UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 940/QĐ-CT | Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 5 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, TT VÀ DL
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ- CP ngày 08/6/2010 của Chính Phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 13/TTr-SVHTTDL, ngày 09/3/2012 và Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH,
(Kèm theo Quyết đinh số 940/QĐ-CT ngày 02 tháng 5 năm 2012)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính |
1. | Thủ tục: Thẩm định hồ sơ cấp đăng ký hoạt động Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản ). |
2. | Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. |
3. | Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. |
PHẦN II: NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục: Thẩm định hồ sơ cấp đăng ký hoạt động Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản )
Trình tự thực hiện | Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện. Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp. - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn (bằng văn bản) người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 3 ngày. Bước 4. Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn Bước 5. Cá nhân nhận kết quả tại Phòng Văn hóa Thông tin huyện. |
Cách thức thực hiện | - Trực tiếp tại Phòng Văn hóa Thông tin huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ bao gồm: (1) Đơn đăng ký hoạt động Thư viện (theo mẫu số 1) (2)Danh mục vốn tài liệu Thư viện hiện có (theo mẫu số 2); (3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập Thư viện có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú. (4) Nội quy Thư viện. 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | - Cá nhân. |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện. - Cơ quan phối hợp: Không. |
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính | - Giấy chứng nhận |
Phí, lệ phí | -Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | (1) Đơn đăng ký hoạt động Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ ) (2) Danh mục vốn tài liệu Thư viện hiện có (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ) |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính | 1. Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện. 2. Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa. 3. Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông. 4. Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện: a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện. b) Người làm việc trong thư viện: - Đối với thư viện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện; - Đối với thư viện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện; - Đối với thư viện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện – thông tin. |
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính | - Pháp lệnh Thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000; - Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 về việc quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. |
Mẫu số 1
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Kính gửi: ………………………………
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:………….,
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ: ; Số điện thoại: ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách: ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện: ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện với ………………………
| ………, ngày tháng năm |
Mẫu số 2
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)
BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN
STT | Tên sách | Tên tác giả | Nhà xuất bản | Năm xuất bản | Nguồn gốc tài liệu | Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Thủ tục công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Bước 2. Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện; Bước 3. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Bước 4. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra); Bước 5. Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận. |
Cách thức thực hiện | - Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ bao gồm: (1) Báo cáo thành tích hai (02) năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: (2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | Cấp xã |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện. - Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện. |
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính | - Giấy chứng nhận |
Phí, lệ phí | -Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính | - Điều kiện 1: 1. Giúp nhau phát triển kinh tế a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố; b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế; d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. 2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên; b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp; c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn; d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên; đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng. 3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa - Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao; d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn. 4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có; c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch; d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn. 5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới; c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật; d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại. - Điều kiện 2: Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có). - Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ hai (02) năm trở lên. |
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính | - Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. |
3. Thủ tục: Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Trình tự thực hiện | Bước 1. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Bước 2. Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện; Bước 3. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Bước 4. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra); Bước 5. Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận. |
Cách thức thực hiện | - Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | 1. Thành phần hồ sơ bao gồm: (1) a) Báo cáo thành tích năm (05) năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: (2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | Cấp xã |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện. - Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện. |
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính | - Giấy chứng nhận |
Phí, lệ phí | -Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính | - Điều kiện 1: 1. Giúp nhau phát triển kinh tế a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố; b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế; d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. 2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên; b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp; c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn; d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên; đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng. 3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao; d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn. 4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có; c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch; d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn. 5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới; c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật; d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại. - Điều kiện 2: Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có). - Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ năm (05) năm trở lên. |
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính | - Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. |
- 1 Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND quy định về trình tự, hồ sơ và thời hạn giải quyết đối với thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực văn hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa áp dụng chung tại cấp xã do tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Quyết định 676/QĐ-CTUBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi; bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định
- 5 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND quy định về trình tự, hồ sơ và thời hạn giải quyết đối với thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực văn hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 1516/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa áp dụng chung tại cấp xã do tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Quyết định 676/QĐ-CTUBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi; bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định