THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 947/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2012 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Xét Tờ trình số 1480/TTr-BNN-ĐMDN ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm 2011 - 2015 và Tờ trình số 2119/TTr-BNN-ĐMDN ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bổ sung, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm 2011 - 2015 của Tổng công ty Lương thực miền Bắc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015 của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung
- Tập trung phát triển ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính được giao, trước hết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm, nông sản và muối; nâng chất lượng và giá trị thương mại gạo, muối xuất khẩu, kinh doanh lương thực nội địa và chế biến lương thực, thực phẩm nhằm duy trì và phát triển vị thế của Tổng công ty, giữ vững vị trí là Tổng công ty chế biến, kinh doanh lương thực mạnh, có uy tín trong nước và khu vực.
- Giữ vững vai trò là đơn vị thu mua, xuất khẩu lương thực lớn, cùng các doanh nghiệp nông nghiệp khác góp phần quan trọng trong thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; là đơn vị chủ lực tham gia tiêu thụ lương thực hàng hóa của nông dân, góp phần bình ổn thị trường trong nước, xuất khẩu lương thực và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Tổ chức thu mua, tiêu thụ muối, góp phần thực hiện an sinh xã hội cho diêm dân; sản xuất muối, muối tinh và muối i-ốt cung ứng cho thị trường và thực hiện chính sách cung cấp muối cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; tham gia bình ổn giá muối trên thị trường và đảm bảo an ninh về muối.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 6,5%/năm, với tổng doanh thu, thu nhập đạt 24.296 tỷ đồng vào năm 2015. Trong đó: Công ty mẹ tăng trưởng doanh thu bình quân 6,8%/năm với tổng doanh thu, thu nhập đạt 10.873 tỷ đồng vào năm 2015.
- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 4%/năm, đạt 856 tỷ đồng vào năm 2015. Trong đó: Công ty mẹ tăng bình quân 6%/năm đạt 826 tỷ đồng vào năm 2015.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu hàng năm đạt bình quân là 3,9%. Trong đó: Công ty mẹ là 7,8%.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn đầu tư của chủ sở hữu đạt bình quân năm 15,7%, trong đó Công ty mẹ đạt 17,7%.
- Nộp ngân sách nhà nước bình quân hàng năm 610 tỷ đồng, trong đó: Công ty mẹ là 427 tỷ đồng.
Đầu tư phát triển bình quân hàng năm đạt khoảng 1.648 tỷ đồng, trong đó: Công ty mẹ là 640 tỷ đồng.
- Tổng số lao động đến năm 2015 là 7.100 người, trong đó: Công ty mẹ tổng số lao động đến năm 2015 là 935 người, mức thu nhập bình quân là 6,9 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015.
- Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu đến năm 2015 là 327 triệu USD, trong đó Công ty mẹ tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu đến năm 2015 đạt là 274 triệu USD.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH
1. Về lương thực:
Tổ chức tốt khâu thu mua để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các hình thức liên kết; tiếp tục khai thác các thị trường gạo tập trung đã có trong những năm qua đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần, tăng cường khả năng cạnh tranh để củng cố thị trường truyền thống, đẩy mạnh khai thác thị trường mới. Phấn đấu đến năm 2015 tổng sản lượng lương thực bán ra đạt 2,3 triệu tấn, trong đó: Công ty mẹ bán ra đạt 1,1 triệu tấn (quy gạo).
2. Về ngành muối:
Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối; đầu tư xây dựng mới một số cụm kho tại các địa bàn quan trọng; hình thành và đưa vào hoạt động từ 1.000 đến 1.500 ha vùng muối nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo năng lực sản xuất và tiêu thụ 300.000 tấn muối/năm, đáp ứng đủ nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp và đời sống nhân dân.
3. Về kinh doanh lương thực, thực phẩm chế biến:
Phát triển đa dạng các sản phẩm lương thực, thực phẩm chế biến theo hướng hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến tại các nhà máy thu mua, chế biến, tạm trữ nông sản, lương thực tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các cụm kho nông sản phía Bắc nhằm nâng cao giá trị gia tăng của lương thực, nông sản sau thu hoạch.
Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cửa hàng tiện ích, phát triển mở rộng địa bàn tại các vùng xa, vùng sâu, tham gia đảm bảo bình ổn giá lương thực thực phẩm trên địa bàn.
4. Về kinh doanh các ngành khác:
Rà soát và đảm bảo ngành nghề kinh doanh phù hợp, phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành nghề chính, đảm bảo nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tạo điều kiện giải quyết công việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng:
- Phát triển hệ thống chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị gắn với dịch vụ khác theo quy định, phục vụ hoạt động phân phối bán lẻ lương thực thực phẩm chất lượng cao dựa trên việc khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai và mối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến tới phân phối sản phẩm lương thực, thực phẩm, nông sản có chất lượng cao;
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cửa hàng tiện ích, phát triển mở rộng địa bàn tại các vùng xa, vùng sâu, tham gia đảm bảo bình ổn giá lương thực thực phẩm trên địa bàn.
1. Các giải pháp chiến lược
- Triển khai thực hiện theo phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011- 2015 đã được phê duyệt; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty trên nguyên tắc tập trung đầu tư cho ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính và ngành, nghề có liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh chính; không đầu tư ngoài ngành; kiên quyết cắt giảm, hoãn các dự án không cần thiết, kém hiệu quả. Đối với các khoản đã đầu tư trước đây ngoài ngành phải sớm có kế hoạch rà soát để thoái vốn với lộ trình phù hợp, bảo toàn vốn nhà nước tiến tới chấm dứt kinh doanh; đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ để Tổng công ty phát triển bền vững, hoạt động có hiệu quả ngay sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Công tác thị trường
- Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo diễn biến kinh tế - xã hội, thị trường để có các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn.
- Giữ vững, duy trì các thị trường xuất khẩu gạo tập trung truyền thống; tăng cường xúc tiến thương mại để phát triển mở rộng các thị trường xuất khẩu ở khu vực mới với mục tiêu đứng chân trên nhiều thị trường, nhiều khách hàng, trong đó tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm các loại gạo cao cấp, gạo thơm, từng bước xây dựng thương hiệu của Tổng công ty (VNF1) trên thị trường quốc tế.
- Tổ chức nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc, phân bón, lúa mỳ và các nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp khác, đặc biệt là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ, bảo đảm hiệu quả trong kinh doanh cũng như phục vụ sản xuất của Tổng công ty.
- Tiếp tục hướng trọng tâm vào phát triển thị trường trong nước, nhất là thị trường nông thôn, miền núi, hệ thống bán lẻ tại các tỉnh phía Bắc, Thủ đô Hà Nội nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm sạch, an toàn, có chất lượng cao, tăng cường giới thiệu quảng bá, phát triển thương hiệu; tổ chức quản trị và thống nhất thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa trong toàn Tổng công ty.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nắm chắc cung, cầu về muối, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm muối; kịp thời đề xuất các giải pháp khả thi thu mua, tiêu thụ muối cho diêm dân.
3. Công tác tài chính và đầu tư phát triển
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch - tài chính; tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước để chủ động đảm bảo đủ nguồn vốn cho thu mua, kinh doanh lương thực, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của Tổng công ty.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các cơ quan nghiên cứu, khuyến nông để mở rộng việc triển khai vùng lúa chất lượng cao ở các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn, chú trọng các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thông qua việc đầu tư vốn để áp dụng tiến bộ khoa học và cơ giới hóa đồng bộ; tham gia cung ứng vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng với nông dân để tạo nguồn gạo hàng hóa chất lượng cao, bảo đảm chiếm lĩnh thị trường trong nước.
- Chú trọng việc đầu tư, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông sản nhằm tăng tỷ lệ thu hồi nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm lương thực; nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đầu tư sản xuất muối công nghiệp, chế biến muối i-ốt với công nghệ tiên tiến, năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và xã hội.
- Quản lý chặt chẽ và đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai đã được giao hoặc thuê. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển hệ thống chuỗi phân phối, bán lẻ trong toàn tổ hợp gắn với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đến năm 2015 và 2020 theo quy định.
4. Công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 để đảm bảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo bổ sung thường xuyên, kịp thời lực lượng cán bộ quản lý, điều hành đủ mạnh, năng động, sáng tạo có bản lĩnh kinh doanh đồng thời có đạo đức, tâm huyết đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
- Thực hiện cải cách chính sách, chế độ về lương, quy chế thưởng, đảm bảo tiền lương, tiền công gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, linh hoạt và có cơ chế đặc thù đối với chuyên gia giỏi, để lương, thưởng trở thành những công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho tăng trưởng thông qua việc khuyến khích các nhân tố mới về thị trường, phương thức kinh doanh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 1225/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 514/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 69/QĐ-BNN-TC năm 2012 phê duyệt Kế hoạch kinh doanh của liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả xuất khẩu Việt Úc thuộc tiểu hợp phần B2 - Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 4 Thông báo 98/TB-BNN-ĐMDN kết luận của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần về kết quả thẩm định kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm (2011-2015) và năm 2012 của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Thông báo 6229/TB-BNN-ĐMDN kết luận của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần về kết quả thẩm định kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm (2011-2015) và năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Quyết định 2949/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2011 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trực thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Quyết định 609/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 982/QĐ-TTg năm 2010 chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 10 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Quyết định 982/QĐ-TTg năm 2010 chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 609/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 2949/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2011 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trực thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Thông báo 6229/TB-BNN-ĐMDN kết luận của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần về kết quả thẩm định kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm (2011-2015) và năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Thông báo 98/TB-BNN-ĐMDN kết luận của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần về kết quả thẩm định kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm (2011-2015) và năm 2012 của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Quyết định 514/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 69/QĐ-BNN-TC năm 2012 phê duyệt Kế hoạch kinh doanh của liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả xuất khẩu Việt Úc thuộc tiểu hợp phần B2 - Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 1225/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành