Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 946/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung sau:

1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp lục đưa nuôi trồng thủy sản miền Trung thành một ngành sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường hướng về xuất khẩu với những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời có đóng góp hiệu quả, thiết thực cho chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác nhất là du lịch, trong phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, từng địa phương; phát huy lợi thế vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; chủ trọng bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.

3. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản, hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, bảo tồn, lưu giữ và cung ứng giống hải sản tại các tỉnh duyên hải Nam miền Trung theo hướng đồng bộ, hiện đại, thực sự là trung tâm giống hải sản tập trung lớn nhất của cả nước và vùng Đông Nam Á.

4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung gắn với đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng chất lượng, hiệu quả, bền vững; hình thành, xây dựng, củng cố các hình thức hợp tác, liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ, thương mại theo chuỗi giá trị, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu nhằm nâng cao năng suất, uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Tập trung các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung theo các định hướng sau:

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, lưu giữ và cung ứng giống thủy hải sản (các Viện nghiên cứu thủy, hải sản, các Trung tâm giống thủy/hải sản quốc gia, các Trung tâm sản xuất tôm giống sạch bệnh, các cơ sở sản xuất giống thủy sản tập trung) tại các tỉnh miền Trung, biển duyên hải miền Trung thành trung tâm sản xuất giống hải sản tập trung lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

- Hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung công nghệ cao tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu tại các vùng cao triều ven biển, các vùng nuôi trên cát và các vùng có vị tri địa lý phù hợp công nghệ và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Phát triển các nghề nuôi trồng thủy, hải sản trên biển, ven biển, ven các hải đảo và trên các hồ chứa lớn với các đối tượng thích hợp (bao gồm các đối tượng bản địa và các đối tượng nhân tạo) với các mô hình nuôi trồng phù hợp, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp cảnh quan, dịch vụ du lịch.

2. Đối với vùng nước lợ: Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp kinh nghiệm truyền thống dân gian trong nuôi, trồng thủy sản nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Duy trì, phát triển các hình thức nuôi, trồng sinh thái, nuôi quảng canh cải tiến trên các vùng đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Đối với vùng nước mặn: Chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ phát triển nuôi trồng hải sản trên biển (bao gồm: ven biển, trong eo vịnh, vùng quanh các hải đảo, vùng biển hở) thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp, tạo khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.

4. Vùng nước ngọt: Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, khai thác tiềm năng mặt nước lớn, các hồ thủy điện, thủy lợi, sông, suối, các nguồn nước lạnh nuôi cá lồng, bò, cá nước lạnh phục vụ nhu cầu thực phẩm tiêu thụ tại địa phương và dịch vụ du lịch.

5. Áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận (VietGAP, BAP, CoC, ASC,...), xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường hướng về xuất khẩu hiệu quả, bền vững với các vùng nuôi trồng hải sản công nghiệp tập trung công nghệ cao tạo sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu và dịch vụ du lịch và hệ thống nghiên cứu, bảo tồn, lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống hải sản đồng bộ, hiện đại, lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

- Tổng diện tích NTTS đạt 36.980 ha, trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ là 22.140 ha, nước ngọt là 14.840 ha.

- Tổng sản lượng NTTS đạt khoảng 158.190 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ đạt 122.310 tấn, nước ngọt đạt 35.880 tấn.

- Sản xuất giống thủy sản: cung cấp cho thị trường 100 tỷ giống hải sản các loại và 400 triệu giống thủy sản nước ngọt.

- Thu hút và giải quyết việc làm lao động nuôi trồng thủy sản 80.000 người.

- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1.200 triệu USD.

b) Đến năm 2030:

- Tổng diện tích NTTS đạt 36.750 ha, trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ là 21.770 ha, nước ngọt là 14.980 ha.

- Tổng sản lượng NTTS đạt khoảng 208.130 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ đạt 162.280 tấn, nước ngọt đạt 45.850 tấn.

- Sản xuất giống thủy sản: cung cấp cho thị trường 120 tỷ giống hải sản các loại và 600 triệu giống thủy sản nước ngọt.

- Thu hút và giải quyết việc làm lao động nuôi trồng thủy sản 85.000 người.

- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1.490 triệu USD.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phát triển nuôi các đối tượng theo các vùng sinh thái

1.1. Quy hoạch phát triển nuôi vùng mặn, lợ

- Đến năm 2020: Tổng diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ đạt 22.140 ha, trong đó diện tích nuôi ao, đầm nước lợ là 19.890 ha, nuôi lồng 68.340 chiếc với tổng thể tích là 1.093.440 m3. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ đạt 122.310 tấn, trong đó; sản lượng tôm sú là 5.140 tấn, sản lượng tôm chân trắng đạt 79,970 tấn, sản lượng tôm hùm đạt 1.940 tấn, sản lượng cá biển 10.000 tấn, sản lượng nhuyễn thể 6.510 tấn, sản lượng rong biển 15.000 tấn, sản lượng của, ghẹ đạt 1.200 tấn, sản lượng hải sản khác đạt 2.610 tấn.

- Đến năm 2030: Tổng diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ đạt 21.770 ha, trong đó diện tích nuôi ao, đầm nước lợ duy trì ổn định 19.910 ha, nuôi lồng 78.450 chiếc với tổng thể tích là 1.255.450 m3. Tổng sản lượng đạt 162.280 tấn, trong đó: sản lượng tôm sú đạt 5.700 tấn, tôm chân trắng đạt 97.720 tấn, tôm hùm đạt 2.140 tấn, cá biển 15.000 tấn, nhuyễn thể đạt 10.840 tấn, rong biển đạt 20.000 tấn, sản lượng của, ghẹ đạt 1.500 tấn, sản lượng hải sản khác đạt 9.360 tấn.

a) Quy hoạch phát triển nuôi trên biển và hải đảo

- Quy hoạch nuôi biển tập trung các vùng biển sau: Bình Thuận (đảo Phú Quý); Ninh Thuận (xã Phước Dinh, khu vực biển Phan Rang), Khánh Hòa (vịnh Bình Ba - Cam Ranh; quần đảo Trường Sa, Đá rây), Phú Yên (vịnh Xuân Đài), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Đà Nẵng (vịnh Đà Nẵng),...

- Quy hoạch phát triển nuôi trồng các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao: cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam, bào ngư, hải sâm, tôm hùm, cá ngừ đại dương, cá chim, cá măng biển, các loại nhuyễn thể, rong sụn và các loài hải sản bản địa khác...

b) Quy hoạch phát triển nuôi trồng vùng đầm phá ven biển

- Quy hoạch phát triển nuôi trên hệ thống đầm phá các tỉnh miền Trung bao gồm: tỉnh Thừa Thiên Huế (đầm phá Tam Giang - Cầu Hai); tỉnh Quảng Nam (đầm Trường Giang), tỉnh Quảng Ngãi (đầm An Khê, Sa Huỳnh), tỉnh Bình Định (đầm Thị Nại, Đề Gi, Trà Ô); tỉnh Phú Yên (đầm Cù Mông, Ô Loan), tỉnh Khánh Hòa (đầm Thủy Triều), tỉnh Ninh Thuận (Đầm Nại).

- Đối tượng quy hoạch nuôi trồng vùng đầm phá: tôm sú, tôm chân trắng, cua, ghẹ, sò huyết, rong câu, cá đối, cá chẽm, cá chình, cá dìa và các loài thủy, hải sản bản địa khác...

c) Quy hoạch phát triển nuôi tôm trên cát

Nuôi tôm trên cát theo mô hình công nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức các mô hình nuôi tôm trên cát phù hợp như: mô hình tập đoàn doanh nghiệp, mô hình hợp tác công tư giữa Nhà nước và tư nhân với các doanh nghiệp, đồng thời, gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

(Các chỉ tiêu Quy hoạch chi tiết nuôi mặn, lợ tại Phụ lục 01)

1.2. Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản vùng nước ngọt

- Đến năm 2020: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 14.840 ha, sản lượng đạt 35,880 tấn, trong đó: sản lượng cá rô phi là 8.000 tấn, sản lượng cá nước lạnh đạt 250 tấn, sản lượng cá truyền thống 22.000 tấn, sản lượng đối tượng thủy dặc sản khác 5.630 tấn.

- Đến năm 2030: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 14.980 ha; tổng sản lượng đạt 45.850 tấn, trong đó: sản lượng cá rô phi là 12.000 tấn, sản lượng cá nước lạnh đạt 350 tấn, sản lượng cá truyền thống 22.000 tấn, sản lượng đối tượng thủy đặc sản khác 11.500 tấn.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tại địa phương và dịch vụ du lịch, ổn định diện tích nuôi ao, hồ nhỏ tập trung phát triển nuôi các loài thủy sản truyền thống, thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, cá trắm đen, cá chình,...). Phát triển tiềm năng mặt nước lớn, các hồ thủy điện, thủy lợi nuôi cá lồng, gắn liền với du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường; phát triển nuôi cá nước lạnh (cá tầm) ở các vùng núi có điều kiện phù hợp.

(Các chỉ tiêu Quy hoạch chi tiết nuôi nước ngọt tại Phụ lục 02)

2. Quy hoạch sản xuất giống

Phát triển sản xuất giống thủy sản theo hướng thị trường, đa dạng hóa các đối tượng nuôi phục vụ nhu cầu nuôi thủy sản bền vững. Chú trọng đến các đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa, nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống thủy sản, chủ động sản xuất giống thủy sản có chất lượng cao, sạch bệnh đối với các đối tượng nuôi chủ lực. Cơ cấu lại hệ thống sản xuất giống, hoàn thiện quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống tập trung theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu giống nuôi trong vùng và trở thành trung tâm sản xuất giống hải sản lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á.

- Về giống hải sản mặn, lợ: Tập trung nghiên cứu, phát triển sản xuất giống hải sản có lợi thế (tôm sú, tôm chân trắng, cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, rong biển...); ưu tiên nguồn lực đầu tư để hình thành các vùng sản xuất giống hải sản tập trung công nghệ cao và sạch bệnh.

- Giống thủy sản nước ngọt: Chú trọng phát triển các đối tượng đặc sản có giá trị kinh tế cao: Cá chình, lươn, ếch, ba ba, cá nước ngọt truyền thống, cá bản địa và cá nước lạnh...

- Về chất lượng giống: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 hệ thống sản xuất giống đáp ứng được mục tiêu như sau: Đảm bảo 100% giống sản xuất ra sạch bệnh, chất lượng tốt. Sản xuất và dịch vụ giống thủy sản cung cấp cho 100% nhu cầu giống thủy sản mặn lợ và 100% giống thủy sản nước ngọt đảm bảo chất lượng cho nhu cầu khu vực miền Trung.

- Mục tiêu sản xuất giống miền Trung: Đến năm 2020: Sản xuất 100 tỷ giống hải sản và 400 triệu giống thủy sản nước ngọt. Đến năm 2030: Sản xuất 120 tỷ giống hải sản và 600 triệu giống thủy sản nước ngọt. Sản xuất giống và cung cấp cho thị trường ngoài khu vực miền Trung khoảng 500,000 con tôm bố mẹ thẻ chân trắng và 600 tỷ con Nauplius.

(Quy hoạch chi tiết sản xuất giống lại Phụ lục 03)

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

a) Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát môi trường, dịch bệnh; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại,...

- Ngân sách Nhà nước đầu tư nâng cấp các Trung tâm giống thủy, hải sản quốc gia; xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu cho các vùng nuôi tập trung; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ và nhập công nghệ mới, tiên tiến; thu thập, nhập nội, lưu giữ giống; kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và khuyến ngư.

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung áp dụng công nghệ cao và sản xuất giống gốc theo quy định tại Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Thực hiện chính sách đầu tư các quy định về ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ.

- Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến thủy sản được hưởng các chính sách vay tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ.

- Các doanh nghiệp đầu tư nuôi và chế biến các sản phẩm nuôi trồng thủy sản được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

b) Nghiên cứu bổ sung, hoàn chính cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông, ngư dân thành lập và tổ chức hoạt động các mô hình kinh tế hợp tác nuôi trồng thủy sản; các cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi như: áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietCiAP), xử lý nước thải, sử dụng nước ngọt tiết kiệm…; hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến mua nguyên liệu nuôi trồng thủy sản, bảo đảm ổn định giá và lợi nhuận cho người nuôi; chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển và ven các đảo xa...

c) Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, dự án đã và đang triển khai để tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời gắn việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, giao thông... với nhiệm vụ phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung.

2. Giải pháp về giống

a) Xây dựng vùng (khu) sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ tập trung:

- Các vùng sản xuất giống tập trung trọng điểm có quy mô trên 50 ha theo hướng công nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất giống hàng hóa số lượng lớn và chất lượng cao, bao gồm: Thăng Bình (Quảng Nam), Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận), Nhơn Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận), Ninh Vân (Ninh Hòa, Khánh Hòa); Đầu tư nâng cấp mở rộng dự án sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp và nước thải, hệ thống cấp điện sản xuất và sinh hoạt, trạm kiểm định chất lượng con giống, nhà quản lý điều hành, hạ tầng kỹ thuật… mức tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư toàn dự án.

- Các vùng sản xuất giống tập trung quy mô 10 đến 30 ha: Hình thành các khu sản xuất giống tập trung quy mô từ 10 đến 30 ha ở các địa phương ven biển để đưa tất cả các trại giống phân tán nhằm sản xuất giống đảm bảo kỹ thuật, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Trại giống sản xuất kết hợp các đối tượng tôm, nhuyễn thể, cua, ương cá giống để duy trì hoạt động quanh năm. Ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho địa phương đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp và nước thải, hệ thống cấp điện, trạm kiểm định chất lượng con giống,... mức tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư toàn dự án.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại giống quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất giống sạch bệnh trong khu sản xuất giống tập trung.

b) Hỗ trợ hoạt động sản xuất giống: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống bố mẹ tôm sú, tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, giống cá biển, nhuyễn thể và một số giống thủy hải sản chủ lực khác.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư

3.1. Về khoa học công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có kết hợp nhập khẩu công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh các đối tượng có nhu cầu cao đã sản xuất được giống để tạo số lượng lớn (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi...).

- Hoàn thiện công nghệ nuôi, lồng nuôi cho các đối tượng chủ lực nuôi trên biển.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh.

- Chú trọng công tác quản lý và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, bảo vệ môi trường. Tăng cường nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong NTTS.

- Tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi mới, hải đặc sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao (bào ngư, tôm hùm, cá ngừ đại dương, cá chim, cá măng biển, cá chình...); các công nghệ nuôi có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nuôi biển.

- Các quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và địa phương dành kinh phí cho các dự án thử nghiệm sản xuất giống, ưu tiên cho áp dụng công nghệ tiến bộ giống của các thành phần kinh tế.

3.2. Về công tác khuyến ngư

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống đã thành công trong nước về kỹ thuật nuôi và sản xuất, ương giống cá biển, sản xuất giống rô phi đơn tính đực, sản xuất giống nhuyễn thể.

- Xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình: Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi áp dụng “thực hành nuôi trồng thủy sản sạch”; nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP, GMP...), nuôi trồng thủy sản có chứng chỉ, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và theo tiêu chuẩn quốc tế; mô hình sản xuất giống sạch bệnh để nhân rộng.

- Tăng cường hướng dẫn quy trình kỹ thuật, mùa vụ và mật độ phù hợp theo đối tượng nuôi và vùng sinh thái; phát hành ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến trao đổi kinh nghiệm rộng rãi cho nông, ngư dân, các tổ chức tham gia nuôi trồng thủy sản miền Trung.

4. Giải pháp về môi trường và phòng ngừa dịch bệnh

- Tăng cường công tác chỉ đạo lịch thời vụ đối với từng đối tượng và vùng nuôi. Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng và nâng cao ý thức người nuôi trong bảo vệ môi trường và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Đối với nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá, tiếp tục ưu tiên phát triển theo hướng bền vững, ưu tiên bảo vệ môi trường. Phát triển hiệu quả hình thức nuôi xen ghép vùng hạ triều, nuôi kết hợp với rừng ngập mặn.

- Xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh tôm và đối tượng nuôi trồng thủy sản để chủ động xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.

- Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, công nghệ nuôi mới thân thiện với môi trường; áp dụng công nghệ cao vào vùng nuôi tôm trên cát vùng nuôi thâm canh, công nghiệp và vùng sản xuất giống.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và khu xử lý nước thải, chất thải cho những vùng nuôi tập trung, vùng sản xuất giống đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định Nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và kiểm dịch giống thủy sản. Thành lập các trạm kiệm dịch giống thủy sản tại các khu vực sản xuất kinh doanh giống nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chủ các cơ sở sản xuất giống thực hiện việc kiểm dịch trước khi bán cho người dân.

5. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại

- Tăng cường hợp tác với các nước có thị trường truyền thống và phát triển thị trường tiềm năng để phát triển xuất khẩu thủy sản và tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tranh chấp thương mại. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài phát triển thủy sản ở miền Trung; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư về thủy sản tại khu vực các tỉnh miền Trung, tiếp tục thực hiện các chính sách để thu hút nguồn vốn FDI và ODA nhằm thúc đẩy chế biến và xuất khẩu thủy sản miền Trung.

- Hình thành Chi hội chế biến xuất khẩu thủy sản và tăng cường vai trò của Chi hội nghề cả của các tỉnh, phối hợp đồng bộ, thống nhất từ khâu nuôi trồng cho đến chế biến xuất khẩu đảm bảo hoạt động sản xuất tôm sạch, hiệu quả, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

- Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường. Đồng thời, các bộ ngành liên quan cần tiếp tục chủ động phối hợp với các Hiệp hội, để chia sẻ thông tin, giúp doanh nghiệp hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh.

- Tăng cường sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tích cực tìm hiểu các thông tin, xúc tiến thương mại, tận dụng các cơ hội nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản miền Trung.

- Xây dựng mô hình nuôi sinh thái các đối tượng đặc trưng có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ cho khách du lịch.

- Tăng cường sự liên kết với các vùng nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long để cung cấp tôm giống và vùng nuôi ven biển các tỉnh phía Bắc để cung cấp giống nhuyễn thể, cá biển,...

6. Giải pháp về vốn và đầu tư

6.1. Giải pháp về vốn

a) Chính sách về vốn đầu tư

- Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển NTTS miền Trung sẽ được hưởng các chính sách về đầu tư theo khoản 3, điều 3, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số Chính sách phát triển thủy sản.

- Các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi, chế biến thủy sản miền Trung được hưởng các Chính sách đầu tư tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

b) Chính sách về vốn tín dụng

- Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển NTTS miền Trung được vay vốn tín dụng để sản xuất, kinh doanh thủy sản theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu đầu tư dự án sản xuất gắn với chế biến thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư, xuất khẩu theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011.

- Các thành phần kinh tế đầu tư vào NTTS miền Trung sẽ được hưởng các chính sách về tín dụng theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

c) Chính sách về vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác: Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển NTTS miền Trung theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

6.2. Giải pháp về đầu tư

- Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung: Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi thủy sản tập trung một số đối tượng nuôi chủ lực (tôm chân trắng, tôm sú, tôm hùm, cá biển, nhuyễn thể,...) theo hướng đồng bộ và hiện đại.

- Nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản: Đầu tư, hoàn thiện và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa theo hướng thị trường, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt, sạch bệnh; nâng cấp các Trung tâm giống thủy, hải sản quốc gia, Trung tâm giống tôm sú sạch bệnh; hoàn thiện và mở rộng các khu sản xuất giống tập trung quy mô lớn trên 50 ha đã hình thành từ trước năm 2010 tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và Quảng Nam; hình thành các khu sản xuất tập trung quy mô từ 20- 40 ha ở các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi.

- Nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ sinh học vào các lĩnh vực nuôi trồng trên biển và hải đảo, sản xuất giống, sản xuất thức ăn; quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; công nghệ sản xuất giống tôm bố mẹ (tôm sú, tôm chân trắng); công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nuôi trồng thủy sản, nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi lồng bè trên biển kết hợp với phát triển du lịch; Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về Nuôi lồng bè trên biển kết hợp phát triển du lịch, đảm bảo cảnh quan và môi trường, an toàn thực phẩm.

- Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản: Hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh, kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm phục vụ công tác quản lý nuôi trồng thủy sản.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về các lĩnh vực: Đào tạo công nghệ nuôi trồng, sản xuất giống, sản xuất thức ăn, quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, công nghệ chế biến.

7. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi giá trị, xây dựng mô hình người nuôi, người cung ứng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng.

- Tổ chức lại mô hình các hộ gia đình sản xuất nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ theo hình thức hợp tác, liên kết thành các tổ hợp tác, tổ chức cộng đồng hoặc hợp tác xã, tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.

- Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư nuôi biển, hải đảo và sản xuất giống sạch bệnh và các vùng nuôi tôm trên cát theo công nghệ cao. Nhà nước ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi, vùng sản xuất giống tập trung theo hướng công nghệ cao.

- Khuyến khích phát triển các mô hình người dân tự liên kết với nhau để sản xuất dưới hình thức “tổ hợp tác”, các mô hình liên kết dọc (liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm). Hỗ trợ thành lập mô hình cộng đồng vùng sản xuất tập trung và bảo vệ nguồn lợi, môi trường thủy sản.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Thủy sản

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; thông tin thống kê về tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại; rà soát và đề xuất điều chỉnh bổ sung quy hoạch trên cơ sở đề nghị của các tỉnh, biến động của thị trường và thực tiễn nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung; thực hiện kiểm tra, tổng hợp thông tin và định kỳ báo cáo.

- Triển khai xây dựng các đề án, đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu mục tiêu quy hoạch đề ra.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chất lượng thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống thủy sản.

2. Các đơn vị thuộc Bộ

- Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh, chất lượng, an toàn thực phẩm trong chế biến, xuất khẩu sản phẩm thủy sản.

- Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối: Rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến thủy sản.

- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, phòng chống bệnh dịch, quản lý thuốc, kiểm dịch giống nhập khẩu và sản xuất trong nước, các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi và chế biến thủy sản theo quy định.

3. Hội và các Hiệp hội ngành hàng khúc

- Hội và các Hiệp hội giám sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, phát hiện, kiến nghị đến các cơ quan chức năng điều chỉnh bổ sung quy hoạch và các cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch, đồng thời kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy hoạch.

- Vận động hội viên và tham gia tổ chức liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, kết nối giữa các hội viên với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

4. Doanh nghiệp, cá nhân nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung

Nghiêm chỉnh thực hiện quy hoạch về quy định vùng nuôi, nuôi theo quy định và hướng dẫn đã được Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ban hành.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

- UBND 9 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận: Xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi theo vùng sinh thái, theo đối tượng nuôi chủ lực của địa phương. Chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và quy chế quản lý các vùng nuôi, vùng sản xuất giống tập trung; tổ chức công bố các quy chế để các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương tuân thủ thực hiện; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

- Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư các dự án vùng nuôi, vùng sản xuất giống tập trung theo quy hoạch; đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sả hạ tầng vùng nuôi tập trung.

- Ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để phát triển NTTS theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào vùng nuôi tôm trên cát.

- Hỗ trợ thành lập tổ nhóm, HTX và hướng dẫn người dân tham gia, thực hiện các quy định có liên quan để đảm bảo việc nuôi, khai thác bền vững các vùng nuôi đầm phá ở địa phương.

- Chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch trên địa bàn và cụ thể hóa trong kế hoạch hàng năm; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ; Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Trung và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Ban cán sự Đảng Bộ;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP miền Trung;
- Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội VASEP;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 946/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHỤ LỤC 01

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS VÙNG MẶN, LỢ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bảng 1: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng mặn, lợ các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo cúc vùng sinh thái

TT

Các chỉ tiêu phát triển

Đvt

Năm 2020

Năm 2030

1

Tổng diện tích

Ha

22.140

21.770

1.1

Diện tích nuôi mặn, lợ

Ha

19.890

19.910

 

Tôm sú

Ha

3.159

3.170

 

Tôm thẻ chân trắng

Ha

10.205

10.220

 

Hải sản khác

Ha

6.526

6.520

1.2

Số lồng nuôi biển

lồng

68.340

78.450

 

Thể tích lồng

m3

1.093.440

1.255.120

2

Sản lượng mặn lợ

Tấn

122.310

162.280

 

Tôm sú

tấn

5.140

5.700

 

Tôm thẻ chân trắng

tấn

79.970

97.720

 

Tôm hùm

tấn

1.940

2.140

 

Cá biển

tấn

10.000

15 000

 

Nhuyễn thể

tấn

6.510

10.840

 

Rong biển

tấn

15.000

20.000

 

Cua, ghẹ

tấn

1.200

1.500

 

Hải sản khác

tấn

2.610

9.360

Bảng 2: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng mặn, lợ các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo các địa phương

TT

Địa phương

Năm 2020

Năm 2030

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Bình Thuận

1.000

12.300

1.050

17.500

2

Ninh Thuận

1.780

14.240

1.780

17.800

3

Khánh Hòa

4.620

27.720

4.600

36.800

4

Phú Yên

3.820

13.500

3.820

18.500

5

Bình Định

2.380

12.250

2.540

17.780

6

Quảng Ngãi

960

8.000

960

12.000

7

Quảng Nam

2.990

16.000

2.990

23.600

8

Đà Nẵng

30

200

30

200

9

Thừa Thiên Huế

4.560

18.100

4.000

18.100

Tổng

22.140

122.310

21.770

162.280

Bảng 3: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị tính: tấn

TT

Danh mục

Năm 2020

Năm 2030

1

Thừa Thiên Huế (đầm phá Tam Giang - Cầu Hai)

6.560

10.340

2

Quảng Nam (đầm Trường Giang)

2.420

4.250

3

Quảng Ngãi

360

780

-

Đầm An Khê

290

620

-

Đầm Sa Huỳnh

70

160

4

Bình Định

4.145

9.280

-

Đầm Thị Nại

2.960

6.145

-

Đầm Đề Gi

980

2.530

-

Đầm Trà Ô

205

605

5

Phú Yên

2.025

3.730

-

Đầm Cù Mông

1.170

1.935

-

Đầm Ô Loan

855

1.795

6

Khánh Hòa (đầm Thủy Triều)

1.860

3.720

7

Ninh Thuận (Đầm Nại)

2.780

5.400

Tổng

20.150

37.500

Bảng 4: Quy hoạch phát triển nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TT

Địa phương

Năm 2020

Năm 2030

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Bình Thuận

700

12.000

850

17.000

2

Ninh Thuận

600

9.600

600

11.400

3

Khánh Hòa

50

800

50

950

4

Phú Yên

374

7.110

374

7.110

5

Bình Định

546

5.600

546

6.650

6

Quảng Ngãi

360

5.760

360

6.840

7

Quảng Nam

350

10.000

500

17.000

8

Thừa Thiên Huế

1.000

12.000

1.000

15.000

Tổng

3.980

62.870

4.280

81.950

 

PHỤ LỤC 02

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI NƯỚC NGỌT CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

TT

Địa phương

Năm 2020

Năm 2030

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Bình Thuận

1.600

10.250

1.600

12.150

2

Ninh Thuận

550

2.500

550

3.000

3

Khánh Hòa

500

1.000

500

1.500

4

Phú Yên

188

470

300

880

5

Bình Định

2.490

4.060

2.5t0

5.070

6

Quảng Ngãi

900

2.000

900

5.070

7

Quảng Nam

5.840

9.000

5.846

10.400

8

Đà Nẵng

412

700

414

700

9

Thừa Thiên Huế

2.360

5.900

2.360

7.080

 

Tổng

14.840

35.880

14.980

45.850

 

PHỤ LỤC 03

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

TT

Đối tượng

ĐVT

Năm 2020

Năm 2030

1

Sản xuất giống mặn, lợ

 

 

 

-

Tổng cơ sở sản xuất

Cơ sở

900

900

-

Tổng công suất thiết kế

Tr.con/năm

150.000

180.000

-

Tổng sản tượng sản xuất

Tr.con/năm

100.000

120.000

-

Tổng số cơ sở ương giống

Cơ sở

500

600

-

Tổng sản lượng giống ương

Tr.con/năm

50.000

50.000

2

Sản xuất giống nước ngọt

 

 

 

-

Tổng cơ sở sản xuất

Cơ sở

20

20

-

Tổng công suất thiết kế

Tr.con/năm

600

800

-

Tổng sản lượng sản xuất

Tr.con/năm

400

600

-

Tổng số cơ sở ương giống

Cơ sở

20

20

-

Tổng sản lượng giống ương

Tr.con/năm

100

100