Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

SỐ:91/2005/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NUÔI THỦY SẢN LỒNG, BÈ TRÊN SÔNG TẮC QUẬN 9.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07 thỏng 12 năm 1999 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông;
Căn cứ Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 01 thỏng 12 năm 1999 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ và các quy định về an toàn giao thông thủy của ngành giao thông công chánh;
Căn cứ Quyết định số 347/QĐ ngày 23 thỏng 5 năm 1992 của Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa Việt Nam mó số TCVN 5664-1992;
Căn cứ Quyết định số 2571/QĐ-UB ngày 03 thỏng 5 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt qui hoạch phát triển mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thì sông Tắc thuộc địa bàn quận 9 được phân cấp là sông cấp IV đường thủy nội địa khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Văn bản số 584/BVNL-ĐKTC ngày 07 tháng 10 năm 2002 của Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản về việc đăng ký, đăng kiểm bè nuôi cá;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa Luật số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 444/TT-NN-TS ngày 29 thỏng 4 năm 2005 và Ủy ban nhân dân quận 9 tại Văn bản số 382/UB-KT ngày 25 tháng 4 năm 2005;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc quản lý nuôii thủy sản lồng, bè trên sông Tắc quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, cho đến khi có Quyết định phê duyệt Qui hoạch thủy sản trên địa bàn thành phố.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 9 chủ trì phối hợp các Sở-ngành có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Giám đốc Sở Giao thông-Công chính thành phố, Giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các sở-ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 9 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 4
- TTUB : CT, PCT/TT, ĐT
- VPHĐ-ub : pvp/kt, vx
- Tổ CNN, PC, ĐT
- Lưu (CNN/Đ)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC



 
Nguyễn Thiện Nhân

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ NUÔI THỦY SẢN LỒNG, BÈ  TRÊN SÔNG TẮC QUẬN 9
(Kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-UB ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nuôi thủy sản lồng, bè là hoạt động nuôi các loài thủy sản trong các lồng, bè được làm bằng gỗ, tre, nứa hoặc vật liệu khác đặt trên đoạn sông, rạch tự nhiên.

Điều 2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Tắc quận 9.

Điều 3. Mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi thủy sản lồng bè trên sông Tắc, quận 9 phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông thủy và trật tự an ninh xã hội ở địa phương.

Điều 4. Sở Tài nguyờn và Môi trường, Sở Giao thông-Công chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an thành phố là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Tắc quận 9.

Điều 5. Ủy ban nhân dân quận 9 chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nuôi thủy sản lồng bè và phối hợp với các ngành hữu quan trong việc ngăn ngừa sự suy thoái, ô nhiễm môi trường, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, trật tự an ninh địa phương và an toàn giao thông thủy khu vực.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SẮP XẾP LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN

Điều 6. Điều kiện khu vực neo đặt bè :

1. Khu vực đặt bè có nguồn nước sạch tự nhiên, không bị ảnh hưởng

ô nhiễm của nước thải sinh hoạt, nước thải các hoạt động khác.

2. Vị trí đặt lồng, bè nằm trong khu vực có địa hình, thủy văn ổn định, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định

hiện hành.

Điều 7. Về Quản lý môi trường vùng nuôi :

1. Neo đặt lồng, bè đúng theo khu vực qui hoạch và được sự cho phép của chính quyền địa phương tại nơi đặt bè nuôi thủy sản.

2. Mỗi bè phải lắp đặt thùng rác và chuyển đến nơi thu rác tập trung. Nếu chưa có tổ chức thu gom rác tập trung thì các tổ chức, cá nhân phải có biện pháp xử lý rác bằng những biện pháp thích hợp.

3. Thực hiện việc vệ sinh trong và xung quanh lồng, bè nuôi thủy sản. Không để các loại chất đốt hoặc tro rơi vãi trên sông, không để các loại động, thực vật tồn đọng quanh bè, phải vớt rác trôi nổi quanh bè.

4. Nhà vệ sinh phải đặt cuối bè và hố xí tự hoại hợp vệ sinh đảm bảo không có bất kỳ nguy cơ bị ô nhiễm do phân người.

5. Chỉ sử dụng loại thức ăn viên nổi công nghiệp, không sử dụng thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống, thối rửa và thức ăn bảo quản bằng các loại hóa chất không được phép sử dụng vì khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

6. Các tổ chức, cá nhân hiện đang sinh sống trên bè nuôi thủy sản phải thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương theo quy định.

Điều 8. Các khu vực neo đậu bè :

1. Vị trí số 1 : cách rạch Trau trảu 50m về phía hạ lưu thuộc bờ trái sông Tắc. Ví trí số 2 và 3 : hai bên cầu Trường Phước thuộc bờ trái. Ví trí số 4 : cách rạch Sỏi 50m về phía thượng lưu thuộc bờ trái sông Tắc. Ví trí số 5 : cách rạch Tháu 50m về phía thượng lưu thuộc bờ phải sông Tắc.

2. Phạm vi vùng nước (chiều rộng, chiều dài) đặt lồng, bè nuôi thủy sản không vi phạm luật giao thông đường thủy nội địa.

Điều 9. Mật độ sắp xếp lồng, bè nuôi thủy sản :

Số lượng lồng, bè nuôi thủy sản phụ thuộc vào phạm vi được phép đặt lồng, bố sao cho khụng gõy cản trở lưu thông thủy và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Đặt bè theo cụm : mỗi cụm 5-10 bè, các cụm bè cách nhau từ 50-100 m

- Đặt theo dãy : bè cách bè từ 2-5 m, dãy cách dãy 20-30 m

- Các bè phải đặt so le để không gây cản trở dòng chảy.

Điều 10. Về thủ tục đăng ký hoạt động bè nuôi thủy sản

1. Hồ sơ đăng ký bè cá

1.1- Đơn xin neo đậu bè (Ủy ban nhân dân phường, xã xác nhận vị trí đặt bè đúng theo quy định đã được cắm mốc chỉ giới đường thủy nội địa)

1.2- Tờ khai đăng ký bè cá.

1.3- Tờ khai xin đóng mới, cải hoán/trang bị lại bè cá

1.4- Tờ khai nguồn gốc bè cá.

1.5- Tờ khai đăng ký tạm trú tạm vắng.

Các loại giấy tờ từ mục 1.1-1.4 do Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố cấp và hướng dẫn thực hiện theo mẫu.

2. Trình tự :

- Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường, xã để xác nhận vị trí đặt bè theo quy định.

- Nộp hồ sơ về Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố để đăng ký-đăng kiểm an toàn kỹ thuật bè nuôi thủy sản.

Chương 3:

NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9 VÀ SỞ-NGÀNH LIÊN QUAN

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận 9:

1. Thực hiện việc sắp xếp vị trí neo đậu lồng bè theo khu vực được qui hoạch không gây cản trở lưu thông.

2. Quản lý trật tự xã hội và vệ sinh môi trường tại các khu vực đặt bè nuôi thủy sản.

3. Phối hợp Khu đường sông kiểm tra, thanh tra xử lý các hành vi vi phạm về quy định vị trí đặt bè và các quy định có liên quan.

4. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quy định nuôi thủy sản lồng, bố tại địa bàn.

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn Sở Giao thụng-Công chính

1. Thực hiện kiểm tra, thanh tra về an toàn giao thông thủy.

2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cắm mốc xác định chỉ giới đường thủy nội địa.

3. Hướng dẫn chủ bè lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.

4. Xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, tác hại của việc suy thoái, ô nhiễm môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến phát triển thủy sản bền vững và ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư trong khu vực.

2. Thường xuyên tổ chức quan trắc chất lượng nước khu vực nuôi bè và đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

4. Giải quyết các khiếu tố, khiếu nại có liên quan đến môi trường trong phạm vi thẩm quyền.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn Cụng an thành phố :

1. Tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đường thủy cho các hộ dân đặt bè nuôi thủy sản trên sông Tắc.

2. Tổ chức lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa theo Nghị đinh số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ.

Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn:

1. Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản lồng bè như hướng dẫn sử dụng thức ăn ít gây ô nhiễm môi trường, phòng và điều trị bệnh cho các loại thủy sản nuôi lồng, bè.

2. Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố hướng dẫn và triển khai các quy định về đăng ký-đăng kiểm an toàn kỹ thuật bố nuôi thủy sản theo quy định.

3. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm về Luật Thủy sản, về những quy định của ngành theo chức năng-nhiệm vụ quyền hạn đó được quy định.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động nuôi thủy sản lồng, bè phải được sự cho phép của cơ quan chức năng và thực hiện đầy đủ các giấy tờ liên quan đến hoạt động nuôi thủy sản lồng, bè. Nếu vi phạm, tùy theo trường hợp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt, tố cáo vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm theo luật định.

Điều 17. Việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý và bảo vệ môi trường mặt nước nuôi trồng thủy sản lồng, bè phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2003 về Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 thỏng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, Sở Giao thông-Công chính thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Công an thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện bản quy định này.

Điều 19. Ủy ban nhân dân quận 9 có trách nhiệm quản lý tình hinh trật tự an ninh địa phương và phối hợp Khu Đường sông thuộc Sở Giao thông-Công chính sắp xếp lại vị trí neo đậu lồng, bè theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này.

Điều 20. Các văn bản ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Bản quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ