ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 927/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 23 tháng 03 năm 2018 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003;
Căn cứ Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 101/TTr-SNN ngày 20/03/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. CHỦ TỊCH |
BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 23/03/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016 - 2020; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 10547/CT-BNN-TCLN ngày 20/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Mậu Tuất năm 2018; chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô 2017 - 2018; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018 gồm những nội dung sau:
1. Mục đích
a. Quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có của tỉnh 394.025,44 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 216.346,73 ha, rừng trồng 134.306,62 ha và đất chưa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp 43.372,09 ha;
b. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo thực hiện tốt Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, góp phần vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;
c. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật; lấn, chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng trái pháp luật; mua, bán, cất giữ, vận chuyển, chế biến kinh doanh lâm sản; săn bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật hoang dã trái pháp luật;
d. Phát hiện sớm lửa rừng, huy động lực lượng dập tắt cháy rừng khẩn trương, kịp thời và triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra cả về diện tích và số vụ;
đ. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của các cấp, các ngành và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong công tác BVR-PCCCR. Khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác tổ chức quản lý BVR-PCCCR, lập lại kỷ cương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có; tích cực tham gia trồng và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ rừng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái.
2. Yêu cầu
a. Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp thực hiện đúng các quy định về PCCCR và thực hiện phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra;
b. Lực lượng kiểm lâm với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;
c. Các chủ rừng có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, truy quét các đối tượng có hành vi phá rừng, khai thác rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật và thực hiện nghiêm công tác BVR- PCCCR trên địa bàn quản lý;
d. Tăng cường thanh tra, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm; chính quyền địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên trực tiếp trong công tác BVR-PCCCR trên địa bàn quản lý; hằng năm, đưa nội dung chỉ tiêu BVR-PCCCR là một tiêu chí chính để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thi đua đối với tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở có liên quan.
1. Bảo vệ rừng
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020; tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
a. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng, nhất là triển khai cụ thể các nội dung của Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến các ban, ngành, hội, đoàn thể cấp huyện và cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã biết để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các ban, ngành đoàn thể của cấp huyện:
+ Tuyên truyền trực tiếp đến các chủ rừng, từng hộ dân sống trong rừng, ven rừng hoặc có hành nghề liên quan đến rừng nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về BVR-PCCCR; phân công cán bộ công chức trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân có liên quan đến BVR-PCCCR;
+ Tổ chức ký cam kết BVR-PCCCR đến từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn; xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng đến từng thôn, khu vực...; tuyên truyền, vận động người dân tham gia tố giác tội phạm, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm về BVR-PCCCR;
+ Phối hợp với Đài Phát thanh địa phương tăng thời lượng đưa tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BVR- PCCCR đến rộng rãi người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống gần rừng khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng hoặc các điểm nóng về phá rừng.
b. Tăng cường các hoạt động phối hợp các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng:
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng với các tỉnh có vùng rừng giáp ranh và giữa các huyện giáp ranh; triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp đã ký giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Dân quân tự vệ nhằm huy động lực lượng đủ mạnh trong tuần tra, kiểm tra, truy quét ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm;
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng Công an điều tra, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm còn tồn đọng;
- Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế phối hợp của lực lượng Dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ biên giới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ở các cấp, đặc biệt là cấp xã.
c. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua bán lâm sản trái pháp luật:
- Các địa phương xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh;
- Kiện toàn Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện, thị xã, thành phố; xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra kịnh kỳ và đột xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, các nhà máy chế biến dăm gỗ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, xử lý dứt điểm các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái luật; kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho các vi phạm;
- Tổ chức chốt chặn tại các chốt, trạm kiểm soát lâm sản đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thành lập; hằng năm, tổ chức rà soát đề nghị thay thế, bổ sung thêm các chốt, trạm phù hợp với tình hình thực tế công tác bảo vệ rừng tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch phá bỏ cây trồng trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để có lực lượng đủ mạnh đảm bảo việc phá bỏ cây trồng trái phép chưa thành rừng hiệu quả, an toàn và đúng pháp luật;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện ra vào rừng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; kiểm tra việc xác nhận nguồn gốc lâm sản của các hạt kiểm lâm trước khi lưu thông, ngăn chặn tình trạng gian lận, trà trộn gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp; xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với người có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc lâm sản trái quy định.
d. Thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của Chính phủ:
- Thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên của Chính phủ. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giải thích để các tổ chức, cá nhân được giao rừng tự nhiên hiểu rõ chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của chủ rừng khi thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng, hoạt động công ích theo quy định của Nhà nước để kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết;
- Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch… Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.
đ. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và chủ rừng trong việc bảo vệ rừng:
- Xác định nhiệm vụ BVR-PCCCR là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị với sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và chủ rừng; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn mình quản lý; địa phương nào để xảy ra phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp;
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVR-PCCCR; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Các chủ rừng tăng cường công tác quản lý rừng tại gốc, thường xuyên trao đổi thông tin, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật xảy ra trên địa bàn và giữa các khu vực giáp ranh.
2. Phòng cháy rừng
a. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách trong công tác BVR - PCCCR các xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng (gọi tắt là Ban Chỉ huy):
- Ban Chỉ huy xây dựng quy chế làm việc cụ thể, đảm bảo có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy; kiện toàn Ban Chỉ huy và các tổ, đội BVR-PCCCR nếu có thay đổi về nhân sự; giao ban định kỳ và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công tác PCCCR để Trưởng ban biết, chỉ đạo kịp thời;
- Các chủ rừng (Công ty TNHH lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng và các tổ chức khác…) thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra an toàn về PCCCR ở tổ, đội; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định PCCCR theo thẩm quyền.
b. Xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR:
- Đối với những diện tích rừng lớn, tập trung, dễ cháy chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phải thiết kế và xây dựng đường băng trắng, lợi dụng các kênh, mương, khe suối ngăn lửa
- Các Ban Chỉ huy căn cứ phương án PCCCR giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch BVR-PCCCR năm 2018 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện (kế hoạch phải nêu được những nội dung cụ thể, cần thiết như: Xác định được vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; các biện pháp PCCCR; tín hiệu báo động, huy động lực lượng tham gia khi có cháy rừng xảy ra và thực hiện tốt phương châm 04 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
c. Tuần tra phát hiện lửa rừng và báo cáo cấp dự báo cháy rừng:
- Trong mùa hanh khô dễ xảy ra cháy rừng, Ban Chỉ huy chỉ đạo các chủ rừng và lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm tra, theo dõi phát hiện lửa rừng, kịp thời phát hiện khi có cháy rừng xảy ra và triển khai ngay việc chữa cháy rừng, không để cháy lan diện rộng;
- Tăng cường, bố trí lực lượng tại các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao thường trực 24/24 giờ trong thời điểm nắng nóng kéo dài (cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V) để theo dõi, phát hiện sớm lửa rừng và báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ huy biết để chỉ đạo huy động lực lượng chữa cháy;
- Khi có cháy rừng xảy ra trong thời gian 60 phút (tính từ khi phát hiện đám cháy) Hạt trưởng các hạt kiểm lâm phải báo cáo ngay cho Chi cục Kiểm lâm biết để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy trong trường hợp cần thiết;
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo sớm cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo của Cục Kiểm lâm; nếu có điểm cháy tiến hành kiểm tra, xác minh và báo cáo về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo lên cấp trên; khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo, chủ động phòng ngừa.
d. Xác định và xây dựng bản đồ vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng:
- Để chủ động trong việc huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng... và đề ra các biện pháp PCCCR thích hợp, hiệu quả; Ban Chỉ huy phải rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời các vùng rừng dễ xảy ra cháy rừng, như: Các khu rừng chăm sóc, chặt nuôi dưỡng, khai thác và các khu rừng gần nương rẫy, gần khu dân cư..., thực hiện các biện pháp PCCCR thích hợp;
Nguyên tắc xác định vùng trọng điểm cháy rừng dựa trên kết quả tổng hợp, theo dõi diễn biến cháy rừng hằng năm xác định số lần xuất hiện các vụ cháy trên thực địa, trạng thái rừng thường xảy ra cháy, vật liệu cháy, khí hậu, điều kiện gây cháy...
- Vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng hằng năm phải được bổ sung vào bản đồ PCCCR; hình thức và nội dung của bản đồ PCCCR cần thể hiện:
+ Hình thức bản đồ:
* Tỷ lệ bản đồ: Xã, phường, thị trấn 1/25.000 hoặc 1/10.000; huyện, thị xã, thành phố 1/50.000 hoặc 1/25.000;
* Màu sắc: Vùng trọng điểm dễ cháy (màu đỏ); sông, suối, hồ, đập (màu xanh); giao thông chính, đường mòn trong rừng (màu đen)...;
+ Nội dung bản đồ:
* Công trình PCCCR: Đường băng cản lửa, hồ chứa nước; chòi canh lửa…;
* Đường giao thông chính, đường mòn trong rừng;
* Các cụm khu dân cư, trụ sở Uỷ ban nhân dân, chợ, trường học, cơ quan kiểm lâm, trạm y tế…;
* Nơi để dụng cụ, phương tiện… chữa cháy và các vấn đề liên quan khác.
đ. Đào tạo tập huấn và diễn tập phương án PCCCR:
Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ thuật PCCCR; tổ chức diễn tập phương án, phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ cho lực lượng PCCCR các cấp, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR rừng thôn, bản, qua đó nhằm:
- Nâng cao năng lực chỉ huy PCCCR, tổ chức chữa cháy rừng nhanh chóng, kịp thời hiệu quả;
- Nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR và kỹ năng chữa cháy rừng cho các cấp, chủ rừng và nhân dân trên địa bàn.
e. Xây dựng công trình PCCCR và mua sắm dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng:
- Khi thiết kế trồng rừng tập trung, chủ rừng phải xây dựng hệ thống các công trình PCCCR: Đường băng cản lửa, chòi canh phát hiện lửa, bảng cấp dự báo cháy rừng... trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Những diện tích rừng dễ cháy chưa có đường băng cản lửa, phải tiến hành xây dựng ngay, nhằm hạn chế thiệt hại khi cháy rừng xảy ra. Cùng với việc thiết kế đường băng cản lửa phải tận dụng các khe, đầm, hồ có sẵn để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng;
- Xây dựng chòi canh phát hiện lửa: Lợi dụng địa hình, chọn nơi đồi cao làm nơi quan sát; xây dựng chòi canh phát hiện lửa ở những nơi có diện tích rừng trồng lớn và tập trung;
- Xây dựng các bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, bảng cấp dự báo cháy rừng; đóng các biển báo cấm lửa những nơi dễ xảy ra cháy rừng, dễ nhìn thấy, nhiều người qua lại;
- Mua sắm các dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng, đảm bảo trang bị đủ cho các tổ, đội PCCCR ở cơ sở;
- Dụng cụ và phương tiện chữa cháy rừng phải để gần những nơi dễ xảy ra cháy rừng, khi xảy ra cháy rừng huy động được ngay; phải giao cho người cất giữ và thường xuyên bảo dưỡng để bảo đảm sử dụng tốt.
g. Xây dựng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy:
- Làm giảm vật liệu cháy (VLC) bằng các biện pháp lâm sinh (vệ sinh rừng, luồng phát hạ thấp thực bì, đốt trước có điều khiển…);
- Trồng hỗn giao nhiều loài cây;
- Trồng các đai xanh cản lửa bằng các loài cây khó cháy;
- Dọn vệ sinh rừng sau khai thác.
3. Chữa cháy rừng
a. Nguyên tắc chữa cháy rừng:
- Thực hiện phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”;
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để;
- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mọi mặt;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, phương tiện, tài sản của nhân dân và người tham gia chữa cháy;
- Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
b. Tổ chức lực lượng chữa cháy
Khi phát hiện có cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời tổ chức chữa cháy rừng, thông báo Ban Chỉ huy để xem xét tình hình cụ thể, tính chất, qui mô đám cháy (loại vật liệu cháy, loại cháy, cường độ cháy) địa hình, tốc độ gió, tốc độ lan tràn của đám cháy mà chỉ huy, huy động lực lượng và phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho thích hợp; về lực lượng, phương tiện và dụng cụ chữa cháy rừng có thể chia ra:
- Thủ công: Lực lượng chữa cháy cùng với phương tiện, dụng cụ thủ công như cuốc, xẻng, rìu, rựa, thùng tưới nước, nước uống...;
- Cơ giới: Lực lượng cùng với phương tiện, dụng cụ như cưa máy, máy thổi gió, máy ủi, máy phun nước và hoá chất…;
- Hỗn hợp: Gồm cả thủ công và cơ giới.
c. Kỹ thuật chữa cháy rừng
Kỹ thuật chữa cháy rừng, gồm hai biện pháp: Chữa cháy gián tiếp và chữa cháy trực tiếp:
- Biện pháp chữa cháy gián tiếp: Dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, thường áp dụng cho đám cháy lớn, cường độ cháy cao, tốc độ lan tràn nhanh và diện tích khu rừng còn lại nhiều, hoặc đám cháy lớn, không chữa trực tiếp được, cụ thể:
+ Dùng băng trắng ngăn lửa: Thường làm ở phía trước đám cháy, hướng cong về hai phía ngọn lửa; tùy theo diện tích, tốc độ, địa hình…, chọn chiều rộng của băng thích hợp sao cho đám cháy không vượt qua băng;
+ Băng đốt trước (dùng lửa dập lửa) cụ thể: Trước đám cháy không xa, dọn hai băng song song bao quanh đám cháy; trên hai băng tiến hành dọn sạch tất cả vật liệu
cháy ra bên ngoài về phía giữa hai băng, sau đó đốt từng đoạn, khi đốt phải thận trọng không để lửa cháy lan, tràn ra ngoài; tuyến lửa đốt trước này là tuyến có điều khiển, an toàn và khẩn trương; tuỳ theo tốc độ gió và quy mô đám cháy mà khoảng cách giữa hai băng cho thích hợp;
- Biện pháp chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ từ thủ công đến cơ giới hiện đại, như: Cành cây, bình tưới nước, máy bơm phun nước, máy thổi gió, rựa và hoá chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Áp dụng đối với đám cháy có diện tích nhỏ; thường áp dụng cháy mặt đất.
d. Biện pháp khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra:
- Tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại (diện tích, loại rừng, địa điểm...) do cháy rừng gây ra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng phương án và lập kế hoạch trồng lại rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng, vệ sinh rừng, giám sát phục hồi rừng.
- Tổ chức hỗ trợ vật chất, tinh thần, đề nghị xét công nhận chính sách cho những người bị thương, bị chết trong quá trình chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
III. ĐẦU TƯ KINH PHÍ BVR-PCCCR
1. Hạng mục đầu tư
a. Chi công tác tuyên truyền BVR-PCCCR;
b. Tập huấn, diễn tập nghiệp vụ PCCCR;
c. Mua sắm phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ PCCCR và nhiên liệu;
d. Chi hoạt động Đoàn Kiểm tra liên ngành;
đ. Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy;
e. Xây dựng bản đồ vùng trọng điểm dễ cháy;
g. Bồi dưỡng nhân công tham gia chữa cháy;
h. Hoạt động Ban Chỉ huy và các chi phí khác.
2. Nguồn kinh phí
Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về PCCCR cho nhân dân ở các vùng rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVR-PCCCR; xây dựng tin, bài, phóng sự gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác BVR- PCCCR để tuyên truyền, nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tuần tra, theo dõi phát hiện sớm những điểm cháy, đặc biệt là tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đốt thực bì sau khai thác rừng trồng trên địa bàn quản lý; kiểm tra an toàn về PCCCR thường xuyên, định kỳ đối với các khu rừng dễ cháy và các khu rừng có khả năng cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm quy định an toàn về PCCCR;
- Phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ, chính quyền địa phương và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng tiến hành kiểm tra toàn bộ phương tiện vận chuyển lâm sản tại trạm kiểm lâm và các chốt chặn, trạm bảo vệ rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo các hạt kiểm lâm tiếp tục xây dựng kế hoạch và huy động lực lượng đủ mạnh để phá bỏ cây trồng trái pháp luật trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ;
- Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra các điểm nóng xảy ra phá rừng, nhất là khu vực rừng giáp ranh với các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai và Phú Yên, khu vực rừng giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng thời gian qua và đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể thời gian tới, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng, cháy rừng trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy các cấp để chỉ đạo, thực hiện các biện pháp PCCCR trong suốt mùa khô; phối hợp với Ban Chỉ huy huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng tổ chức tập huấn, diễn tập nghiệp vụ PCCCR cho các tổ, đội ở cơ sở;
- Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phải bám địa bàn thường xuyên, bám cấp ủy xã, chính quyền, bám dân, bám rừng, tham mưu cho cấp ủy xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản; kịp thời phát hiện những hành vi phá rừng, khai thác trái phép; khi phát hiện, phải kịp thời xác lập hồ sơ xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật;
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ; kiểm tra, rà soát và thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ tại các cơ sở chế biến để quản lý nguyên liệu hợp pháp; kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, xóa bỏ những tụ điểm kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản trái pháp luật;
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh tại địa phương tăng thời lượng đưa tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng;
- Kiểm tra, rà soát xây dựng, tu sửa kịp thời các công trình BVR-PCCCR và mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ PCCCR;
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các hạt kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với Kiểm lâm địa bàn, Hạt trưởng các hạt kiểm lâm buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng phá rừng, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
b. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm và các đơn vị có liên quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về BVR-PCCCR;
c. Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng BVR-PCCCR trong phạm vi cả tỉnh;
d. Chủ trì, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình BVR-PCCCR; tiến hành sơ kết. tổng kết về tình hình BVR-PCCCR; lập kế hoạch, biện pháp, giải pháp BVR-PCCCR cụ thể, phù hợp theo tình hình thời tiết diễn ra;
đ. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí hằng năm cho công tác BVR-PCCCR.
2. Công an tỉnh và Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh
a. Công an tỉnh: Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và lực lượng công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương xử lý triệt để các vụ án phá rừng, cháy rừng còn tồn đọng; nắm bắt, theo dõi các đường dây khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh và vùng giáp ranh để kịp thời xử lý; phối hợp, hỗ trợ lực lượng kiểm lâm điều tra và xử lý các đối tượng vi phạm về BVR-PCCCR; tham gia và có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn cho Đoàn Kiểm tra liên ngành cấp huyện thực hiện việc phá bỏ cây trồng; tham gia việc thực hiện chốt chặn, kiểm soát lâm sản tại các chốt, trạm bảo vệ rừng trên địa bàn khi có yêu cầu phối hợp.
b. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh:
- Thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi cả tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác PCCCR quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong công tác PCCCR khi có yêu cầu; kiểm tra an toàn về PCCCR định kỳ đối với những khu rừng dễ cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn PCCCR và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt; tham gia kiểm tra công tác PCCCR hằng năm.
3. Các lực lượng vũ trang tỉnh
a. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm, công an ở địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác BVR-PCCCR tại nơi đơn vị đóng quân, địa bàn hoạt động của đơn vị mình; tham gia xây dựng phương án BVR-PCCCR của địa phương;
b. Có kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tình huống diễn biến phức tạp trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;
c. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về PCCCR; tham gia diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng theo kế hoạch;
d. Chỉ đạo tổ chức thực hiện những quy định về BVR-PCCCR đối với những diện tích rừng được giao, khoán cho đơn vị bảo vệ hoặc trồng rừng; thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ các xã với lực lượng kiểm lâm trong công tác BVR-PCCCR trên từng địa bàn.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định các dự án, đề án bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
5. Sở Tài chính
a. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên cân đối ngân sách đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác BVR-PCCCR trên địa bàn; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng và thanh quyết toán vốn đúng quy định;
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã đang quản lý chưa giao được cho các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
c. Đề xuất UBND tỉnh cân đối, phân bố kinh phí thu được từ xử lý vi phạm hành chính và bán phát mại lâm sản, phương tiện tịch thu trong lĩnh vực lâm nghiệp hằng năm chi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố để chi cho hoạt động BVR-PCCCR.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng sau kiểm kê rừng; xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể tiến hành giao rừng, cho thuê rừng gắn với việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức;
b. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND cấp huyện giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố theo thẩm quyền, phạm vi quản lý của mình chịu trách nhiệm về BVR-PCCCR:
a. Ban hành các quy định về BVR-PCCCR tại địa phương; chỉ đạo tổ chức huy động các lực lượng công an, dân quân tự vệ, phối hợp với kiểm lâm trong công tác chữa cháy rừng và đấu tranh ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật;
b. Kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và ban hành Quy chế hoạt động, thông báo phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Ban Chỉ huy; kiện toàn Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện, thị xã, thành phố;
c. Tiếp tục thực hiện thu hồi toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật giao cho Ủy ban nhân cấp xã và chủ rừng quản lý theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2017 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh;
d. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ rừng các cấp; chỉ đạo các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVR-PCCCR sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động BVR-PCCCR;
đ. Ưu tiên đầu tư ngân sách cho hoạt động BVR-PCCCR; khi xây dựng dự toán ngân sách hằng năm phải cân đối bố trí nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, có thể sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của cấp mình chi cho hoạt động bảo vệ rừng; trang bị phương tiện, công cụ PCCCR;
e. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện phương án PCCCR giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn;
g. Kiên quyết xử lý đối với các đối tượng vi phạm các quy định về BVR-PCCCR theo thẩm quyền; đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVR-PCCCR;
h. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này.
8. Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác BVR-PCCCR cho hội, đoàn viên mình và nhân dân trên địa bàn tỉnh;
b. Có các văn bản về phòng cháy và chữa cháy liên quan đến rừng trong phạm vi và thẩm quyền của mình;
9. Nhiệm vụ chủ rừng
a. Xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp BVR-PCCCR theo quy định của pháp luật; phương án, kế hoạch BVR-PCCCR đối với lâm phận quản lý;
b. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về BVR-PCCCR; kiện toàn Ban Chỉ huy, các tổ, đội BVR-PCCCR và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; tham gia đấu tranh, phát hiện tố giác các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
c. Chú ý đến các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, nhất là các vùng tiếp giáp nhà dân, khu vực hay đốt vàng mã, khu du lịch... cử người trực những ngày cao điểm và nắng nóng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; thường xuyên tuần tra, canh gác, theo dõi phát hiện lửa rừng 24/24 giờ, khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp IV đến cấp V;
d. Chủ động phối hợp với Kiểm lâm và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý các hành vi vi phạm về phá rừng, cháy rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp và khai thác lâm sản trái pháp luật; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCCR theo thẩm quyền;
đ. Tổ chức lực lượng hoặc phối hợp với các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) tuần tra, kiểm soát bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp của mình được giao quản lý, không để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật;
e. Đầu tư trang bị phương tiện, công cụ và có kế hoạch tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa và các công trình PCCCR khi trồng rừng tập trung;
g. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình BVR-PCCCR cho Ban Chỉ huy cấp trên; thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm sở tại, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, cơ quan quản lý trực tiếp khi có cháy rừng, phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật xảy ra trên phạm vi quản lý;
h. Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm đối tượng gây cháy rừng, phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Công an và Kiểm lâm biên soạn tài liệu tuyên truyền về kiến thức BVR-PCCCR, đưa vào dạy chính khoá hoặc ngoại khoá cho học sinh phổ thông, các trường học ở những địa phương gần rừng.
11. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh các địa phương
a. Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác BVR-PCCCR; thường xuyên thông tin cảnh báo cháy rừng ở thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao;
b. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến kiến thức về BVR-PCCCR.
1. Trên cơ sở nội dung công việc chủ yếu trong Kế hoạch; căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công của các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và chủ rừng có trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018 trên địa bàn quản lý.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu vướng mắc hoặc kiến nghị, đề xuất của các địa phương, tổ chức, đơn vị gửi về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
- 1 Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2019
- 2 Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022”
- 3 Chỉ thị 10547/CT-BNN-TCLN năm 2017 về thực hiện Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Mậu Tuất năm 2018; chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô 2017-2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6 Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8 Quyết định 466/QĐ-UBND Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 9 Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 133/2015/NĐ-CP Quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 14 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 16 Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 17 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 18 Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 19 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 1 Quyết định 466/QĐ-UBND Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4 Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022”
- 5 Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2019