- 1 Quyết định 73/2024/QĐ-UBND sửa đổi Điều 7 của Quy định quản lý chất thải rắn trong hoạt động xây dựng; khu vực đổ thải, nhận chìm chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 24/2023/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 64/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1 Quyết định 73/2024/QĐ-UBND sửa đổi Điều 7 của Quy định quản lý chất thải rắn trong hoạt động xây dựng; khu vực đổ thải, nhận chìm chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 24/2023/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 64/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/2024/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 22 tháng 12 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 76/2023/QĐ-UBND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2023 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1466/TTr-STNMT ngày 12 tháng 12 năm 2024 và Báo cáo thẩm định số 617/BC- STP ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định số 76/2023/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“1. Quy định này quy định một số nội dung về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Định, bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp thông thường; bùn thải từ bể tự hoại, hầm cầu; chất thải rắn xây dựng; chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát và chất thải nguy hại.
2. Quy định này quy định về hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
3. Quy định này không áp dụng cho quản lý chất thải y tế. Những nội dung về hoạt động quản lý chất thải không nêu trong Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.”
2. Bổ sung khoản 16, 17, 18, 19, 20, 21 Điều 3 như sau:
“16. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
17. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
18. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
19. Chất thải rắn cồng kềnh là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây. Chất thải rắn cồng kềnh thuộc nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác theo Quyết định số 76/2023/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023.”
20. Hộ gia đình có kinh doanh: Là hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
3. Bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“Chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng.”
4. Bổ sung Điều 14a sau Điều 14 như sau:
“Điều 14a. Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Tùy tình hình thực tế, mỗi địa phương lựa chọn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại theo một trong các trường hợp: thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt, thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt, thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường hoặc thông qua hình thức sau:
1. Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phát sinh chất thải từ sinh hoạt với tổng khối lượng dưới 300kg/ngày, như sau:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân không có kinh doanh: Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua định mức khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom, vận chuyển và xử lý của 01 nhân khẩu; đơn vị tính mức thu giá dịch vụ là đồng/hộ/tháng (theo số nhân khẩu của hộ).
b) Đối với hộ gia đình có kinh doanh: Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua định mức khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom, vận chuyển và xử lý của 01 hộ kinh doanh; đơn vị tính mức thu giá dịch vụ là đồng/hộ/tháng.
c) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp: được lựa chọn hình thức thu như đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này (đơn vị tính mức thu giá dịch vụ là đồng/đơn vị/tháng hoặc theo quy định tại khoản 2 Điều này (đơn vị tính mức thu giá dịch vụ là đồng/kg).
2. Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300kg/ngày như sau:
a) Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thực tế phát sinh (thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt); đơn vị tính mức thu giá dịch vụ là đồng/kg.
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm chi trả trực tiếp cho đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hợp đồng, thanh lý hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
c) Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được quyền lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Quản lý bùn thải từ bể tự hoại, hầm cầu; chất thải rắn xây dựng
1. Bùn thải phát sinh từ bể tự hoại, hầm cầu; chất thải rắn xây dựng phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các Điều 15, 16, 17, 18 Quy định này.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm quy hoạch, bố trí địa điểm mới hoặc khu vực nằm trong khu xử lý chất thải của địa phương để tiếp nhận và xử lý bùn thải từ bể tự hoại, hầm cầu; chất thải rắn xây dựng bảo đảm vệ sinh môi trường. Việc lựa chọn và quy hoạch địa điểm xử lý bùn thải từ bể tự hoại, hầm cầu; chất thải rắn xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.”
6. Bổ sung điểm i, k khoản 1 Điều 24 như sau:
“i. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc điều chỉnh, bổ sung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khi nhà nước có thay đổi về chính sách pháp luật có liên quan đến giá được ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
k. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 24 như sau:
“c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt; chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 26 như sau:
“b) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý riêng từng loại chất thải sau khi phân loại tại nguồn trên địa bàn quản lý; khuyến khích địa phương tổ chức thu gom riêng chất thải rắn cồng kềnh và lồng ghép vào quá trình lập phương án giá dịch vụ để trình UBND tỉnh ban hành giá cụ thể. Khoanh vùng xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tạm, các điểm ô nhiễm môi trường do chất thải trên địa bàn.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm d và bổ sung điểm i vào khoản 1 Điều 27 như sau:
“d. Chủ trì, phối hợp với các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt xác định cụ thể thời gian, phương thức chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, chủ nguồn thải và thời gian chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm cố định phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn đảm bảo thu gom riêng từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn; phổ biến thời gian và phương thức chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt đến chủ nguồn thải trên địa bàn quản lý.
i. Trong trường địa phương hợp lựa chọn hình thức thu giá dịch vụ là đồng/hộ/tháng (theo số nhân khẩu của hộ): định kỳ 06 tháng/lần thực hiện rà soát số lượng nhân khẩu trên địa bàn và báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm cơ sở cho việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2025.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã , phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 73/2024/QĐ-UBND sửa đổi Điều 7 của Quy định quản lý chất thải rắn trong hoạt động xây dựng; khu vực đổ thải, nhận chìm chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 24/2023/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 64/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận