ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2013/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 16 tháng 4 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/ 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 21/TTr-SXD ngày 12/03/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Quy chế phối hợp này quy định một số nội dung hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là CTRSH) trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Quy chế phối hợp này áp dụng cho các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã với các chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động quản lý CTRSH.
Điều 3. Các nguyên tắc phối hợp
- Phối hợp hiệu quả giữa Sở Xây dựng và các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm phát huy hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác quản lý CTRSH được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã cũng như phát huy vai trò của các cơ quan này trong tham mưu và chỉ đạo quản lý CTRSH.
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Điều 4. Ban hành các chính sách, quy định, hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng các quy định, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTRSH đối với khu vực đô thị.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng các quy định, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý CTRSH.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTRSH trên địa bàn các xã.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích nhằm thực hiện xã hội hóa công tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức phí sử dụng dịch vụ CTRSH; đề xuất kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để các địa phương xem xét, quyết định theo thẩm quyền hỗ trợ các tổ chức xã hội tham gia thu gom, vận chuyển CTRSH khi nguồn thu phí không đủ bù chi.
6. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan thông tin, truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTRSH.
Điều 5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật cho hoạt động quản lý CTRSH
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng trong quy hoạch, thiết kế và thi công xây dựng công trình xử lý CTRSH.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành các công trình xử lý CTRSH.
3. Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định công nghệ, thiết bị đối với các dự án đầu tư xử lý CTRSH; chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng lựa chọn công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng CTRSH trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Quy hoạch quản lý chất thải rắn và quy hoạch xây dựng công trình xử lý chất thải rắn
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch, điều chỉnh, công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn; thẩm định quy hoạch xây dựng công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quy hoạch các điểm thu gom, trung chuyển rác thải tại các xã và gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch chi tiết, công bố và triển khai quy hoạch xây dựng công trình xử lý CTRSH trên địa bàn mình quản lý.
Điều 7. Quản lý quá trình đầu tư xây dựng công trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch quản lý CTRSH của tỉnh; kiểm tra, thỏa thuận địa điểm các công trình xử lý CTRSH; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng đơn giá các loại dịch vụ công ích xử lý CTRSH, hướng dẫn và quy định áp dụng định mức, đơn giá, lập dự toán chi phí dịch vụ công ích xử lý CTRSH; đề xuất các dự án đầu tư; thẩm định thiết kế cơ sở của dự án.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thẩm định quyết toán hàng năm chi phí dịch vụ công ích xử lý CTRSH.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập dự án đầu tư theo kế hoạch được duyệt, lập dự toán chi phí dịch vụ công ích quản lý CTRSH hàng năm; lựa chọn nhà thầu xây dựng và hoạt động dịch vụ công ích theo Luật Đấu thầu; quản lý thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường trong hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành, cảnh sát môi trường kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong công tác quản lý CTRSH nói chung theo quy định hiện hành của pháp luật.
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông tin và dữ liệu đối với hoạt động quản lý CTRSH nói chung và khu vực đô thị nói riêng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm quản lý, tổng hợp và lưu trữ thông tin và dữ liệu đối với hoạt động quản lý CTRSH khu vực nông thôn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông tin và dữ liệu liên quan đến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với các khu vực xử lý CTRSH.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chịu trách nhiệm chung về xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý CTRSH; duy trì quan hệ phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương; bảo đảm việc thực hiện kiểm tra, đánh giá và báo cáo hiệu quả.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
b. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong các lĩnh vực sau
- Hướng dẫn thực hiện quy chế phối hợp về quản lý CTRSH;
- Lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể quản lý CTRSH, thẩm định quy hoạch xây dựng công trình xử lý CTRSH, xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTRSH;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các địa phương kiểm tra quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh;
- Lựa chọn vị trí thích hợp để xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và quản lý hoạt động xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH, thực hiện chương trình tái chế chất thải hữu cơ;
- Tổng hợp các dự án liên quan đến quản lý CTRSH, đề xuất dự án đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến quản lý CTRSH;
- Thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông tin, dữ liệu liên quan đến quản lý CTRSH, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về quản lý CTRSH;
- Phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng các công trình hạ tầng liên quan đến xử lý CTRSH.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chịu trách nhiệm chung kiểm tra các tác động đến môi trường liên quan đến việc thực hiện Quy hoạch tổng thể quản lý CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a. Lập Báo cáo quan trắc môi trường hàng năm và báo cáo hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh trong đó bao gồm công tác quản lý CTRSH ở khu vực đô thị và vùng nông thôn;
b. Hỗ trợ về mặt chuyên môn đối với chương trình phát triển năng lực và nâng cao nhận thức liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý CTRSH;
c. Phổ biến các văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường trong lĩnh vực quản lý CTRSH, đặc biệt chú trọng đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh;
d. Thanh tra, kiểm tra và thực hiện công tác quan trắc môi trường đối với bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh đang hoạt động và sau khi đóng cửa.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư cho các công trình, dự án xử lý CTRSH dựa trên Quy hoạch, Kế hoạch quản lý CTRSH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực quản lý CTRSH.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh; phối hợp Cục Thuế đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức phí sử dụng dịch vụ CTRSH;
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất lộ trình thực hiện thu phí đối với người sử dụng dịch vụ quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về CTRSH khu vực nông thôn; triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới theo quy định.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a. Chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình quản lý CTRSH tại các xã khu vực nông thôn;
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm xử lý CTRSH khu vực nông thôn;
c. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTRSH.
Điều 15. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm bố trí nhân sự để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quản lý.
2. Nhiệm cụ thể
a. Lập, tổ chức và triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết quản lý CTRSH trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể về quản lý CTRSH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b. Chủ động bố trí ngân sách, tiếp nhận các nguồn tài trợ (nếu có) để thực hiện Quy hoạch quản lý CTRSH trên địa bàn;
c.) Thực hiện chương trình phát triển năng lực và nâng cao nhận thức về quản lý CTRSH;
d. Xây dựng, nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển và bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTRSH;
đ. Thực hiện chương trình tái chế chất thải hữu cơ tại hộ gia đình và khu vực công cộng nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn cần chôn lấp;
e. Thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình triển khai công tác quản lý CTRSH trên địa bàn và định kỳ báo cáo cho Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
g. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình nâng cao nhận thức, phối hợp thu thập thông tin dữ liệu và báo cáo định kỳ theo quy định; giám sát công tác thu gom, vận chuyển; vận động các hộ gia đình đóng phí và có trách nhiệm phối hợp trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế này, định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thi hành những quy định tại bản Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn vướng mắc, yêu cầu các sở, ngành, các địa phương kịp thời kiến nghị cho Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2016
- 2 Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 494/QĐ-UBND.ĐTXD năm 2013 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020
- 4 Quyết định 56/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 11/2010/QĐ-UBND
- 5 Quyết định 1447/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 3805/2011/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 3805/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7 Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 9 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 10 Luật Đấu thầu 2005
- 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 494/QĐ-UBND.ĐTXD năm 2013 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020
- 2 Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 1447/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 3805/2011/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 56/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 11/2010/QĐ-UBND
- 5 Quyết định 3805/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6 Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2016