THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2005/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (Công văn số 18/BC-UB ngày 04 tháng 4 năm 2005),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội như Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo:
- Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ đã được duyệt.
Chuyển Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Công ty sản xuất kinh doanh và Đầu tư dịch vụ Việt Hà, Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
- Sắp xếp Lâm trường Sóc Sơn theo quy định tại Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
Điều 3. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ và các Bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trong thực hiện phương án này theo quy định hiện hành.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện phương án này, đồng thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
PHỤ LỤC
DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI TRONG NĂM 2005 VÀ 2006
(Ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
A. SẮP XẾP DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC:
I. TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI
1. Thành lập công ty mẹ trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty và Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà Nội sáp nhập vào.
2. Cổ phần hoá:
a) Cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 25.
b. Cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội,
- Công ty Đầu tư xây dựng số 2
- Công ty Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Nghệ An,
- Công ty Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội
- Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Kim Bảng
- Công ty Thương mại tổng hợp Thừa Thiên Huế
- Công ty Tu tạo và Phát triển nhà,
- Công ty Tư vấn xây dựng Nam Hà,
- Công ty Xây dựng Hồng Hà
- Công ty Xây lắp Ninh Bình,
- Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội
II. TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI:
1. Cổ phần hoá, Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối:
- Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội,
- Công ty Quản lý bến xe Hà Nội,
- Công ty Xăng dầu chất đốt.
2. Cổ phần hoá, Công ty mẹ giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Vận tải biển Hà Nội
- Công ty Đóng tàu Hà Nội
- Công ty Vận tải thuỷ Hà Nội.
III. TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ:
Cổ phần hoá, Công ty mẹ giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Sản xuất công nghiệp và Xây lắp Hà Nội,
- Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt,
- Công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật liệu Cầu Đuống,
- Công ty Khoá Việt Tiệp,
- Công ty Xây dựng công nghiệp,
- Công ty Xây dựng lắp máy điện nước,
- Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội,
- Công ty Xây dựng số 5 Hà Nội,
- Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội.
IV. TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI:
1. Sáp nhập:
- Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ, Công ty Bách hoá Hà Nội vào công ty mẹ – Tổng công ty Thương mại Hà Nội,
- Công ty Thương mại xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội vào Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội,
- Công ty Cửu Long vào Công ty Thực phẩm Hà Nội.
2. Cổ phần hoá:
a) Cổ phần hoá, Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối:
- Công ty Thương mại dịch vụ Thời trang,
- Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi
- Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội,
- Công ty Thuỷ tạ
- Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội,
b) Cổ phần hoá, Công ty mẹ giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Phát triển xuất nhập khẩu và Đầu tư,
- Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (SERVICO).
V. TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI:
Cổ phần hoá, Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối:
- Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội,
- Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội,
- Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long.
B. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP
I. CHUYỂN THÀNH CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN:
1. Công ty Nghe nhìn,
2. Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị,
3. Công ty Công viên Thống Nhất,
4. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội,
5. Công ty Sản xuất kinh doanh của người tàn tật,
6. Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây,
7. Công ty Xổ số kiến thiết Thủ Đô,
8. Công ty Phát hành sách Hà Nội,
9. Công ty Cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế,
10. Công ty Cơ điện công trình,
11. Công ty Công trình giao thông III,
12. Công ty Sản xuất dịch vụ và Du lịch thể dục thể thao,
13. Công ty Bao bì 27/7
14. Công ty Giống gia súc Hà Nội
15. Công ty Giống cây trồng
16. Công ty Kinh doanh nhà số 1
17. Nhà xuất bản Hà Nội
18. Công ty Thoát nước Hà Nội,
19. Vườn thú Hà Nội
20. Công ty Sản xuất kinh doanh dụng cụ chỉnh hình Hà Nội,
21. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh,
22. Công ty Điện ảnh Hà Nội
23. Công ty Địa chính Hà Nội
24. Công ty Đầu tư công nghiệp Thanh niên,
25. Công ty Nhựa Hà Nội,
26. Công ty Dệt 19/5
27. Công ty Dệt Minh Khai,
28. Công ty Điện cơ Thống Nhất,
28. Công ty Giầy Thượng Đình,
30. Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất,
31. Công ty Xích líp Đông Anh,
32. Công ty Khảo sát đo đạc
II. SÁP NHẬP VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC:
1. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Từ Liêm, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lâm, Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Sóc Sơn,
Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Thanh trì vào Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh.,
2. Công ty Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Gia Lâm, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Thanh trì vào Công ty Giống cây trồng,
3. Công ty
Ăn uống khách sạn Gia Lâm vào Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 25,
4. Công ty Kinh doanh nhà số 2, Công ty Kinh doanh nhà số 3 vào Công ty Kinh doanh nhà số 1,
5. Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 vào Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội.
III. CỔ PHẦN HOÁ:
a) Cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
1. Công ty Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội,
2. Công ty Thanh Xuân,
3. Công ty Đầu tư xây dựng nông nghiệp phát triển nông thôn,
4. Công ty Sách và Thiết bị trường học
b) Cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:
1. Công ty Dệt kim Thăng Long,
2. Công ty Dệt len Mùa Đông,
3. Công ty Giầy Ngọc Hà,
4. Công ty Giầy Trúc Bạch,
5. Công ty Hoá chất sơn Hà Nội,
6. Công ty Thiết bị kỹ thuật điện,
7. Công ty Đông Thành,
8. Công ty Thi công cơ giới xây dựng thuỷ lợi,
9. Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
10. Công ty xuất nhập khẩu và Xây dựng nông lâm nghiệp,
11. Công ty Cơ khí Đồng Tháp,
12. Công ty Ăn uống dịch vụ du lịch Sóc Sơn.
IV. GIAO CHO TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP:
1. Công ty Dịch vụ – Xuất nhập khẩu và Thương mại,
2. Công ty Dịch vụ nông nghiệp Sóc Sơn.
V. GIẢI THỂ:
1. Công ty Thương mại và Đầu tư Hà Nội,
2. Công ty Kỹ thuật điện thông,
3. Cửa hàng Kinh doanh lương thực 60 Ngô Thì Nhậm.
VI. PHÁ SẢN.
Công ty Phát triển nông lâm ngư và Dịch vụ Sóc Sơn.
C. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP CẦN SẮP XẾP:
111 doanh nghiệp,
Trong đó:
1. Chuyển thành công ty TNHH nhà nước một thành viên: 32 doanh nghiệp,
2. Chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con: 04 doanh nghiệp,
3. Sáp nhập vào doanh nghiệp khác: 15 doanh nghiệp,
4. Cổ phần hoá: 53 doanh nghiệp, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối: 15 doanh nghiệp,
5. Sắp xếp theo Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004: 01 doanh nghiệp,
6. Giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp: 02 doanh nghiệp,
7. Giải thể: 03 doanh nghiệp,
8. Phá sản: 01 doanh nghiệp.
D. LỘ TRÌNH SẮP XẾP:
1. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên năm 2005: 17 doanh nghiệp, năm 2006: 15 doanh nghiệp.
2. Chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con: năm 2005: 4 doanh nghiệp,
3. Sáp nhập: năm 2005: 12 doanh nghiệp, năm 2006: 03 doanh nghiệp,
4. Sắp xếp theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004: năm 2006: 01 doanh nghiệp,
5. Cổ phần hoá: năm 2005: 34 doanh nghiệp, năm 2006: 19 doanh nghiệp,
Trong đó: Nhà nước giữ cổ phần chi phối 15 doanh nghiệp: năm 2005: 10 doanh nghiệp, năm 2006: 05 doanh nghiệp,
6. Giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp: năm 2005: 02 doanh nghiệp,
7. Giải thể: năm 2005: 03 doanh nghiệp,
8. Phá sản: năm 2005: 01 doanh nghiệp.
- 1 Quyết định 249/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 170/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh
- 3 Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Chính phủ 2001