BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 928/2002/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Điều 7 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Nghị đinh số 68/CP ngày 11-10-1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.
Điều 2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lê Văn Truyền (Đã ký) |
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/3 /2002 của Bộ Y tế)
Quy định này quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.
Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu về công nghệ trong sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
2. Cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm là cơ sở sản xuất, pha chế, đóng gói, bảo quản phụ gia thực phẩm.
3. Cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm là cơ sở buôn, bán, xuất khẩu, nhập khẩu phụ gia thực phẩm.
4. Cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm là cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến thực phẩm.
Điều 4. Việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Theo danh mục quy định của Bộ Y tế.
2. Đảm bảo độ tinh khiết dùng cho thực phẩm.
3. Sử dụng theo liều lượng quy định.
4. Có nhãn phụ gia thực phẩm theo quy định và công bố tên phụ gia được sử dụng trên nhãn thực phẩm (nếu thực phẩm có sử dụng phụ gia).
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
Điều 5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm phải thực hiện quy định về đăng ký kinh doanh, công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; đảm bảo đứng với nội dung đã đăng ký công bố và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 6. Điều kiện cơ sở kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm:
1. Cơ sở phải dăng ký kinh doanh, có địa chỉ rõ ràng.
2. Có biển hiệu ghi rõ tên thương mại: Cửa hàng hoặc quầy kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm.
3. Người bán hàng phải qua khóa tập huấn kiến thức kinh doanh phụ gia thực phẩm, do cơ quan y tế có thẩm quyền tổ chức.
4. Chỉ được phép kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm theo danh mục cho phép của Bộ Y tế.
5. Phụ gia thực phẩm phải đảm bảo đúng chủng loại dùng cho thực phẩm, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
6. Phụ gia thực phẩm phải có nhãn sản phẩm bằng tiếng Việt, trên nhãn có ghi hướng dẫn sử dụng và các nội dung theo quy định. Trường hợp xé lẻ, đóng gói lại, cửa hàng phải tuân thủ quy định về nhãn thực phẩm.
8. Phụ gia thực phẩm được sắp xếp bán quầy, ô riêng biệt, không được để lẫn lộn với hàng hóa, thực phẩm khác.
Điều 7. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm.
1. Điều kiện cơ sở:
a) Vệ sinh môi trường: Vị trí mặt bằng sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.
b) Thiết kế: Xưởng sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều: khu vực tập kết, bảo quản, xử lý nguyên liệu, khu vực chế biến, đóng gói, bảo quản phụ gia thực phẩm.
c) Yêu cầu đảm bảo vệ sinh:
- Trần, sàn, tường bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi, cọ rửa.
- Trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng như khay, thùng chậu phải làm bằng vật liệu được phép dùng trong thực phẩm như thép Inox, nhôm, vật liệu tráng epoxy v.v... không dùng nhựa mầu, nhựa tái sinh; có dụng cụ đo lường đáp ứng tiêu chuẩn.
- Thiết bị, dụng cụ phải được cọ rửa sạch sau mỗi ca sản xuất.
- Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong gia dụng và chế biến thực phẩm, không được dùng chất tẩy rửa công nghiệp.
- Khu vực đóng gói, kho chứa, nơi bảo quản phụ gia thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, không có côn trùng, chuột bọ tiếp xúc với phụ gia thực phẩm.
- Thùng chứa rác có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài. Rác được tập trung xa nơi chế biến và phải được vận chuyển hàng ngày.
- Cống rãnh phải được thông thoát, không ứ đọng, không lộ thiên.
- Có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.
d) Yêu cầu đối với nguồn nước cấp:
- Nước sử dụng phải đảm bảo nước đúng theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải có đủ nước sạch để duy trì các sinh hoạt bình thường của cơ sở, có nước rửa tay cho công nhân trước khi vào sản xuất, chế biến. Nếu sử dụng nước giếng phải được xử lý theo quy định và xét nghiệm định kỳ.
e) Vệ sinh đối với công nhân sản xuất:
- Phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, được khám sức khỏe định kỳ hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân ít nhất mỗi năm 1 lần.
- Phải được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững quy trình công nghệ và trách nhiệm của mình.
- Không được để quần áo và tư trang trong khu vực sản xuất, đóng gói.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm.
- Phải mặc quần áo bảo hộ (mũ, khẩu trang,...) và đeo găng tay khi đóng gói phụ gia thực phẩm.
- Không được ăn, uống, hút, hít tại khu vực sản xuất, đóng gói.
2. Yêu cầu đối với nguyên liệu sản xuất:
a) Nguyên liệu, hàng phụ gia thực phẩm mua vào để pha chế, đóng gói phải có hồ sơ đầy đủ, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của phụ gia.
b) Phải có nhãn rõ ràng, kèm phiếu ghi số lô hàng nhập xuất bán.
c) Hóa đơn mua nguyên liệu ghi rõ địa chỉ cơ sở bán.
d) Các phụ gia đưa vào chế biến, sang chai, đóng gói, bán lẻ phải còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và hạn sử dụng của sản phẩm chế biến đóng gói ra phải theo hạn sử dụng của nguyên liệu ban đầu.
3. Yêu cầu ghi nhãn sản phẩm:
a) Đảm bảo sản phẩm sản xuất, đóng gói phải có nhãn sản phẩm phụ gia thực phẩm.
b) Đảm bảo nhãn ghi đúng nội dung tối thiểu theo quy định sau:
- Tên phụ gia thực phẩm, chỉ số quốc tế.
- Địa chỉ cơ sở sản xuất.
- Khối lượng tịnh.
- Hạn sử dụng (hoặc ngày sản xuất và thời hạn sử dụng).
- Thành phần.
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.
Trường hợp phụ gia thực phẩm nhập ngoại, khi tiêu thụ phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo các nội dưng quy định trên.
4. Hồ sơ ghi chép, theo dõi hàng ngày phải được ghi chép đầy đủ thường xuyên:
- Tên phụ gia thực phẩm.
- Nguồn gốc xuất xứ.
- Quy trình công nghệ.
- Lô sản xuất, hạn sử dụng.
- Có hoá đơn mua bán ghi rõ địa chỉ khách hàng mua bán với cơ sở.
Điều 8. Điều kiện cơ sở chế biến thực phẩm có sử dựng phụ gia thực phẩm:
a) Không được sử dựng nguyên liệu là các phẩm mầu, chất ngọt tổng hợp, chất bảo quản và các chất phụ gia khác không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế quy định để chế biến thực phẩm.
b) Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm được đóng gói, ghi nhãn đúng nội dung quy định tại Điều 7 của Quy định này.
c) Phụ gia thực phẩm phải đảm bảo độ tinh khiết sử dựng cho thực phẩm.
e) Phụ gia thực phẩm được sử dụng đúng liều lượng, công thức và có hướng dẫn cho từng loại thực phẩm.
g) Sản phẩm bao gói có sử dựng phụ gia thực phẩm thì trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ và đầy đủ tên các loại phụ gia thực phẩm sử dụng.
TRÁCH NHIỆM CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỰNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
Điều 9. Trách nhiệm cơ sở sản xuất, đóng gói, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm:
1. Phải đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý.
2. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế theo quy định của pháp luật.
3. Phải tuân thủ quy trình công nghệ, sản phẩm luôn đồng đều tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Đóng gói phụ gia thực phẩm đảm bảo định lượng. Dụng cụ, bao bì, nhãn mác đóng gói từng loại phải sắp xếp để riêng biệt tránh nhầm lẫn ảnh hưởng đến chất lượng từng loại phụ gia thực phẩm.
Điều 10. Trách nhiệm cơ sở kinh doanh:
1. Phải đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý.
2. Chỉ kinh doanh, bầy bán phụ gia thực phẩm đã công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế.
3. Phương thức phục vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo văn hóa, văn minh thương mại.
4. Niêm yết giá, hướng dẫn sử dụng và bán hàng theo đúng giá được mềm yết.
5. Giới thiệu đầy đủ với khách hàng xuất xứ và hướng dẫn sử dựng từng loại phụ gia thực phẩm đối với từng loại mặt hàng, món ăn.
6. Không có những hành vi sau đây: Gian lận trong kinh doanh phụ gia thực phẩm giả, kém phẩm chất, đánh tráo, đổi hàng phụ gia thực phẩm, gian lận thanh toán tiền hàng với khách.
7. Cơ sở xuất, nhập khẩu phụ gia thực phẩm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 7 Điều 6 của Quy định này.
Điều 11. Trách nhiệm của khách hàng:
1. Chỉ mua phụ gia thực phẩm có công bố tiêu chuẩn chất lượng tại cơ quan y tế.
2. Đọc kỹ nhãn phụ gia trước khi mua và sử dựng.
3. Chỉ mua phụ gia thực phẩm có bao gói, nhãn mác rõ ràng, có nội dung ghi nhãn đầy đủ theo quy định.
4. Sử dụng phụ gia thực phẩm đúng liều lượng hướng dẫn.
5. Phát hiện và thông báo với cơ quan quản lý những cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm không đúng quy định.
Điều 12. Quy định chế độ báo cáo, điều tra ngộ độc phụ gia thực phẩm:
1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có ngộ độc thực phẩm (có sử dụng phụ gia), nơi xảy ra ngộ độc phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và giữ phụ gia thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lưu mẫu để điều tra xác minh.
2. Chủ cơ sở sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm liên đới tới vụ ngộ độc thực phẩm phải chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm và bồi hoàn về vật chất (tiền chi phí dịch vụ y tế) cho người bị ngộ độc.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
1. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp các cấp, các ngành kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm theo Quy định này trên phạm vi toàn quốc.
b) Quản lý, tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chế biến phụ gia thực phẩm, cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm; quản lý phụ gia thực phẩm xuất, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng các quy định pháp luật hiện hành và có trách nhiệm quản lý cơ sở kinh doanh buôn bán, sử dụng phụ gia thực phẩm trên địa bàn.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm thực hiện tốt các quy định trong Quy định này sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm vi phạm các quy định trong Quy định này, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- 1 Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3 Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Chỉ thị 06/2007/CT-TTg triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Chỉ thị 05/2005/CT-BYT về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Quyết định 11/2005/QĐ-BYT ban hành Quy định về hàm lượng 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 5 Công văn số 4187/YT-QLTP ngày 29/05/2002 của Bộ Y tế về việc đính chính văn bản
- 6 Công văn 4137/YT-QLTP của Bộ Y tế về việc đính chính văn bản
- 7 Nghị định 23-HĐBT năm 1991 ban hành 5 Điều lệ: Khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học dân tộc; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; Điều lệ Vệ sinh; Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Thanh tra Nhà nước về y tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 1 Chỉ thị 05/2005/CT-BYT về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 11/2005/QĐ-BYT ban hành Quy định về hàm lượng 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 3 Chỉ thị 06/2007/CT-TTg triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn số 4187/YT-QLTP ngày 29/05/2002 của Bộ Y tế về việc đính chính văn bản
- 5 Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6 Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7 Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành