Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 993/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 24 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, TỔ CHỨC KINH TẾ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2013-2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư - Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 626/TTr-SNV ngày 10 tháng 04 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổ chức, biên chế, vị trí việc làm trong công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013 - 2015 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu, nguyên tắc chung:

a) Mục tiêu:

Xây dựng hệ thống tổ chức văn thư - lưu trữ ở địa phương với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác để thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư và trực tiếp bảo quản, khai thác tài liệu hình thành trong hoạt động của từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã (gọi chung là cơ quan, đơn vị). Phấn đấu từ sau năm 2015 không còn tình trạng tài liệu tồn đọng, tích đống, chưa được xử lý tại các cơ quan, đơn vị.

b) Nguyên tắc:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, về người làm công tác văn thư, lưu trữ và các định mức kinh tế - kỹ thuật về lưu trữ tài liệu. Đối với những nội dung công việc, các quy định thuộc thẩm quyền của địa phương mà chưa có định mức cụ thể thì xác định dựa trên cơ sở thực tiễn thông qua kết quả điều tra khách quan;

- Tổ chức bộ máy công tác văn thư, lưu trữ được xây dựng theo tinh thần cải cách hành chính, tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm, ổn định, đáp ứng yêu cầu công tác trước mắt và lâu đài;

- Biên chế, số lượng người làm công tác văn thư, lưu trữ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ được pháp luật quy định và phù hợp với tình hình đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị.

2. Nhiệm vụ của tổ chức Văn thư - Lưu trữ cơ quan, đơn vị:

a) Chi cục Văn thư - Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư 02/2010/TT-BNV và quy định của Luật Lưu trữ;

b) Tổ chức văn thư - lưu trữ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2010/TT-BNV và Quy định tại Điều 10 Luật Lưu trữ, cụ thể như sau:

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án và tổ chức thực hiện chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ tại cơ quan và cơ quan, đơn vị trực thuộc;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ tại cơ quan và cơ quan, đơn vị trực thuộc;

- Thẩm định, trình người đứng đầu cơ quan phê duyệt “Danh mục tài liệu hết giá trị” bảo quản tại các cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan;

- Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu;

- Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;

- Giao nộp tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; tổ chức hủy tài liệu hết giá trị theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị và cơ quan, đơn vị trực thuộc;

- Phối hợp với Thanh tra ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;

- Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ;

- Sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ;

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về văn thư, lưu trữ.

c) Tổ chức văn thư - lưu trữ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2010/TT-BNV và Quy định tại Điều 10 Luật Lưu trữ, cụ thể như sau:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ của Nhà nước, của tỉnh và của cấp huyện đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý;

- Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu cho các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý;

- Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;

- Giao nộp tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục Tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; tổ chức hủy tài liệu hết giá trị theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động văn thư, lưu trữ;

- Quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan theo hướng dẫn của Phòng Nội vụ;

- Thực hiện một số dịch vụ công về văn thư, lưu trữ.

d) Tổ chức văn thư - lưu trữ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý hồ sơ, tài liệu và thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ tại địa phương; hướng dẫn cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNV ngày 08/11/2011 của Bộ Nội vụ quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thực hiện các quy định chung của Luật Lưu trữ đối với cơ quan, tổ chức nhà nước.

đ) Tổ chức văn thư - lưu trữ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thực hiện các quy định chung của Luật Lưu trữ, các quy phạm pháp luật liên quan, quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền và quy chế công tác văn thư - lưu trữ của từng cơ quan, đơn vị.

3. Nhiệm vụ của người làm công tác văn thư, lưu trữ cơ quan, đơn vị:

a) Người làm công tác văn thư ở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tiếp nhận, đăng ký, trình, chuyển giao văn bản đến;

- Giúp người được giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến theo quy định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

- Tiếp nhận các dự thảo văn bản trình người có thẩm quyền xem xét;

- Kiểm tra kỹ thuật và thể thức trình bày, ghi số hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và thực hiện các thủ tục đăng ký văn bản đi;

- Nhân bản, đóng dấu, làm thủ tục phát hành, chuyển phát, theo dõi việc chuyển phát và lưu văn bản đi;

- Lập danh mục hồ sơ cơ quan và phối hợp với Lưu trữ cơ quan hướng dẫn công chức, viên chức lập hồ sơ công việc hàng năm;

- Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng văn bản lưu;

- Photocopy hồ sơ, tài liệu của cơ quan;

- Scan văn bản, tài liệu; fax văn bản đi, tiếp nhận bản fax văn bản đến của cơ quan;

- Làm thủ tục cấp giấy đi đường, giấy giới thiệu cho cán bộ, công chức, viên chức;

- Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị và các loại con dấu khác;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo cơ quan, đơn vị giao.

b) Người làm công tác lưu trữ ở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu;

- Tiếp nhận, hoàn chỉnh và sắp xếp hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu từ các đơn vị, cá nhân và lập Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu;

- Hoàn chỉnh hồ sơ và lập Mục lục hồ sơ bao gồm: viết bìa, đánh số tờ trong hồ sơ, viết Chứng từ kết thúc và biên mục văn bản trong hồ sơ (đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn);

- Lập Mục lục hồ sơ bảo quản vĩnh viễn và Mục lục hồ sơ bảo quản có thời hạn.

- Sắp xếp hồ sơ, tài liệu vào hộp (cặp), ghi và dán nhãn hộp, đưa lên giá;

- Giao nộp tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử;

- Xử lý hoặc phối hợp, giám sát việc xử lý tài liệu tích đống của cơ quan, đơn vị;

- Tổ chức hủy tài liệu hết giá trị theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Bảo quản tài liệu, phòng chống cháy nổ, chống đột nhập, côn trùng phá hủy tài liệu lưu trữ;

- Vệ sinh Kho lưu trữ, thiết bị bảo quản tài liệu và vệ sinh tài liệu lưu trữ;

- Thực hiện các thủ tục khai thác, cấp bản sao, chứng thực tài liệu lưu trữ;

- Thực hiện một số hoạt động dịch vụ công về văn thư, lưu trữ;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo cơ quan, đơn vị giao.

c) Người làm công tác văn thư - lưu trữ của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo các quy định nêu tại các điểm a, b trên đây và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNV ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nội vụ Quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

4. Chỉ tiêu biên chế và số lượng người làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan, đơn vị:

a) Tiêu chí và định mức cơ sở xác định số lượng người làm công tác văn thư - lưu trữ ở các cơ quan, đơn vị:

(Phụ lục - Định mức lao động công tác văn thư - lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị kèm theo)

b) Định mức thời gian lao động trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ của 1 người trong 1 năm là 1.500 giờ.

c) Xác định biên chế, số vị trí việc làm:

Xác định biên chế công tác văn thư và số người làm công tác lưu trữ riêng; thời gian dôi ra của biên chế công tác văn thư được chuyển sang cho số người làm công tác lưu trữ. Người đảm nhận công việc có thời gian làm việc từ 50% trở lên so với định mức lao động của 1 biên chế/người làm việc thì được tính là chuyên trách, chiếm 1 biên chế/ vị trí việc làm. Người có thời gian làm việc dưới 50% so với định mức lao động của 1 biên chế /người làm việc thì được tính là kiêm nhiệm.

5. Tổ chức và vị trí việc làm của công tác văn thư - lưu trữ ở cơ quan, đơn vị:

a) Các cơ quan hành chính cấp tỉnh được xác định từ 05 người trở lên (bao gồm biên chế văn thư và số người làm công tác lưu trữ) có thể thành lập Phòng Văn thư - Lưu trữ; cơ cấu có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Văn thư các ngạch thuộc chỉ tiêu biên chế hành chính và Trưởng Kho lưu trữ, Lưu trữ viên các ngạch thuộc số lượng vị trí việc làm trong tổ chức Kho lưu trữ tài liệu.

b) Các cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp huyện được xác định từ 03 người trở lên được thành lập Tổ Văn thư - Lưu trữ; cơ cấu có Tổ trưởng do một lãnh đạo cấp phòng kiêm nhiệm, Văn thư các ngạch thuộc chỉ tiêu biên chế hành chính, Trưởng kho lưu trữ và Lưu trữ viên các ngạch thuộc số lượng vị trí việc làm trong tổ chức Kho lưu trữ tài liệu.

c) Các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện còn lại có Bộ phận Văn thư - Lưu trữ do 1 lãnh đạo cấp phòng và bố trí ít nhất 01 người đảm nhận nhiệm vụ văn thư - lưu trữ.

d) Ủy ban nhân dân cấp xã có Bộ phận Văn thư - Lưu trữ do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách, bố trí 01 Công chức Văn phòng - Thống kê kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ và ít nhất 01 người hoạt động không chuyên trách làm nhiệm vụ văn thư - lưu trữ.

đ) Các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ sở giáo dục phổ thông công lập áp dụng theo mô hình các cơ quan cùng cấp trên đây và phù hợp với các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp trên.

6. Tiêu chuẩn nghiệp vụ người làm công tác văn thư, lưu trữ:

a) Người chuyên trách công tác văn thư, công tác lưu trữ, công tác văn thư - lưu trữ và người giữ chức danh Văn thư, Lưu trữ, Văn thư - Lưu trữ trong chỉ tiêu biên chế hành chính, số lượng vị trí việc làm trong tổ chức sự nghiệp Nhà nước phải có bằng chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực Văn thư, Lưu trữ, Hành chính, Quản trị văn phòng, Quản trị Văn phòng và Lưu trữ từ trung cấp trở lên; nếu có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên của các chuyên ngành khác thì phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư - lưu trữ tương đương sơ cấp trở lên.

b) Trưởng phòng, Tổ trưởng, người phụ trách bộ phận Văn thư - Lưu trữ, người kiêm nhiệm công tác văn thư - lưu trữ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh chính đang đảm nhận và phải thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư - lưu trữ.

c) Công chức, viên chức, công chức cấp xã làm công tác Văn thư, Văn thư - Lưu trữ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được phân loại, được bổ nhiệm vào các ngạch tương ứng: Cán sự (01.004), Chuyên viên Cao đẳng (01a.003), Chuyên viên (01.003), Chuyên viên chính (01.002)... theo quy định hiện hành.

d) Viên chức làm công tác Lưu trữ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được phân hạng chức danh nghề nghiệp, được bổ nhiệm vào các ngạch tương ứng: Lưu trữ viên Trung cấp (02.015), Lưu trữ viên Cao đẳng (02a.014), Lưu trữ viên (02.014), Lưu trữ viên chính (02.013)... theo quy định hiện hành.

đ) Người làm công tác văn thư, lưu trữ tại các tổ chức kinh tế nhà nước được ký kết hợp đồng lao động, hưởng lương và các chế độ khác theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy phạm pháp luật liên quan.

7. Tuyển dụng, thống kê, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách đối với người làm công tác văn thư, lưu trữ:

Thực hiện theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và lao động hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Đối tượng thực hiện:

Đối tượng thực hiện Đề án từ năm 2013 đến hết năm 2015 là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các tổ chức kinh tế nhà nước thuộc cấp tỉnh, cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Kết thúc giai đoạn 2013 - 2015 sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mở rộng đối tượng thực hiện Đề án trong giai đoạn 2016 - 2020.

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

a) Kinh phí xây dựng, triển khai Đề án cấp tỉnh; các khoản chi thực hiện chế độ tiền lương và các khoản chi theo lương, chi thường xuyên cho số biên chế hành chính được bổ sung làm công tác văn thư theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các khoản chi theo lương, chi thường xuyên cho viên chức sự nghiệp làm công tác lưu trữ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành.

b) Kinh phí xây dựng, triển khai Đề án của từng cơ quan, đơn vị; các khoản chi thực hiện chế độ tiền lương và các khoản chi theo lương, chi thường xuyên cho số người được bố trí làm công tác văn thư, lưu trữ tại các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm thực hiện:

a) Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm:

- Chủ trì tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề  án và hướng dẫn xây dựng Đề án của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức;

- Thẩm định Đề án của cơ quan, đơn vị, địa phương; tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án vị trí việc làm trong công tác văn thư, lưu trữ các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ theo Quy định;

- Căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Nội vụ, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt số lượng người làm công tác lưu trữ các cơ quan, đơn vị, địa phương;

- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu số lượng người làm công tác lưu trữ cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện;

- Tổng hợp nhu cầu bổ sung biên chế công chức làm công tác văn thư giúp Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định;

- Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu biên chế công chức làm công tác văn thư cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện;

- Báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện và giúp Ủy ban nhân dân tổng kết việc thực hiện Đề án.

b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm:

- Thống kê tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư - lưu trữ giai đoạn 2010-2012, xác định nhiệm vụ công tác văn thư - lưu trữ giai đoạn 2013 - 2015, xác định nhu cầu biên chế và số lượng người làm công tác văn thư, lưu trữ cần bổ sung; xây dựng Đề án hoặc phương án về tổ chức, biên chế, vị trí việc làm công tác văn thư lưu trữ của cơ quan, đơn vị;

- Kiểm tra, thẩm định, tổng hợp nhu cầu bổ sung biên chế, số lượng người làm công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Nội vụ;

- Thực hiện trình tự, thủ tục thành lập hoặc kiện toàn tổ chức văn thư - lưu trữ theo Đề án, Phương án đã được phê duyệt; Quyết định về tổ chức và biên chế người làm công tác văn thư - lưu trữ cho cấp mình và quyết định phê duyệt Đề án hoặc Phương án tổ chức, biên chế và vị trí việc làm công tác văn thư - lưu trữ của từng cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và phân công công tác cho viên chức sự nghiệp lưu trữ;

- Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định về tổ chức và phân công người làm công tác văn thư - lưu trữ của Ủy ban nhân dân cấp xã.

d) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động, thủ trưởng các tổ chức kinh tế nhà nước thuộc tỉnh áp dụng các quy định tại quyết định này để xây dựng tổ chức và bố trí người làm công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, đơn vị mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Bộ Nội vụ (báo cáo);
- Cục Văn thư và Lưu trữ NN (báo cáo)
- Sở Nội vụ;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ (3 bản);
- Lưu: VT, VP.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

PHỤ LỤC

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ - LƯU TRỮ TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ TÍNH

CĂN CỨ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC

ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LÀM VIỆC (phút)

GHI CHÚ

Trực tiếp

Phục vụ

Quản lý

Tổng hợp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

Phần I

CÔNG TÁC VĂN THƯ

I

QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI

 

 

32.193

0.644

1.610

34.447

 

1

Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

0.750

0.015

0.038

0.803

 

2

Ghi số, ngày của VB

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

1.000

0.02

0.05

1.070

 

3

Đăng ký VB đi bằng sổ

văn bản

Vận dụng TT 08/2012/TT-BNV

0.700

0.014

0.035

0.749

 

4

Đăng ký trên máy vi tính

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

1.667

0.033

0.083

1.783

 

5

Đóng tất cả các loại dấu trên văn bản

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

0.100

0.002

0.005

0.107

 

6

Vào bì, viết bì, dán bì

10 bì/vb

Kết quả khảo sát thực tế

16.667

0.333

0.833

17.833

 

7

Đóng các loại dấu trên bì

10 bì/vb

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

0.810

0.016

0.041

0.867

 

8

Chuyển giao trực tiếp VB trong nội bộ

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

1.833

0.037

0.092

1.962

 

9

Chuyển giao trực tiếp ngoài cơ quan

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

5.667

0.113

0.283

6.063

 

10

Theo dõi việc xử lý văn bản đi

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

3.000

0.06

0.15

3.210

 

II

QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN

 

 

9.122

0.182

0.456

9.761

 

1

Kiểm tra số lượng, tình trạng, ký nhận VB đến

văn bản

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

0.930

0.019

0.047

0.995

 

2

Phân loại, bóc bì

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

0.233

0.005

0.012

0.250

 

3

Đóng dấu, ghi số, ngày “Đến”

văn bản

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

0.720

0.014

0.036

0.770

 

4

Đăng ký VB đến bằng sổ

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

1.533

0.031

0.077

1.641

 

5

Đăng ký trên máy vi tính

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

1.250

0.025

0.063

1.338

 

6

Trình và nhận lại VB đến

văn bản

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

0.972

0.019

0.049

1.040

 

7

Đăng ký bổ sung

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

0.150

0.003

0.008

0.161

 

8

Chuyển giao trực tiếp VB đến

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

0.333

0.007

0.017

0.357

 

9

Theo dõi việc xử lý văn bản đến

văn bản

Kết quả khảo sát thực tế

3.000

0.060

0.150

3.210

 

III

CÁC NHIỆM VỤ VĂN THƯ KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

1

Photocopy văn bản, tài liệu

trang

Kết quả khảo sát thực tế

0.2

0.004

0.010

0.214

TT08 là 0.5

2

Scan văn bản, tài liệu

trang

Kết quả khảo sát thực tế

0.15

0.003

0.008

0.161

 

3

Chuyển phát VB qua Bưu điện

năm

Bình quân 1 ngày 1 lần

5000

100

250

5350

 

4

Bảo quản, vệ sinh con dấu của cơ quan (và các loại con dấu khác được ủy quyền)

năm

Ít nhất 1 tháng 1 lần

120

2.4

6

128.400

 

5

Bảo trì, vệ sinh các thiết bị văn phòng

năm

Ít nhất 1 tháng 1 lần

360

7.2

18

385.200

 

6

Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức lập hồ sơ, chuẩn bị h/sơ, t/liệu nộp vào lưu trữ cơ quan

năm

ít nhất 2 lần /1 năm

420

8.4

21

449.400

 

7

Làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức

năm

Nhiệm vụ thường xuyên

500

10

25

535.000

 

8

Các nhiệm vụ khác

năm

Nhiệm vụ thường xuyên

1500

30

75

1605.000

 

Phần II

CÔNG TÁC LƯU TRỮ

I

THU THẬP, NỘP LƯU TÀI LIỆU

 

 

 

 

 

 

 

1

Phối hợp với VT hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu cho CCVC trong cơ quan

năm

ít nhất 2 lần /1 năm

420

8.4

21

449.400

 

2

Tiếp nhận, chỉnh lý, đánh giá, biên mục phiếu tin, lập mục lục hồ sơ và công cụ tra cứu, sắp xếp tài liệu lên giá

mét giá /năm (hệ số 1,0)

Áp dụng TT 03/2010/TT-BNV

13,054

261.08

652.7

13967.780

 

3

Giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử

năm

1 lần/ 1 năm

840

16.8

42

898.800

 

II

XỬ LÝ TÀI LIỆU

 

 

 

 

 

 

 

1

Phối hợp, giám sát việc xử lý tài liệu tích đống của cơ quan, đơn vị

mét giá (hệ số 1,0)

Áp dụng TT 03/2010/TT-BNV

730

14.6

36.5

781.100

 

2

Đánh giá lại tài liệu lưu trữ trong Kho

mét giá x 80%/5 năm (hệ số 1,0)

Áp dụng TT 03/2010/TT-BNV

2089

41.773

104.432

2234.845

 

3

Xử lý tài liệu hết giá trị bảo quản trong Kho

mét giá/năm

Áp dụng TT 10/2012/TT-BNV

309

6.18

15.45

330.630

 

III

BẢO QUẢN TÀI LIỆU

 

 

 

 

 

 

 

1

Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ

m2 kho x 2 lần/năm (hệ số 1,0)

Áp dụng TT 15/2011/TT-BNV

146

2.92

7.3

156.220

 

2

Vệ sinh tài liệu lưu trữ nền giấy

mét giá/10/ 1 năm

Áp dụng TT 15/2011/TT-BNV

117

2.34

5.85

125.190

 

IV

KHAI THÁC TÀI LIỆU LƯU TRỮ

 

 

 

 

 

 

 

1

Phục vụ độc giả nghiên cứu tài liệu tại chỗ

Hồ sơ

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

36

0.72

1.8

38.520

 

2

Thực hiện các thủ tục cấp bản sao tài liệu lưu trữ

Trang tài liệu

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

6

0.12

0.3

6.420

 

3

Thực hiện các thủ tục chứng thực tài liệu lưu trữ

Trang tài liệu

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

7.7

0.154

0.385

8.239

 

V

CÁC NHIỆM VỤ LƯU TRỮ KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

1

Lập danh mục tài liệu hạn chế sử dụng

mét giá (hệ số 1,0)

Áp dụng TT 08/2012/TT-BNV

176

3.52

8.8

188.320

 

2

Các nhiệm vụ khác (báo cáo, thống kê, tham gia kiểm tra đơn vị trực thuộc, phục vụ công tác kiểm tra của lưu trữ cấp trên,...)

năm

Nhiệm vụ thường xuyên

1500

30

75

1605.000

 

Ghi chú:

- Các định mức nêu trên là căn cứ cơ bản để xác định nhiệm vụ và số người trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ. Trong thực tiễn từng đơn vị còn phụ thuộc vào các yếu tố: chức năng nhiệm vụ, số đầu mối trực thuộc, số công chức, viên chức, trang thiết bị... do đó có một số công đoạn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, cần áp dụng hệ số điều chỉnh cho phù hợp.

- Tỷ lệ mối quan hệ giữa lao động trực tiếp, lao động, lao động phục vụ và lao động quản lý áp dụng theo các Quy định của Bộ Nội vụ.