BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 928/QĐ-BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2017 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Bảo vệ thực vật là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
1. Trình Bộ trưởng:
a) Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
2. Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chuyên ngành lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
4. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đề án, dự án do Bộ quản lý cho địa phương, đơn vị sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch tổng thể về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
5. Về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật:
a) Trình Bộ trưởng công bố dịch hại, công bố hết dịch hại theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan sang vùng khác; đề xuất hỗ trợ chống dịch và khôi phục, phát triển sản xuất;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo sinh vật gây hại. Hướng dẫn và chỉ đạo áp dụng biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát, cảnh báo và quản lý cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
d) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ trưởng về tình hình dịch hại.
6. Về kiểm dịch thực vật:
a) Trình Bộ trưởng ban hành: danh mục đối tượng kiểm dịch, danh mục đối tượng phải kiểm soát, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Thực hiện kiểm dịch đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch nhập khẩu xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, chuyển cửa khẩu chuyển vào kho ngoại quan và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Kiểm dịch sau nhập khẩu đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập nội;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch nội địa tại địa phương trên phạm vi toàn quốc;
e) Quản lý hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Trình Bộ trưởng ban hành quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch và mẫu hồ sơ kiểm dịch; quản lý, cấp và thu hồi thẻ kiểm dịch, biển hiệu kiểm dịch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi Bộ ban hành.
7. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật:
a) Trình Bộ ban hành: quy chuẩn kỹ thuật về thuốc bảo vệ thực vật; danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
b) Quản lý về khảo nghiệm, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu và đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
c) Quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng thuốc bảo vệ thực vật; kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định;
d) Hướng dẫn, kiểm tra quản lý thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
đ) Trình Bộ về số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia. Thực hiện quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
8. Về quản lý phân bón:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý phân bón;
b) Quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng phân bón theo quy định pháp luật;
c) Quản lý về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, chất lượng phân bón theo quy định pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về phân bón theo quy định.
9. Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật từ công đoạn sản xuất ban đầu đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển kinh doanh; kiểm tra an toàn thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng trình Bộ trưởng về chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật;
b) Tổ chức giám sát, phân tích nguy cơ; truy xuất, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục và xử lý vi phạm sự cố an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật;
c) Kiểm tra, công nhận hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Kiểm tra an toàn thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật theo quy định pháp luật;
d) Công bố kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
e) Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý an toàn thực phẩm theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
10. Xử lý rào cản kỹ thuật về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc thực vật theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
11. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Cục và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định.
12. Thẩm định, đánh giá, chỉ định, công nhận và quản lý hoạt động của phòng, đơn vị thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, đánh giá sự phù hợp về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật.
13. Về khoa học, công nghệ, môi trường và khuyến nông: Thực hiện nhiệm vụ về khoa học công nghệ, môi trường, khuyến nông theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
14. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Cục; thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án do Bộ trưởng giao; tham gia thẩm định các chương trình, dự án đầu tư chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục.
15. Thực hiện nhiệm vụ kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn theo phân công của Bộ trưởng.
16. Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và các chương trình, dự án quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
18. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính của Bộ và quy định của pháp luật.
19. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
20. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận Ban vận động thành lập Hội và Điều lệ Hội theo quy định.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Cục theo quy định.
22. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
23. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật.
24. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, Chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục (các tổ chức có tư cách pháp nhân); ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
b) Phòng Kế hoạch;
c) Phòng Tài chính;
d) Phòng Bảo vệ thực vật;
đ) Phòng Kiểm dịch thực vật;
e) Phòng Thuốc bảo vệ thực vật;
g) Phòng Quản lý Phân bón;
h) Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường;
i) Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông;
k) Phòng Thanh tra, Pháp chế.
3. Các cơ quan trực thuộc:
a) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, trụ sở đặt tại số 2 Trần Quang Khải, thành phố Hải Phòng;
b) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, trụ sở đặt tại số 28 Mạc Đĩnh Chi, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng III, trụ sở đặt tại số 146 Hoàng Diệu thành phố Đà Nẵng;
d) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IV, trụ sở đặt tại số 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định;
đ) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng V, trụ sở đặt tại số 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, thành phố Hà Nội;
e) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI, trụ sở đặt tại số 28 Trần Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;
g) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, trụ sở đặt tại số 98B Ngô Quyền, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;
h) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII, trụ sở đặt tại số 7 đường Nguyễn Huệ, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai;
i) Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IX, trụ sở đặt tại số 386 B đường Cách mạng Tháng 8, thành phố Cần Thơ.
4. Các đơn vị sự nghiệp:
a) Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, trụ sở đặt tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
b) Trung tâm Bảo vệ thực vật khu IV, trụ sở đặt tại số 28 Trần Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;
c) Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, trụ sở đặt tại Núi Bút, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi;
d) Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trụ sở đặt tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;
đ) Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc, trụ sở đặt tại số 149 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;
e) Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam, trụ sở đặt tại số 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh;
g) Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội;
h) Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I; trụ sở đặt tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
i) Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, trụ sở đặt tại 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh;
k) Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật, trụ sở đặt tại số 149 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật quy định tại Khoản 3, 4 Điều này có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 664/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật.
1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tiếp nhận nguyên trạng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu, tài sản, tài chính và các nguồn lực khác (nếu có) của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, bộ phận quản lý nhà nước về phân bón do Cục trưởng Cục Trồng trọt bàn giao kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 664/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 664/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 2 Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 3 Quyết định 929/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 1 Quyết định 664/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 3 Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 4 Quyết định 929/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành