đối thuận lợi về vị trí (sát QL.54 và sông Hậu, có trục ĐT.852 liên thông ra QL.80), nằm trong vùng nguyên liệu cá da trơn, khu công nghiệp Sông Hậu thu hút đầu tư ở mức độ trung bình, do các nguyên nhân:

- Được thành lập trễ (2009) vào thời điểm bắt đầu suy thoái kinh tế; trước đó các doanh nghiệp lớn (chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản và chăn nuôi) đã đầu tư theo hình thức tự thỏa thuận đất hoặc đầu tư vào các khu cụm công nghiệp khác.

- QL.54 hiện chưa được cải thiện hoàn chỉnh về điều kiện cầu và mặt rộng đường. Các doanh nghiệp đã hoạt động bao gồm 03 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi thủy sản (tổng công suất thiết kế 670.000 T/năm), 01 doanh nghiệp chế biến thủy sản (công suất thiết kế 18.000 T), 01 doanh nghiệp nấm rơm đóng hộp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động.

Về hệ thống hạ tầng, hiện trong khu đã xây dựng hệ thống thu gom nước thải nhưng chưa xây dựng khu xử lý; hệ thống thoát nước chỉ mới hoàn chỉnh được 80%.

2. Đánh giá chung về đóng góp của các khu công nghiệp vào phát triển công nghiệp toàn tỉnh.

2.1. Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm

Qua điều ra và tính toán, ước tính năm 2013 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp theo giá hiện hành là 19.943 tỷ đồng chiếm 28,2% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; giá trị tăng thêm khoảng 2.659 tỷ đồng, chiếm 27,6% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp.

Bảng 16: Ước tính giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA) của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp

 

2013

GO công nghiệp giá hiện hành (triệu đồng)

52 991 450

Khu công nghiệp

14 943 590

Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp

38 047 860

VA công nghiệp giá hiện hành (triệu đồng)

9 632 990

Khu công nghiệp

2 658 710

Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp

6 974 280

Nguồn: tính toán theo số liệu điều tra có đối chiếu với Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

Tỷ lệ đóng góp này không cao và phần lớn (69% giá trị) tập trung tại khu công nghiệp Sa Đéc, do trong thực tế, hiện trạng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (tại Lấp Vò, Thanh Bình, Tam Nông, Châu Thành) và tuyến kênh Xáng Lấp Vò đã thu hút nhiều doanh nghiệp quy mô từ trung bình đến lớn.

2.2. Tỷ lệ đóng góp vào trị giá hàng hóa xuất khẩu

Qua phân tích các sản phẩm, có thể thấy tuy chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm công nghiệp; tuy nhiên nhờ vào các sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (chủ yếu là thủy sản đông lạnh) có giá trị xuất khẩu cao, tỷ lệ đóng góp vào trị giá hàng xuất khẩu lên đến 42%.

2.3. Đóng góp vào trình độ công nghệ và trang thiết bị

Về trình độ công nghệ và thiết bị, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có quy mô và vốn đầu tư tương đối lớn, phần lớn các mặt hàng sản xuất chủ yếu nhắm đến thị trường xuất khẩu, do đó công nghệ và thiết bị đã được đầu tư, đổi mới phù hợp khả năng và nhu cầu thị trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi có tỷ trọng công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại chiếm trên 65%. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn thấp, do đó vấn đề về đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại đang là thách thức trong giai đoạn tới.

2.4. Đóng góp vào quy mô công nghiệp và lao động

Tuy đóng góp không cao vào giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã thể hiện ưu việt về mặt quy mô công nghiệp và lao động:

- Các doanh nghiệp thu hút trên 7.800 lao động (so với chỉ số toàn tỉnh là 79.698 người và số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp toàn tỉnh là 41.096 người); bình quân 186 lao động/doanh nghiệp (so với chỉ số bình quân của tỉnh là 4,6 lao động/cơ sở và 100 lao động/doanh nghiệp). Do yêu cầu về trình độ công nghệ của trang thiết bị, phần lớn lao động trực tiếp đều được đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp.

- Giá trị sản xuất/doanh nghiệp năm 2013 khoảng 356 tỷ đồng (so với chỉ số bình quân của tỉnh là 3,0 tỷ đồng/cơ sở và 298 tỷ đồng/doanh nghiệp).

- Giá trị tăng thêm/doanh nghiệp năm 2013 khoảng 63 tỷ đồng (so với chỉ số bình quân của tỉnh là 550 triệu đồng/cơ sở và 52 tỷ đồng/doanh nghiệp).

- Giá trị tăng thêm/lao động năm 2013 khoảng 340 triệu đồng (so với chỉ số bình quân của tỉnh là 121 triệu đồng và chỉ số bình quân các doanh nghiệp công nghiệp là 286 triệu đồng).

Bảng 17: Ước tính các chỉ tiêu về quy mô công nghiệp và lao động của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp

 

2013

Tổng số doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp

17 512

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

42

Lao động/doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp (triệu đồng)

4,6

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

186,0

GO/doanh nghiệp, cơ sở (triệu đồng)

3 026

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

355 800

VA/doanh nghiệp, cơ sở (triệu đồng)

550

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

63 303

Lao động công nghiệp

79 698

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

7 811

GO/lao động (triệu đồng)

665

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

1 913

VA/lao động (triệu đồng)

121

Trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp

340

Nguồn: tính toán theo số liệu điều tra có đối chiếu với Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2013

3. Phân tích, đánh giá tình hình triển khai các khu công nghiệp

Nhìn chung, tuy quá trình triển khai mở rộng các khu công nghiệp không đạt chỉ tiêu quy hoạch theo Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC, quá trình hoàn chỉnh hạ tầng, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong 03 khu công nghiệp hiện hữu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho sản xuất xã hội, từng bước hình thành cơ sở cho các khu đô thị vệ tinh công nghiệp, phát triển đồng bộ thương mại dịch vụ, thu ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng. Ngoài lợi ích về kinh tế - xã hội các khu công nghiệp còn có nhiều ý nghĩa về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội..

3.1. Các mặt làm được

- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào 03 khu, cụm công nghiệp hiện hữu đã đạt nhiều kết quả khả quan; khu công nghiệp Sa Đéc đã hoàn chỉnh hạ tầng, lắp đầy 90%, thu hút vốn đăng ký 3.213 tỷ đồng + 27,9 triệu USD và đang phát triển sản xuất tương đối ổn định trong các lĩnh vực mũi nhọn (chế biến thủy sản và phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi và thủy sản); khu công nghiệp Trần Quốc Toản đã xây dựng cơ bản về hạ tầng, lắp đầy 41% (có tiềm năng lắp đầy trên 90% vào năm 2015), thu hút vốn đăng ký 176,6 tỷ đồng và 20 triệu USD; khu công nghiệp Sông Hậu đã xây dựng cơ bản về hạ tầng, lắp đầy 55%, thu hút vốn đăng ký 612 tỷ đồng. Tổng các dự án đã hoạt động trong các khu công nghiệp là 40, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài.

- Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã đóng góp 27,6% giá trị tăng thêm của công nghiệp và 42% giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh; đồng thời cải thiện đáng kể về quy mô công nghiệp và lao động/doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy chuyển dịch lao động, phát triển vùng nguyên liệu.

- Hầu hết các dự án đã và đang đầu tư đều được trang bị công nghệ mới, hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến, coi trọng tiêu chí chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.

- Trong tổng số dự án đầu tư, lĩnh vực chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản chiếm 80%, trong đó tỷ trọng hàng xuất khẩu cao.

- Ủy Ban Nhân dân tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế, các Sở Ngành, địa phương và chủ đầu tư khu công nghiệp trong việc tích cực kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và sản xuất

3.2. Các mặt chưa làm được

- Đến nay ngoài 03 khu công nghiệp hiện hữu, vẫn chưa kêu gọi được các nhà đầu tư hạ tầng (trong và ngoài địa bàn tỉnh) xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp mở rộng và quy hoạch thêm theo Quyết định 1041/QÐ-UBND.HC và Quyết định 885/QĐ- UBND.HC.

- Thời gian lắp đầy các khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Sông Hậu kéo dài, thu hút số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động còn chậm và ít, nhất là các dự án FDI.

- Chưa thu hút được nhiều dự án lớn mang tầm cỡ vùng và các tập đoàn lớn (có khả năng vừa đầu tư hạ tầng khu công nghiệp vừa điều phối các doanh nghiệp sản xuất trong khu) đến đầu tư; hiện nay các khu công nghiệp trên địa bàn chủ yếu thu hút các doanh nghiệp chế biến và dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu và tiêu dùng trên địa bàn (chế biến thủy sản và phụ phẩm thủy sản, phụ phẩm xay xát, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, công nghiệp hỗ trợ bao bì ngành chế biến). Các khu công nghiệp chưa thu hút được các loại hình công nghiệp khác như: công nghiệp sản xuất và lắp ráp hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tác, công nghiệp hóa học, công nghiệp hỗ trợ; do đó, cơ cấu các phân ngành công nghiệp vẫn còn thiếu cân đối và kém tính đa dạng.

- Khu công nghiệp Sông Hậu và Khu công nghiệp Trần Quốc Toản chưa xây dựng hoàn chỉnh trạm xử lý nước thải. Đối với các khu công nghiệp này, việc phân lô đất cho thuê trong khu công nghiệp chưa thật hiệu quả, bình quân một dự án sử dụng 2 ha đất công nghiệp nên khó thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chủ yếu là công nghiệp hỗ trợ)..

- Hạ tầng xã hội (các khu đô thị vệ tinh công nghiệp và điều kiện nhà ở cho công nhân, các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ vui chơi, giải trí...) chưa được đầu tư phát triển đồng bộ với phát triển của các khu công nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến các mặt làm được:

- Đầu tư và phát triển khu công nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, sự hỗ trợ của Bộ Công Thương về mặt chuyên môn, sự phối hợp của các Sở, Ngành, địa phương và chủ đầu tư khu công nghiệp.

- Các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng trong việc kêu gọi thu hút đầu tư vào nền kinh tế quốc dân nói chung và vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói riêng.

- Ngoài những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý kinh tế, nguồn nguyên liệu và lao động, thị trường tại chỗ, chỉ số năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng được cải thiện.

- Sự năng động của các doanh nghiệp trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất và quản lý, đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đào tạo lao động, tiếp cận và mở rộng thị trường … đã từng bước tạo thêm nguồn lực phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến các mặt chưa làm được:

- Ngoài khu công nghiệp Sa Đéc được khởi động khá sớm, các khu công nghiệp trên địa bàn được khởi động thu hút đầu tư hoặc quy hoạch tương đối trễ và trùng vào thời điểm suy thoái kinh tế (bắt đầu từ 2008 và tác động khá nghiêm trọng từ 2011); các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước đều gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và do đó, việc đầu tư mới vào các khu cụm công nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhìn chung bị trì trệ.

- Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, một số cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện Lấp Vò, Thanh Bình, Châu Thành, Tam Nông được khởi động khá sớm, có quy mô phù hợp với khuynh hướng đầu tư khép kín của các doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản thức ăn gia súc; ngoài ra, tuyến kênh Xáng Lấp Vò rất thuận lợi đối với công nghiệp lúa gạo. Các yếu tố trên đã dẫn đến làm phân tán sức đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp.

- Về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm địa chất công trình yếu và tình trạng canh tác phân tán theo nông hộ dẫn đến giá thành công trình hạ tầng khu công nghiệp (bao gồm đền bù và xây dựng) cao hơn so với các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến các khu công nghiệp quy hoạch chưa hoàn chỉnh, nhất là hệ thống cầu đường chịu tải trọng cao... là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển các khu công nghiệp, khó thu hút được các nhà đầu tư với những dự án lớn.

- Tình hình thị trường có nhiều biến động: giá các loại nguyên - nhiên liệu đầu vào tăng cao (giá sắt, thép, xăng dầu, nguyên liệu nhựa… ), vụ kiện bán phá giá cá da trơn, ép hạn ngạch ngành dệt - may của Mỹ, vụ kiện bán phá giá giày da của EU… cũng có tác động ảnh hưởng đến việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa, nhất là hoạt động xuất khẩu, từ đó có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp có ý muốn đầu tư mở rộng vào khu công nghiệp.

- Suy thoái về bất động sản và tài chính trong phạm vi cả nước dẫn đến khó khăn, trì trệ hoặc phá sản một số doanh nghiệp sản xuất, đầu tư hạ tầng.

- Quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư công nghiệp và khu cụm công nghiệp của các tỉnh thành, trong đó các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ưu thế hơn về giá thành thuê đất và cự ly so với TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó các lĩnh vực thế mạnh của địa bàn về nguyên liệu và thị trường (chế biến thủy sản, thức ăn gia súc và thủy sản, chế biến lúa gạo) đều đã tiếp cận ngưỡng trên hoặc chịu sự cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh lân cận có điều kiện phát triển tương tự.

- Hoạt động tư vấn, hỗ trợ, tác động của nhà nước cho các doanh nghiệp còn hạn chế; triển khai thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các địa phương.

Bài học kinh nghiệm cho công tác điều chỉnh quy hoạch

- Điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn phù hợp với

(i) điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chương trình tái cơ cấu kinh tế;

(ii) dự báo diễn biến suy thoái kinh tế và khả năng hồi phục;

(iii) xu thế phát triển của đầu tư - sản xuất công nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước;

(iv) đối chiếu với các thế mạnh thu hút đầu tư công nghiệp của tỉnh với khả năng hoàn tất các trục hạ tầng, khả năng phát triển các hành lang kinh tế trong và ngoài tỉnh

(v) khả năng cạnh tranh phát triển hoặc chuyển dịch công nghiệp của các tỉnh thành trong và ngoài vùng.

- Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp trên cơ sở đối chiếu với khả năng thu hút đầu tư và phát triển của các cụm tuyến công nghiệp trong địa bàn tỉnh, với dự báo năng lực phát triển của các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu các chính sách cơ chế, giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, khắc phục hoặc tránh các nhược điểm của địa bàn trong quá trình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

- Xem việc xây dựng và thu hút các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (có năng lực đầu tư và điều phối các doanh nghiệp đến sản xuất trong khu) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn bị tốt nhất môi trường tiếp nhận đầu tư công nghiệp nhằm hướng đến gia tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kết nối hạ tầng và giải quyết vấn đề môi trường một cách tập trung.

PHẦN II

BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP

I. TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

1. Suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế toàn cầu 2009 bắt nguồn tư khủng hoảng tài chính 2007-2010 đã dẫn đến tình trạng đói tín dụng, ảnh hưởng đến các khu vực kinh tế và tiêu dùng trong dân. Suy thoái bắt đầu tại Mỹ và lan sang châu Âu, Nhật, có tác động đối với thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư của các nước đang phát triển; đồng thời có tác động nghiêm trọng đối với lĩnh vực tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư trực tiếp.

Các nước đang phát triển châu Á hầu hết đều bị giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có nước còn tăng trưởng âm. Các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Việt Nam có mức tăng trưởng chung quanh 6% trong các năm 2007-2008, đến 2009 chỉ tăng trưởng khoảng 3%; các nước Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc độ -3,0% và -3,5% trong năm 2009. Để ngăn chặn suy giảm tăng trưởng, khôi phục kinh tế, hầu hết các nước bị tác động đã áp dụng tích cực chính sách kích thích kinh tế, đặc biệt là kích cầu tiêu thụ và đầu tư, và tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên do những bất cập về cấu trúc kinh tế nội tại, quá trình suy thoái vẫn tiếp tục tác động kéo dài đến nay và có khả năng chậm hồi phục, có tác động lên các lĩnh vực tăng trưởng, đầu tư và tài chính chính dụng.

Địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung từ 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực công thương đến cuối năm 2013 vẫn tiếp tục khó khăn như các năm 2011 và 2012 do chịu tác động bất lợi từ suy thoái kéo dài. Trước tình hình đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh, các ngành, các địa phương đã tiến hành các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời nhiều doanh nghiệp cũng linh hoạt ứng phó trong tình hình mới nhằm duy trì sản xuất và bảo đảm các sản phẩm đều tăng trưởng, mở rộng thêm thị trường; tuy nhiên do tăng trưởng theo chiều rộng đã đạt tới đỉnh điểm, tăng trưởng chiều sâu vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong 3 năm 2011-2013 chỉ bằng 47% giai đoạn 2006-2010.

2. Tái cơ cấu kinh tế

Trước tình hình suy thoái chung, chính phủ đã xây dựng đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm các định hướng chính sau:

- Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định, bao gồm các lĩnh vực tiền tệ, tài khóa, xuất khẩu, giá cả, thị trường;

- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế, bao gồm đầu tư công, tổ chức tín dụng, tập đoàn tổng công ty nhà nước;

- Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, Điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế;

- Tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng và phát triển cơ cấu vùng kinh tế hợp lý.

Các giải pháp chính bao gồm:

- Nâng cao chất lượng các quy hoạch;

- Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô;

- Đổi mới cơ chế phân bố, quản lý và sử dụng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nhà nước;

- Đổi mới sâu sắc, toàn diện cơ cấu và cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước;

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh;

- Đổi mới chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý đầu tư;

- Thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển, nâng cao chất lượng các doanh nghiệp dân doanh;

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chất lượng các dự án đầu tư nước ngoài;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình đồng bộ phát triển các ngành ưu tiên phát triển;

- Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp;

- Phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Phát triển khoa học, công nghệ.

Trong đó các nội dung có liên quan đến phát triển công nghiệp và khu công nghiệp như sau:

- Đối với đầu tư công, trong thời gian qua do mong muốn phát triển nhanh, nhưng nguồn lực lại hạn hẹp nên nhiều địa phương đã có nhiều giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để tạo nguồn thu mà không tính toán đầy đủ đến khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư. Nhiều địa phương phê duyệt quá nhiều dự án vượt quá khả năng nguồn lực của ngành mình, cấp mình, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm… khiến đầu tư dàn trải, bị động, kéo dài thời gian thi công, gây lãng phí, thất thoát, giảm hiệu quả đầu tư.

- Riêng trên phương diện đầu tư công nghiệp, cần rà soát đánh giá toàn diện về hoạt động và hiệu quả của các khu công nghiệp, điều chỉnh quy mô, tiến độ và phương thức phát triển các khu công nghiệp, tăng cường các biện pháp để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển nền kinh tế.

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ phải tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không thu hồi được vốn, trước hết là các công trình lớn trọng điểm, đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội…hỗ trợ cho phát triển kinh tế, thực hành ngân sách tiết kiệm để đầu tư. Do đó, đối với nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư của địa phương, từng bước điều chỉnh cơ cấu theo hướng giảm dần đầu tư công; tăng cường các biện pháp để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển nền kinh tế, kể cả ngân sách tiết kiệm để đầu tư.

- Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu long, chính phủ tạo điều kiện, khuyến khích sử dụng lợi thế vị trí, tiềm năng đất đai và lao động trong bối cảnh phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế; đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển giữa các tỉnh, thành trong vùng và thu hút đầu tư trong, ngoài nước; phát huy lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế, hạn chế những nhược điểm về cấu trúc kinh tế hiện trạng; chú trọng phát triển kết hợp và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất nông sản - chế biến - kho vận - tiêu thụ kinh doanh; hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại với mô hình tăng trưởng khả thi, bền vững, có khả năng thích ứng với các thay đổi của kinh tế vĩ mô cả nước trong quá trình tái cơ cấu. Vận động hệ thống ngân hàng tại chỗ cải tiến cách thức luân chuyển, phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn.

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tái cơ cấu đầu tư các khu kinh tế, các khu công nghiệp, đó là rà soát đánh giá toàn diện về hoạt động và hiệu quả của các khu này; làm rõ những nguyên nhân thua lỗ, chưa lấp đầy, chưa tiến hành thực hiện … trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, sửa đổi hoàn thiện các đề án tái cơ cấu, điều chỉnh, bảo đảm tiến độ và hiệu quả, nâng cao vai trò các khu công nghiệp trong việc ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển.

Trên cơ sở đó, các ngành, các địa phương cũng đang xây dựng các đề án tái cơ cấu kinh tế hoặc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm xem xét điều chỉnh mô hình tăng trưởng, thực hiện các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế theo khung chung cả nước (nâng cao hiệu quả đầu tư công thông qua hoàn chỉnh trung hạn hóa kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn), đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành, xem xét phát triển hợp lý các vùng kinh tế trong bối cảnh tái cơ cấu.

II. DỰ THẢO ĐIỀU CHỈNH CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tổng quan về các chỉ tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến 2020

Theo Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, các chỉ tiêu có liên quan đến phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt từ 13,0%/năm giai đoạn 2011-2015 (khu vực nông nghiệp tăng 6%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 19,5%/năm, khu vực thương mại-dịch vụ tăng 15%/năm) và tăng 12,4%/năm giai đoạn 2016-2020 (khu vực nông nghiệp tăng 6%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 15,2%/năm, khu vực thương mại-dịch vụ tăng 14,1%/năm).

- GDP bình quân đầu người đạt trên 1.500 USD năm 2015 và trên 2.900 USD năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế năm 2015 là: khu vực nông nghiệp 37%, khu vực công nghiệp-xây dựng 30%, khu vực thương mại-dịch vụ là 33%; đến năm 2020 là: khu vực nông nghiệp 28,5%, khu vực công nghiệp-xây dựng 36,5%, khu vực thương mại-dịch vụ 35,0%.

- Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch; sản xuất hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp và hàng tiêu dùng, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và các sản phẩm khác mà địa phương có lợi thế.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: gạo xay xát và lau bóng, bánh phồng tôm, trái cây sơ chế, rau quả đóng hộp, thủy sản đông lạnh, thức ăn cho gia súc, thủy sản, hàng may mặc, giày xuất khẩu, sản phẩm cơ khí, máy móc các loại, sản phẩm điện tử

Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả các khu. cụm công nghiệp đã được phê duyệt, Định hướng đến năm 2020, toàn Tỉnh có 7 khu công nghiệp tập trung và 32 cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch trên 4.626 ha.

Theo định hướng trên, công nghiệp dự báo tăng 19,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15,3%/năm giai đoạn 2016-2020.

2. Thực trạng phát triển trong 3 năm 2011-2013 và dự kiến Điều chỉnh phát triển kinh tế - xã hội

- Theo Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2013, dưới tác động của suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong 03 năm 2011-2013 là 10,6%/năm, trong đó công nghiệp tăng 13,3%/năm (so với dự kiến quy hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong 03 năm 2011-2013 là 13,2%/năm, trong đó công nghiệp tăng 18,4%/năm).

- Theo tính toán chưa chính thức của Tổng Cục Thống kê khi tính lại GRDP các tỉnh thành theo khung thống nhất chung cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong 03 năm 2011-2013 là 7,5%/năm, trong đó công nghiệp tăng 14,7%/năm.

Như vậy tốc độ tăng trưởng công nghiệp thực tế chỉ bằng khoảng 72-80% quy hoạch.

- Trên cơ sở đó, dự kiến tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011-2015 chung quanh 12%/năm và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 cũng đề xuất mức tăng trưởng chung quanh 11%/năm.

Các dữ liệu vẫn còn tiếp tục điều chỉnh chính thức nhưng được xem là cơ sở quan trọng nhằm tính toán khả năng phát triển công nghiệp và khu công nghiệp đến 2020.

III. CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI

1. Xu thế các luồng vốn và dòng đầu tư phát triển khu công nghiệp

Sau đợt suy thoái 1997-98, môi trường chuyển dịch cơ cấu công nghiệp toàn cầu thay đổi đáng kể sau 2000. Nhìn chung, các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển đã và đang tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua các biện pháp tiết kiệm chi phí, đợi chờ cơ hội bằng việc mua rẻ hoặc sáp nhập các doanh nghiệp phá sản, đầu tư xuyên biên giới nhằm đến địa bàn có giá thành sản xuất thấp hơn và tăng mức cầu của thị trường tại chỗ. Các ngành, lĩnh vực đang có khuynh hướng gia tăng M&A (sáp nhập và mua lại tài sản) và đầu tư xuyên biên giới bao gồm: chế tạo lắp ráp ô tô, năng lượng và nhiên liệu, dược phẩm, điện từ và bán dẫn, đóng tàu và vận tải biển, sắt thép, viễn thông, hàng không dân dụng.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2014 của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho thấy Châu Á đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư FDI, năm 2013 tăng 4% so với năm 2012, nhưng Việt Nam chỉ đứng thứ 9/10 quốc gia đang phát triển ở châu Á, mặc dù vẫn nỗ lực thu hút FDI bằng nhiều chính sách ưu đãi. Trong những năm sắp tới, việc thu hút FDI còn khó khăn hơn khi tình trạng suy thoái kinh tế còn chậm cải thiện

Các xu thế chuyển dịch luồng vốn và dòng đầu tư phát triển khu công nghiệp có thể được khái quát hóa như sau:

1.1. Xu thế chuyển dịch các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vệ tinh thuộc lớp 1: chủ yếu tại khu vực trong phạm vi bán kính 30-40 km chung quanh các khu đô thị cấp vùng, gần nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng, có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh và thuận lợi cho việc phát triển các đô thị vệ tinh công nghiệp. Trong lĩnh vực này Đồng Tháp hoàn toàn không có lợi thế so với các tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

1.2. Xu thế đầu tư phát triển các doanh nghiệp vệ tinh thuộc lớp 2&3 trong hệ thống của tập đoàn: trong lĩnh vực này Đồng Tháp không có lợi thế so sánh so với Long An, Tiền Giang. Tuy nhiên vẫn có khả năng tranh thủ kêu gọi đầu tư thứ cấp đối với các doanh nghiệp lớp 3 trên cơ sở xúc tiến đầu tư và qua hệ giữa các doanh nghiệp theo lớp sản xuất.

1.3. Xu thế đầu tư phát triển theo vùng nguyên liệu và thị trường tại chỗ: tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng xu thế này trong phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản và gia súc, tuy nhiên đã đạt ngưỡng trên đối với những lĩnh vực này. Tuy nhiên, Đồng Tháp cũng có một số thế mạnh cần khai thác trong việc thu hút đầu tư FDI, xuất phát từ các khách hàng nhập khẩu hàng nông thủy sản của Đồng Tháp. Các khu công nghiệp có thể nghiên cứu và đặt quan hệ các với các khu công nghiệp tại các nước láng giềng, lập danh sách các khách hàng có liên quan để tiếp cận thu hút đầu tư. Ngoài ra lĩnh vực tiềm năng trong tầm nhìn dài hạn là kinh tế lúa gạo (trung chuyển, kho vận, chế biến).

1.4. Xu thế đầu tư trọn gói (đầu tư khu cụm công nghiệp và điều phối các nhà sản xuất trong khu cụm công nghiệp): tỉnh Đồng Tháp ít có thế mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực này trong tầm nhìn trung hạn vì yếu thế hơn về cự ly so với TP Hồ Chí Minh và khả năng phát triển đô thị.

1.5. Xu thế chuyển dịch công nghiệp theo hướng phân tán dần: các đô thị trung tâm sẽ tập trung thu hút đầu tư các ngành - lĩnh vực công nghệ cao và ít thâm dụng lao động. Trong phạm vi bán kính 30-50 km là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Các loại hình công nghiệp thâm dụng lao động và nhiều tác động môi trường sẽ được chuyển dịch ra địa bàn xa hơn (tận dụng thế mạnh về giá lao động, giá đất và không gian xử lý môi trường). Trong thời gian gần đây, với triển vọng gia nhập TPP của Việt Nam, các đầu tư trong lĩnh vực dệt may, da giày và phụ liệu đính kèm đang được chuyển dịch từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ra vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Xu thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Hiện nay các khu cụm công nghiệp tại các tỉnh thành đã và đang cạnh tranh thu hút đầu tư quyết liệt. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm: (i) chuẩn bị quỹ đất sạch, (ii) giá thuê đất, (iii) thủ tục, (iv) quan hệ giữa các doanh nghiệp, (v) vị trí so với vùng thị trường, (vi) vùng nguyên liệu, (vii) vị trí so với các lớp doanh nghiệp trong chuỗi công nghiệp thượng nguồn-công nghiệp hỗ trợ-công nghiệp hạ nguồn; (viii) các yếu tố hậu cần (kết cấu hạ tầng đến cửa rào, các trung tâm logistics và cảng, đô thị hậu cần, lao động qua đào tạo, dịch vụ cho chuyên gia). So với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Đồng Tháp chỉ có ưu thế tương đối đối với các yếu tố (iii) và (vi), do đó khả năng cạnh tranh kém hơn.

Quá trình cạnh tranh có thể kéo dài đến sau 2020 trong quá trình hồi phục kinh tế. Mức độ cạnh tranh dự báo sẽ giảm dần theo quá trình hình thành liên kết phát triển công nghiệp theo cụm liên ngành.

3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp

Đi đôi với quá trình M&A và đầu tư xuyên biên giới, khuynh hướng hiện nay là các khu cụm công nghiệp được định hướng chiến lược đầu tư theo hướng cụm liên ngành. Theo đó các khu công nghiệp được định hướng tập trung đầu tư trên cơ sở lợi thế so sánh về thu hút đầu tư, nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tiên là xác định xây dựng các khu cụm công nghiệp mang tính chất chuyên ngành, các khu công nghiệp đồng đầu tư; trên hạt nhân trung tâm này hình thành các cluster (tổ hợp các doanh nghiệp sản xuất chế biến, công nghiệp phục vụ nông công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ) xoay quanh trục sản phẩm chính (như lúa gạo, thủy sản, trái cây, thịt, công nghệ phẩm lắp ráp…). để phát triển theo hướng này, tiềm năng phát triển tại Đồng Tháp là tổ hợp kinh tế lúa gạo tại Trường Xuân - Hưng Thạnh

4. Xu thế về quy mô phát triển, hình thức tổ chức các khu công nghiệp

- Khu cụm công nghiệp theo hướng cụm liên ngành: các tập đoàn, nhà đầu tư khu cụm công nghiệp cũng là chủ thể thu hút và điều phối các doanh nghiệp đến sản xuất tại các khu cụm công nghiệp theo hướng các cluster. Chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hoặc công nghiệp phát triển chung quanh cụm sản phẩm chính

- Khu cụm công nghiệp theo hướng đồng đầu tư giữa các doanh nghiệp hoặc các tỉnh thành.

Với các xu thế trên, quy hoạch và thiết kế các phân khu trong các khu công nghiệp sẽ phức tạp hơn (vì có sự hiện diện của doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 01 khu cụm công nghiệp). Đồng thời vị trí của khu công nghiệp đối với các yếu tố hậu cần (kết cấu hạ tầng đến cửa rào, các trung tâm logistics và cảng, đô thị hậu cần, lao động qua đào tạo, dịch vụ cho chuyên gia) là một trong các tác nhân quan trọng thu hút đầu tư.

IV. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ, NGUỒN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH

1. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản và khu mở rộng

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Thuận lợi đối với công nghiệp chế biến nông thủy sản

- Tương đối ít thuận lợi đối với công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

- Phát triển vùng nguyên liệu nông thủy sản và đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong TP Cao Lãnh) và các doanh nghiệp ngoài địa bàn theo các lớp sản xuất linh kiện, phụ tùng công nghệ phẩm

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: thuận lợi do nằm tại trung tâm tỉnh và các tuyến giao thông sông Tiền, QL.30. Có cảng Trần Quốc Toản. Có đô thị hậu cần

- Trong tầm nhìn dài hạn: có khả năng bị lệch khỏi hành lang phát triển QL.N2/đường Hồ Chí Minh trong tương lai.

- Cải thiện điều kiện giao thông liên vùng theo hướng thủy bộ. Nâng cao năng lực cảng và đẩy mạnh các dịch vụ trung chuyển kho vận tại khu vực lân cận

- Kết nối phát triển với QL.N2/đường Hồ Chí Minh thông qua hệ thống đường vành đai TP Cao Lãnh.

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Thuận lợi về mặt huy động lao động và tạo điều kiện an sinh cho lao động.

- Chú trọng phát triển các đô thị vệ tinh công nghiệp với nhà ở và khu dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng.

Giá thành đầu tư

- Khu hiện trạng: thấp, thuận lợi thu hút đầu tư

- Khu mở rộng: dự báo sẽ cao do giá giải tỏa đền bù tăng.

- Đối với khu mở rộng: lưu ý chia lô nhỏ để thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ khá cao, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các yếu tố khác

- Tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh; liên kết theo cụm liên ngành: có thuận lợi do nằm sát khu vực đô thị

- Năng lực cạnh tranh: cần lưu ý tại địa bàn có rất nhiều doanh nghiệp lớn tự xây dựng cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp.

Ngoài ra cần lưu ý cạnh tranh phát triển đối với cụm Bình Thành và tuyến công nghiệp Phong Mỹ.

- Bảo vệ môi trường: hiện chưa có trạm xử lý nước thải; cần lưu ý tác động đối với môi trường đô thị

- Quy hoạch các đô thị vệ tinh công nghiệp

- Chú trọng vấn đề hậu kiểm môi trường

- Điều phối tốt phát triển công nghiệp tại khu vực Cao Lãnh - Thanh Bình

2. Khu công nghiệp Sa Đéc và khu mở rộng

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Thuận lợi đối với công nghiệp chế biến nông thủy sản

- Thuận lợi đối với công nghiệp công nghệ cao sử dụng nguyên liệu và khai thác truyền thống sản xuất tại địa phương (hương liệu, logistics)

- Tương đối ít thuận lợi đối với công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

- Phát triển vùng nguyên liệu nông thủy sản và đẩy mạnh liên kết với tuyến công nghiệp kênh Xáng Lấp Vò

- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng thu hút đầu tư thêm một số lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp xay xát, công nghiệp có liên quan đến hương liệu và logistics, lĩnh vực công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: thuận lợi do nằm tại trung tâm tỉnh và các tuyến giao thông sông Hậu, kênh Xáng Lấp Vò, QL.80. Có cảng Sa Đéc. Có đô thị hậu cần

- Trong tầm nhìn dài hạn: có khả năng bị lệch khỏi hành lang phát triển QL.N2/đường Hồ Chí Minh trong tương lai.

- Đẩy mạnh phát triển tuyến kênh Xáng Lấp Vò (cuối trục là TP Sa Đéc). Nâng cao năng lực cảng và đẩy mạnh các dịch vụ trung chuyển kho vận tại khu vực lân cận. Phát huy thế mạnh là địa điểm so giá lúa gạo hàng đầu của vùng.

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Thuận lợi về mặt huy động lao động và tạo điều kiện an sinh cho lao động.

- Chú trọng phát triển các đô thị vệ tinh công nghiệp với nhà ở và khu dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng.

Giá thành đầu tư

- Cao do giá giải tỏa đền bù tăng.

- Đối với khu mở rộng: lưu ý chia lô nhỏ để thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ khá cao, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh; tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh; liên kết theo cụm liên ngành: thuận lợi.

- Bảo vệ môi trường: cần lưu ý tác động đối với môi trường đô thị.

- Quy hoạch các đô thị vệ tinh công nghiệp

- Chú trọng vấn đề hậu kiểm môi trường

- Điều phối tốt phát triển công nghiệp tại khu vực Lấp Vò - Lai Vung - Sa đéc theo hướng phát triển liên ngành.

3. Khu công nghiệp Sông Hậu

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Thuận lợi đối với công nghiệp chế biến thủy sản và các lĩnh vực có liên quan

- Ít thuận lợi đối với công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

- Phát triển vùng nguyên liệu cá da trơn

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn ngắn hạn: ít thuận lợi do tuyến QL.54 chưa cải thiện. Tuy nhiên có tuyến ĐT.852 kết nối với đô thị TT

Lai Vung. Có cảng Bảo Mai.

- Trong tầm nhìn trung dài hạn: thuận lợi sau khi hoàn thành cầu Vàm Cống và nâng cấp QL.54

- Nâng cấp QL.54; phát triển thông tuyến với TP Cần thơ, TP Long Xuyên và TP Sa Đéc

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Ít thuận lợi do chủ yếu là khu vực nông thôn.

- Đẩy mạnh phát triển khu dân cư Tân Thành.

Giá thành đầu tư

- Khá cao

- Thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ khá cao và chủ động vốn

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh; tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh: trung bình

- Liên kết theo cụm liên ngành: khá thuận lợi theo tuyến QL.54.

- Bảo vệ môi trường: hiện chưa có trạm xử lý nước thải

- Chú trọng vấn đề hậu kiểm môi trường

- Điều phối tốt phát triển công nghiệp theo tuyến QL.54 và kết nối phát triển với TP Cần Thơ, TP Long Xuyên và TP Sa Đéc.

4. Khu công nghiệp Sông Hậu 2

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Ít thuận lợi hơn Khu công nghiệp Sông Hậu đối với công nghiệp chế biến thủy sản và các lĩnh vực có liên quan

- Tương đối thuận lợi hơn Khu công nghiệp Sông Hậu đối với công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

- Đẩy mạnh kết nối phát triển với TP Vĩnh Long và TP Cần Thơ

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: ít thuận lợi do tuyến QL.54 chưa cải thiện và chưa kết nối hoàn chỉnh với QL.80.

- Trong tầm nhìn dài hạn: thuận lợi sau khi nâng cấp QL.54

- Nâng cấp QL.54; phát triển thông tuyến với TP Cần thơ và TP Sa Đéc

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Ít thuận lợi do chủ yếu là khu vực nông thôn.

- Quy hoạch khu đô thị hậu cần

công nghiệp..

Giá thành đầu tư

- Dự báo khá cao và khó giải tỏa, đền bù.

- Thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ khá cao và chủ động vốn

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh; tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh, bảo vệ môi trường: trung bình

- Liên kết theo cụm liên ngành:

khá thuận lợi theo tuyến QL.54.

- Điều phối tốt phát triển công nghiệp theo tuyến QL.54 và kết nối phát triển với TP Cần Thơ, TP Sa Đéc.

5. Khu công nghiệp Sông Hậu 3

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Ít thuận lợi nhất trong chuỗi các khu công nghiệp Sông Hậu đối với công nghiệp chế biến thủy sản và các lĩnh vực có liên quan nhưng có tiềm năng đối với công nghiệp đóng sửa tàu và công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

- Đẩy mạnh kết nối phát triển với TP Cần Thơ

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: rất kém thuận lợi .

- Trong tầm nhìn dài hạn: thuận lợi sau khi có cầu Cần Thơ 2

- Nâng cấp QL.54; tiến độ phát triển theo quá trình nâng cấp cầu Cần Thơ 2

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Kém thuận lợi nhất do chủ yếu là khu vực nông thôn.

- Quy hoạch khu đô thị hậu cần công nghiệp.

Giá thành đầu tư

- Dự báo cao và khó giải tỏa, đền bù.

- Thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ khá cao và chủ động vốn

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh; tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh, bảo vệ môi trường: trung bình

- Liên kết theo cụm liên ngành: khá thuận lợi theo đối trọng TP Cần Thơ và Sa Đéc

- Điều phối tốt phát triển công nghiệp theo tuyến QL.54 và kết nối phát triển với TP Cần Thơ, TP Sa Đéc.

6. Khu công nghiệp công nghệ cao

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Đối với lĩnh vực công nghệ cao: kém

- Đối với công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng: trung bình

- Tính toán lại tiến độ triển khai mục tiêu của khu công nghiệp

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: ít thuận lợi do tuyến QL.54

- Trong tầm nhìn dài hạn: tương đối thuận lợi sau khi nâng cấp QL.54 và cầu kết nối với QL.80

- Nâng cấp QL.54 và mở mới ĐT.849 nối dài

- Khai thác kết nối tuyến với Cầu Vàm Cống và cầu Cần Thơ 2 trong tương lai

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Ít thuận lợi do chủ yếu là khu vực nông thôn. Cần huy động lao động từ TP Cần thơ (làm việc trong ngày) sau khi các cầu qua sông Hậu hoàn chỉnh.

- Tính toán lại tiến độ triển khai mục tiêu của khu công nghiệp vì khó huy động lao động có trình độ cao trong tầm nhìn ngắn hạn

Giá thành đầu tư

- Dự báo khá cao và khó giải tỏa, đền bù.

- Phân kỳ triển khai quy mô khu công nghiệp hợp lý

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh; tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh, bảo vệ môi trường: trung bình

- Liên kết theo cụm liên ngành đối với lĩnh vực công nghệ cao: trung bình ; chỉ có khả năng phát triển mạnh sau khi liên kết hiệu quả với TP Cần Thơ.

- Tính toán lại tiến độ mục tiêu và quy mô của khu công nghiệp

7. Khu công nghiệp Tân Kiều

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Tương đối thuận lợi đối với nguyên liệu lúa gạo và công nghệ phẩm phục vụ tiêu dùng.

- Đẩy mạnh kết nối phát triển hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: chưa thuận lợi do tuyến QL.N2/đường Hồ Chí Minh, ĐT.845 chưa đạt giá trị vận tải công nghiệp.

- Trong tầm nhìn dài hạn: thuận lợi sau khi nâng cấp QL.N2/đường Hồ Chí Minh, ĐT.845

- Đường vào khu công nghiệp bị nghẽn tại đường dẫn QL.N2 và khó tiếp cận kênh Nguyễn Văn Tiếp

- Phát triển theo tiến độ nâng cấp QL.N2/đường Hồ Chí Minh và ĐT.845

- Nâng cấp kênh Nguyễn văn Tiếp

- Nghiên cứu đường tiếp cận vào cồng khu công nghiệp theo 02 hướng thủy bộ

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Tương đối thuận lợi do nằm sát đô thị Mỹ An.

- Quy hoạch phát triển mạnh đô thị Mỹ An.

Giá thành đầu tư

- Dự báo khá cao và cần giải quyết vấn đề liên quan đến đất lúa

- Thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ khá cao và chủ động vốn. Trong điều kiện thuận lợi có thể thu hút các doanh nghiệp đầu đàn vừa đầu tư hạ tầng vừa điều phối các doanh nghiệp sản xuất.

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh; tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh, bảo vệ môi trường: trung bình

- Liên kết theo cụm liên ngành: khá thuận lợi trong mối liên kết với Trường Xuân - Hưng Thạnh

- Điều phối tốt phát triển công nghiệp theo tuyến QL.N2/đường Hồ Chí Minh, ĐT.845 và kết nối phát triển với Trường Xuân - Hưng Thạnh, khu vực Tây Bắc tỉnh Tiền Giang và Tây Nam tỉnh Long An.

8. Khu công nghiệp Trường Xuân - Hưng Thạnh

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Thuận lợi đối với nguyên liệu lúa gạo.

- Đẩy mạnh kết nối vùng nguyên liệu lúa Đồng Tháp Mười thuộc 02 tỉnh Đồng Tháp và Long An

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: chưa thuận lợi do tuyến ĐT.845, ĐT.837 chưa đạt giá trị vận tải công nghiệp.

- Trong tầm nhìn dài hạn: thuận lợi sau khi nâng cấp ĐT.845, ĐT.837

- Phát triển theo tiến độ nâng cấp ĐT.845, ĐT.837, kênh Phước Xuyên, kênh Đồng Tiến - Dương Văn Dương.

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Ít thuận lợi do nằm trong khu vực nông thôn

- Phát triển đô thị vệ tinh, liên kết với đô thị Mỹ An và Tân Thạnh.

Giá thành đầu tư

- Dự báo khá cao, tuy giải tỏa đền bù thấp nhưng giá thành xây dựng lại cao

- Thu hút các doanh nghiệp đầu đàn vừa đầu tư hạ tầng vừa điều phối các doanh nghiệp sản xuất.

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh: bị cạnh tranh bởi chính cụm công nghiệp Trường Xuân

- Tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh, bảo vệ môi trường: trung bình

- Liên kết theo cụm liên ngành: bản thân khu công nghiệp có thể tự phát triển theo hướng cụm

liên ngành chuyên đề lúa gạo

- Cân nhắc quy mô và mục tiêu phát triển trong mối liên kết với cụm công nghiệp Trường Xuân

9. Khu công nghiệp Ba Sao

Yếu tố

Đánh giá

Khuyến cáo

Khả năng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu

- Kém đối với công nghệ phẩm; ở mức độ tương đối thuận lợi đối với nguyên liệu lúa gạo.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế lúa gạo theo tuyến Nguyễn Văn Tiếp

Vị trí so với không gian phát triển cấp vùng và các mạng, trục, tuyến giao thông, các trung tâm kho vận.

- Trong tầm nhìn trung hạn: kém thuận lợi do tuyến ĐT.846 chưa đạt giá trị vận tải công nghiệp.

- Trong tầm nhìn dài hạn: tương đối thuận lợi sau khi nâng cấp ĐT.846 và kết nối với QL.N2/đường Hồ Chí Minh

- Phát triển theo tiến độ nâng cấp ĐT.846, QL.N2/đường Hồ Chí Minh, kênh Nguyễn Văn Tiếp.

Khả năng cung ứng và đào tạo lao động

- Ít thuận lợi do nằm trong khu vực nông thôn

- Phát triển đô thị vệ tinh

Giá thành đầu tư

- Dự báo khá cao và cần giải quyết vấn đề liên quan đến đất lúa

- Thu hút các doanh nghiệp đầu đàn vừa đầu tư hạ tầng vừa điều phối các doanh nghiệp sản xuất.

Các yếu tố khác

- Năng lực cạnh tranh, liên kết theo cụm liên ngành: kém

- Tiếp cận tín dụng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển đô thị vệ tinh, bảo vệ môi trường: trung bình

- Cân nhắc quy mô và thời điểm phát triển

V. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH THEO HƯỚNG CỤM LIÊN NGÀNH

1. Cụm các khu công nghiệp cận đô thị trung tâm

1.1. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản và Trần Quốc Toản mở rộng

Khả năng phát triển theo cụm liên ngành: công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tác phục vụ nông nghiệp và sản phẩm dân dụng, điện - điện tử, phụ liệu dệt may da giày, nhựa kết hợp bao bì in, vật liệu mới), công nghiệp phục vụ logistics theo hướng liên kết với các cụm công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm, hóa, dược ven sông Tiền (tại huyện Thanh Bình và huyện Cao Lãnh) và khu công nghiệp Ba Sao.

1.2. Khu công nghiệp Sa Đéc và Sa Đéc mở rộng

Khả năng phát triển theo cụm liên ngành: công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tác phục vụ máy chế biến nông thủy sản và sản phẩm dân dụng, nhựa tích hợp cơ điện, nhựa kết hợp bao bì in, chiết xuất hương liệu), công nghiệp phục vụ logistics theo hướng liên kết với các tuyến cụm công nghiệp chế biến lúa gạo kênh Xáng Lấp Vò, các khu cụm công nghiệp chuyên chế biến nông thủy sản, thực phẩm ven sông Hậu và đồng thời khai thác thế mạnh tại chỗ (cảng, làng hoa).

2. Cụm các khu công nghiệp ven sông Hậu

2.1. Khu công nghiệp Sông Hậu và Sông Hậu 2

Khả năng phát triển theo cụm liên ngành: chuỗi giá trị công nghiệp thủy sản và nông sản thực phẩm liên kết với vùng nguyên liệu vùng ven sông Hậu (thuộc tỉnh Đồng Tháp, TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh An Giang) liên kết với các cụm công nghiệp tại Châu Thành và Lấp Vò.

2.2. Khu công nghiệp công nghệ cao

Trong tầm nhìn ngắn hạn: liên kết với chuỗi giá trị công nghiệp thủy sản và nông sản thực phẩm ven sông Hậu. Trong tầm nhìn trung dài hạn: liên kết phát triển trong cụm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tác, điện - điện tử, vật liệu mới, phục vụ logistics với các khu công nghiệp thuộc TP Cần Thơ.

3. Cụm các khu công nghiệp vùng Đồng Tháp Mười

3.1. Khu công nghiệp Tân Kiều và Ba Sao

Khả năng phát triển theo cụm liên ngành: thu hút đầu tư khép kín trong chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn có liên quan đến các ngành đón đầu TPP: dệt may giày da, điện - điện tử, hóa chất và vật liệu mới.

3.2. Khu công nghiệp Trường Xuân - Hưng Thạnh

Khả năng phát triển theo cụm liên ngành: chuỗi giá trị kinh tế lúa gạo (kho vận, lau bóng, xay xát, chế biến phụ phẩm lúa gạo, cơ khí chế tác phục vụ nông nghiệp); liên kết phát triển với cụm công nghiệp Trường Xuân và tuyến kinh tế lúa gạo theo kênh Dương Văn Dương, Nguyễn văn Tiếp (liên tỉnh Đồng Tháp - Long An - Tiền Giang).

PHẦN III

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

I. LUẬN CHỨNG VỀ KHẢ NĂNG, QUY MÔ, TIẾN ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI

1. Luận chứng về khả năng và ngành nghề chủ đạo

Các lĩnh vực có thế mạnh về truyền thống, thương hiệu và một số yếu tố cạnh tranh

Xay xát - Lau bóng

Thế mạnh: khả năng huy động nguồn nguyên liệu trong và ngoài tỉnh. Vị trí của tuyến sông Tiền - sông Hậu, kênh Xáng Lấp Vò và kênh Nguyễn Văn Tiếp, Đồng Tiến, Phước Xuyên. Có truyền thống và tập quán. Tương đối thuận lợi về vốn và công nghệ. Đã hình thành các điểm so giá, kho vận và bắt đầu liên kết về sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Đã có cảng và đang phát triển kho vận. Công nghiệp cơ khí phục vụ máy xay xát khá phát triển tại Sa Đéc

Nhược điểm: nhiều đối thủ cạnh tranh, giá trị tăng thêm thấp

Thích nghi đối với khu công nghiệp:

- Tại vùng Sa Đéc: không thích nghi do công nghiệp xay xát,lau bóng phát triển theo tuyến kênh Xáng Lấp Vò. Trong khu công nghiệp chủ yếu là phát triển các cơ sở công nghiệp phụ phẩm

- Tại vùng Cao Lãnh: thích nghi phát triển tại Trường Xuân - Hưng Thạnh theo hướng cụm liên ngành

Chế biến thủy sản

Thế mạnh: khả năng huy động nguồn nguyên liệu trong và ngoài tỉnh. Tương đối thuận lợi về vốn và công nghệ. Có cảng. đang bước đầu phát triển theo hướng cụm liên ngành

Nhược điểm: đòi hỏi công nghệ cao, thị trường còn phân tán và chưa ổn định, đang gặp nhiều vấn đề có liên quan đến suy thoái tài chính tín dụng. Vùng nguyên liệu bão hòa.

Thích nghi đối với khu công nghiệp:

- Tại vùng Sa Đéc: thích nghi với cả 3 khu công nghiệp Sa Đéc, Sông Hậu, Sông Hậu 2 nhưng khó có khả năng mở rộng do quy mô công suất đã tiếp cận ngưỡng trên

- Tại vùng Cao Lãnh: thích nghi phát triển tại khu công nghiệp Trần Quốc Toản nhưng khó có khả năng mở rộng do quy mô công suất đã tiếp cận ngưỡng trên.

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Thế mạnh: đã có nhiều nhà máy, nguyên liệu và thị trường tại chỗ, công nghiệp cơ khí phục vụ máy chuyên dùng dự báo sẽ phát triển. Đang liên kết với ngành thủy sản theo hướng phát triển cụm liên ngành

Nhược điểm: nhiều đối thủ cạnh tranh, thị trường chưa ổn định và đang có khuynh hướng bão hòa, phát thải

Thích nghi đối với khu công nghiệp:

- Tại vùng Sa Đéc: thích nghi với các khu công nghiệp Sa Đéc, Sông Hậu, Sông Hậu 2, công nghệ cao nhưng khó có khả năng mở rộng do quy mô công suất đã tiếp cận ngưỡng trên

- Tại vùng Cao Lãnh: thích nghi phát triển tại khu công nghiệp Trần Quốc Toản nhưng khó có khả năng mở rộng do quy mô công suất đã tiếp cận ngưỡng trên.

Dược phẩm

Thế mạnh: đã có truyền thống, thương hiệu và thị phần

Nhược điểm: đòi hỏi công nghệ và đầu tư cao, thị trường hẹp có nhiều cạnh tranh

Thích nghi đối với khu công nghiệp:

- Tại vùng Sa Đéc: khó phát triển do bất lợi về vị trí

- Tại vùng Cao Lãnh: có Điều kiện phát triển, tuy nhiên cần lưu ý yếu tố cạnh tranh với các cơ sở đã có.

Các lĩnh vực có khả năng phát triển trong các khu cụm công nghiệp

Chế tạo cơ khí dân dụng và công nghiệp

Đánh giá: có khả năng thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng

Chế tạo cơ khí nông nghiệp

Đánh giá: thích nghi phát triển hơn trong các cụm tuyến công nghiệp

Động cơ, thiết bị điện

Đánh giá: không có khả năng phát triển trước 2020. Trong tầm nhìn dài hạn: tương đối thích nghi tại các khu Tân Kiều, công nghệ cao.

Nhựa kết hợp in và sản xuất bao bì

Đánh giá: có khả năng thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và lớn tại các khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng, Sông Hậu, công nghệ cao, Tân Kiều

May mặc Da giày

Đánh giá: lĩnh vực đang được chuyển dịch mạnh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do tính thâm dụng cao nên chủ yếu phát triển tại khu vực đô thị (khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng, Tân Kiều)

Phụ liệu may mặc da giày

Đánh giá: lĩnh vực đang được chuyển dịch mạnh đón đầu TPP. Chủ yếu phát triển thành phần khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu đã đầu tư các cơ sở dệt may - da giày. Tuy nhiên có thể phát triển tại các khu lân cận (Tân Kiều, công nghệ cao)

Gia công, chế tạo thép và kim loại

Đánh giá: không có khả năng phát triển trước 2020. Trong tầm nhìn dài hạn: tương đối thích nghi tại các khu Tân Kiều, công nghệ cao.

Vật liệu xây dựng

Đánh giá: thích nghi với các khu công nghiệp, chủ yếu ở quy mô vừa.

Chế biến rau quả, thực phẩm

Đánh giá: khó có khả năng phát triển trước 2020. Trong tầm nhìn dài hạn: thích nghi tại các khu Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng, Tân Kiều, sông Hậu. Chủ yếu quy mô vừa

Hóa mỹ phẩm, hương liệu

Đánh giá: khó có khả năng phát triển mạnh trước 2020. Trong tầm nhìn dài hạn: thích nghi tại các khu Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng, Tân Kiều. Chủ yếu quy mô vừa

Đóng sửa tàu, sà lan, logistics

Đánh giá: thích nghi phát triển tại khu Sa đéc, Trần Quốc Toản và các cụm tuyến công nghiệp

Lắp ráp chế tạo điện tử

Đánh giá: thích nghi tại các khu Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng, Tân Kiều. Chủ yếu quy mô vừa

Công nghiệp hỗ trợ khác

Đánh giá: khó có khả năng phát triển mạnh trước 2020. Trong tầm nhìn dài hạn: thích nghi tại các khu Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản mở rộng, Tân Kiều, công nghệ cao phụ thuộc vào khả năng kêu gọi đầu tư

2. Luận chứng về quy mô phát triển

2.1. Các giả thiết đầu vào

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tối đa là 12,0%/năm. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đồng thời giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm/doanh nghiệp trong khu công nghiệp tăng chậm (do trong giai đoạn này phải chấp nhận thu hút đầu tư các doanh nghiệp thâm dụng lao động).

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của công nghiệp giai đoạn 2016-2020 tối đa là 11%/năm. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.

2.2. Kết quả tính toán

Kết quả tính toán nhu cầu tăng thêm diện tích hữu dụng của các khu công nghiệp như sau:

Bảng 18: Ước tính các chỉ tiêu phát triển các khu công nghiệp

 

2013

2015

2020

GO công nghiệp giá hiện hành (triệu đồng)

52 991 450

71 550 092

146 893 655

Khu công nghiệp

14 943 590

19 715 350

42 861 925

GO công nghiệp giá so sánh 2010 (triệu đồng)

43 488 580

54 066 090

89 071 005

Khu công nghiệp

12 263 780

14 897 701

25 989 923

VA công nghiệp giá hiện hành (triệu đồng)

9 632 990

13 322 187

27 975 114

Khu công nghiệp

2 658 710

3 503 923

8 269 972

VA công nghiệp giá so sánh 2010 (triệu đồng)

8 025 170

10 066 773

16 963 098

Khu công nghiệp

2 214 950

2 647 703

5 014 612

Nhu cầu diện tích đất khả dụng trong các khu công nghiệp (ha)

179

211

363

Nhu cầu diện tích đất khả dụng tăng thêm trong các khu công nghiệp (ha)

 

32

152

Như vậy nhu cầu tăng thêm diện tích đất khả dụng (lấp đầy và hoạt động) trong các khu công nghiệp ước tính tối đa khoảng 30 ha cho đến 2015 và thêm 110 ha cho đến 2020; tổng cộng nhu cầu thời kỳ 2013-2020 cần thêm tối đa 140 ha đất khả dụng trong các khu công nghiệp.

3. Luận chứng về tiến độ phát triển

3.1. Đến năm 2015

3.1.1. Bối cảnh

- Nền kinh tế cả nước vẫn trong giai đoạn suy thoái và đang từng bước phục hồi. Khả năng nhận được nhà đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp mới tương đối thấp.

- Các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thức ăn gia súc và chăn nuôi, xay xát - lau bóng đang trong giai đoạn tái cấu trúc nhằm đối phó, thích ứng với quá trình suy thoái kinh tế và các hệ quả về mặt tài chính - tín dụng, thị trường.

- Các đầu tư mới trong giai đoạn này có phần quan trọng của các doanh nghiệp thâm dụng lao động (may mặc, giày da) theo khuynh hướng chuyển dịch phân tán dần từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đón đầu TPP.

3.1.2. Đề xuất các nội dung phát triển chính

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện hữu trong các khu công nghiệp tái cấu trúc đạt hiệu quả.

- Tập trung thu hút đầu tư để đẩy nhanh lấp đầy 03 khu công nghiệp hiện hữu: khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản và khu công nghiệp Sông Hậu.

- Tiến hành quy hoạch chi tiết cho các khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng, khu công nghiệp Sông Hậu 2, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp Tân Kiều, khu công nghiệp Ba Sao, khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh.

- Xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng cho khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng, khu công nghiệp Sông Hậu 2.

3.2. Giai đoạn 2016-2020

3.2.1. Bối cảnh

- Kinh tế bắt đầu phục hồi và đang tích cực tái cơ cấu. Bắt đầu có khả năng nhận được nhà đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp mới.

- Các doanh nghiệp lớn hiện hữu đã hoàn thành tái cấu trúc và bắt đầu tăng quy mô, hiệu quả sản xuất.

- Các dòng chuyển dịch công nghiệp bắt đầu tác động đến địa bàn tỉnh; trong giai đoạn này các tuyến giao thông cơ bản (QL.54, QL.N2/đường Hồ Chí Minh, ĐT.852B, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống) đã nâng cấp phù hợp với vận tải công nghiệp; tuy nhiên các tuyến ĐT.845, ĐT.849 nối dài chỉ có khả năng nâng cấp hoặc mở mới sớm nhất trong khoảng 2020.

3.2.2. Đề xuất các nội dung phát triển chính

- Thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, phấn đấu hoàn thành xây dựng hạ tầng và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp cho các khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng, khu công nghiệp Sông Hậu 2.

- Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đến rào, kêu gọi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp Tân Kiều, khu công nghiệp Ba Sao, khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh.

- Tiến hành quy hoạch chi tiết và xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp được quy hoạch mới theo phương án chọn.

II. QUAN ĐIỂM - MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH

1. Quan điểm

- Phát triển công nghiệp, khu công nghiệp và sản xuất trong khu công nghiệp một cách khả thi trên cơ sở tái cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh và trong bối cảnh khả năng huy động các nguồn lực nguồn lực còn nhiều hạn chế

- Hình thành và phát triển các khu công nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả chất lượng, bền vững của phát triển, đồng bộ về kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư.

- Ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp tiên tiến, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ; phát huy tối đa nội lực, hợp tác liên vùng, tích cực kêu gọi nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; có cân nhắc các yếu tố về giá thành (đền bù, xây dựng, tái định cư); hạn chế sử dụng đất nông nghiệp đang có hiệu quả cao; bảo đảm ổn định đời sống của cư dân trong vùng quy hoạch.

- Phát triển theo tiêu chí phù hợp với quản lý phát triển một cách có hiệu quả; sử dụng đất trong khu công nghiệp theo hướng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lượng công nghệ cao, sử dụng không gian nhiều tầng; đảm bảo tổ chức sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp theo mô hình hiện đại, tăng tỷ lệ diện tích cho phát triển hạ tầng và cây xanh.

2. Mục tiêu tổng quát

- Điều chỉnh hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở khả thi, đảm bảo khả năng phát triển bền vững trong bối cảnh suy thoái và tái cơ cấu kinh tế và là 01 trong các động lực chính đối với phát triển công nghiệp chung của toàn tỉnh. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp-dịch vụ nông thôn và làng nghề, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020.

- Kết hợp đồng bộ khu công nghiệp với các khu dân cư, các khu đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hình thành các địa bàn kinh tế công nghiệp động lực, phát triển dẫn đạo và có tính lan tỏa, thúc đẩy, hỗ trợ phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Các khu công nghiệp còn tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, là cơ sở để tiếp tục phát triển mở rộng hơn trong bối cảnh phát triển sau khi phục hồi kinh tế (thời kỳ sau năm 2020).

III. CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN ĐỀ CHO CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH

1. Danh mục các khu công nghiệp

Theo Quyết định số 1041/QÐ-UBND.HC ngày 05/11/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, bao gồm các khu công nghiệp mở rộng và các khu công nghiệp mới sau:

Bảng 19b: Danh mục các khu công nghiệp mở rộng và các khu công nghiệp mới theo Quyết định 1041/QĐ-UBND-HC

STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỊA ĐIỂM

DIỆN TÍCH QUY HOẠCH (ha)

1

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

Xã Tân Quy Tây, TP. Sa Đéc

90

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

Phường 11, TP. Cao Lãnh

86

3

KCN Sông Hậu 2 và 3

Xã Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa, H. Lai Vung

550

4

Khu công nghiệp Ba Sao

Xã Ba Sao, H. Cao Lãnh

500

5

Khu công nghiệp Tân Kiều

Xã Tân Kiều, H. Tháp Mười

600

6

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh

Xã Thạnh Lợi, H. Tháp Mười.

400

7

Khu công nghiệp Công nghệ cao

Xã Tân Thành, Tân Phước H. Lai Vung

250

 

TỔNG CỘNG

 

2 476

Theo Công văn số 947/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/6/2011 về việc Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tại tỉnh Đồng Tháp, các khu công nghiệp được điều chỉnh giảm 01 khu (khu công nghiệp sông Hậu 3) và giảm diện tích các khu còn lại như sau:

Bảng 19b: Danh mục các khu công nghiệp mở rộng và các khu công nghiệp mới theo Công văn 947/TTg-KTN

STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỊA ĐIỂM

DIỆN TÍCH QUY HOẠCH (ha)

1

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

Xã Tân Quy Tây, TP. Sa Đéc

90

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

Phường 11, TP. Cao Lãnh

70

3

KCN Sông Hậu 2

Xã Tân Hòa, Định Hòa, H. Lai Vung

150

4

Khu công nghiệp Ba Sao

Xã Ba Sao, H. Cao Lãnh

150

5

Khu công nghiệp Tân Kiều

Xã Tân Kiều, H. Tháp Mười

150

6

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh

Xã Thạnh Lợi, H. Tháp Mười.

150

7

Khu công nghiệp Công nghệ cao

Xã Tân Thành, Tân Phước H. Lai Vung

250

 

TỔNG CỘNG

 

1 010

Nguồn: Tham chiếu Công văn 947/TTg-KTN

Theo Quyết định số 885/QĐ-UBND-HC của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp ngày 09/10/ 2012 về việc Quy hoạch định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011-2020, diện tích các khu công nghiệp được định hướng điều chỉnh như sau:

Bảng 19c: Danh mục các khu công nghiệp mở rộng và các khu công nghiệp mới theo Quyết định 885/QĐ-UBND-HC

STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỊA ĐIỂM

DIỆN TÍCH QUY HOẠCH (ha)

1

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

Xã Tân Quy Tây, TP. Sa Đéc

104,1

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

Phường 11, TP. Cao Lãnh

78,8

3

KCN Sông Hậu 2

Xã Tân Hòa, Định Hòa, H. Lai Vung

150,5

4

Khu công nghiệp Ba Sao

Xã Ba Sao, H. Cao Lãnh

148,3

5

Khu công nghiệp Tân Kiều

Xã Tân Kiều, H. Tháp Mười

149,9

6

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh

Xã Thạnh Lợi, H. Tháp Mười.

149,9

7

Khu công nghiệp Công nghệ cao

Xã Tân Thành, Tân Phước H. Lai Vung

251,8

 

TỔNG CỘNG

 

1 033,3

Nguồn: Trích Quyết định 885/QĐ-UBND-HC

2. Tổng hợp đánh giá khả năng thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp hiện có, khu công nghiệp điều chỉnh theo một số tiêu chí

 

Vị trí

Giải tỏa đền bù

Giá thành xây dựng

Nguyên liệu

Hạ tầng đến rào

Lao động

Liên kết

Đô thị vệ tinh

Môi trường

KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C+A1)

***

***

*

***

***

***

***

***

*

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

***

***

***

***

**(1)

***

***

***

**

Khu công nghiệp sông Hậu

***

***

**

***

**(2)

*

***

*

***

KHU CÔNG NGHIỆP MỞ RỘNG - MỞ MỚI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

***

*

*

***

***

***

***

***

**

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

***

*

*

***

**(3)

***

***

***

**

Khu công nghiệp Sông Hậu 2

**

**

**

**

**(2)

*

**

*

***

Khu công nghiệp Sông Hậu 3

*

**

**

*

*

*

*

*

***

Khu công nghiệp Ba Sao

*

**

**

*

*

*

*

*

**

Khu công nghiệp Tân Kiều

**(4)

**

**

**(5)

*

**

**(5)

**

**

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh

*(6)

**

*

**(5)

*

*

**(5)

*

**

Khu công nghiệp công nghệ cao

**

**

**

*

*

*

**

*

***

tốt: ***

trung bình: **

kém: **

Chú dẫn:

(1) QL.30 đoạn trước cửa khu công nghiệp hay bị ùn tắc

(2) QL.54 chưa cải tạo đạt giá trị vận tải công nghiệp

(3) Cần mở đường tránh QL.30 để thông cửa khu mở rộng

(4) Cửa vào khu công nghiệp khó khăn so với nhánh rẻ QL.N2

(5) Nằm trong vùng nguyên liệu lúa gạo nhưng bị phân tán và căng kéo bởi các trung tâm công nghiệp khác thuộc tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, khả năng liên kết kém

(6) Cạnh tranh bởi cụm công nghiệp Trường Xuân

3. Phân loại khả năng thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp hiện có, khu công nghiệp điều chỉnh theo một số tiêu chí

- Nhóm 1: các khu công nghiệp hiện hữu

- Nhóm 2: các khu công nghiệp có khả năng thu hút đầu tư sau 2015

- Nhóm 3: các khu công nghiệp có khả năng thu hút đầu tư sau 2015 với một số điều kiện

- Nhóm 4: các khu công nghiệp ít có khả năng thu hút đầu tư sau 2015

 

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C+A1)

x

 

 

 

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

x

 

 

 

Khu công nghiệp sông Hậu

x

 

 

 

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

 

x

 

 

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

 

x

 

 

Khu công nghiệp Sông Hậu 2

 

x

 

 

Khu công nghiệp Sông Hậu 3

 

 

 

x

Khu công nghiệp Ba Sao

 

 

x

 

Khu công nghiệp Tân Kiều

 

 

x

 

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh

 

 

x

 

Khu công nghiệp công nghệ cao

 

 

x

 

IV. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH

1. Phương án 1: phát triển tối đa

Quy hoạch các khu công nghiệp theo Quyết định số 1041/QÐ-UBND.HC

Tuy nhiên, đối chiếu với hiện trạng phát triển đến 2013 và dự báo phát triển đến

2020, khả năng lắp đầy của các khu công nghiệp mới đến 2020 rất thấp; dự báo tối đa như sau:

- Nhóm 1: lắp đầy 100%

- Nhóm 2: lắp đầy 35-50%

- Nhóm 3: lắp đầy 10-15%

- Nhóm 4: lắp đầy 0%

Bảng 20a: Danh mục các khu công nghiệp theo phương án 1

TT

Tên khu công nghiệp

DT quy hoạch (ha)

DT đất công nghiệp (ha)

I

KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU

250

180

1

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C+A1)

132

95

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

58

42

3

Khu công nghiệp sông Hậu

60

43

II

KHU CÔNG NGHIỆP MỞ RỘNG - MỞ MỚI

2 460

1 722

1

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

90

63

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở

rộng

70

49

3

Khu công nghiệp Sông Hậu 2 + 3

550

385

4

Khu công nghiệp Ba Sao

500

350

5

Khu công nghiệp Tân Kiều

600

420

6

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng

Thạnh

400

280

7

Khu công nghiệp công nghệ cao

250

175

 

TỔNG CỘNG

2 710

1 902

Bảng 20b: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế của phương án 1

 

2013

2015

2020

Dự báo phát triển công nghiệp (có Điều chỉnh)

 

 

 

GO công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

52 991

71 550

146 894

VA công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

9 633

13 322

27 975

Tăng trưởng các kỳ 2014-15, 2016-20

 

12,0%

11,0%

Dự báo phát triển các khu công nghiệp

 

 

 

GO công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

14 944

21 667

61 840

VA công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

2 659

4 034

11 777

Tăng trưởng các kỳ 2014-15, 2016-20

 

17,3%

18,6%

Tỷ lệ đóng góp vào GO CN của tỉnh (%)

27,6%

30,3%

42,1%

Tổng diện tích các khu công nghiệp (ha)

250

410

2 710

Diện tích đất công nghiệp (ha)

184

180

1902

Diện tích đất công nghiệp cho thuê (ha)

126

159

320

Tỷ lệ lấp đầy

69%

89%

17%

Lao động trực tiếp (nghìn người)

7,81

9,85

19,20

Tổng nhu cầu khi lấp đầy 100%

11,37

11,37

102,71

Vốn đầu tư đến kỳ kế hoạch (tỷ đồng)

4 386

5 651

17 599

Đầu tư hạ tầng

399

514

4 277

Đầu tư sản xuất kinh doanh

3 987

5 137

13 322

Vốn đầu tư đến khi lấp đầy (tỷ đồng)

6 239

6 239

84 994

Đầu tư hạ tầng

436

436

5 811

Đầu tư sản xuất kinh doanh

5 803

5 803

79 183

Nhu cầu nước sản xuất (m3/ng.đ)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

3 779

4 869

8 663

Đến khi lấp đầy

5 500

5 500

51 490

Nhu cầu vận tải ngoài (103 tấn/năm)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

301

387

889

Đến khi lấp đầy

438

438

5 285

Nhu cầu cấp điện (MVA)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

52

66

137

Đến khi lấp đầy

75

75

813

Nhu cầu xử lý chất thải rắn (nghìn tấn/năm)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

22

29

66

Đến khi lấp đầy

33

33

393

2. Phương án 2: phát triển khả thi

Quy hoạch các khu công nghiệp thuộc nhóm 1 và nhóm 2 nhằm tập trung thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực; đồng thời tạo điều kiện sinh hoạt, sản xuất bình thường cho dân cư có đất trong khu vực đã quy hoạch trước đây

Đối chiếu với hiện trạng phát triển đến 2013 và dự báo phát triển đến 2020, dự báo khả năng lắp đầy của các khu công nghiệp mới đến 2020 như sau:

- Nhóm 1: lắp đầy 100%

- Nhóm 2: tối thiểu lắp đầy 15-40%, tối đa lắp đầy 50%

Bảng 21a: Danh mục các khu công nghiệp theo phương án 2

TT

Tên khu công nghiệp

DT quy hoạch
(ha)

DT đất công nghiệp
(ha)

I

KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU

250

180

1

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C+A1)

132

95

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

58

42

3

Khu công nghiệp sông Hậu

60

43

II

KHU CÔNG NGHIỆP MỞ RỘNG - MỞ MỚI

310

217

1

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

90

63

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở

rộng

70

49

3

Khu công nghiệp Sông Hậu 2

150

105

 

TỔNG CỘNG

560

397

Bảng 21b: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế của phương án 2

 

2013

2015

2020

Dự báo phát triển công nghiệp (có điều chỉnh)

 

 

 

GO công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

52 991

71 550

146 894

VA công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

9 633

13 322

27 975

Tăng trưởng các kỳ 2014-15, 2016-20

 

12,0%

11,0%

Dự báo phát triển các khu công nghiệp

 

 

 

GO công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

14 944

21 667

48 650

VA công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

2 659

4 034

9 265

Tăng trưởng các kỳ 2014-15, 2016-20

 

17,3%

13,0%

Tỷ lệ đóng góp vào GO CN của tỉnh (%)

27,6%

30,3%

33,1%

Tổng diện tích các khu công nghiệp (ha)

250

410

560

Diện tích đất công nghiệp (ha)

184

180

397

Diện tích đất công nghiệp cho thuê (ha)

126

159

252

Tỷ lệ lấp đầy

69%

89%

63%

Lao động trực tiếp (nghìn người)

7,81

9,85

15,11

Tổng nhu cầu khi lấp đầy 100%

11,37

11,37

21,44

Vốn đầu tư đến kỳ kế hoạch (tỷ đồng)

4 386

5 651

11 285

Đầu tư hạ tầng

399

514

1 009

Đầu tư sản xuất kinh doanh

3 987

5 137

10 276

Vốn đầu tư đến khi lấp đầy (tỷ đồng)

6 239

6 239

17 349

Đầu tư hạ tầng

436

436

1 144

Đầu tư sản xuất kinh doanh

5 803

5 803

16 205

Nhu cầu nước sản xuất (m3/ng.đ)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

3 779

4 869

6 747

Đến khi lấp đầy

5 500

5 500

10 640

Nhu cầu vận tải ngoài (103 tấn/năm)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

301

387

692

Đến khi lấp đầy

438

438

1 092

Nhu cầu cấp điện (MVA)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

52

66

107

Đến khi lấp đầy

75

75

168

Nhu cầu xử lý chất thải rắn (nghìn tấn/năm)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

22

29

51

Đến khi lấp đầy

33

33

81

3. Phương án 3: phát triển khả thi và có dự phòng khả năng kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực lớn

Quy hoạch các khu công nghiệp thuộc nhóm 1 và nhóm 2 nhằm tập trung thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực; đồng thời dự trù các khu công nghiệp thuộc nhóm 3 nhằm dự trù khả năng thu hút các nhà đầu tư có khả năng đầu tư vào các khu công nghiệp theo hình thức trọn gói (điều kiện: mở đường vào khu công nghiệp Tân Kiều từ nhánh rẻ QL.N2, khai thông liên thông đường thủy với kênh Nguyễn văn Tiếp; đối với khu công nghiệp công nghệ cao sẽ bổ sung chức năng (khu công nghiệp tổng hợp), đồng thời mở ĐT.849 nối dài, kết tuyến Trường Xuân với ĐT.837 thuộc Long An).

Đối chiếu với hiện trạng phát triển đến 2013 và dự báo phát triển đến 2020, dự báo khả năng lắp đầy của các khu công nghiệp mới đến 2020 như sau:

- Nhóm 1: lắp đầy 100%

- Nhóm 2: tối thiểu lắp đầy 25-40%, tối đa lắp đầy 50%

- Nhóm 3: tối đa lắp đầy 5-10%

Bảng 22a: Danh mục các khu công nghiệp theo phương án 3

TT

Tên khu công nghiệp

DT quy hoạch (ha)

DT đất công nghiệp (ha)

I

KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU

250

180

1

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C+A1)

132

95

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

58

42

3

Khu công nghiệp sông Hậu

60

43

II

KHU CÔNG NGHIỆP MỞ RỘNG - MỞ MỚI

1 010

707

1

Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng

90

63

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

70

49

3

Khu công nghiệp Sông Hậu 2

150

105

4

Khu công nghiệp Ba Sao

150

105

5

Khu công nghiệp Tân Kiều

150

105

6

Khu công nghiệp Trường Xuân-Hưng Thạnh

150

105

7

Khu công nghiệp công nghệ cao

250

175

 

TỔNG CỘNG

1 260

887

Bảng 22b: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế của phương án 3

 

2013

2015

2020

Dự báo phát triển công nghiệp (có điều chỉnh)

 

 

 

GO công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

52 991

71 550

146 894

VA công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

9 633

13 322

27 975

Tăng trưởng các kỳ 2014-15, 2016-20

 

12,0%

11,0%

Dự báo phát triển các khu công nghiệp

 

 

 

GO công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

14 944

21 667

57 443

VA công nghiệp (tỷ đồng giá hiện hành)

2 659

4 034

10 940

Tăng trưởng các kỳ 2014-15, 2016-20

 

17,3%

16,8%

Tỷ lệ đóng góp vào GO CN của tỉnh (%)

27,6%

30,3%

39,1%

Tổng diện tích các khu công nghiệp (ha)

250

410

1 260

Diện tích đất công nghiệp (ha)

184

180

887

Diện tích đất công nghiệp cho thuê (ha)

126

159

297

Tỷ lệ lấp đầy

69%

89%

34%

Lao động trực tiếp (nghìn người)

7,81

9,85

17,84

Tổng nhu cầu khi lấp đầy 100%

11,37

11,37

47,90

Vốn đầu tư đến kỳ kế hoạch (tỷ đồng)

4 386

5 651

14 373

Đầu tư hạ tầng

399

514

2 066

Đầu tư sản xuất kinh doanh

3 987

5 137

12 307

Vốn đầu tư đến khi lấp đầy (tỷ đồng)

6 239

6 239

39 377

Đầu tư hạ tầng

436

436

2 654

Đầu tư sản xuất kinh doanh

5 803

5 803

36 723

Nhu cầu nước sản xuất (m3/ng.đ)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

3 779

4 869

8 023

Đến khi lấp đầy

5 500

5 500

23 940

Nhu cầu vận tải ngoài (103 tấn/năm)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

301

387

823

Đến khi lấp đầy

438

438

2 457

Nhu cầu cấp điện (MVA)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

52

66

127

Đến khi lấp đầy

75

75

378

Nhu cầu xử lý chất thải rắn (nghìn tấn/năm)

 

 

 

Đến kỳ kế hoạch

22

29

61

Đến khi lấp đầy

33

33

183

4. Nhận định về các phương án

4.1. Phương án 1

Phương án 1 được đề xuất trong bối cảnh đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp và thu hút thành công các nhà đầu tư hạ tầng. Với mục tiêu trên, phương án 1 có thể đóng góp đến trên 43% GO công nghiệp của tỉnh và tạo việc làm cho gần 19.500 lao động vào năm 2020. Tuy nhiên, tính khả thi rất thấp khi đối chiếu với (i) tình hình suy thoái hiện trạng; (ii) cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư của TP Cần Thơ, tỉnh Long An và Tiền Giang; (iii) khả năng hoàn chỉnh các trục hạ tầng đến rào (QL.54, ĐT.845, ĐT.846, ĐT.849 nối dài). Đồng thời nhu cầu vốn trong giai đoạn 2016-2020 là rất cao (17.545 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư hạ tầng là 4.264 tỷ đồng). Ngoài ra, hiệu suất sử dụng đất thông qua tỷ lệ lắp đầy rất thấp (17%) do quá trình quy hoạch mở rộng nhanh hơn nhiều so với khả năng thu hút đầu tư dự báo.

4.2. Phương án 2

Về cơ bản phương án 2 mang tính khả thi cao nhất; đối với phương án này, kết cấu hạ tầng cần tập trung đầu tư là QL.54. Nhu cầu vốn trong giai đoạn 2016-2020 ở mức độ khả thi (11.231 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư hạ tầng là 997 tỷ đồng). Phương án 2 cũng có tỷ lệ lắp đầy cao nhất (64%). Ngoài ra phương án này cũng đã đóng góp gần 34% VA công nghiệp của tỉnh (phù hợp với đặc thù của tỉnh Đồng Tháp là các cụm tuyến công nghiệp cũng phát triển rất mạnh) và thu dụng trên 15.300 lao động. Tuy nhiên hạn chế là không có khu quy hoạch dự phòng cho việc kêu gọi các nhà đầu tư trọn gói có tiềm năng lớn.

4.3. Phương án 3

Phương án 3 về cơ bản không chênh lệch nhiều so với phương án 2 (tỷ lệ đóng góp vào VA công nghiệp 39%, huy động 17.840 lao động, vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 là 14.373 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn đầu tư hạ tầng cao hơn nhiều (2.066 tỷ đồng) và tỷ lệ lấp đầy chỉ trong khoảng 34%. Ưu điểm là có khu quy hoạch dự phòng cho việc kêu gọi các nhà đầu tư trọn gói có tiềm năng lớn.

Trong điều kiện phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh,

- Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm trong các khu công nghiệp trong 3 năm 2011-2013 chỉ ở mức 15-16%/năm; trong đó các lĩnh vực thế mạnh (chế biến thủy sản, thức ăn gia súc và thủy sản đang tiếp cận ngưỡng trên)

- Dự báo công nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 trong khoảng 11%/năm; trong đó do đặc thù của tỉnh Đồng Tháp, phát triển công nghiệp tại các cụm và tuyến công nghiệp tương đương với các khu công nghiệp. Do đó mức tăng VA của các khu công nghiệp trong khoảng 14-15%/năm là hợp lý.

- Quá trình phát triển cần đảm bảo tính khả thi, nhất là đối với quy mô, tiến độ, lộ trình đầu tư của cấp trên vào các công trình trọng điểm đến rào khu công nghiệp và khả năng hấp thụ nguồn đầu tư, khả năng đối tác…;

- Đối chiếu với một số khó khăn nhất định của phát triển kinh tế cả nước trong tầm nhìn ngắn hạn do suy thoái kinh tế - tài chính trong những năm 2011-2013 và có thể kéo dài đến sau 2015, dẫn đến hạn chế trong đầu tư công, suy giảm trong đầu tư dân doanh và dự báo hồi phục chậm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với vị trí của tỉnh Đồng Tháp đang đặt dưới quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh Long An, Tiền Giang và cả TP Cần Thơ; tuy nhiên cũng cần dự báo trước những động thái hồi phục khoảng sau 2017-2018, trong đó các nhà đầu tư trọn gói bắt đầu tìm địa bàn đầu tư công nghiệp đón đầu TPP và quá trình M&A toàn cầu.

Đề nghị chọn Phương án 3 làm cơ sở quy hoạch đến năm 2020. Các lý do chọn phương án 3:

- Có khả năng thực hiện được trong bối cảnh các khó khăn hạn chế về tiếp nhận và thu hút đầu tư;

- Tốc độ tăng GO và VA, tỷ lệ đóng góp vào VA công nghiệp, tỷ lệ lắp đầy, huy động lao động vẫn ở mức khá cao;

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư và nhu cầu triển khai hạ tầng công nghiệp khả thi;

- Có quỹ đất kêu gọi các nhà đầu tư trọn gói có tiềm năng; trong điều kiện kêu gọi thuận lợi, tỷ lệ lấp đầy sau năm 2023 có thể đạt 60% (là cơ sở để xin mở thêm khu công nghiệp trong bối cảnh dự phòng kêu gọi đầu tư công nghiệp thuận lợi sau 2020)

- Bảo đảm tiếp cận danh mục và diện tích các khu công nghiệp đã được phê duyệt theo Quyết định số 885/QĐ-UBND-HC và Công văn số 2628/TTg-KTN .

V. MỤC TIÊU CỤ THỂ THEO PHƯƠNG ÁN CHỌN

1. Về phát triển và mở mới các khu công nghiệp

- Tiếp tục thu hút đầu tư vào 03 khu công nghiệp hiện hữu (Sa Đéc, Trần Quốc Toản, Sông Hậu); tổng diện tích 250 ha; diện tích đất công nghiệp 180 ha; hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Phát triển thêm 03 khu công nghiệp, bao gồm 02 khu mở rộng rộng (Sa đéc, Trần Quốc Toản) và 01 khu mới (Sông Hậu 2); tổng diện tích 310 ha; diện tích đất công nghiệp 217 ha; hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Lập quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào 04 khu công nghiệp (Tân Kiều, Trường Xuân - Hưng Thạnh, Ba Sao, công nghệ cao); tổng diện tích 700 ha; diện tích đất công nghiệp 490 ha.

2. Về tỷ lệ đăng ký, tỷ lệ lắp đầy

Thu hút các nhà đầu tư và ngành nghề phù hợp với thế mạnh so sánh của từng khu. Bình quân 06 khu công nghiệp đã hoạt động (Sa Đéc và Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản và Trần Quốc Toản mở rộng, Sông Hậu và Sông Hậu 2) có tỷ lệ đăng ký trên 70%, tỷ lệ lấp đầy chung trên 60%; trong đó 03 khu hiện hữu phấn đấu đạt tỷ lệ lắp đầy 88% đến 2015 và tiếp cận 100% đến 2020; 03 khu mở rộng và mở mới phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ đăng ký tiếp cận 50%, tỷ lệ lắp đầy 25-30%

Đối với 04 khu công nghiệp kêu gọi đầu tư (Tân Kiều, Ba Sao, Trường Xuân Hưng Thạnh, công nghệ cao), trong điều kiện thuận lợi có thể đạt tỷ lệ đăng ký 15-20%, tỷ lệ lắp đầy chung 5%.

3. Về phát triển sản xuất trong khu công nghiệp

- Phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm đạt tốc độ tăng trưởng chung quanh 17-18%/năm trong 02 năm 2014-2015, trên 15%/năm trong giai đoạn 2016-2020; đóng góp chung quanh 40% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt giá trị tăng thêm bình quân 25-26 tỷ đồng/ha đất khu công nghiệp đã hoạt động, trên 400 triệu đồng/lao động.

4. Về giải quyết việc làm và huy động nhân lực

Phấn đấu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 18.000 lao động, phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo/lao động làm việc trong khu trên 90% (trong đó có tỷ lệ lao động được đào tạo nghề/lao động qua đào tạo trên 60%)

5. Về công nghệ và môi trường

Hướng đến năm 2020, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp vào các khu công nghiệp theo hướng từng bước lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, ít phát thải, thân thiện môi trường

- Tỷ lệ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đến 2020 khoảng 15-20%/năm

- Đảm bảo toàn bộ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chung; tỷ lệ thu gom xử lý đạt 100%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%; các khu đều có khu hoặc phương án xử lý chất thải độc hại.

6. Về tác động xã hội

Đến 2020 tạo điều kiện cho nhà đầu tư hạ tầng quy hoạch và triển khai các khu đô thị vệ tinh, các khu dân cư, khu tái định cư tương thích với điều kiện lao động đặc thù của từng khu

VI. CÁC ĐIỀU CHỈNH KHÁC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP

1. Điều chỉnh vị trí, quy mô

Khu công nghiệp Sông Hậu (thuộc xã Tân Thành, huyện Lai Vung) đề nghị điều chỉnh diện tích từ 66 ha còn 60 ha. Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng thuộc xã Tân Qui Tây, TP Sa Đéc đề nghị điều chỉnh diện tích từ 104 ha còn 90 ha. Lý do điều chỉnh: tạo thuận lợi cho công tác đền bù và thu hồi đất.

2. Điều chỉnh định hướng cơ cấu ngành trong các khu công nghiệp

- Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng dự kiến thu hút ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm, đồ uống, , công nghiệp chiết xuất và chế biến hương liệu, công nghiệp hỗ trợ theo hướng phục vụ cơ khí chế tác, sản phẩm nhựa - in và lắp ráp điện-điện tử, vật liệu mới, phục vụ logistics.

- Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng dự kiến thu hút ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm-đồ uống, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hóa dược, công nghiệp hỗ trợ theo hướng phục vụ cơ khí chế tác và lắp ráp điện-điện tử, dệt may-giày da và phụ liệu.

- Khu công nghiệp Sông Hậu 2 thu hút ngành công nghiệp chế biến thực phẩm-đồ uống và sơ chế chế biến nông thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, dệt may-giày da và phụ liệu.

- Khu công nghiệp Ba Sao dự kiến thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cần nhiều lao động hoặc công nghiệp hỗ trợ đón đầu TPP (chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt may, da giày và điện - điện tử), chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất phân bón.

- Khu công nghiệp Tân Kiều dự kiến thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cần nhiều lao động hoặc công nghiệp hỗ trợ đón đầu TPP (chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt may, da giày và điện - điện tử), lĩnh vực cơ khí chế tác phục vụ nông nghiệp.

- Khu công nghiệp Trường Xuân - Hưng Thạnh (kết hợp với cụm công nghiệp Trường Xuân) dự kiến thu hút đầu tư trong lĩnh vực phức hợp xay xát, lau bóng, kho vận và chế biến thực phẩm và công nghệ phẩm theo hướng sử dụng phụ phẩm công nghiệp lúa gạo.

- Khu công nghiệp công nghệ cao trước mắt phát triển các lĩnh vực chế biến thực phẩm-đồ uống và nông thủy sản, hàng tiêu dùng; trong điều kiện thuận lợi trong đối tác với TP Cần Thơ và TP Long Xuyên có thể phát triển các mô đun công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

VII. MỘT SỐ THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

1. Khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng (khu A2)

1.1. Vị trí

Khu A2 - KCN Sa Đéc thuộc ấp Tân Lợi, xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc, nằm gần ĐT.852, ĐT.848, cách QL.80 khoảng 5 km, tiếp giáp với tuyến kênh Xáng Lấp Vò và cách sông Tiền 3 km

1.2. Quy mô

Quy mô dự kiến khoảng 90 ha, đất đai chủ yếu là đất ao đầm, đất lúa (chiếm 50%), đất thổ cư vườn tạp và đất trồng năng suất thấp (chiếm 33%), ngoài ra có một số diện tích đất ao hồ kênh rạch (chiếm 8,5%), đất giao thông (3,7%) và đất xây dựng nhà ở (chiếm 5 %).

1.3. Dự kiến thu hút các ngành công nghiệp

Khu công nghiệp đa ngành, trọng tâm là công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm, đồ uống, công nghiệp chiết xuất và chế biến hương liệu, công nghiệp hỗ trợ theo hướng phục vụ cơ khí chế tác, sản phẩm nhựa - in và lắp ráp điện-điện tử, vật liệu mới, phục vụ logistics.

1.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại, trong tương lai cầu Cao Lãnh của tuyến QL.N2/đường Hồ Chí Minh sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách đến thành phố Hồ Chí Minh; cầu Vàm Cống được hình thành cũng tạo thuận lợi giao thông từ các tỉnh Nam sông Hậu đến thành phố. Kênh Xáng Lấp Vò được nạo vét và phát triển tuyến công nghiệp tạo điều kiện liên kết phát triển với khu công nghiệp.

- Có phân Cảng Sa Đéc cho tàu 5.000 DWT cặp bến;

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi. Nhà máy nước ngầm với công suất 4.500 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nước Sa Đéc với công suất 17 ngàn m3/ngày đêm;

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường: nằm cách biệt khu dân cư, hiện đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 3.000 m3/ngày đêm giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường. Dự kiến nâng công suất hoạt động khi đưa Khu A2 vào hoạt động.

- Đô thị vệ tinh: nằm ở khu vực vành đai đô thị Sa Đéc, thuận lợi trong việc điều phối lao động; có quy hoạch khu dân cư Tân Hòa kế bên khu A2

1.5. Dự kiến phát triển

- Giai đoạn đến 2015: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư

- Giai đoạn đến 2020: thu hút đầu tư hạ tầng và sản xuất, phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 40%;

Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 200-250 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 2.200 tỷ đồng (đến 2020 đầu tư 900 tỷ đồng);

Thu hút thêm khoảng 3.400-3.500 lao động làm việc trong khu công nghiệp (đến 2020 thu hút 1.300-1.500 lao động).

Nhà đầu tư dự kiến: Công Ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển Nhà & Khu Công Nghiệp (HIDICO).

2. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng

2.1. Vị trí

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng thuộc phường 11 và xã Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh; nằm liền kề tuyến QL.30 và đường tránh QL.30; tiếp giáp với sông Tiền.

2.2. Quy mô

Quy mô dự kiến khoảng 70 ha, đất đai chủ yếu là đất ao đầm, đất lúa (chiếm 85%), đất thổ cư vườn tạp và đất trồng năng suất thấp (chiếm 9%), ngoài ra có một số diện tích đất ao hồ kênh rạch (chiếm 3%), đất giao thông (0%) và đất xây dựng nhà ở (chiếm 3%).

2.3. Dự kiến thu hút các ngành công nghiệp

Khu công nghiệp đa ngành, trọng tâm là công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm-đồ uống, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hóa dược, công nghiệp hỗ trợ theo hướng phục vụ cơ khí chế tác và lắp ráp điện-điện tử, dệt may-giày da và phụ liệu.

2.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại, trong tương lai (năm 2012-2015) tuyến QL.N2/đường Hồ Chí Minh đi qua Đồng Tháp sẽ rút ngắn khoảng cách đi từ khu công nghiệp đến thành phố Hồ Chí Minh; quá trình hoàn thành cầu Vàm Cống tạo thuận lợi giao thông từ các tỉnh Nam sông Tiền đến thành phố.

- Có Cảng Trần Quốc Toản;

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi, nhà máy sử dụng nước ngầm công suất 2.500 m3/ngày đêm.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường: cách biệt khu dân cư và đã quy hoạch khu xử lý nước thải tập trung, phương án thu gom xử lý chất thải rắn.

- Đô thị vệ tinh: nằm sát phường 11, thuận lợi trong việc điều phối lao động; có quy hoạch khu dân cư riêng.

2.5. Dự kiến phát triển

- Giai đoạn đến 2015: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư

- Giai đoạn đến 2020: thu hút đầu tư hạ tầng và sản xuất, phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 40%;

Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 200 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng (đến 2020 đầu tư 800 tỷ đồng);

Thu hút thêm khoảng 3.000-3.200 lao động làm việc trong khu công nghiệp (đến 2020 thu hút 1.200-1.500 lao động).

Nhà đầu tư hạ tầng dự kiến: Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp.

3. Khu công nghiệp sông Hậu 2

3.1. Vị trí

Khu Sông Hậu 2 thuộc ấp Hòa Bình, xã Tân Hòa và ấp Định Thành xã Định Hòa, huyện Lai Vung, cách thị trấn Lai Vung khoảng 20 km; nằm cạnh Quốc lộ 54 đi Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, cách cầu Cần Thơ II (dự kiến) khoảng 10 km; có 02 đường tỉnh 851 và 853 nối QL 54 và QL 80 đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa đường bộ.

Tiếp giáp với sông Hậu.

3.2. Quy mô

Quy mô dự kiến khoảng 150 ha, đất đai chủ yếu là đất ao đầm, đất lúa (chiếm 46%), đất thổ cư vườn tạp và đất trống năng suất thấp (chiếm 48%), ngoài ra có một số diện tích đất ao hồ kênh rạch (chiếm 3%), đất giao thông (1%) và đất xây dựng nhà ở (chiếm 2%).

3.3. Dự kiến thu hút các ngành công nghiệp

Khu công nghiệp đa ngành, trọng tâm là công nghiệp chế biến thực phẩm-đồ uống và sơ chế chế biến nông thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, dệt may-giày da và phụ liệu.

3.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại, trong tương lai cầu Cần Thơ của tuyến Quốc lộ 1 (cách khoảng 10 km) và cầu Vàm Cống hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu; ngoài ra khu công nghiệp có thể liên kết phát triển với cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui (TP Cần thơ)

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường cách biệt khu dân cư và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án xử lý môi trường.

3.5. Dự kiến phát triển

- Giai đoạn đến 2015: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư

- Giai đoạn đến 2020: thu hút đầu tư hạ tầng và sản xuất, phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 25%;

Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 300 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 3.600 tỷ đồng (đến 2020 đầu tư trên 900 tỷ đồng);

Thu hút thêm khoảng 5.500 lao động làm việc trong khu công nghiệp (đến 2020 thu hút 1.400 lao động).

Nhà đầu tư hạ tầng dự kiến: chia thành nhiều mô đun hoặc phân khu, bao gồm: phân khu các doanh nghiệp trong nước (dự kiến Công ty Docimexco) và phân khu các nhà đầu tư trọn gói (đầu tư hạ tầng kết hợp kêu gọi và điều phối các doanh nghiệp trong khu) khu vực FDI.

VIII. MỘT SỐ THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CẦN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRƯỚC 2020 VÀ CÓ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SAU NĂM 2020

1. Khu công nghiệp Tân Kiều

1.1. Vị trí

- KCN - Tân Kiều thuộc xã Tân Kiều và xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, được quy hoạch kế khu đô thị lớn nhất vùng trung tâm Đồng Tháp Mười (TT Mỹ An) và nằm trên giao điểm 02 hành lang kinh tế lúa gạo (kênh Phước Xuyên, kênh Nguyễn văn Tiếp), là cửa ngõ của tỉnh Đồng Tháp hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo trục QL.N2/đường Hồ Chí Minh (cách TP Hồ Chí Minh 70 km). Nằm giữa QL.N2/đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh ĐT 846

1.2. Quy mô

Quy mô dự kiến khoảng 150 ha, đất đai chủ yếu là đất ao đầm, đất lúa (chiếm 80%), đất thổ cư vườn tạp và đất trống năng suất thấp (chiếm 5%), ngoài ra có một số diện tích đất ao hồ kênh rạch (chiếm 10%), đất giao thông (2%) và đất xây dựng nhà ở (chiếm 3%).

1.3. Dự kiến thu hút các ngành công nghiệp

Khu công nghiệp đa ngành, trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ cần nhiều lao động hoặc công nghiệp hỗ trợ đón đầu TPP (chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt may, da giày và điện - điện tử), lĩnh vực cơ khí chế tác phục vụ nông nghiệp.

1.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại, sau khi QL.N2/đường Hồ Chí Minh được nâng cấp đạt giá trị vận tải công nghiệp.

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường: cách biệt khu dân cư và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án xử lý môi trường.

1.5. Dự kiến phát triển khi định hình

- Trước 2020: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư

Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 350 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 3.800-4.000 tỷ đồng;

Thu hút thêm khoảng 5.000-5.500 lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Nhà đầu tư hạ tầng dự kiến: kêu gọi nhà đầu tư trọn gói (đầu tư hạ tầng kết hợp kêu gọi và điều phối các doanh nghiệp trong khu), chủ yếu là FDI.

2. Khu công nghiệp công nghệ cao

2.1. Vị trí

Thuộc 02 xã Tân Thành và Tân Phước huyện Lai Vung. Nằm cạnh quốc lộ 54 và tỉnh lộ 849 nối dài; nằm cạnh sông Hậu, liền kề với cảng sông Bảo Mai

2.2. Quy mô

Diện tích khoảng 250 ha, chủ yếu là đất lúa năng suất thấp, vườn tạp và ao hồ kênh rạch.

2.3. Dự kiến ngành nghề đầu tư

Trước mắt phát triển các lĩnh vực chế biến thực phẩm-đồ uống và nông thủy sản, hàng tiêu dùng; trong điều kiện thuận lợi trong đối tác với TP Cần Thơ và TP Long Xuyên có thể phát triển các mô đun công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. .

2.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại, sau khi QL.54 được nâng cấp đạt giá trị vận tải công nghiệp và mở thêm tuyến ĐT.849 nối dài..

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường: cách biệt khu dân cư và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án xử lý môi trường.

2.5. Dự kiến phát triển khi định hình

- Trước 2020: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 750 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 9.500 tỷ đồng;

Thu hút thêm khoảng 8.000-9.000 lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Nhà đầu tư hạ tầng dự kiến: kêu gọi nhà đầu tư trọn gói (đầu tư hạ tầng kết hợp kêu gọi và điều phối các doanh nghiệp trong khu), chủ yếu là FDI.

3. Khu công nghiệp Trường Xuân - Hưng Thạnh

3.1. Vị trí

Thuộc ấp xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Được quy hoạch tại trung tâm kinh tế lúa gạo vùng Đồng Tháp Mười, có vị trí thuận lợi về đường thủy (kênh Phước Xuyên, kênh Đồng Tiến - Dương Văn Dương) và đường bộ ĐT.845, ĐT.837.

3.2. Quy mô

Quy mô dự kiến khoảng 150 ha, đất đai chủ yếu là đất ao đầm, đất lúa (chiếm 85%), đất thổ cư vườn tạp và đất trống năng suất thấp (chiếm 4%), ngoài ra có một số diện tích đất ao hồ kênh rạch (chiếm 10%), đất giao thông (0%) và đất xây dựng nhà ở (chiếm 1%).

3.3. Dự kiến thu hút các ngành công nghiệp:

Khu công nghiệp chuyên đề kinh tế lúa gạo: xay xát, chế biến, kho vận lúa gạo, sản xuất phụ phẩm xay xát, chế biến sản phẩm từ gạo, công nghiệp hỗ trợ theo hướng cơ khí chế tác phục vụ nông nghiệp.

3.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại, sau khi QL.N2/đường Hồ Chí Minh, ĐT.845, ĐT.837 được nâng cấp đạt giá trị vận tải công nghiệp.

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường: cách biệt khu dân cư và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án xử lý môi trường.

3.5. Dự kiến phát triển khi định hình

- Sau 2020: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 350 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 4.000 tỷ đồng;

Thu hút thêm khoảng 5.500-6.000 lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Nhà đầu tư hạ tầng dự kiến: chia thành nhiều mô đun hoặc phân khu, bao gồm: phân khu các doanh nghiệp trong nước và phân khu các nhà đầu tư trọn gói (đầu tư hạ tầng kết hợp kêu gọi và điều phối các doanh nghiệp trong khu) khu vực FDI.

4. Khu công nghiệp Ba Sao

4.1. Vị trí

Thuộc xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, là khu công nghiệp nằm ở vị trí trung gian giữa TP Cao Lãnh và vùng Đồng Tháp Mười. Nằm cạnh tỉnh lộ 846 dẫn ra tỉnh lộ 847 đi về trung tâm huyện Cao Lãnh và các huyện thị lân cận, gần QL.N2/đường Hồ Chí Minh (cách khoảng 02km).

4.2. Quy mô

Quy mô dự kiến khoảng 150 ha, đất đai chủ yếu là đất ao đầm, đất lúa (chiếm 90%), đất thổ cư vườn tạp và đất trống năng suất thấp (chiếm 5%), ngoài ra có một số diện tích đất ao hồ kênh rạch (chiếm 3%), đất giao thông (0%) và đất xây dựng nhà ở (chiếm 2%).

4.3. Dự kiến thu hút các ngành công nghiệp

Khu công nghiệp đa ngành, trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ cần nhiều lao động hoặc công nghiệp hỗ trợ đón đầu TPP (chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt may, da giày và điện - điện tử), chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất phân bón.

4.4. Điều kiện hạ tầng

- Thuận lợi về giao thông đối ngoại sau khi QL.N2/đường Hồ Chí Minh, ĐT.846 được nâng cấp đạt giá trị vận tải công nghiệp.

- Nguồn điện và nguồn nước thuận lợi.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh.

- Hạ tầng và phương hướng bảo vệ môi trường: cách biệt khu dân cư và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án xử lý môi trường.

4.5. Dự kiến phát triển khi định hình

- Sau 2025: lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư Dự kiến thu hút đầu tư: đầu tư hạ tầng khoảng 350 tỷ đồng; đầu tư sản xuất công nghiệp khoảng 4.000-4.200 tỷ đồng;

Thu hút thêm khoảng 5.800-6.000 lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Nhà đầu tư hạ tầng dự kiến: kêu gọi nhà đầu tư trọn gói (đầu tư hạ tầng kết hợp kêu gọi và điều phối các doanh nghiệp trong khu), chủ yếu là FDI.

IX. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 8.005 tỷ đồng, trong đó đầu tư hạ tầng 1.552 tỷ đồng, đầu tư sản xuất: 7.170 tỷ đồng

Bảng 23: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm

 

2016-2020

I. VỐN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG (Tỷ đồng)

1 552

- Khu công nghiệp hiện hữu

0

-Khu công nghiệp mở rộng, mở mới

1 552

II. VỐN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT (Tỷ đồng)

7 170

- Khu công nghiệp hiện hữu

717

-Khu công nghiệp mở rộng, mở mới

6 453

III. CỘNG (Tỷ đồng)

8 722

- Khu công nghiệp hiện hữu

717

-Khu công nghiệp mở rộng, mở mới

8 005

Nhu cầu vốn trên nằm trong khả năng phấn đấu huy động.

PHẦN IV

CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

I. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ

1. Trên cơ sở danh mục các khu công nghiệp quy hoạch, tập trung công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá thông tin (về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp; về các cơ chế chính sách ưu đãi của chính phủ, của tỉnh đối với phát triển các khu công nghiệp nói chung và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp) qua các kênh: phương tiện truyền thông, hệ thống mạng, hội nghị, hội thảo, sự kiện, hội chợ, ngày hội doanh nghiệp, ngày hội lao động, tận dụng quan hệ giữa các doanh nghiệp.

2. Liên kết xúc tiến đầu tư với các trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc trung ương và các tỉnh thành, tạo cơ hội tiếp cận và đối tác với các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính tín dụng.

3. Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với thực tiễn của từng khu công nghiệp.

4. Xây dựng quy trình nghiên cứu, lựa chọn các nhà đầu tư một cách gọn nhẹ, thuận tiện và nhanh chóng hướng tới lựa chọn được những nhà đầu tư có tiềm năng cho phát triển các khu công nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư (hạ tầng và sản xuất) trong quá trình tiếp cận, khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin về địa bàn; quá trình đăng ký đầu tư, đền bù, thu hồi đất và triển khai xây dựng, sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình M&A (sát nhập và mua lại tài sản), quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

5. Tập trung nguồn vốn trung hạn đầu tư công cho các công trình trọng điểm đến rào các khu công nghiệp, trong đó chú trọng nâng cấp hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, hệ thống vận tải đường thủy (QL.30, QL.N2/đường Hồ Chí Minh, QL.54, ĐT.849 và phần nối dài, ĐT.846, kênh Xáng Lấp Vò, kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền) đạt giá trị vận tải công nghiệp (về phương diện mặt đường, tải trọng cầu, cảng, bến thủy; đồng thời quy hoạch hệ thống giao thông trước cửa các khu công nghiệp nhằm tránh tắc nghẽn; trong trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào quốc lộ, tỉnh lộ thì phải thực hiện đúng vị trí đấu nối theo quy hoạch.

Đối với các công trình cấp TW, cần kiến nghị khẩn trương đầu tư hoặc đề xuất các cơ chế cho phép ứng trước nguồn vốn tỉnh để lại cho phát triển hạ tầng.

6. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng hoặc liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức, định chế tín dụng.

Quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư với đầy đủ công trình hạ tầng, phúc lợi xã hội để làm đô thị vệ tinh phát triển các khu công nghiệp. Tạo điều kiện để nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp thuận lợi trong việc đầu tư phát triển các đô thị vệ tinh, các khu dân cư dịch vụ công nghiệp, các chung cư , vừa nhằm thu hút và tạo điều kiện an sinh cho người lao động, vừa là nguồn thu bổ sung đối với nhà đầu tư hạ tầng.

7. Giải quyết đồng bộ, nhất quán việc giải phóng mặt bằng; đền bù thỏa đáng, không thiệt hại đến cuộc sống của người dân bị giải tỏa; tránh để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện; do đó cần có hỗ trợ của chính quyền trong việc vận động, tạo điều kiện chuyển đổi nghề và việc làm ổn định cho người dân trong khu vực bị huy động đất.

8. Nghiên cứu các giải pháp nhằm hạ giá thành xây dựng hạ tầng (chọn địa bàn ít giải tỏa đền bù đất ở và hạn chế khối lượng san lấp , phát triển hạ tầng đến rào, cải thiện công nghệ xây dựng, sử dụng quỹ hỗ trợ doanh nghiệp cho các khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải như quy định) nhằm gián tiếp hạ giá cho thuê đất khu công nghiệp.

Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giá thuê đất ưu đãi và miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp trên cơ sở vận dụng các quy định về ưu đãi tiền thuê đất của Luật đầu tư.

9. Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông… tại các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghiệp khu công nghiệp.

Sử dụng quỹ hỗ trợ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp tham gia khu công nghiệp cải tiến công nghệ hoặc áp dụng công nghệ cao.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại: tổ chức tốt hoạt động xúc tiến thương mại, tranh thủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường.

II. GIẢI PHÁP DẪN LUỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ BẢO ĐẢM CƠ CẤU NGÀNH

1. Chú trọng các nhà đầu tư có khả năng đầu tư trọn gói từ việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư tổ chức sản xuất trong các khu công nghiệp. Các nhà đầu tư này sẽ quyết định về loại hình các doanh nghiệp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp theo hướng tối ưu hóa liên kết sản xuất kinh doanh.

2. Nghiên cứu đa dạng hóa phân lô trong các khu công nghiệp theo hướng phát triển cụm liên ngành. Đối với các khu công nghiệp cận đô thị (khu công nghiệp Sa Đéc mở rộng, khu công nghiệp Trần Quốc Toản mở rộng), cần nghiên cứu tỷ lệ nhất định các phân khu có phân lô nhỏ (2.000-4.000 m2) nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

3. Tạo điều kiện xây dựng mối liên kết sản xuất vệ tinh, sản xuất theo các lớp công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp nhằm phát triển sản xuất theo hệ thống.

4. Trong giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế chung , có thể chấp nhận thu hút các lĩnh vực đầu tư thâm dụng lao động (như trường hợp công nghiệp da giày, dệt may đối với Khu công nghiệp Trần Quốc Toản) với quy mô nhất định và cần dự kiến lộ trình chấm dứt thu hút các loại hình công nghiệp này; song song đó xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút lao động tương thích.

5. Thường xuyên tổ chức hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và khu dân cư, khu đô thị vệ tinh dịch vụ công nghiệp nhằm xác định mức độ tuân thủ như đã cam kết về tiến độ đầu tư, bố trí lấp đầy sản xuất, chọn lọc công nghệ và xử lý môi trường nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp thích ứng.

6. Khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển theo hướng cụm liên ngành, phân lớp công nghiệp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, giữa các khu công nghiệp với các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài khu cụm, quan hệ đối tác phát triển với các khu cụm công nghiệp, doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các cụm liên ngành và lớp công nghiệp hỗ trợ cần quan tâm: cụm liên ngành chế biến thủy sản và thức ăn chăn nuôi - thủy sản kết hợp phụ phẩm ngành và các lớp công nghiệp hỗ trợ linh kiện phụ tùng cơ khí chế biến, bao bì; cụm liên ngành xay xát, lau bóng, chế biến thực phẩm từ nguyên liệu lúa gạo, kho vận logistics và các lớp công nghiệp hỗ trợ linh kiện phụ tùng và công nghệ về cơ khí chế biến, cơ khí nông nghiệp, bao bì; cụm liên ngành may mặc, giày da kết hợp các lớp công nghiệp hỗ trợ về phụ liệu; cụm liên ngành chế biến nông sản phẩm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu.

III. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thực hiện chức năng tư vấn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về các vấn đề liên quan đến lựa chọn, thẩm định, cải tiến thích nghi, chuyển giao công nghệ…; đồng thời cung cấp thông tin công nghệ và thực hiện dịch vụ thông tin về công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp.

2. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp: ISO, HACCP, GMP, SA và nâng cao chất lượng sản phẩm.

3. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng bộ phận R&D; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh; hình thành vườn ươm công nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp.

IV. GIẢI PHÁP VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1. Xây dựng kế hoạch và cơ chế chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp theo hướng tạo ra sự kết nối giữa các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp và các cơ sở đào tạo phát triển nghề trên địa bàn; đẩy mạnh đào tạo theo công việc, đào tạo thích nghi, đào tạo nâng cao; hướng đến đưa doanh nghiệp trở thành một trong các chủ thể đào tạo lao động.

2. Tích cực giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị thu hồi đất theo hướng đào tạo và tuyển dụng.

Gắn đầu tư phát triển các khu công nghiệp với việc phát triển các khu đô thị vệ tinh, các điểm dân cư mới, tạo điều kiện đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, trong đó đảm bảo cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người lao động.

3. Phát triển các dịch vụ tư vấn cung cấp lao động kết hợp với tư vấn hướng nghiệp và đào tạo lao động cho khu vực đô thị lẫn nông thôn; đồng thời có biện pháp quản lý tốt hoạt động dịch vụ này cho các khu công nghiệp. Trên cơ sở hiện trạng và dự báo ngành nghề trong các khu công nghiệp, tiến hành đồng bộ hóa kế hoạch đào tạo lao động.

4. Nghiên cứu cải thiện các điều kiện về cư trú, sinh kế, sinh hoạt, các dịch vụ nâng cao tại các khu đô thị vệ tinh nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại các khu công nghiệp

V. GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1. Mỗi khu công nghiệp đều phải được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu thu gom rác thải, xử lý rác thải theo quy định.

2. Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu công nghiệp:

- Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu công nghiệp;

- Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các khu công nghiệp;

- Xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung, xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp độc hại.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường;

- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp, tiến đến xây dựng các quota môi trường cho các khu công nghiệp.

- Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các khu công nghiệp: các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải, quan trắc môi trường, đào tạo và giáo dục về môi trường, cung cấp thông tin về môi trường, kiểm toán môi trường...

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Công bố công khai điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Xây dựng và liên tục hoàn thiện, cập nhật website về phát triển các khu công nghiệp, trong đó có giới thiệu, phổ biến và cập nhật tình hình thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp.

- Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý các khu công nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, Xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, tại chỗ” trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển các khu công nghiệp.

Về phân công thực hiện:

- Ủy ban Nhân dân tỉnh phối hợp với các Bộ quản lý ngành để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch sau khi đã được phê duyệt.

- Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương liên quan nhằm triển khai các giải pháp phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và các biện pháp chính sách cụ thể đối với các khu công nghiệp.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 đã phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong 03 năm 2011-2013 trong bối cảnh suy thoái và tái cơ cấu kinh tế; từ đó đã tiến hành xây dựng phương án, phân tích, đề xuất các điều chỉnh về số lượng, quy mô, tiến độ phát triển các khu công nghiệp (hiện hữu, mở rộng, mở mới) trên địa bàn tỉnh một cách khả thi, hiệu quả, phù hợp với các dự báo, điều chỉnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng trong thời kỳ đến năm 2020. Đề án cũng đã đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Kết quả điều chỉnh quy hoạch nhằm vào đạt các mục tiêu cụ thể sau:

1. Về phát triển và mở mới các khu công nghiệp, tiếp tục thu hút đầu tư vào 03 khu công nghiệp hiện hữu (Sa Đéc, Trần Quốc Toản, Sông Hậu); tổng diện tích 250 ha; diện tích đất công nghiệp 180 ha; hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động. Phát triển thêm 03 khu công nghiệp, bao gồm 02 khu mở rộng (Sa đéc, Trần Quốc Toản) và 01 khu mới; tổng diện tích 310 ha; diện tích đất công nghiệp 217 ha; hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Lập quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào 04 khu công nghiệp (Tân Kiều, Trường Xuân - Hưng Thạnh, Ba Sao, công nghệ cao); tổng diện tích 700 ha; diện tích đất công nghiệp 490 ha.

2. Về tỷ lệ đăng ký, tỷ lệ lắp đầy, bình quân 06 khu công nghiệp đã hoạt động (Sa Đéc và Sa Đéc mở rộng, Trần Quốc Toản và Trần Quốc Toản mở rộng, Sông Hậu và Sông Hậu 2) có tỷ lệ đăng ký trên 70%, tỷ lệ lấp đầy chung trên 60%; trong đó 03 khu hiện hữu phấn đấu đạt tỷ lệ lắp đầy 88% đến 2015 và tiếp cận 100% đến 2020; 03 khu mở rộng và mở mới phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ đăng ký tiếp cận 50%, tỷ lệ lắp đầy 25-30%. Đối với 04 khu công nghiệp kêu gọi đầu tư (Tân Kiều, Ba Sao, Trường Xuân Hưng Thạnh, công nghệ cao), trong điều kiện thuận lợi có thể đạt tỷ lệ đăng ký 15-20%, tỷ lệ lắp đầy chung 5%.

3. Về phát triển sản xuất trong khu công nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng chung quanh 17-18%/năm trong 02 năm 2014-2015, trên 15%/năm trong giai đoạn 2016-2020; đóng góp chung quanh 40% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 đạt giá trị tăng thêm bình quân 25-26 tỷ đồng/ha đất khu công nghiệp đã hoạt động, trên 400 triệu đồng/lao động.

4. Về giải quyết việc làm và huy động nhân lực, phấn đấu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 18.000 lao động, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo/lao động làm việc trong khu trên 90% (trong đó có tỷ lệ lao động được đào tạo nghề/lao động qua đào tạo trên 60%)

5. Về công nghệ và môi trường, tỷ lệ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đến 2020 khoảng 15-20%/năm. Đảm bảo toàn bộ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chung; tỷ lệ thu gom xử lý đạt 100%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%; các khu đều có khu hoặc phương án xử lý chất thải độc hại.

6. Về tác động xã hội, tạo điều kiện cho nhà đầu tư hạ tầng quy hoạch và triển khai các khu đô thị vệ tinh, các khu dân cư, khu tái định cư tương thích với điều kiện lao động đặc thù của từng khu.

Để Điều chỉnh Quy hoạch này có thể được triển khai khả thi, ngoài việc phê duyệt và thể chế hóa điều chỉnh quy hoạch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và tổ chức triển khai các giải pháp đề xuất, đề nghị chính phủ quan tâm đẩy mạnh quá trình hoàn thành các trục giao thông liên vùng đạt giá trị vận tải công nghiệp (trong đó đặc biệt là QL.30, QL.54, QL.N2/đường Hồ Chí Minh, kênh Xáng Lấp Vò, kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền), hỗ trợ đầu tư các tuyến ĐT.846, ĐT.849 và phần nối dài; đồng thời tổ chức chỉ đạo quá trình liên kết phát triển các khu công nghiệp theo hướng cụm liên ngành, tiếp tục xem xét ban hành các chính sách cơ chế tương thích nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển tối ưu các khu công nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.