- 1 Thông tư liên tịch 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục đào tạo ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 88/2001/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn quản lý và cấp phát nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước dành cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở các cơ sở đào tạo nước ngoài" do Bộ Tài chính- Bộ Giáo dục và đào tạo- Bộ Ngoại giao ban hành
- 1 Nghị quyết số 29/2002/NQ-HĐ về việc Thông qua "Quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô" và "Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao" do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 168/2002/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 3 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ:95/2003QĐ-UB | Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 , ngày 28/12/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số: 29/2002/NQ-HĐ , ngày 19 tháng 7 năm 2002 của HĐND Thành phố Hà Nội kỳ họp thứ 7, khoá XIII;
Căn cứ Quyết định số 168/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 của UNBD Thành phố ban hành quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sau đại học ở nước ngoài đối với cán bộ, công chức của thành phố Hà Nội bằng nguồn ngân sách Thành phố.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng Sở, Ban, Ngành Thành phố, Chủ tịch UBND Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUY CHẾ
TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95 /2003/QĐ-Uỷ ban Hành chính ngày 05/08/2003 của UBND Thành phố Hà Nội)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
1. Quy chế này quy định các chế độ, chính sách trong tuyển chọn người là cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc trong công tác, thuộc những lĩnh vực cần thiết của Thành phố để cử đi học ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đạt văn bằng cao hơn (Thạc sỹ, tiến sỹ...) và học hỏi thêm kinh nghiệm các nước tiên tiến để về phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
2. Đối tượng: Cán bộ, công chức đã tốt nghiệp Đại học, đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội, hưởng lương từ ngân sách Thành phố, có thành tích trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, ở những ngành nghề thuộc khoản 1 Điều 2 quy chế này, cam kết phục vụ lâu dài tại cơ quan đã cử đi học, đảm bảo những điều kiện quy định dưới đây đều được tham gia dự tuyển đi học ở nước ngoài.
Điều 2: Ngành nghề đào tạo, nước gửi đi đào tạo:
1. Ngành nghề đào tạo: Thành phố ưu tiên tuyển chọn, cử cán bộ đi đào tạo ở các lĩnh vực và ngành nghề sau:
- Nhóm ngành quản lý: trong đó ưu tiên quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước.
- Nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật – công nghệ - tài nguyên – môi trường: Trong đó ưu tiên công nghệ thông tin, điện tử, công nghiệp may mặc, da giầy, môi trường, chăn nuôi, trồng rau, hoa, cây cảnh, chế biến thực phẩm.
- Nhóm ngành văn hoá – xã hội – giáo dục - y tế: Trong đó ưu tiên các chuyên ngành về y - dược.
- Các chuyên ngành khác sẽ có tỷ lệ đào tạo phù hợp với nhu cầu của Thành phố.
2. Thành phố tập trung cử cán bộ đi đào tạo tại các nước sau: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ôxtralia, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Điều 3: Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ:
Thành phố có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ ngắn hạn, dài hạn trong thời gian trước mắt và lâu dài, để cán bộ, công chức có đủ trình độ ngoại ngữ cho học tập và công tác ở nước ngoài.
Điều 4: Kế hoạch tuyển chọn:
Hàng năm, Thành phố có kế hoạch tuyển chọn và cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học ở nước ngoài 50 cán bộ, công chức trong đó 20 đi đào tạo trình độ thạc sĩ, 15 đi đào tạo trình độ tiến sĩ và 15 đi thực tập sinh nâng cao trình độ.
Chương 2:
TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN
Điều 5: Tiêu chuẩn dự tuyển:
1- Đào tạo tiến sĩ:
- Cán bộ công chức trong biên chế, đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy chế này;
- Có ít nhất 24 tháng làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi và có đề cương nghiên cứu chi tiết phù hợp với yêu cầu sử dụng của Thành phố;
- Có ít nhất một bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc báo cáo tại một hội nghị khoa học và được đăng trong kỷ yếu của hội nghị đó hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà đề tài đó đã được nghiệm thu;
- Tuổi dưới 45;
- Có bằng thạc sĩ đúng với chuyên ngành đăng ký đào tạo tiến sĩ, hoặc người có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi (hệ công lập, chính quy, dài hạn, tập trung);
- Có ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học ít nhất đạt trình độ C;
- Có tinh thần trách nhiệm cao, đạt kết quả làm việc tốt, được cơ quan đồng ý và có công văn cử đi dự tuyển.
2- Đào tạo thạc sĩ:
- Cán bộ công chức trong biên chế, đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy chế này.
- Có ít nhất 12 tháng làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi sau khi tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi.
- Tuổi dưới 40.
- Có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (hệ công lập, chính quy, dài hạn, tập trung) phù hợp với ngành đăng ký đào tạo thạc sĩ.
- Có ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học ít nhất đạt trình độ C.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, kết quả làm việc tốt, được cơ quan đồng ý và có công văn đi dự tuyển.
3- Thực tập sinh khoa học:
- Cán bộ công chức trong biên chế, đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy chế này.
- Tuổi dưới 55.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
- Có đề cương thực tập chi tiết. Trường hợp đi thực tập theo nhóm có thể cử nhóm trưởng chuẩn bị đề cương chung và trình bày nhiệm vụ của cả nhóm, từng thành viên trình bày nhiệm vụ thực tập riêng của mình.
- Thông thạo ngoại ngữ sẽ sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, kết quả làm việc tốt, cần bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho công việc đang đảm nhiệm.
- Được cơ quan đồng ý và có công văn cử đi dự tuyển.
Điều 6: Quy trình tuyển chọn:
1- Hàng năm căn cứ kế hoạch tuyển chọn đào tạo của Thành phố. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố sẽ thông báo chỉ tiêu đào tạo bao gồm: Số lượng, ngành nghề đào tạo, nơi đào tạo cho các cơ quan, đơn vị có chỉ tiêu.
2- Cán bộ, công chức đăng ký dự tuyển gửi hồ sơ về Ban TCCQ Thành phố gồm:
- Đơn xin dự tuyển.
- Công văn đồng ý của Thủ trưởng cơ quan.
- Sơ yếu lý lịch (Có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp)
- Giấy khám sức khoẻ
- Bản sao công chứng các văn bằng.
- Các văn bản khác theo từng cấp dự tuyển quy định tại Điều 5.
3- Tuyển chọn:
- Căn cứ hồ sơ cán bộ, công chức và các tiêu chí đào tạo của Thành phố. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố kiểm tra, tổng hợp và làm thông báo cho cá nhân, cơ quan có người dự tuyển đủ điều kiện để tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho thi tuyển.
- Việc thi tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi hàng năm, hoặc do các trường tại các nước nhận đào tạo tổ chức thi tuyển trên cơ sở quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cán bộ, công chức được chọn là những người có kết quả thi đạt từ 50% điểm tối đa của từng môn trở lên và có tổng điểm thi các môn từ cao nhất trở xuống.
4- Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng đến học một trong các nước nêu tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, QUẢN LÝ VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC
Điều 7: Cán bộ, công chức được cử đi học, ngoài chế độ tiền lương để lại theo quy định của Bộ Tài chính còn được Thành phố cấp phát các khoản như sau:
- Toàn bộ học phí trả cho cơ sở đào tạo nước ngoài.
- Tiền sinh hoạt phí hàng tháng theo mức tối thiểu bao gồm: Tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập.
- Tiền bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc theo quy định của nước sở tại.
- Tiền vé máy bay một lượt đi và về, tiền vé tàu xe từ sân bay đến trường và ngược lại.
- Toàn bộ chi phí trên được ngân sách Thành phố cho vay không tính lãi suất bằng hợp đồng vay vốn đi học và được ký kết giữa cán bộ, công chức được UBND Thành phố cử đi học với Giám đốc Quỹ ưu đãi, khuyến khích, đào tạo tài năng Hà Nội. Việc thanh quyết toán sẽ căn cứ vào kết quả học tập, nghiên cứu của các học viên.
- Các chế độ thu, chi và các quy định cụ thể trong quản lý tài chính khác thực hiện theo Thông tư liên tịch Tài chính – Giáo dục đào tạo - Ngoại giao số 88/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNG ngày 6/11/2001.
Điều 8: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được cử đi học:
- Cán bộ, công chức được cử đi học nước ngoài phải làm bản cam kết về cơ quan cử đi học để làm việc lâu dài hoặc theo sự điều động của Thành phố. Trường hợp không thực hiện đúng cam kết phải bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo theo Thông tư liên tịch số 75/2000/TTLB/BTC-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy định sau:
+ Những cán bộ, công chức tốt nghiệp loại giỏi trở lên được cấp toàn bộ kinh phí như điều 7.
+ Những cán bộ, công chức tốt nghiệp loại khá phải hoàn trả 30% kinh phí tại điều 7.
+ Những cán bộ, công chức tốt nghiệp loại trung bình phải hoàn trả 50% kinh phí tại điều 7.
- Trong thời gian học tập ở nước ngoài chịu sự quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại, thực hiện đầy đủ quy chế công tác quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập, sau mỗi năm học, học viên phải gửi kết quả học tập và nghiên cứu về Ban Tổ chức chính quyền Thành phố để báo cáo.
Điều 9: Cơ quan quản lý:
Ban Tổ chức chính quyền Thành phố là cơ quan giúp UBND Thành phố quản lý và điều hành mọi hoạt động trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, cử đi học, quản lý trong thời gian đào tạo và tiếp nhận điều động sau khi tốt nghiệp về nước, trong đó chú trọng số cán bộ, công chức có thành tích học tập đặc biệt để có chính sách khen thưởng và trọng dụng.
Để điều hành công tác này, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố có thể thành lập một tổ công tác.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10: Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và có giá trị thực hiện trong thời gian 5 năm (2003-2008), sau thời hạn trên, sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung, gia hạn trên cơ sở nhu cầu đào tạo cán bộ của Thành phố.
Điều 11: Ban Tổ chức chính quyền Thành phố có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
- 1 Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2013 tuyển chọn công dân phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân năm 2014 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 2368/QĐ-UBND năm 2013 Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2012 về quy chế tuyển sinh của Chương trình 02 về đào tạo sau đại học giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Quyết định 2415/QĐ-UBND về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
- 5 Quyết định 2933/QĐ-UBND về Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng học viên thuộc Đề án “Tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016
- 6 Quyết định 168/2002/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 7 Nghị quyết số 29/2002/NQ-HĐ về việc Thông qua "Quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô" và "Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao" do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Thông tư liên tịch 88/2001/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn quản lý và cấp phát nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước dành cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở các cơ sở đào tạo nước ngoài" do Bộ Tài chính- Bộ Giáo dục và đào tạo- Bộ Ngoại giao ban hành
- 9 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 10 Thông tư liên tịch 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục đào tạo ban hành
- 1 Quyết định 2415/QĐ-UBND về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
- 2 Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2012 về quy chế tuyển sinh của Chương trình 02 về đào tạo sau đại học giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3 Quyết định 2368/QĐ-UBND năm 2013 Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2013 tuyển chọn công dân phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân năm 2014 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 2933/QĐ-UBND về Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng học viên thuộc Đề án “Tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016