Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 154-SLNGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1948

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-45 tổ chức chính quyền nhân dân và Uỷ ban hành chính,

Chiểu Sắc lệnh số 1/SL ngày 18-12-1946 thành lập các Uỷ ban bảo vệ,

Chiểu Sắc lệnh số 3/NV/SL ngày 28-12-1946 tạm hoãn các cuộc tuyển cử vào Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính,

Chiểu Sắc lệnh số 91/SL ngày 1-10-47 thành lập các Uỷ ban kháng chiến hành chính tại các cấp tỉnh, phủ, huyện, châu, xã,

Chiểu Sắc lệnh 120/SL ngày 25-2-48 thành lập các Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu,

Chiểu Sắc lệnh số 148/SL ngày 25-3-48 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận,

Chiểu Sắc lệnh số 149/SL ngày 25-3-48 bỏ chữ "kiêm" trong danh từ Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính,

Chiểu Sắc lệnh số 129/SL ngày 5-2-48 cho phép bầu lại Hội đồng nhân dân xã trong những trường hợp đặc biệt,

Chiểu Sắc lệnh số 150/SL ngày 25-3-48 quy định các Hội đồng nhân dân trong những vùng địch kiểm soát hay uy hiếp;

Chiểu Sắc lệnh số 151/SL ngày 25-3-48 ấn định thành phần và thủ tục tuyển cử các uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến hành chính,

Chiểu Sắc lệnh 152/SL ngày 25-3-48 định người ứng cử Uỷ ban kháng chiến hành chính mỗi cấp có thể là người ngoài Hội đồng nhân dân,

Chiểu Sắc lệnh số 153/SL ngày 25-3-48 định cho những uỷ viên hành chính trong Uỷ ban kháng chiến hành chính mà không có chân trong Hội đồng nhân dân cấp tương đương đều được coi như Hội viên Hội đồng nhân dân cấp ấy,

Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Sau khi Hội đồng Chính phủ và ban Thường trực Quốc hội đã thoả thuận,

RA SẮC LỆNH:

Điều 1

Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến, khi cần bầu lại toàn thể uỷ viên hành chính trong một Uỷ ban kháng chiến hành chính thì không phải bầu thêm 2 uỷ viên dự khuyết nữa.

Điều 2

Bộ trưởng Bộ Nội vụ chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)