Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 999/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC KIỂM KÊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 113/TTr-SVHTTDL ngày 10 tháng 9 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định ngày Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2016 - 2020 (có danh mục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, quản lý, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê theo đúng quy định hiện hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, các PCT/UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp;
- Lưu: VT, VXKG, BM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thái

 

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 999/QĐ-UBND-HC ngày 25 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

SỐ TT

TÊN DI TÍCH

LOẠI HÌNH

ĐỊA ĐIỂM

HIỆN TRẠNG

TÓM LƯỢC GIÁ TRỊ DI TÍCH

GHI CHÚ

I

THỊ XÃ HỒNG NGỰ

 

 

 

 

03 di tích

01

Miếu Quan Đế

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Khóm 2, phường An Thạnh

Miếu được trùng tu, tôn tạo và bảo quản tốt. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, thư giãn tinh thần của nhân dân địa phương.

Tổng thể miếu Quan Đế mang phong cách kiến trúc của người Hoa, liển đối, bao lam, hoành phi còn lưu giữ nét truyền thống, các đồ án trang trí thể hiện ý nghĩa ước vọng cuộc sống an lành, hạnh phúc… Đây là tín ngưỡng của sự giao thoa văn hóa giữa dân tộc Kinh của người Việt và dân tộc Hoa của Trung Hoa. Trong quá trình cộng cư đã hình thành nên tín ngưỡng thờ Quan Đế Thánh Quân. Từ sự cảm khái về tính cách can trường, trượng nghĩa của Quan Vân Trường - một nhân vật Tam Quốc Diễn nghĩa của Trung Hoa. Quan Thánh Đế Quân tức là Đại tướng quân Quan Vũ của nước Thục Hán thời đại Tam Quốc. Tên tự là Vân Trường, có bộ râu dài rất đẹp, vũ dũng tuyệt luân. Ngài cùng với Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa làm anh em ở Đào Viên, nay gọi là “đào viên kết nghĩa”, Ngài có công bình định Tây Thục, vỗ an bá tánh Kinh Châu, từng đại phá quân Tào. Sự trung nghĩa của Ngài quá cao cả, còn sáng mãi với sử xanh.

Trong dân gian, từ lâu đã hình thành nên tín ngưỡng này như một ước vọng trừ gian diệt bạo, bảo vệ cuộc sống an lành cho nhân dân, không chỉ được thờ ở địa phương này mà còn hiện diện nhiều nơi trong cả nước.

 

02

Đình An Bình

Di tích lịch sử; Kiến trúc nghệ thuật

Khóm 3, phường An Thạnh

Được trùng tu, tôn tạo và sử dụng tốt.

Đình xây dựng theo phong cách kiến trúc đình làng Nam bộ, thờ thần Hoàng bổn cảnh. Trong kháng chiến, đình là nơi chứa cán bộ và cơ sở hoạt động cách mạng của địa phương. Năm 1945, Pháp đánh chiếm vùng này, chúng đốt nhà dân, nhưng không dám đốt đình vì sợ Thần linh ứng gây điều tai ương.

Năm 1949, do nước xoáy, nền đình sạt lở xuống sông, Ban tế tự dời về Biện Đường của xã An Bình thờ cúng ngoài trời, đến năm 1958 giáo phái Cao đài xây dựng lại, qua các thời kỳ nhân dân và Ban tế tự tu bổ, duy trì nơi thờ cúng cho đến ngày nay.

 

03

Bia kỷ niệm thành lập Lực lượng Địa phương quân

Di tích lịch sử

Ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự

Bia xây dựng kiên cố, ốp đá hoa cương, có hoa viên thoáng đãng. Khởi công xây dựng 19/10/2013 hoàn thành 30/4/2014, từ nguồn kinh phí vận động của CBCNVC, CBCSLLVT các tổ chức và cá nhân trong và ngoài tx HN, huyện HN.

Nơi đây, năm 1960 Huyện ủy Hồng Ngự đã quyết định thành lập và làm lễ ra mắt Lực lượng Địa phương quân huyện Hồng Ngự (C112). Lực lượng Địa phương quân huyện Hồng Ngự đã chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công hiển hách góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

II

HUYỆN TAM NÔNG

 

 

 

 

01 di tích

04

Đình An Long

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Xã An Hoà, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Đình xây dựng vào năm 1962, bằng vật liệu kiên cố, kết

cấu bê tông cốt

thép, hiện đang còn sử dụng tốt.

Đình thờ Thần Hoàng bổn cảnh, cúng lệ 02 lần/năm. Cúng Kỳ Yên (hạ điền) vào ngày 19, 20, 21 tháng 3 âm lịch; cúng Thượng điền vào ngày 20 tháng chạp âm lịch hàng năm. Trong quá trình tồn tại đình là nơi tín ngưỡng cầu quốc thới, dân an, dân làng làm thuận lợi có được ấm no hạnh phúc. Ngoài ra đình còn là nơi sinh hoạt văn hóa vui chơi, giải trí trong những dịp hội hè thư giãn tinh thần.

 

III

HUYỆN LAI VUNG

 

 

 

 

02 di tích

05

Đình Tân Hoà

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Ấp Hoà Định, xã Vĩnh Thới

Đình có 03 gian; Vách tường; mái ngói, cột bê tông, gỗ; nền lát gạch men

Được xây dựng năm từ 1889; qua thời gian tồn tại, đình được trùng tu nhiều lần. Hiện tại, đình có kiến trúc bề thế, mang phong cách kiến trúc truyền thống của đình làng Nam bộ, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, vui chơi, giải trí thư giản tinh thần của nhân dân địa phương. Đình còn lưu giữ nhiều nghi thức cúng tế mang giá trị văn hoá truyền thống của cư dân Nam bộ.

 

06

Đình Phong Hoà

Di tích Kiến trúc nghệ thuật

Ấp Tân An, xã Phong Hoà

Nhà 03 gian, Vách tường, cột bê tông, gỗ , nền gạch men, mái ngói

Được xây dựng năm 1852, thờ Thần Hoàng bổn cảnh và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc

 

IV

HUYỆN HỒNG NGỰ

 

 

 

 

03 di tích

07

Chùa Bửu Quang

Di tích lịch sử

Ấp Phú Thạnh A Xã Phú Thuận A

Chùa đã trùng tu, tuy nhiên một số bộ phận cột kèo còn

tốt được sử dụng lại.

Xây dựng năm 1870, chính điện cột gỗ vuông căm xe, hậu tổ cột tròn căm xe, có 4 cặp liễn cổ. Chùa là nơi thực hành

phật sự truyền bá tư tưởng phật giáo: chánh niệm, chánh giác hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ, thực hành và ứng xử ôn hòa tương thân, tương ái giúp đỡ cùng nhau tiến bộ để đạt được cuộc sống an lành. Là cơ sở hoạt động cách mạng trong những năm kháng chiến đóng góp vào lịch sử đấu tranh của địa phương.

 

08

Chùa Quan Âm

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Ấp Long Thới B Xã Long Thuận

Không gian tĩnh tâm, rộng rãi, thoáng mát nhiều hang mục công trình tự viện thiết kế đạt giá trị thẩm mỹ kiến trúc cao.

Chùa được xây dựng trước năm 1810 trên khuôn viên 02 ha, có tượng phật bằng gỗ khoảng 200 năm. Là nơi thực hành phật sự, truyền bá tư tưởng phật giáo cho tín đồ: chánh niệm, chánh giác hướng con người đến những giá trị chân thiện mỹ, thực hành và ứng xử ôn hòa tương thân, tương ái giúp đỡ cùng nhau tiến bộ để đạt được cuộc sống an lành.

 

09

Đình Thường Phước

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Ấp 1, xã Thường Phước 2

Đình xây dựng 5 gian, hai nóc gồm phủ quy và chánh điện

Đình được xây dựng 1883, được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong. Do bị sạt lỡ, đình đã 03 lần di dời. lần di dời sau cùng vào năm 1989 với kiến trúc hiện hữu. Đình phục vụ nhu cầu tín ngững tâm linh của nhân dân trong vùng

 

V

TP. CAO LÃNH

 

 

 

 

07 di tích

10

Mộ Chánh lãnh binh

Nguyễn Hương

Di tích lịch sử

Ấp Tân Tịch, xã Tịnh Thới

Mộ phần xuống cấp

Năm 1876 Ông qua đời, được chôn cất tại đất nhà. Đến năm 1961, chính quyền Sài Gòn có cấp tiền cho địa phương để xây dựng lăng mộ cho ông, nhưng sau đó lăng mộ không được xây dựng. Năm 1964, giáo hội phật giáo Hòa Hảo - xã Tân Tịch kêu gọi đóng góp xây dựng vòng tường bằng gạch quanh mộ phần Ông; Phía trước có xây khánh thờ để lư hương, chân đèn, không có lập mộ bia.

Năm 2010, vòng tường mộ xuống cấp, hư hỏng, nấm mộ gần như phẳng lì. Ông Nguyễn Tiền (cháu đời thứ 6) của Chánh lãnh binh Nguyễn Hương đứng ra tu bổ, xây dựng lại vòng tường bằng gạch và gắn thêm phần bia mộ.

 

11

Khu căn cứ cách mạng Vườn Quít

Di tích lịch sử

ấp Hòa Long,

xã Hòa An

Còn một phần hiện trạng khu căn cứ Vườn Quýt, nơi đây còn lưu giữ 02 ngôi miếu, bụi tre (dưới bụi tre, trước đây là hầm bí mật) và một số cây cổ thụ có giá trị.

Khu căn cứ Vườn Quít được xây dựng năm 1968, rộng 30 ha (nay thuộc xã Hòa An và một phần phường Hòa Thuận). Hiện nay tổ 21, ấp Hòa Long, xã Hòa An (diện tích 5.772,1 m2). Trong những năm kháng chiến đấu tranh chống Mĩ - Ngụy, tại địa điểm này chi bộ xã Hòa An thường xuyên tổ chức các cuộc họp.

 

12

Bia lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Di tích lịch sử

ấp Hòa Lợi, xã Hòa An

Công trình xây dựng hoàn thành năm 2013

Năm 1917, khi đã từ quan, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến làng Hòa An, Cao Lãnh. Cụ được ông Trần Bá Lê (Cả Nhì Ngưu) cất một ngôi nhà trong vườn làm nơi ở, dạy học, hốt thuốc cho đến tháng 01 năm 1920. Tại đây, các nhà Nho yêu nước thường xuyên cùng cụ Sắc luận bàn việc nước.

Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp lập bia này để tưởng nhớ cụ Nguyễn Sinh Sắc và tri ân những người đã từng cưu mang, chở che cho Cụ.

 

13

Chùa Hòa Long

Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật

Khóm 3, Phường 4

Chùa xây dựng hoàn thành năm 2008

Chùa Hoà Long xây dựng năm 1890, là nơi phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo, lễ bái của nhân dân địa phương và khách hành hương thập phương. Đến năm 2008, Chùa được trùng tu lại.

Nơi đây khi Cụ Phó bảng qua đời, mộ được đặt ở gần Chùa, từ đó được các tăng ni phật tử cùng bà con xã Hòa An thường xuyên dọn cỏ quanh mộ và giữ gìn không cho trâu bò vào phá phách, trồng hoa, thắp nhang.

Trong thời gian Tập kết (1954), Chùa là nơi nghỉ ngơi, cơm nước cho bộ đội và đồng bào đến trùng tu ngôi mộ Cụ Phó Bảng.

 

14

Chùa Tân Long

Di tích lịch sử

Ấp Tân Hùng, xã Tân Thuận Tây

Chùa xây dựng hoàn thành

Chùa Tân Long xây dựng năm 1886, là nơi phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, lễ bái của nhân dân địa phương và các nơi khác. Cuối năm 1945 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chùa di dời một số tượng phật ở Chánh điện làm nơi chế tạo vũ khí, đồng thời Chùa hiến một đại hồng chung và nhiều chuông đồng để làm đầu đạn.

Thời chống Mỹ, Chùa là nơi liên lạc, nuôi chứa cán bộ, du kích cho đến ngày giải phóng.

 

15

Chùa Hồng Liên

Di tích lịch sử

ấp Tân Hậu, xã Tân Thuận Tây

Chùa xây dựng hoàn thành 2009

Trong kháng chiến chống Mỹ, Chùa đào hầm bí mật nuôi chứa cán bộ và thanh niên trốn quân dịch.

 

16

Nhà cổ bà Nguyễn Thị

Hai

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Ấp Tân Hậu, xã Tân Thuận Tây

Nhà được trùng tu nhiều lần, hiện trạng còn giữ bộ khung nhà, vách, gạch nền, mái đã thay mới.

Nhà cất vào năm 1892, làm bằng cột gỗ tròn (cà chất, căm xe), vách ván, lát

gạch, sử dụng chốt gỗ. Diện tích 200m2.

 

VI

HUYỆN THÁP MƯỜI

 

 

 

 

02 di tích

17

Bia tưởng niệm Quân dân y Nam bộ

Di tích lịch sử

Ấp 2 xã Tân Kiều

Bia xây dựng kiên cố bằng vật liệu bê tông cốt thép, ốp đá hoa cương.

Nơi đây thành lập Sở Quân dân y Nam bộ (27/7/1947) phục vụ điều trị, khám sức khỏe cho quân và dân trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

 

18

Bia chiến thắng của Tiểu đoàn 307

Di tích lịch sử

Xã Mỹ Đông

Tốt. Mới xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép, có hoa viên thoáng đãng.

Kỷ niệm chiến thắng ngày 2 tháng 6 năm 1949 của Tiểu đoàn 307 đánh diệt 200 tên Pháp bảo vệ an toàn Xứ ủy - cơ quan đầu nảo lãnh đạo kháng chiến ở Nam bộ. Bia này tôn vinh chiến thắng, tri ân chiến sỹ hy sinh vì tổ quốc.

 

VII

HUYỆN CAO LÃNH

 

 

 

 

02 di tích

19

Đình Bình Hàng Trung

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Ấp 3, xã Bình Hàng Trung

Đình có tổng diện tích 5.000m2. Trong đó diện tích xây dựng 737.5m2 (chánh điện 12,5m x 18m = 225m2, vỏ ca (1) 12,5m x 10m = 125m2, vỏ ca (2) 12,5m x 15m = 187,5m2, nhà bếp 10m x 20m = 200m2), cột gỗ, vách bê tông, mái lợp ngói, nền lát gạch men.

Đình được xây dựng vào năm 1849 tại vàm Cái Đôi, xã Mỹ Thành, quận Kiến Văn, đến năm 1958 đình dời về ấp 3, xã Bình Hàng Trung. Đình thờ Thần Thành Hoàng, có 06 sắc Thần. Đình còn lưu giữ di vật, cổ vật quý có giá trị, các lệ cúng hàng năm đã thu hút nhiều người từ các nơi đến cúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Đình Thượng Văn

Di tích lịch sử; kiến trúc Nghệ thuật

Ấp Bình Mỹ A, xã Bình Thạnh

Đình có tổng diện tích 114m2. Trong đó diện tích xây dựng 278m2 (chánh điện 8m x 8m = 64m2, phủ quy 4m x 8m = 32m2, vỏ ca 8m x 8m = 64m2, chỉnh y 8m x 8m = 64m2, nhà bếp 6m x 8m = 48m2), cột gỗ, vách bê tông, mái lợp tôn xi măng, nền lát gạch men.

Đình được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18 thời vua Gia Long tại thôn Thượng Văn, huyện An Xuyên (nay là huyện Châu Thành), qua 08 lần di dời hiện nay toạ lạc tại Ấp Bình Mỹ A, xã Bình Thạnh. Đình có 03 lá sắc, được sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh vào thời vua Minh Mạng thế kỷ 18 và 03 ngôi mộ của những nhân vật đã từng làm quan từ thời vua Tự Đức. Đình còn lưu giữ di vật, cổ vật có giá trị, các lệ cúng hàng năm đã thu hút nhiều người từ các nơi đến cúng.

 

VIII

H.CHÂU THÀNH

 

 

 

 

04 di tích

21

Mộ cô Hai Hiên

Di tích lịch sử

Tân Thuận Đông

Phần mộ và nơi thơ cô Hai Hiên được xây dựng kiên cố . Mộ ốp đá hoa cương

Truyền thuyết về sự linh ứng của nhân vật cô Hai Hiên, ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, phò hộ nhân dân địa phương được nhân dân tin tưởng và thờ phượng.

 

25

Miếu Quan Thánh

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Thị trấn Cái Tàu Hạ

Đang trùng tu

Kiến miếu Quan Đế mang phong cách kiến trúc của người Hoa, liển đối, bao lam, hoành phi còn lưu giữ nét truyền thống, các đồ án trang trí thể hiện ý nghĩa ước vọng cuộc sống an lành, hạnh phúc… Đây là tín ngưỡng của sự giao thoa văn hóa giữa dân tộc Kinh của người Việt và dân tộc Hoa của Trung Hoa. Trong quá trình cộng cư đã hình thành nên tín ngưỡng thờ Quan Đế Thánh Quân. Từ sự cảm khái về tính cách can trường, trượng nghĩa của Quan Vân Trường - một nhân vật Tam Quốc diễn nghĩa của Trung Hoa. Trong dân gian, từ lâu đã hình thành nên tín ngưỡng này như một ước vọng trừ gian diệt bạo, bảo vệ cuộc sống an lành cho nhân dân, không chỉ được thờ ở địa phương này mà còn hiện diện nhiều nơi trong cả nước.

 

23

Đình Tân Nhuận Đông

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Tân Nhuận Đông

Đang sử dụng duy trì hoạt động tín ngưỡng, tổ chức tốt các lệ cúng hàng năm.

Đình thờ Thần Hoàng bổn cảnh, cúng lệ 02 lần/năm. Cúng Kỳ Yên (hạ điền); cúng Thượng điền. Trong quá trình tồn tại đình là nơi tín ngưỡng cầu quốc thới, dân an, dân làng làm ăn thuận lợi có được ấm no hạnh phúc. Ngoài ra đình còn là nơi sinh hoạt văn hóa vui chơi, giải trí trong những dịp hội hè thư giãn tinh thần.

 

24

Đình Tân Xuân

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Tân Bình

Đang trùng tu Chánh điện bằng vật liệu kiên cố bê tông cốt thép.

Đình được xây dựng từ thời vua Tự Đức, sau dời về mé sông Sa Đéc gần cầu Biện Bụng nay là cầu Tân Xuân.

Đình thờ thần Lãnh binh Trần Văn Thông được phong sắc thần năm Minh Mạng thứ 15. Hàn lâm viện Trần Văn Thạnh được phong sắc thần năm Tự Đức thứ 2 và cô Hai Hiên được truyền tụng có nhiều hiển linh độ trì nhân dân địa phương.

 

IX

HUYỆN LẤP VÒ

 

 

 

 

01 di tích

25

Bia Chiến sĩ trận vong

Di tích lịch sử

Xã Tân Mỹ

Bia được xây dựng vào mùa khô năm 1949, bằng vật liệu bê tông cốt thép.

Sau khi xây dựng, vào dịp Lễ Quốc khánh 2/9/1949 chính quyền địa phương tổ chức mittinh có hàng ngàn cán bộ chiến sĩ và nhân dân đến dự.

Về sau nơi này vào những dịp lễ được chính quyền địa phương sử dụng tổ chức hội nghị báo công, xử lý xác bộ đội trước khi tẩm liệm, chôn cất.

Sau ngày miền Nam hòa toàn giải phóng 30/4/1975 là nơi sinh hoạt văn hóa hội hè tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tưởng nhớ công lao anh hùng liệt sĩ và những người có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và quê hương Tân Mỹ phát triển như hôm nay.

 

X

THANH BÌNH

 

 

 

 

03 di tích

26

Miếu Bà Chúa Xứ

Di tích lịch sử

Ấp Tân An - xã Tân Huề

Mới trùng tu, xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép

Từ năm 1930, Chi bộ Tân Huề lấy làm nơi hội họp.

Giữa tháng 6 năm 1936 chi bộ xã Tân Huề đã thành lập ủy ban hành động và tổ chức ra mắt quần chúng trước hàng trăm người tham dự, đồng thời cũng là nơi Ủy ban hành động tổ chức các cuộc miting, diễn thuyết gây nên phong trào cách mạng ngày càng sôi nổi.

 

27

Đình Tân Hòa

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Xã Tân Hòa

Đình được xây dựng 1872, đến năm 1979 do bị đất lỡ nên đình dời đến vị trí hiện nay, cách vị trí cũ 500m. Năm 2012 là lần trùng tu gần nhất, xây thêm hạng mục nhà khách.

Đình phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thông qua các lệ cúng tổ chức sinh hoạt văn hóa vui chơi giải trí của nhân dân địa phương.

 

28

Đình Tân Thạnh

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Tân Thạnh

Đình được xây dựng năm 1918 đến năm 1997 trùng tu lại. Quá trình tồn tại, đình di dời nhiều lần và sắc phong bị thất lạc.

Qua gần 100 năm tồn tại, Đình đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương từ thuở khai hoang dựng làng lập ấp đến nay. Đình còn lưu giữ nhiều hạng mục hoành phi, liễn đối, tranh vẽ, kiến trúc chạm trổ có giá trị điêu khắc nghệ thuật cao.

 

XI

H. TÂN HỒNG

 

 

 

 

01 di tích

29

Đình Thông Bình

Di tích kiến trúc, nghệ thuật

Xã Thông Bình

Đang hoàn thiện tôn tạo đình, xây dựng bằng vật liệu kiên cố bê tông cốt thép.

Đình Thông Bình là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, thờ phụng vị anh hùng có công trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền dân tộc dưới triều Nguyễn đó là Thoại Ngọc Hầu. Đình còn là nơi nhân dân thể hiện ước mong cuộc sống bình yên, no ấm, hạnh phúc. Nơi đây cũng là nơi có ý nghĩa quan trọng như một cột mốc khẳng định chủ quyền biên giới Việt Nam.