UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 982/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 25 tháng 5 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG TRẠM BƠM ĐIỆN QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Biên bản thẩm định số 05/BB-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 2128/UBND-TH ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc trích biên bản họp Thành viên UBND tỉnh lệ kỳ tháng 8 năm 2011, trong đó có thông qua báo cáo Quy hoạch hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 23 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ tỉnh Bến Tre đến năm 2020, với nội dung chính sau:
Mục tiêu chung:
Mục tiêu lâu dài của nghiên cứu quy hoạch hệ thống trạm bơm điện tỉnh Bến Tre là nhằm xác định hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ có tính khả thi cao cho tỉnh Bến Tre; đề xuất giải pháp và các bước thực hiện trên cơ sở nguồn tài chính và các nguồn lực xã hội khác; kết hợp xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng hoàn chỉnh để chủ động tưới tiêu, thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp tạo nền tảng cho xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững có tính đến những tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các đối tượng nghiên cứu đến 2020 có xét đến ảnh hưởng biến đổi khí hậu của khu vực.
- Phân tích, đánh giá những tồn tại của các trạm bơm đã xây dựng trong tỉnh làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực hiện quy hoạch.
- Đề xuất xây dựng hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ (diện tích phục vụ khoảng từ 100ha ÷ 300ha/trạm) trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu phát triển của địa phương cũng như phù hợp với quy hoạch chung của đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất giải pháp và trình tự thực hiện dự án theo các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và khả năng huy động vốn đối ứng của người dân.
- Phát triển các trạm bơm điện vừa và nhỏ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch thuỷ lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh, nhằm chủ động trong việc cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
- Kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển lưới điện ở cấp tỉnh, địa phương và phối hợp hài hoà với các sở, ban ngành, các đoàn thể và các cấp.
- Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi công trình theo hướng bền vững.
- Khai thác lợi dụng tổng hợp, hợp lý thống nhất hệ thống công trình thuỷ lợi, hệ thống lưới điện không chia cắt theo địa giới hành chính.
- Phát triển trạm bơm điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng cây trồng (lúa, ngô, rau màu, nuôi thuỷ sản...) nhằm: Hạ giá thành trong sản xuất.
- Phát triển trạm bơm điện đi đôi với phát triển lưới điện sẽ tạo điều kiện cho phát triển các ngành nghề khác nhau như: Xay xát, cơ khí sửa chữa nhỏ, tiểu thủ công nghiệp... góp phần xây dựng nông thôn mới theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Kết hợp xây dựng trạm bơm điện và các công trình thuỷ lợi như: Kênh mương nội đồng, cống, đê bao, lưới điện... sẽ tạo điều kiện nâng cao khả năng chủ động tưới tiêu và mức bảo đảm an toàn trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giảm thiểu tổn thất.
- Chú trọng phát triển trạm bơm điện cho những vùng khó khăn về nguồn nước tưới, về kinh tế, vùng sâu xa, vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh, gắn với các chính sách xã hội để tạo điều kiện cho nhân dân tiếp nhận được các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần thực hiện thành công chương trình giảm nghèo, định canh định cư và chương trình “Tam nông” của Đảng và Nhà nước.
- Trong những năm trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng các trạm bơm điện tại các vùng đã rõ về quy hoạch phát triển, đã hoàn thiện bờ bao, vùng có nguồn nước đảm bảo và vùng có lưới điện trung thế 3 pha.
- Tăng cường xã hội hoá về đầu tư và quản lý, sử dụng các trạm bơm nhằm nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân trong vùng, đảm bảo sử dụng hiệu quả và lâu bền các công trình.
- Sử dụng nước từ trạm bơm điện cần có tính tập thể cao là tiền đề cho việc chuyển đổi phương thức sản xuất cá thể, manh mún, từng bước tiến tới sản xuất hợp tác, dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất để đi lên sản xuất lớn; góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn mới.
a) Hệ thống trạm bơm tưới:
* Nâng cấp trạm bơm hiện có
Hiện nay, trạm bơm Phú Khương đang hoạt động có hiệu quả và tưới cho 120ha lúa và màu. Tuy nhiên do trạm bơm Phú Khương xây dựng đã lâu và phần nào đã xuống cấp. Để trạm bơm còn hoạt động tốt thì hằng năm cần phải nâng cấp và tiến hành nạo vét.
* Xây dựng trạm bơm điện mới
Các trạm bơm tưới cần được xây dựng trong vùng quy hoạch như sau:
- Huyện Ba Tri: TB kênh Cầu Vĩ - An Thuỷ, TB R. Đường Tắc - Bảo Thuận, TB Rừng Cóc - Bảo Thuận.
- Huyện Thạnh Phú: TB tưới kênh Phụ Nữ - Hoà Lợi, TB tưới kênh Cầu Tàu -Phú Khánh, TB tưới kênh Xáng - Tân Phong, TB tưới kênh Tổng Cang - Quới Điền, TB tưới kênh Thuỷ Lợi - Thới Thạnh, TB tưới kênh Chín Thước - Mỹ Hưng, TB tưới Vàm Giồng Miễu - Thị Trấn - An Thạnh.
- Huyện Bình Đại: TB K. Năm Đà - Châu Hưng - Vang Qưới Tây - Phú Thuận, TB K. Đìa Tre - Phú Thuận, TB tưới kênh Ông Xuyên - Phú Long, TB tưới kênh Ba Khải - Thới Lai.
- Huyện Giồng Tôm: TB Tân Lợi Thạnh.
- Huyện Châu Thành: TB tưới kênh Thương Binh - Hữu Định.
b) Hệ thống trạm bơm tiêu:
Hiện tại trong vùng quy hoạch có một số vị trí ngập cục bộ, các vị trí này chủ yếu ngập do địa hình thấp trũng (tuy không nhiều) cùng với sự bồi lắng của các hệ thống kênh rạch làm cho sự tiêu thoát nước vào mùa mưa khó khăn. Tuy nhiên, với biên độ triều lớn (từ 1,5 ÷ 2,0m) và việc đầu tư nạo vét kênh, rạch đồng thời hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi nội đồng thì có thể giải quyết các vị trí ngập úng cục bộ này.
Mặt khác, hàng năm tỉnh Bến Tre đã phân ra một nguồn vốn nhằm nạo vét, nâng cấp hệ thống kênh rạch hiện có cũng như công trình thuỷ lợi. Vì vậy, việc xây dựng trạm bơm tiêu tuy rất hiệu quả trong việc tiêu nước nhưng không cần thiết.
Số TT | Trạm bơm tưới | Vị trí xây dựng | QTK | HTK | Máy bơm | Số máy |
1 | TB tưới kênh Cầu Vĩ - An Thuỷ | Cống Cầu Vĩ (rạch Bà Hiền ) | 0,24 | 3,98 | 10HTD-80 | 3 |
2 | TB tưới kênh Phụ Nữ - Hoà Lợi | Kênh Phụ Nữ giao với kênh Sườn | 0,24 | 3,98 | 10HTD-80 | 2 |
3 | TB tưới kênh Cầu Tàu - Phú Khánh | Kênh Cầu Tàu | 0,20 | 4,3 | 10HTD-80 | 2 |
4 | TB tưới kênh Xáng -Tân Phong | Kênh Tổng Can giao với kênh Xáng | 0,30 | 3,7 | 10HTD-80 | 3 |
5 | TB tưới K. Năm Đà - Châu Hưng - Vang Qưới Tây - Phú Thuận | Kênh Nam Đà - Kênh Nổi - Châu Hưng | 0,28 | 3,5 | 10HTD-80 | 3 |
6 | TB tưới kênh Thương Binh - Hữu Định | Kênh Thương Binh | 0,41 | 4,3 | 10HTD-80 | 3 |
7 | TB tưới kênh Tổng Cang - Qưới Điền | Kênh Tổng Can | 0,15 | 4,1 | 10HTD-80 | 2 |
8 | TB tưới R. Đường Tắc - Bảo Thuận | Rạch Đường Tắc | 0,40 | 3,98 | 10HTD-80 | 3 |
9 | TB tưới R. Cóc - Bảo Thuận | Rạch Cóc | 0,38 | 3,98 | 10HTD-80 | 3 |
10 | TB tưới Vàm Giồng Miễu - TT - An Thạnh | Ấp Bình (kênh Giữa) | 0,30 | 3,7 | 10HTD-80 | 3 |
11 | TB tưới K. Đìa Tre - Phú Thuận | Kênh Đìa Tre - Châu Hưng | 0,19 | 3,5 | 10HTD-80 | 2 |
12 | TB tưới kênh Thuỷ Lợi - Thới Thạnh | Kênh Giữa giao với lộ Sáu Mạnh | 0,27 | 3,5 | 10HTD-80 | 2 |
13 | TB tưới kênh Chín Thước - Mỹ Hưng | Kênh Chín Thước giao với kênh Giữa | 0,14 | 4,1 | 10HTD-80 | 2 |
14 | TB tưới Tân Lợi Thạnh | Sông Hương Điểm | 0,06 | 3,5 | 10HTD-80 | 1 |
15 | TB tưới kênh Ông Xuyên - Phú Long | Kênh Ông Xuyên | 0,12 | 3,5 | 10HTD-80 | 1 |
16 | TB tưới kênh Ba Khải - Thới Lai | Kênh Ba Khải | 0,21 | 4,3 | 10HTD-80 | 2 |
5. Kinh phí và phân bổ vốn đầu tư:
* Vốn đầu tư:
Tổng kinh phí thực hiện các dự án: 148.142.930.770 đồng (một trăm bốn mươi tám tỷ, một trăm bốn mươi hai triệu, chín trăm ba chục ngàn bảy trăm bảy chục đồng). Chi tiết các hạng mục đầu tư như sau:
Số TT | Hạng mục đầu tư | Thành tiền |
1 | Hệ thống lưới điện, máy biến áp | 3.792.600.000 |
2 | Xây dựng nhà trạm, máy bơm và thiết bị | 4.493.689.000 |
3 | Xây dựng hệ thống công trình chuyển nước | 67.989.458.000 |
4 | Nạo vét kênh, đắp bờ bao | 9.127.680.000 |
5 | Chi phí khác | 10.248.411.240 |
6 | Chi phí đền bù giải toả | 25.621.028.100 |
7 | Chi phí dự phòng | 11.090.925.510 |
8 | Chi phí nâng cấp sửa chữa các trạm bơm hiện có | 15.779.138.920 |
Tổng | 148.142.930.770 |
* Nguồn vốn đầu tư:
Vốn đầu tư xây dựng trạm bơm điện được huy động từ nhiều nguồn: Vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp và nhân dân dân, khái toán: 118.729.302.670 đồng, trong đó:
- Nguồn vốn doanh nghiệp (ngành điện) xây dựng hệ thống lưới điện, trạm biến áp 3.792.600.000 đồng.
- Nguồn vốn huy động trong dân và lồng ghép từ nhiều nguồn khác sử dụng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng là 25.621.028.100 đồng.
* Phân kỳ vốn đầu tư :
- Giai đoạn 2012-2015: Triển khai xây dựng 16 trạm bơm với tổng kinh phí đầu tư là 132.363.791.850 đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: Sửa chữa và nâng cấp các trạm bơm điện hiện trạng, bao gồm: Trạm bơm điện Phú Khương và trạm bơm điện cấp nước ngọt từ hồ chứa Ba Lai. Tổng kinh phí sửa chữa và nâng cấp trạm bơm hiện trạng là 15.779.138.920 đồng.
6. Các giải pháp chủ yếu:
Quy hoạch bao gồm 5 giải pháp chủ yếu: Giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện quy hoạch, giải pháp về công tác vận hành - quản lý trạm bơm, giải pháp về phân công quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện quy hoạch.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm phổ biến Quy hoạch này trên các phương tiện thông tin và đến các sở, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, để triển khai thực hiện.
Tuỳ nhu cầu thực tế và thứ tự ưu tiên, từng lúc lập các dự án khả thi để trình đến Bộ, ngành chức năng Trung ương xem xét đầu tư theo quy định.
Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, theo chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện cụ thể hoá các nội dung đưa vào kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn để triển khai thực hiện quy hoạch, đảm bảo tuân thủ các nội dung đã phê duyệt, từng bước thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2013 về Quy trình vận hành hệ thống công trình trạm bơm Lạc Tràng II, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- 2 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003