ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/2015/QĐ-UBND | Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 31 tháng 12 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Quảng cáo được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 154/TTr-SVHTTDL ngày 03 tháng 12 năm 2015 và Báo cáo thẩm định số 2023/BC-STP ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 4 chương, 13 điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Quy định này điều chỉnh phạm vi hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; quy định cụ thể các phương tiện quảng cáo bao gồm bảng quảng cáo, băng rôn (ngang, dọc); bảng quảng cáo dạng chữ, hộp đèn, bảng chỉ dẫn, màn hình chuyên quảng cáo, công trình quảng cáo; đoàn người thực hiện quảng cáo; các vật thể có yếu tố quảng cáo dưới dạng mặt phẳng, hình khối, biểu tượng, hình tượng được đặt ở ngoài trời, nơi công cộng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và trách nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
2. Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
3. Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.
4. Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo.
5. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.
6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
7. Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
8. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
9. Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.
10. Thời lượng quảng cáo là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; thời gian quảng cáo trong tổng thời gian của một chương trình văn hóa, thể thao; thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
11. Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặt báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, xuất bản phẩm, bảng quảng cáo, phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáo tương tự.
12. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
13. Màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự.
Điều 4. Nguyên tắc chung trong hoạt động quảng cáo
1. Tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo, hoạt động đầu tư xây dựng có yếu tố kinh doanh quảng cáo, đảm bảo phù hợp với quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt và các quy định có liên quan.
2. Thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo và cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo dựa trên cơ sở quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; riêng các trường hợp đặc biệt (nếu có) phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
3. Hoạt động quảng cáo không sinh lời hoặc có mục đích sinh lời trên phương tiện quảng cáo (trừ màn hình chuyên quảng cáo) phải thực hiện thủ tục thông báo nội dung quảng cáo theo quy định pháp luật tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi sự cố do phương tiện quảng cáo không an toàn của mình gây ra.
Điều 5. Đối với các phương tiện quảng cáo
1. Bao gồm các phương tiện quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn với công trình xây dựng có sẵn.
2. Phương tiện để thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên nhiều chất lượng và kích thước khác nhau, bao gồm bảng, biển, panô, hộp đèn được treo, lắp đặt độc lập hoặc gắn với công trình xây dựng có sẵn.
3. Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
5. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
a) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
b) Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.
6. Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.
7. Băng rôn treo ngoài trời:
a) Không được treo ngang qua đường giao thông; không treo trên tượng đài, bia tưởng niệm, biểu tượng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
b) Băng-rôn treo ngoài trời và các nội dung in trên băng rôn phải đảm bảo độ gắn kết bền chắc chịu được mưa, nắng, sức gió, an toàn, thẩm mỹ;
c) Vị trí treo:
- Đối với băng rôn ngang: treo trên các vị trí cố định trên các tuyến đường trong nội thành, nội thị.
- Đối với băng-rôn dọc: treo trên các cột đèn chiếu sáng trong dải phân cách và cột đèn chiếu sáng ở lề đường (phải được chấp thuận của cơ quan chủ quản khi treo).
8. Đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo.
1. Đoàn người thực hiện quảng cáo phải tuân theo các quy định sau:
a) Đoàn người thực hiện quảng cáo là đoàn người có từ ba người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông;
b) Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đã thông báo.
2. Hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác phải tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
9. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo rao vặt bao gồm:
a) Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng;
b) Quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã.
10. Bảng quảng cáo giới thiệu, thông tin nội dung dự án (dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) phải thực hiện theo quy định của pháp luật:
a) Trường hợp đặt bảng quảng cáo trong khuôn viên dự án: phải làm hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Trường hợp đặt bảng quảng cáo ngoài phạm vi (khuôn viên) của dự án: hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, tiếp nhận phải kèm theo văn bản xác định về vị trí dựng bảng quảng cáo:
- Dựng trên đất công: phải có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố sở tại (kèm theo hồ sơ thủ tục theo quy định pháp luật).
- Dựng trên đất của tổ chức, cá nhân: phải có sự đồng ý của chủ sở hữu (kèm hồ sơ sở hữu đất theo quy định pháp luật).
Đồng thời đảm bảo các điều kiện về môi trường cảnh quan, không vi phạm lộ giới an toàn giao thông, không che chắn tầm nhìn, không vi phạm hành lang an toàn lưới điện và các quy định khác có liên quan.
Điều 6. Đối với công trình quảng cáo
1. Màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên; biển hiệu và bảng quảng cáo gắn vào các công trình xây dựng sẵn có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên; bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo.
2. Vật thể quảng cáo dạng hình tượng, biểu tượng có diện tích tổng thể từ 20m2 trở lên, được đặt ngoài trời, nơi công cộng phải được Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện theo chức năng, thẩm quyền quy định.
3. Trường hợp tại vị trí hoặc vật thể quảng cáo có yêu cầu thẩm mỹ cao, Sở Xây dựng chủ trì, thành lập Hội đồng thẩm định (gồm đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan) để xem xét, thẩm định và thống nhất ý kiến trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi cấp phép xây dựng công trình quảng cáo.
a) Điều kiện cơ bản để xem xét, thẩm định:
- Phù hợp với chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc quy hoạch quảng cáo ngoài trời, quy hoạch đô thị và quy hoạch dự án (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yếu tố thẩm mỹ và mỹ quan đô thị, nhất là tại các vùng, điểm, khu vực cảnh quan quan trọng.
- Đảm bảo yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật tại Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng.
1. Khuyến khích các hoạt động quảng cáo:
a) Quảng cáo theo phương thức xã hội hóa hoặc phúc lợi, kết hợp với đầu tư các công trình làm đẹp đường phố gắn với bảng quảng cáo, hộp đèn;
b) Quảng cáo bằng các phương tiện công nghệ hiện đại, vật liệu bền, an toàn; hình thức sinh động, hấp dẫn, sản phẩm quảng cáo có tính an toàn xã hội và thẩm mỹ cao.
2. Khu vực ưu tiên dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động thực hiện nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lời:
a) Các trung tâm hành chính tỉnh, các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn;
b) Khu vực quảng trường, tượng đài, bảo tàng, nhà truyền thống, công viên, khu vui chơi giải trí, khu vực các trường học; dải phân cách các đường phố;
c) Các điểm nút giao thông có vòng xuyến, có cột đèn và bảng tín hiệu; khu vực tiếp giáp với các tỉnh.
3. Khu vực không quảng cáo thương mại:
Trong phạm vi khuôn viên của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; khu di tích lịch sử - văn hóa; di tích cách mạng; khuôn viên nơi đặt tượng; bia tưởng niệm và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Quảng cáo nội y trên những tượng người mẫu bằng nhựa, trưng bày trong các shop thời trang và nhà may chỉ được quảng cáo, trưng bày trong phạm vi cơ sở sản xuất kinh doanh, phía trong các cửa hàng, shop thời trang và cơ sở may.
5. Cấm dán, phát tờ rơi, áp phích trên đường phố và khu vực công cộng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn toàn tỉnh;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn theo quy định tại Điều 29 của Luật Quảng cáo;
c) Tổ chức triển khai thực hiện việc in ấn tài liệu, niêm yết, công bố công khai Quy hoạch hoạt động quảng cáo và Quy định quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn toàn tỉnh;
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về việc xây dựng công trình quảng cáo ngoài trời.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Thực hiện quản lý và hướng dẫn quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và hướng dẫn thực hiện quảng cáo trên phương tiện màn hình, bảng điện tử chuyên dùng quảng cáo ngoài trời theo quy định pháp luật.
3. Hướng dẫn và thực hiện quảng cáo trên phương tiện màn hình, bảng điện tử chuyên dùng quảng cáo ngoài trời theo quy định pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quản lý.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn; đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương.
3. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin và các phòng chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ với phòng chuyên môn và Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng trong công tác quản lý nhà nước và kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động quảng cáo tại địa bàn; tổ chức kiểm tra, tham mưu xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
2. Tham gia kiểm tra hoạt động quảng cáo tại địa phương khi có yêu cầu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thành phố, Phòng Quản lý đô thị thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.
3. Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về hoạt động quảng cáo tại địa bàn xã (phường, thị trấn) theo đúng thẩm quyền và quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Quy định này và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực quảng cáo, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo theo đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về các sai phạm trong hoạt động quảng cáo tại lĩnh vực, địa bàn do mình quản lý.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy định này phù hợp, đúng quy định pháp luật./.
- 1 Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
- 4 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 5 Thông tư 19/2013/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Luật Quảng cáo 2012
- 7 Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 11 Quyết định 59/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động quảng cáo-cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8 Quyết định 59/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động Quảng cáo - Cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 11 Quyết định 59/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động quảng cáo-cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Quyết định 59/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động Quảng cáo - Cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng