Thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập Trường trung cấp nghề tư thục thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Sở Lao động – Thương binh và xã hội Thành phố Cần Thơ
Thông tin
Số hồ sơ: | T-CTH-055438-TT |
Cơ quan hành chính: | Cần Thơ |
Lĩnh vực: | Dạy nghề |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân thành phố |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở lao động – Thương binh và Xã hội |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 18 ngày,Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố 07 ngày) |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Không còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1:: | Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật |
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (số 95-97 đường Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ).: | Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. + Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. |
Bước 3:: | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình Ủy ban nhân dân thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố |
Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (số 95-97 đường Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ).: | + Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức. + Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu, yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ) + Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
- Chương trình, giáo trình dạy nghề: + Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; + Có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập cho các chương trình dạy nghề của trường. |
Chưa có văn bản! |
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: + Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “ Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế ” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể: * Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và đối với khu vực ngoài đô thị 30.000m2; * Phòng lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng lý thuyết tối thiểu 1,5m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2 /chỗ thực hành; * Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp; * Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp; * Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học sinh; * Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế; * Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. + Thiết bị dạy và học nghề: Thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định. |
Chưa có văn bản! |
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; - Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70%, đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo. - Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề. - Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn sau đây: + Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; + Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; + Lý lịch bản thân rõ ràng. - Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau: + Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; + Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; + Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; + Trường hợp giáo viên dạy nghề quy định tại các điểm a, b và c của khoản này không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm. |
Chưa có văn bản! |
Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp của Bộ, Tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân của thành phố | Chưa có văn bản! |
Quy mô đào tạo tối thiểu 100 học sinh | Chưa có văn bản! |
Số nghề đào tạo trình độ tối thiểu là 3 nghề | Chưa có văn bản! |
Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Vốn pháp định thành lập trường trung cấp nghề là 10 tỷ đồng Việt Nam. | Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với trường trung cấp nghề tư thục (theo mẫu quy định) |
Đề án thành lập trường trung cấp nghề (theo mẫu quy định), đề án cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Đối với trường trung cấp nghề được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc các cơ sở giáo dục khác thì đề án cần kèm theo danh sách giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng; * Đối với trường trung cấp nghề được thành lập mới thì đề án kèm theo bản dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo đáp ứng quy mô, trình độ trường dự kiến đào tạo. |
Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Hiệu trưởng |
Dự thảo Điều lệ của trường |
Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng trường; hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (tối thiểu là 5 năm), bản sao có chứng thực |
Có văn bản xác nhận của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề tư thục đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường |
Đối với trường trung cấp nghề tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ cần phải bổ sung: * Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường; * Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trường; * Danh sách các thành viên ban sáng lập thành lập trường; * Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường. |
Số bộ hồ sơ: 2 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đề án thành lập trường trung cấp nghề (mẫu số 4);
Tải về |
1. Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Đơn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề (mẫu số 3b);
Tải về |
1. Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Sơ yếu lý lịch (Mẫu 2C-BNV/2008)
Tải về |
1. Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan hiệu lực
1. Cho phép thành lập Trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn thành phố Cần Thơ - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ |
Lược đồ Quyết định cho phép thành lập Trường trung cấp nghề tư thục thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Sở Lao động – Thương binh và xã hội Thành phố Cần Thơ
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!