ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2014/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 59/2012/QĐ-UBND NGÀY 19/10/2012 CỦA UBND TỈNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 5206/SNN-PTNT ngày 17/12/2014; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1438/BC-STP ngày 15/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:
1. Bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 6 như sau:
"- Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường về đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề."
2. Sửa đổi Khoản 2, Điều 7 như sau:
"2. Thời gian xét công nhận
Thời gian xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh được tổ chức vào tháng 8 hàng năm."
3. Sửa đổi Điều 9 như sau:
“Điều 9. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
c) Kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận sau 05 năm, tổng hợp, lập danh sách các làng nghề không đạt các tiêu chí theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Xác nhận các làng nghề đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề.
3. Các Sở, ngành liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện tốt quy định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức hướng dẫn các địa phương không ngừng phát huy thế mạnh, khôi phục, duy trì, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách các nghề, làng nghề đủ tiêu chí và lập hồ sơ đề nghị công nhận; trình cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
c) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và các nghề, làng nghề khác trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống;
b) Hướng dẫn các nghề, làng nghề đạt các tiêu chí theo Quy định này và các quy định của pháp luật, lập và hoàn thiện hồ sơ gửi UBND cấp huyện;
c) Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của các nghề, làng nghề. Định kỳ 06 tháng báo cáo tình hình hoạt động, phát triển của nghề, làng nghề trên địa bàn với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Trong quá trình thực hiện Quy định này, trường hợp có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung; các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 59/2012/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2 Quyết định 47/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 47/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1 Quyết định 19/2015/QĐ-UBND về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 360/2014/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xét, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 70/2010/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4 Nghị quyết 24/2013/NQ-HĐND về Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa do Thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015
- 6 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND Quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 9 Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015
- 2 Nghị quyết 24/2013/NQ-HĐND về Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa do Thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4 Quyết định 360/2014/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xét, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 70/2010/QĐ-UBND
- 5 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND Quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6 Quyết định 19/2015/QĐ-UBND về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
- 7 Quyết định 47/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh