- 1 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2 Quyết định 1105/QĐ-BCT năm 2017 biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3 Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 5 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6 Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7 Quyết định 1524/QĐ-BCT năm 2021 về rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc do Bộ Công thương ban hành
- 8 Quyết định 225/QĐ-BCT năm 2022 về gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (vụ việc ER01.AD02) do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 9 Quyết định 1282/QĐ-BCT năm 2021 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ Công thương ban hành
- 10 Quyết định 2091/QĐ-BCT năm 2021 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 11 Quyết định 640/QĐ-BCT năm 2022 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 924/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
CHẤM DỨT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THÉP MẠ CÓ XUẤT XỨ TỪ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (VỤ VIỆC ER01.AD02)
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 3023/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ;
Căn cứ Quyết định số 1524/QĐ-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc;
Căn cứ Quyết định 225/QĐ-BCT ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (vụ việc ER01.AD02);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng được quy định cụ thể tại Quyết định số 3023/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THÔNG BÁO
CHẤM DỨT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THÉP MẠ CÓ XUẤT XỨ TỪ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (VỤ VIỆC ER01.AD02)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 924/QĐ-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Thông tin cơ bản
Ngày 07 tháng 5 năm 2021, Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc bởi đại diện ngành sản xuất trong nước gồm 05 công ty: Công ty CP Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, Công ty CP Tôn Đông Á và Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Căn cứ các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại, sau khi thẩm định hồ sơ, ngày 04 tháng 6 năm 2021 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1524/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) (mã vụ việc ER01.AD02).
Ngày 18 tháng 6 năm 2021, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi tới doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đề nghị rà soát trong vụ việc.
Ngày 25 tháng 6 năm 2021, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu mà Cơ quan điều tra biết.
Trong thời gian từ ngày 07 đến ngày 25 tháng 3 năm 2022, Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra tại chỗ đối với các bên yêu cầu để xác minh các thông tin, số liệu cung cấp trong bản trả lời câu hỏi điều tra.
2. Kết luận điều tra rà soát cuối kỳ
Các nội dung điều tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại. Kết quả điều tra rà soát cụ thể như sau:
2.1. Hàng hóa thuộc phạm vi rà soát áp dụng thuế chống bán phá giá
a) Mô tả hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là thép mạ (còn gọi là tôn mạ): là một số sản phẩm thép cacbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cacbon dưới 0,60% tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống ăn mòn như kẽm hoặc nhôm, hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.
Các sản phẩm này thuộc các mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91.
Các đặc tính cơ bản: Thép mạ, được phủ lớp kim loại, có đặc tính chống ăn mòn như chịu đựng phong hóa, ngoài ra có đặc tính kết dính và tạo hình tốt. Khả năng chống ăn mòn và các khả năng hữu ích khác của thép được tăng cường bằng tỷ lệ thích hợp hàm lượng cacbon và các thành phần khác trong lớp kim loại tính theo trọng lượng.
Mục đích sử dụng chính: Sản phẩm thép mạ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, bộ phận xe ô tô, vách ngăn, khung lưng tủ lạnh, vỏ máy vi tính, ống thông gió, vách sau máy điều hòa không khí, kim loại có tráng men, ống, đồ nội thất, cửa ra vào, thanh trượt, v.v.. Thép mạ còn có thể sử dụng làm vật liệu nền cho tôn mạ màu. Thép mạ có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng về chất lượng, đặc tính vật lý, mác thép và ứng dụng của sản phẩm. Không có sự khác biệt về mục đích sử dụng và đặc tính kĩ thuật giữa thép mạ nhập khẩu thuộc đối tượng rà soát và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.
b) Xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: Hàn Quốc và Trung Quốc.
2.2. Hành vi bán phá giá
Cơ quan điều tra kết luận không có khả năng tiếp tục tái diễn hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc vào Việt Nam.
2.3. Thiệt hại/đe dọa gây thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Căn cứ Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra kết luận ngành sản xuất trong nước không chịu thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể sau 05 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá và không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc vào Việt Nam.
Vì vậy, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3, Điều 71 Luật Quản lý ngoại thương và khoản 2 Điều 64 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa bị điều tra.
- 1 Quyết định 1282/QĐ-BCT năm 2021 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ Công thương ban hành
- 2 Quyết định 2091/QĐ-BCT năm 2021 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Quyết định 640/QĐ-BCT năm 2022 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Dự thảo Luật giá (sửa đổi)
- 5 Quyết định 1377/QĐ-BCT năm 2022 về gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Hoa (Vụ việc ER01.AD03) do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Quyết định 416/QĐ-BCT năm 2022 về gia hạn thời hạn rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Hoa (vụ việc AR01.AD07)