Thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học - Cà Mau
Thông tin
Số hồ sơ: | T-CMU-247047-TT |
Cơ quan hành chính: | Cà Mau |
Lĩnh vực: | Chế độ - chính sách |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Phòng Chính sách Người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Hội đồng Giám định y khoa |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Thời hạn giải quyết: | 30 ngày làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ (không kể thời gian giám định tại Hội đồng giám định y khoa tỉnh Cà Mau) |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Nộp hồ sơ.
Cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp danh sách và hồ sơ tại Phòng Chính sách người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau (địa chỉ: Số 112, đường Phan Ngọc Hiển, khóm 6, phường 5, thành phố Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, tết) cụ thể như sau: - Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. Chuyên viên ký nhận vào danh sách và kiểm tra số lượng hồ sơ. Chuyên viên thụ lý hồ sơ: - Nếu hồ sơ thiếu, không hợp lệ thì chuyên viên thụ lý hồ sơ lập phiếu yêu cầu bổ sung các thủ tục còn thiếu và chuyển trả về Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, thành phố để bổ sung đúng theo quy định. - Nếu đủ điều kiện thì chuyên viên thụ lý hồ sơ và giải quyết chế độ theo các trường hợp như sau: Trường hợp 1: Những trường hợp đủ điều kiện nhưng phải ra Hội đồng giám định y khoa tỉnh thì Phòng Chính sách Người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau giới thiệu cho những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh để kết luận tình trạng bệnh, tật, và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, Nếu hồ sơ đạt Sở Y tế ra giấy chứng nhận chuyển về Sở ra quyết định trợ cấp. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận dị dạng, dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Trường hợp 2: Trường hợp vô sinh và trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến sau trở về không sinh con thêm, đã hết tuổi lao động mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ y tế quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ đến Sở y tế để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học chuyển về Sở ra quyết định hưởng trợ cấp. |
Bước 2: | Trả kết quả.
Cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, thành phố nhận kết quả (Quyết định trợ cấp) tại Phòng Chính sách người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ ưu đãi cho đối tượng. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau: - Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên - Vô sinh - Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:
1. Bản khai cá nhân (01 bản chính theo Mẫu số HH1) 2. Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, ….. |
Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:
1. Bản khai cá nhân (01 bản chính theo Mẫu số HH1) 2. Bản sao giấy khai sinh (01 bản photo có sao y hoặc chứng thực) 3. Một trong những giấy tờ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cụ thể: Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1075 trở về trước Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân Huân, huy chương chiến sĩ giải phóng (01 bản photo có sao y hoặc chứng thực) 4. Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật có xác nhận của Sở y tế (01 bản chính - Mẫu HH6) 5. Biên bản giám định dị dạng, dị tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận dị dạng, dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (01 bản chính - Mẫu HH5) |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Tải về |
1. Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 1564/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học - Cà Mau
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!