Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 953/QĐ-TCTK

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH THU THẬP THÔNG TIN VỀ DU LỊCH NĂM 2022

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1793/QĐ-BKHĐT ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định tiến hành điều tra thống kê được phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2022 của Tổng cục Thống kê;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch năm 2022 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Giao Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, các đơn vị có liên quan của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện điều tra đúng Phương án quy định.

Điều 3. Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê, Vụ trưởng Vu Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục Thống kê;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VT, TTDL(10).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hương

 

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH THU THẬP THÔNG TIN VỀ DU LỊCH NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 953/QĐ-TCTK ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

1. Mục đích điều tra

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch là điều tra mẫu thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm mục đích:

- Thu thập thông tin chung của hộ và cá nhân trong hộ gia đình về tổng mức chi tiêu và những khoản chi tiêu chủ yếu của người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài, làm cơ sở tính mức chi tiêu bình quân chung cho một lượt khách đi du lịch và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Việt Nam.

- Phục vụ biên soạn một số chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch,., đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến lược, quy hoạch vùng và chính sách phát triển du lịch của các cấp, các ngành.

2. Yêu cầu điều tra

- Thực hiện điều tra đúng các nội dung quy định trong Phương án.

- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê.

- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; bảo đảm tính so sánh quốc tế.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

1. Phạm vi Điều tra

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch năm 2022 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là tỉnh).

2. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là thành viên của hộ gia đình đi du lịch trong nước và nước ngoài; không bao gồm những người đi ra nước ngoài với mục đích lao động kiếm tiền, học tập.

3. Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra là các hộ gia đình cố thành viên là người Việt Nam đi du lịch trong nước và/hoặc nước ngoài trong năm 2021.

III. LOẠI ĐIỀU TRA

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch năm 2022 là điều tra chọn mẫu. Dự kiến số lượng mẫu điều tra trên toàn quốc của các hộ có thành viên đi du lịch trong nước là 12600 hộ và các hộ có thành viên đi du lịch nước ngoài là 6300 hộ. Phương pháp chọn mẫu được quy định chi tiết trong Phụ lục I.

IV. THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Thời gian Điều tra

Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn là 30 ngày (bao gồm cả thời gian di chuyển), bắt đầu từ ngày 01/7/2022 đến ngày 30/7/2022.

2. Thời kỳ thu thập thông tin

Các chỉ tiêu thời kỳ trong cuộc điều tra này là thời gian cho mỗi chuyến đi du lịch của hộ gia đình. Thời gian của chuyến đi tính từ khi thành viên hộ đi du lịch cho đến khi quay trở lại hộ. Thời gian từng chuyến đi được tính riêng vì mỗi chuyển đi gắn với số lượng thành viên, địa điểm đến, mức độ chi tiêu khác nhau.

3. Phương pháp điều tra

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại hộ. Điều tra viên (viết gọn là ĐTV) đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và nhập đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điện tử trên thiết bị di động (CAPI).

4. Người cung cấp thông tin

Thành viên hộ nắm rõ nhất các thông tin về mỗi chuyến đi du lịch trong hộ sẽ được ĐTV phỏng vấn để ghi phiếu.

V. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Nội dung điều tra

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch thu thập các thông tin sau:

- Thông tin chung về hộ và cá nhân hộ gia đình, giáo dục, nghề nghiệp.

- Thông tin về du lịch trong nước và nước ngoài của người đi du lịch:

+ Tổng mức chi tiêu và một số khoản chi tiêu chủ yếu của khách du lịch như: đi lại; ăn uống; lưu trú; tham quan; các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí; y tế, bảo vệ sức khoẻ; mua hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm,....

+ Nhận xét, đánh giá của người đi du lịch đối với chất lượng của một số dịch vụ cơ bản tại nơi đến du lịch trong nước.

2. Phiếu điều tra

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch sử dụng 2 loại phiếu điều tra sau để thu thập những thông tin:

- Phiếu 01/DLTN: Phiếu thu thập thông tin về chi tiêu cho du lịch trong nước, áp dụng đối với hộ có thành viên đi du lịch trong nước năm 2021.

- Phiếu 02/DLNN: Phiếu thu thập thông tin về chi tiêu cho du lịch nước ngoài, áp dụng đối với hộ có thành viên đi du lịch nước ngoài năm 2021.

Mẫu phiếu quy định tại Phụ lục II.

VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch sử dụng các danh mục và bảng phân loại thống kê sau:

1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và những thay đổi đã được Tổng cục Thống kê cập nhật đến ngày 31/12/2021.

2. Danh mục các nước và vùng, lãnh thổ phân theo khu vực địa lý ban hành kèm theo phương án.

3. Danh mục giáo dục, đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

1. Quy trình xử lý thông tin

Thông tin trên phiếu điện tử được ĐTV hoàn thành và gửi về máy chủ của Tổng cục Thống kê thông qua đường truyền dữ liệu trực tuyến ngay trong quá trình điều tra thực địa. Dữ liệu được kiểm tra, nghiệm thu (duyệt) bởi các giám sát viên (viết gọn là GSV) huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (viết gọn là GSV cấp huyện), GSV cấp tỉnh và GSV cấp Trung ương.

2. Tổng hợp kết quả điều tra

Kết quả Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch được tổng hợp phục vụ tính các chỉ tiêu về thông tin du lịch trong nước và ra nước ngoài của người Việt Nam; thông tin xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ thuộc các danh mục chỉ tiêu thống kê: Quốc gia, ASEAN và biên soạn báo cáo năm như: số ngày đi du lịch bình quân 1 lượt khách, chi tiêu bình quân 1 lượt khách, chi tiêu bình quân 1 ngày khách,...

VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA[1]

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Đơn vị
phụ trách

1

Xây dựng Quyết định và Phương án điều tra

Tháng 7 - 8/2021

Cục TTDL

2

Thiết kế và hoàn thiện phiếu điều

Tháng 7 - 8/2021

Cục TTDL, Vụ TMDV

3

Xây dựng sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ

Tháng 8 - 9/2021

Cục TTDL, Vụ TMDV

4

Xây dựng các chương trình phần mềm điều tra

Tháng 01 - 3/2022

Cục TTDL

5

In ấn tài liệu phục vụ tập huấn tại địa phương

Tháng 02/2022

CTK

6

Xây dựng, tính toán các biểu trung gian

Tháng 02/2022

Vụ TMDV, Cục TTDL

7

Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cấp Trung ương, cấp tỉnh

Tháng 02 - 3/2022

Cục TTDL, VPTC, CTK

8

Xây dựng quy trình chọn mẫu họ điều tra

Tháng 02/2022

CTK, Chi cục TK

9

Thu thập thông tin tại địa bàn

Tháng 7/2022

Cục TTDL, Vụ TMDV

10

Xử lý số liệu điều tra

Tháng 8 - 9/2022

Cục TTDL, Vụ TMDV

11

Tổng hợp số liệu biểu đầu ra của cuộc điều tra

Tháng 10/2022

Cục TTDL, Vụ TMDV

12

Biên soạn báo cáo kết quả chủ yếu của cuộc điều tra

Tháng 11/2022

Vụ TMDV

13

Tổ chức in, xuất bản và phát hành báo cáo kết quả điều tra

Tháng 12/2022

VPTC, Vụ KHTC, Nhà Xuất bản Thống kê

IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA

1. Công tác chuẩn bị

a. Chọn mẫu hộ Điều tra

Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (viết gọn là Cục TTDL) xác định các hộ gia đình có thành viên đi du lịch trong nước và nước ngoài năm 2021 dựa trên dữ liệu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2022, hướng dẫn thực hiện bổ sung hộ gia đình có thành viên đi du lịch trong năm 2021 từ các công ty lữ hành. Trên cơ sở đó hoàn thiện danh sách các hộ điều tra mẫu để thực hiện điều tra.

b. Tập huấn nghiệp vụ điều tra

Tập huấn nghiệp vụ điều tra được thực hiện ở 02 cấp: cấp Trung ương và cấp tỉnh. Mỗi cấp tập huấn trong 02 ngày (trong đó: 01 ngày giới thiệu phương án điều tra, hướng dẫn nghiệp vụ và 01 ngày hướng dẫn sử dụng thiết bị điều tra phiếu điện tử CAPI và Trang Web điều hành tác nghiệp).

- Cấp Trung ương: Cục TTDL chủ trì phối hợp với Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (viết gọn là Vụ TMDV) và các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn cho các giảng viên và GSV cấp tỉnh.

- Cấp tỉnh: Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là Cục Thống kê cấp tỉnh) chủ trì tổ chức tập huấn cho ĐTV và GSV cấp huyện.

c. Tài liệu điều tra

Tài liệu điều tra bao gồm các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm, hướng dẫn kiểm tra, giám sát,... do Tổng cục Thống kê biên soạn; Cục Thống kê cấp tỉnh chủ động in và phân phối tại địa phương bảo đảm đủ, đúng thời gian quy định.

d. Chương trình phần mềm

Chương trình phần mềm sử dụng trong điều tra bao gồm: chương trình điều tra trên máy tính bảng và điện thoại thông minh (CAPI); chương trình quản lý giám sát, kiểm tra và duyệt phiếu điều tra điện tử; chương trình tổng hợp nhanh kết quả điều tra được thực hiện trên Trang Web điều hành tác nghiệp cho GSV các cấp.

2. Công tác điều tra thực địa

Cục Thống kê cấp tỉnh chỉ đạo Chi cục Thống kê huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (viết gọn là Chi cục Thống kê cấp huyện) tổ chức điều tra thu thập thông tin tại địa bàn, bảo đảm việc thu thập thông tin thực hiện tại hộ được chọn điều tra, đúng yêu cầu chất lượng và thời gian quy định.

3. Công tác kiểm tra, giám sát

Hoạt động kiểm tra, giám sát tập trung vào quá trình điều tra tại địa bàn, kiểm tra và duyệt phiếu trên Trang Web điều hành tác nghiệp. Quy trình kiểm tra, giám sát được thực hiện như sau:

a) Đối với GSV cấp huyện: thực hiện kiểm tra, giám sát và duyệt số liệu của các ĐTV được phân công phụ trách với các nhiệm vụ chính sau:

- Kiểm tra, đảm bảo ĐTV tiến hành thu thập thông tin đúng hộ, đúng địa bàn, phỏng vấn trực tiếp và đúng đối tượng điều tra, tiến độ điều tra.

- Kiểm tra chất lượng thông tin, thông báo cho ĐTV những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh để hoàn thành phiếu.

- Duyệt toàn bộ các phiếu điều tra tại các địa bàn được phân công giám sát khi đã hoàn thành điều tra và hoàn thiện sửa lỗi.

- Thông báo cho ĐTV những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý hoặc trả lời những câu hỏi của ĐTV liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng thiết bị thông minh;

- Trao đổi với GSV cấp tỉnh về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh hoặc những vấn đề kỹ thuật sử dụng thiết bị thông minh trong quá trình điều tra để thống nhất thực hiện.

b) Đối với GSV cấp tỉnh: thực hiện kiểm tra, giám sát và duyệt số liệu tại các địa bàn điều tra trong tỉnh được phân công phụ trách với các nhiệm vụ chính sau:

- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của ĐTV; tiến độ điều tra tại các địa bàn trong mỗi huyện được phân công phụ trách.

- Kiểm tra chất lượng thông tin trên phiếu điều tra khi chương trình kiểm tra báo lỗi phiếu điều tra của các hộ và thông báo tới GSV cấp huyện về những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh lại để hoàn thành phiếu; duyệt số liệu theo sự phân công.

- Thông báo cho GSV cấp huyện những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý; trả lời những câu hỏi của GSV cấp huyện liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng thiết bị thông minh.

- Trao đổi với GSV cấp Trung ương về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh hoặc những vấn đề kỹ thuật sử dụng thiết bị thông minh trong quá trình điều tra để thống nhất thực hiện tại địa phương.

c) Đối với GSV cấp Trung ương: thực hiện kiểm tra, giám sát với các nhiệm vụ chính sau:

- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của ĐTV thông qua các phiếu điều tra đã được GSV cấp tỉnh duyệt.

- Kiểm tra chất lượng thông tin trên phiếu điều tra khi chương trình kiểm tra báo lỗi phiếu điều tra của các hộ và thông báo tới GSV cấp tỉnh về những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh lại để hoàn thành phiếu; duyệt số liệu các tỉnh được phân công giám sát.

- Thông báo cho GSV cấp tỉnh những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý, trả lời những câu hỏi của GSV cấp tỉnh liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng thiết bị thông minh để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

4. Xử lý thông tin

Cục TTDL chủ trì, phối hợp với Vụ TMDV thực hiện tính các biểu trung gian, tính toán các chỉ tiêu suy rộng; thực hiện tổng hợp số liệu biểu đầu ra theo yêu cầu của Vụ TMDV.

Vụ TMDV biên soạn các chỉ tiêu trung gian, chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng phục vụ biên soạn báo cáo phân tích kết quả điều tra.

5. Chỉ đạo thực hiện

a. Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê:

Chủ trì, phối hợp với Vụ TMDV và các đơn vị liên quan xây dựng phương án điều tra; xây dựng phần mềm điều tra, xử lý kết quả điều tra; trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát điều tra ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chọn điều tra; tổng hợp kết quả cuộc điều tra.

b. Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ:

Chủ trì thực hiện xây dựng biểu trung gian, biểu đầu ra điều tra, phân tích số liệu, biên soạn báo cáo kết quả điều tra.

c. Vụ Kế hoạch tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Cục TTDL dự trù và bảo đảm kinh phí điều tra; hướng dẫn định mức chi tiêu cho các đơn vị sử dụng kinh phí điều tra; cấp phát kinh phí; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được cấp và duyệt báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị.

d. Văn phòng Tổng cục Thống kê:

Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn cấp Trung ương, thực hiện công tác giám sát, biên soạn, phát hành báo cáo kết quả điều tra.

đ. Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê:

Chủ trì, tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra cuộc điều tra theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được phê duyệt.

e. Cục Thống kê cấp tỉnh:

Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai cuộc điều tra, kiểm tra, làm sạch dữ liệu đối với thông tin thu thập từ phiếu điều tra trong phạm vi phụ trách.

Cục trưởng Cục Thống kê cấp tinh chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về chất lượng thông tin điều tra và quản lý, sử dụng kinh phí điều tra thuộc địa phương minh.

Trong thời gian điều tra, Cục Thống kê cấp tỉnh phân công người đã được tập huấn nghiệp vụ trực tiếp đến từng địa bàn kiểm tra, giám sát quá trình thu thập thông tin.

Để tạo sự ủng hộ của các cấp, các ngành và người dân đối với cuộc điều tra, Cục Thống kê cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân các cấp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều tra.

g. Chỉ Cục Thống kê cấp huyện:

Cổ nhiệm vụ hướng dẫn ĐTV thực hiện nhiệm vụ; tham gia giám sát công tác điều tra ở địa bàn; kiểm tra số liệu phiếu điều tra theo phân công của Cục Thống kê cấp tỉnh.

X. KINH PHÍ ĐIỀU TRA

Kinh phí Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch năm 2022 do Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các quy định có liên quan.

Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra theo đúng quy định của văn bản hiện hành.

Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch năm 2022 theo đúng nội dung của Phương án điều tra, văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và các chế độ tải chính hiện hành./.

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin du lịch 2022

1. Giới thiệu

Các hộ có thành viên đi du lịch trong nước, nước ngoài không thể nhận diện bằng quan sát trực tiếp như các cuộc điều tra khác dẫn đến việc lập danh sách để chọn mẫu cho cuộc điều tra khó khăn. Xác định hộ gia đình có thành viên đi du lịch cần dựa vào một cuộc khảo sát thực tế tại địa bàn trước đó. Vì vậy việc lập danh sách hộ gia đình có thành viên đi du lịch trong nước, nước ngoài được lồng ghép và kế thừa kết quả Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2022 (viết gọn là Điều tra BĐDS 2022).

2. Mẫu Điều tra BĐDS 2022

Điều tra BĐDS 2022 là điều tra chọn mẫu. Quy mô mẫu được phân bổ bảo đảm mức độ đại diện của các chỉ tiêu thống kê cho cấp tỉnh và phân tổ theo thành thị, nông thôn. Mẫu Điều tra BĐDS 2022 gồm 305.600 hộ tại 7.640 địa bàn điều tra (viết gọn là ĐBĐT).

Mẫu Điều tra BĐDS 2022 là mẫu phân tầng hai giai đoạn, được thiết kế như sau:

Giai đoạn 1: Chọn địa bàn mẫu

Danh sách các địa bàn của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là tỉnh) tạo thành một tầng chính, được chia ra hai tầng thứ cấp là thành thị và nông thôn. Ở giai đoạn này, danh sách ĐBĐT của từng tỉnh được chọn từ dàn mẫu chủ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được cập nhật danh sách thôn, xóm, ấp, bản, tổ dân phố trong quý I/2022 và được chia thành hai dàn mẫu độc lập cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn; thực hiện chọn các ĐBĐT theo phương pháp xác suất tỷ lệ với quy mô hộ của địa bàn. Việc chọn ĐBĐT do Tổng cục Thống kê thực hiện.

Giai đoạn 2: Chọn hộ

Tại các địa bàn điều tra đã được chọn ở Giai đoạn 1, thực hiện rà soát, cập nhật danh sách toàn bộ các hộ của địa bàn và tiến hành chọn 40 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để thực hiện thu thập thông tin.

3. Phương pháp chọn mẫu Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin du lịch 2022

3.1. Lập danh sách các hộ có thành viên đi du lịch trong năm 2021

Việc lập danh sách các hộ gia đình có thành viên đi du lịch trong năm 2021, dựa trên kết quả điều tra BĐDS năm 2022.

Địa bàn điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch cũng chính là địa bàn của BĐDS 2022. Tại mỗi địa bàn Điều tra BĐDS 2022, 40 hộ được chọn điều tra sẽ trả lời câu hỏi Q8 để xác định hộ có thành viên đi du lịch trong năm dương lịch 2021 hay không. Nếu có sẽ hỏi rõ đi du lịch trong nước hay nước ngoài.

Q8. Trong năm dương lịch 2021, hộ ông/bà có thành viên nào đi du lịch không?

CÓ .......................................... 1

Đi du lịch trong nước .............. A

Đi du lịch nước ngoài ............. B

KHÔNG .................................. 2

Kết quả trả lời của câu Q8 trong Điều tra BĐDS 2022 cho phép lập thành 02 danh sách các hộ có thành viên: đi du lịch trong nước và đi du lịch nước ngoài trong năm 2021. Một hộ gia đình vừa có thành viên đi du lịch trong nước vừa có thành viên đi du lịch nước ngoài sẽ được tính làm 2 hộ và thực hiện điều tra cả 2 loại phiếu điều tra (Phiếu 01/DLTN và Phiếu 02/DLNN) đối với hộ này.

3.2. Phân bổ số lượng hộ điều tra

Cục Thống kê cấp tỉnh căn cứ vào 02 danh sách được lập từ kết quả Điều tra BĐDS 2022 (danh sách các hộ có thành viên đi du lịch trong nước và danh sách các hộ có thành viên đi du lịch nước ngoài) phân bổ số lượng các hộ theo loại phiếu điều tra. Căn cứ số lượng được phân bổ, dự kiến mỗi tỉnh thực hiện điều tra 200 phiếu du lịch trong nước và 100 phiếu du lịch nước ngoài.

Trường hợp kết quả Điều tra BĐDS 2022 không đủ số mẫu như dự kiến, Cục Thống kê cấp tỉnh thực hiện bổ sung các hộ điều tra bằng cách sử dụng danh sách khách đi du lịch trong năm dương lịch 2021 từ nguồn các công ty lữ hành để rà soát và bổ sung mẫu điều tra.

PHÂN BỔ SỐ LƯỢNG PHIẾU TRA

Đơn vị tính: Phiếu

STT

Tên tỉnh, thành phố

Phiếu 01/DLTN(1)

Phiếu 02/DLNN(2)

 

Toàn quốc

12600

6300

1

Hà Nội

200

100

2

Hà Giang

200

100

3

Cao Bằng

200

100

4

Bắc Kạn

200

100

5

Tuyên Quang

200

100

6

Lào Cai

200

100

7

Điện Biên

200

100

8

Lai Châu

200

100

9

Sơn La

200

100

10

Yên Bái

200

100

11

Hòa Bình

200

100

12

Thái Nguyên

200

100

13

Lạng Sơn

200

100

14

Quảng Ninh

200

100

15

Bắc Giang

200

100

16

Phú Thọ

200

100

17

Vĩnh Phúc

200

100

18

Bắc Ninh

200

100

19

Hải Dương

200

100

20

Hải Phòng

200

100

21

Hưng Yên

200

100

22

Thái Bình

200

100

23

Hà Nam

200

100

24

Nam Định

200

100

25

Ninh Bình

200

100

26

Thanh Hóa

200

100

27

Nghệ An

200

100

28

Hà Tĩnh

200

100

29

Quảng Bình

200

100

30

Quảng Trị

200

100

31

Thừa Thiên Huê

200

100

32

Đà Nẵng

200

100

33

Quảng Nam

200

100

34

Quảng Ngãi

200

100

35

Bình Định

200

100

36

Phú Yên

200

100

37

Khánh Hòa

200

100

38

Ninh Thuận

200

100

39

Bình Thuận

200

100

40

Kon Tum

200

100

41

Gia Lai

200

100

42

Đắk Lắk

200

100

43

Đắk Nông

200

100

44

Lâm Đồng

200

100

45

Bình Phước

200

100

46

Tây Ninh

200

100

47

Bình Dương

200

100

48

Đồng Nai

200

100

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

200

100

50

Hồ Chí Minh

200

100

51

Long An

200

100

52

Tiền Giang

200

100

53

Bến Tre

200

100

54

Trà Vinh

200

100

55

Vĩnh Long

200

100

56

Đồng Tháp

200

100

57

An Giang

200

100

58

Kiên Giang

200

100

59

Cần Thơ

200

100

60

Hậu Giang

200

100

61

Sóc Trăng

200

100

62

Bạc Liêu

200

100

63

Cà Mau

200

100

(1) Phiếu 01/DLTN: Thông tin về chi tiêu cho du lịch trong nước

(2) Phiếu 02/DLNN: Thông tin về chi tiêu cho du lịch nước ngoài



[1] Các chữ viết tắt trong bảng: TMDV: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê; Vụ TMDV: Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ; VPTC: Văn phòng Tổng cục Thống kê; Vụ KHTC: Vụ Kế hoạch tài chính; CTK: Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục TK: Chi Cục Thống kê huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.