THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại tờ trình số 3863/TTr-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2006 về việc xác định tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tại khu vực xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh với xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình và xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình,
QUYẾT ĐỊNH :
Khu vực 1: tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, khởi đầu từ đỉnh núi có độ cao 266 m, tuyến địa giới hành chính đi theo hướng chính là hướng Đông Bắc đến ngã ba giữa sông Rào Bội và sông Ngàn Sâu, theo sông Rào Bội đến ngã ba giữa sông Rào Bội với đường hào (do nhân dân hai xã Hương Trạch và Hương Hoá đào năm 1965), đi theo đường hào đến điểm gặp đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 15 cũ), theo phân thuỷ đồi (Lèn Đá Đen) xuống gặp đường đất lớn, gặp đường mòn; từ đây đi theo chân đồi (không tên) đến khe suối (không tên), đi theo khe suối (không tên) đến ngã ba khe suối, đi tiếp theo khe núi đến đỉnh núi có toạ độ X = 1 997 600; Y = 48 589 605.
Khu vực 2: tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh tại xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, khởi đầu từ yên ngựa (phía Tây Nam núi Hòn Moi), tuyến địa giới hành chính đi theo hướng chính là hướng Đông Bắc, theo phân thuỷ qua các đỉnh núi Hòn Moi, núi Đá Đen, núi có độ cao 178 m đến ngã ba giữa sông Rào Trổ với suối cạn, đi theo sông Rào Trổ đến ngã ba giữa sông Rào Trổ với khe Ba Lát, đi theo khe Ba Lát qua điểm cắt với đường Đá đến ngã ba giữa khe Ba Lát với suối cạn; từ đây đi theo phân thuỷ qua các đỉnh núi có độ cao 248 m, 130 m đến đỉnh núi (không tên) có toạ độ X = 1 980 850; Y = 48 635 765.
Chi tiết có phụ lục và bản đồ kèm theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ này đăng Công báo.
| THỦ TƯỚNG |
MÔ TẢ TUYẾN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA HAI TỈNH HÀ TĨNH VÀ QUẢNG BÌNH, TẠI KHU VỰC XÃ HƯƠNG TRẠCH, HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH VỚI XÃ HƯƠNG HOÁ, HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ XÃ KỲ LẠC, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH VỚI XÃ NGƯ HOÁ, HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh, tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh với xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình được thể hiện trên mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 hệ VN-2000 có số hiệu: E-48-44-D (6145 II) do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2002. Đường địa giới hành chính được khởi đầu từ đỉnh núi có độ cao 266 m, đi theo hướng chính là hướng Đông Bắc qua ngã ba giữa sông Rào Bội và sông Ngàn Sâu, theo sông Rào Bội, đường hào, khe núi đến đỉnh núi có toạ độ X = 1 997 600; Y = 48 589 605. Tổng chiều dài của tuyến địa giới hành chính là 4.400 m, gồm 6 điểm đặc trưng, chia làm 6 đoạn, chiều dài các đoạn và toạ độ các điểm đặc trưng đo trên bản đồ, được mô tả cụ thể như sau:
Đoạn 1. Từ đỉnh núi có độ cao 266 m (điểm có toạ độ X = 1 996 320; Y = 48 585 875) đường địa giới hành chính đi theo hướng Đông Bắc đến ngã ba giữa sông Rào Bội và sông Ngàn Sâu (điểm có toạ độ X = 1 997 060; Y = 48 586 660), đi theo sông Rào Bội đến ngã ba giữa sông Rào Bội với đường hào (do hai xã Hương Trạch và Hương Hoá thống nhất đào năm 1965), đây là điểm đặc trưng số 1 (điểm có toạ độ X = 1 997 110; Y = 48 586 870). Đoạn này dài 1.300 m.
Đoạn 2. Từ điểm đặc trưng số 1, đường địa giới hành chính đi theo hướng Đông Bắc, theo đường hào (do hai xã Hương Trạch và Hương Hoá thống nhất đào năm 1965) đến gặp đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 15 cũ), đây là điểm đặc trưng số 2 (điểm có toạ độ X = 1 997 440; Y = 48 587 190). Đoạn này dài 450 m.
Đoạn 3. Từ điểm đặc trưng số 2, đường địa giới hành chính đi theo hướng Đông - Đông Bắc cắt qua đường, theo phân thuỷ đồi (Lèn Đá Đen) xuống gặp đường đất lớn, đây là điểm đặc trưng số 3 (điểm có toạ độ X = 1 997 615; Y = 48 587 675). Đoạn này dài 500 m.
Đoạn 4. Từ điểm đặc trưng số 3, đường địa giới hành chính đi theo hướng Đông Bắc và chuyển Đông Nam, theo khe (không tên) đến gặp đường mòn, đây là điểm đặc trưng số 4 (điểm có toạ độ X = 1 997 560; Y = 48 588 295). Đoạn này dài 650 m.
Đoạn 5. Từ điểm đặc trưng số 4, tuyến địa giới hành chính đi theo hướng Đông Nam, theo chân đồi (không tên) và chuyển hướng Đông Bắc đi theo khe suối (không tên) đến ngã ba khe, đây là điểm đặc trưng số 5 (điểm có toạ độ X = 1 997 745; Y = 48 588 965). Đoạn này dài 800 m.
Đoạn 6. Từ điểm đặc trưng số 5, tuyến địa giới hành chính đi theo hướng Đông - Đông Nam, theo khe núi đến đỉnh núi có toạ độ X = 1 997 600; Y = 48 589 605, đây là điểm đặc trưng số 6. Đoạn này dài 700 m.
Tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh tại xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình được thể hiện trên 02 (hai) mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 hệ VN-2000 có số hiệu: E-48-57-A (6244 IV), E-48-57-B (6244 I) do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2002. Tuyến địa giới hành chính được khởi đầu từ yên ngựa (phía Tây Nam núi Hòn Moi), đi theo hướng chính là hướng Đông Bắc, theo phân thuỷ và khe Ba Lát đến núi (không tên). Tổng chiều dài cả tuyến địa giới hành chính là 11.400 m, gồm 4 điểm đặc trưng, chia làm 4 đoạn, chiều dài các đoạn và toạ độ các điểm đặc trưng đo trên bản đồ, được mô tả cụ thể như sau:
Đoạn 1. Từ yên ngựa (phía Tây Nam núi Hòn Moi, điểm có toạ độ X = 1 981 615; Y = 48 627 050), tuyến địa giới hành chính đi theo hướng Đông - Đông Bắc, theo phân thuỷ qua các đỉnh núi Hòn Moi, núi Đá Đen, núi có độ cao 178 m đến ngã ba giữa sông Rào Trổ với suối cạn, đây là điểm đặc trưng số 1 (điểm có toạ độ X = 1 982 790; Y = 48 630 155). Đoạn này dài 3.850 m.
Đoạn 2. Từ điểm đặc trưng số 1, tuyến địa giới hành chính đi theo hướng Đông, theo sông Rào Trổ đến ngã ba giữa sông Rào Trổ với khe Ba Lát, đi theo khe Ba Lát đến gặp đường Đá, đây là điểm đặc trưng số 2 (điểm có toạ độ X = 1 982 735; Y = 48 630 590). Đoạn này dài 500 m.
Đoạn 3. Từ điểm đặc trưng số 2, tuyến địa giới hành chính đi theo hướng Đông Bắc, sau chuyển hướng Đông Nam, theo khe Ba Lát đến ngã ba giữa khe Ba Lát với suối cạn, đây là điểm đặc trưng số 3 (điểm có toạ độ X = 1 982 265; Y = 48 632 115). Đoạn này dài 2.250 m.
Đoạn 4. Từ điểm đặc trưng số 3, theo hướng Đông Nam tuyến địa giới hành chính đi theo phân thuỷ qua đỉnh núi có độ cao 248 m, chuyển hướng Đông Bắc và sau là Đông Nam đi theo phân thuỷ qua đỉnh núi có độ cao 130 m đến đỉnh núi (không tên), đây là điểm đặc trưng số 4 (điểm có toạ độ X = 1 980 850; Y = 48 635 765). Đoạn này dài 4.800 m.
- 1 Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2019 về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng tại hai khu vực do lịch sử để lại do Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1571/QĐ-TTg năm 2006 về việc xác định tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật Đất đai 2003
- 1 Quyết định 1571/QĐ-TTg năm 2006 về việc xác định tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2019 về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng tại hai khu vực do lịch sử để lại do Chính phủ ban hành