Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 965/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4666/TTr-BKHĐT ngày 12 tháng 7 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định:

Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về Quy hoạch và pháp luật về Bảo vệ môi trường.

2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định, gồm: Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng, Chuyên gia phản biện và Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

3. Thành phần Hội đồng thẩm định:

a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

b) Thành viên Hội đồng thẩm định:

- Bộ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;

- Tổng Thanh tra Chính phủ;

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;

- Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;

- Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương;

- Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thái Nguyên, Nghệ An, Đắk Lắk.

c) Các chuyên gia phản biện với tư cách là Ủy viên Hội đồng:

- Chuyên gia phản biện quy hoạch, bao gồm:

Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Giáo sư, Tiến sỹ Đào Xuân Học - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Chu Hồi - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; Thành viên Ban Chỉ đạo Diễn đàn Đại dương toàn cầu;

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam;

Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh - Nguyên Hiệu trưởng Trường Kiến Trúc Hà Nội;

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Tiến sỹ Cao Viết Sinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Tiến sỹ Dương Đình Giám - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương;

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

- Chuyên gia phản biện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch, bao gồm:

Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Xuân Cơ - Ủy viên thường vụ Trung ương Hội Kinh tế Môi trường, Ủy viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường;

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thanh Ca - Đại học Tài nguyên và Môi trường;

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hoàng Hoa - Đại học Thủy lợi;

Tiến sỹ Hoàng Văn Thắng - Nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội;

Tiến sỹ Phạm Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Nguyên Phó Vụ trưởng, Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định. Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định được sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình hoạt động.

5. Hoạt động của Hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội quyết định.

6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định được bố trí trong chi phí lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật Bảo vệ môi trường, pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chuyên gia phản biện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu VT, CN (2).

THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính