Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 988/2002/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 998/2002/QĐ-NHNN NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2002 VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI VIỆC MUA, BÁN CHỨNG KHOÁN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH/10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

- Các giao dịch ngoại hối liên quan đến việc mua, bán chứng khoán được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài, bao gồm việc chuyển vốn vào Việt Nam để mua, bán chứng khoán, chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để mua, bán chứng khoán, chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được thực hiện theo các quy định tại Quyết định này và các quy định tại các văn bản quản ]ý ngoại hối hiện hành có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Quyết định này bao gồm:

1. Người không cư trú là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, người nước ngoài (bao gồm cả người cư trú và người không cư trú), người không cư trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Tổ chức, cá nhân là bên nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sử dụng các khoản lợi nhuận được chia hoặc các khoản thu nhập hợp pháp khác ở Việt Nam để mua, bán chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Trong Quyết định này, các đối tượng nêu trên được gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 3. Nguồn vốn tham gia mua chứng khoán

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng các nguồn vốn sau đây để mua chứng khoán:

1. Ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành;

2. Ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này mở tại các ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam;

3. Phần lợi nhuận được chia của tổ chức, cá nhãn nước ngoài từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam;

4. Các khoản thu của tổ chức, cá nhân nước ngoài từ việc chuyển nhượng, thanh ]ý, giải thể từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định hiện hành;

5. Thu từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định hiện hành;

6. Tiền lương, thưởng và các thu nhập hợp pháp khác của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phù hợp quy định hiện hành.

Điều 4. Chuyển vốn vào việt Nam để mua chứng khoán

Tổ chức; cá nhân nước ngoài chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam để mua chứng khoán phải bán ngoại tệ cho ngân hàng là Thành viên lưu ký nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thành viên lưu ký nước ngoài) nơi tổ chức, cá nhân nước ngoài mở tài khoản để lấy đồng Việt Nam mua, bán chứng khoán.

Điều 5. Tài khoản giao dịch chứng khoán

1. Mở tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam và tài khoản lưu ký chứng khoán

Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn mua, bán chứng khoán được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán phải mở tại một Thành viên lưu ký nước ngoài một tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam và một tài khoản lưu ký chứng khoán theo quy định tại Quyết định này và các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán.

2. Sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam

Phần thu:

a) - Thu từ bán ngoại tệ cho Thành viên lưu ký nước ngoài;

b) - Thu từ các nguồn nêu tại khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 3 Quyết định này;

c) - Thu chuyển khoản từ tài khoản tiền Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài đó tại Việt Nam theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành (nếu có) vào tài khoản này để mua chứng khoán;

d) - Thu từ việc bán chứng khoán;

e) - Thu các khoản cổ tức, tiền lãi trái phiếu và các khoản thu liên quan khác phát sinh từ việc mua, bán chứng khoán.

Phần chi:

a) - Chi để thanh toán cho việc mua chứng khoán và các chi phí liên quan đến việc giao dịch chứng khoán;

b) - Chi mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.

Điều 6. Mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài

1. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sử dụng nguồn tiền đồng Việt Nam trên tài khoản giao dịch chứng khoán để mua ngoại tệ tại Thành viên lưu ký nước ngoài để chuyển ra nước ngoài.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được chuyển phần vốn đầu tư (thuộc giao dịch vốn) ra nước ngoài sau một (01) năm kể từ ngày phần vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam mở tại Thành viên lưu ký nước ngoài, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Đối với số lợi nhuận đầu tư, tiền thu cổ tức và lãi trái phiếu (thuộc giao dịch vãng lai), tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển ra nước ngoài không hạn chế thời gian.

Điều 7. Qui định về kiểm tra chứng từ

Thành viên lưu ký nước ngoài khi thực hiện các nghiệp vụ thu, chi trên tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:

1. Đối với nguồn thu:

- Thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp tại Việt Nam: Bản sao Giấy phép đầu tư, Biên bản của Hội đồng Quản trị (hoặc Ban Điều hành dự án đối với hợp đồng Hợp tác kinh doanh) về việc phân chia lợi nhuận (hoặc chia doanh thu đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh) có xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền;

- Thu từ việc thanh lý, giải thể từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam: Quyết định chấm dứt hoạt động hoặc giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc quyết định chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng hợp tác kinh doanh, văn bản thoả thuận của các bên trong doanh nghiệp (hoặc trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc thanh lý tài sản, văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam (nếu số tiền thu được lớn hơn số vốn đã góp ban đầu);

- Đối với trường hợp chuyển nhượng vốn: Hợp đồng chuyển nhượng vốn đã được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam (nếu việc chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận);

- Thu từ cung ứng hàng hoá, dịch vụ: Văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam;

- Thu từ lương, thưởng, thu nhập hợp pháp của cá nhân: Tuỳ theo tính chất của khoản thu mà tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất trình các chứng từ sau: Bảng lương theo Hợp đồng lao động hoặc xác nhận của cơ quan sử dụng lao động về các khoản thưởng hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của các khoản thu khác (cho, tặng, thừa kế, trúng xổ số...).

2. Đối với khoản chi VNĐ để mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài: Văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam đối với những khoản đầu tư từ chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

3. Đối với trường hợp chuyển luôn ra nước ngoài: Các chứng từ giao dịch chứng minh thời gian tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sử dụng phần vốn đó để mua, bán chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán tối thiểu là một năm.

Điều 8: Trách nhiệm của thành viên lưu ký nước ngoài

1. Bán ngoại tệ: Khi tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài, thành viên lưu ký nước ngoài căn cứ vào nguồn ngoại tệ của ngân hàng để bán ngoại tệ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phù hợp với các quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

2. Báo cáo: Định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày mùng 5 của tháng sau) thành viên lưu ký nước ngoài phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối):

a) - Tình hình mở, đóng Tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại thành viên lưu ký nước ngoài (Mẫu số 01);

b) - Tình hình hoạt động tài khoản giao dịch chứng khoán và tình hình mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Thành viên lưu ký nước ngoài (Mẫu số 02);

c) - Tình hình hoạt động của tài khoản lưu ký chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Thành viên lưu ký nước ngoài (Mẫu số 03).

Trong trường hợp cần thiết, thành viên lưu ký nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản ]ý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, Thành viên lưu ký nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phùng Khắc Kế

(Đã ký)


MẪU SỐ 01

Thành viên lưu ký nước ngoài: Ngân hàng.......

Địa chỉ:

Fax:

Điện thoại:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MỞ, ĐÓNG TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH VIÊN LƯU KÝ NƯỚC NGOÀI

(báo cáo tháng /20......, từ ngày.... đến ngày......)

Kính gửi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

(Vụ Quản lý ngoại hối)

Tên chủ tài khoản

Ngày mở TK

Ngày đóng TK

Mã hiệu

Quốc tịch

Số dư

I. Tổ chức đầu tư

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

II. Cá nhân đầu tư

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

III. Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Lập biểu

Kiểm soát

........., ngày..../..../200...

Thành viên lưu ký nước ngoài

Giám đốc


MẪU SỐ 02

Thành viên lưu ký nước ngoài: Ngân hàng.......

Địa chỉ:

Fax:

Điện thoại:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ TÌNH HÌNH MUA, BÁN NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH VIÊN LƯU KÝ NƯỚC NGOÀI

(báo cáo tháng /20...., từ ngày..... đến ngày........)

Kính gửi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

(Vụ quản lý ngoại hối)

Chỉ tiêu

Tổ chức

Cá nhân

Tổng

A. Tình hình hoạt động của Tài khoản GDCK (Đơn vị: VNĐ)

I. Dư đầu kỳ

 

 

 

II. Phát sinh trong kỳ

 

 

 

1. Phần thu

 

 

 

a. Thu từ nguồn nước ngoài chuyển vào

 

 

 

b. Thu từ chuyển khoản trong nước

 

 

 

c. Thu từ giao dịch chứng khoán

 

 

 

d. Thu khác

 

 

 

Cộng

 

 

 

2. Phần chi

 

 

 

a. Chi để mua chứng khoán

 

 

 

b. Chi mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài

 

 

 

Cộng

 

 

 

III. Dư cuối kỳ (III=I+II)

 

 

 

B. Tình hình mua, bán ngoại tệ của TVLKNN với tổ chức, cá nhân nước ngoài
(Đơn vị: USD)

I. Mua ngoại tệ

 

 

 

1. Từ nước ngoài chuyển vào

 

 

 

2. Các nguồn khác

 

 

 

Cộng

 

 

 

II. Bán ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài

 

 

 

Ghi chú:

- II.1.c: Các khoản thu từ giao dịch chứng khoán bao gồm tiền bán chứng khoán, nhận cổ tức, lãi trái phiếu... bằng tiền mặt.

- II.2.b: Các khoản chi để mua chứng khoán bao gồm tiền mua chứng khoán, thanh toán phí môi giới.... bằng tiền mặt.

Lập biểu

Kiểm soát

........., ngày..../..../200...

Thành viên lưu ký nước ngoài

Giám đốc


MẪU SỐ 03

Thành viên lưu ký nước ngoài: Ngân hàng.......

Địa chỉ:

Fax:

Điện thoại:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI KHOẢN LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH VIÊN
LƯU KÝ NƯỚC NGOÀI

(Báo cáo tháng /20............, từ ngày..... đến ngày........)

Kính gửi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

(Vụ quản lý ngoại hối)

Số TT

Chứng khoán lưu ký

Giá trị chứng khoán tính bằng VNĐ

I

Tổ chức đầu tư

 

1

- Cổ phiếu

 

2

- Trái phiếu

 

3

- Chứng chỉ Quĩ đầu tư

 

4

- Chứng khoán khác

 

 

Cộng

 

 

 

 

II

Cá nhân đầu tư

 

1

- Cổ phiếu

 

2

- Trái phiếu

 

3

- Chứng chỉ Quĩ đầu tư

 

4

- Chứng khoán khác

 

 

Cộng

 

 

 

 

III

Tổng cộng (III=I+II)

 

 

 

 

Ghi chú:

Giá trị của chứng khoán tính bằng VNĐ được tính bằng số lượng chứng khoán nhân với giá đóng cửa của chứng khoán đó tại phiên giao dịch gần nhất tại thời điểm báo cáo.

Lập biểu

Kiểm soát

........., ngày..../..../200...

Thành viên lưu ký nước ngoài

Giám đốc