SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 191 NGÀY 1 THÁNG 10 NĂM 1946
Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
Nha Thanh tra Hành chính và Chính trị gồm có những viên Thanh tra đặt dưới quyền chỉ huy của một vị Tổng Thanh tra.
Các khu vực dân tộc thiểu số sẽ do những viên thanh tra am hiểu các khu vực ấy phụ trách.
Bộ Nội vụ sẽ ra nghị định ấn định các khu vực thanh tra, sau khi hỏi ý kiến các Uỷ ban Hành chính kỳ.
Điều thứ 5. Về việc Giám sát các Uỷ ban Hành chính, các viên Thanh tra có nhiệm vụ:
a) Giám sát tất cả các công việc của Uỷ ban Hành chính cấp kỳ và cấp tỉnh và giám sát ít nhất một năm một lần.
b) Giám sát bất thường các Uỷ ban Hành chính từ cấp kỳ đến cấp xã hay công việc của những uỷ viên trong các Uỷ ban ấy mỗi khi nhận thấy cần hay có đơn tố giác.
c) Trông nom việc thi hành luật lệ: khi gặp trường hợp cần kíp có quyền quyết định ngay những phái tường trình ngay lên Bộ Nội vụ để duyệt y; nhưng nếu là việc của Uỷ ban Hành chính Kỳ thì trước khi định đoạt sẽ thoả hiệp với Uỷ ban Hành chính Kỳ.
d) Thảo luận cùng các Uỷ ban Hành chính để chỉ dân, giải thích, và giải quyết giúp các trường hợp khó khăn, có thể sảy ra khi thi hành luật lệ. Trong việc giám sát một Uỷ ban Hành chính mỗi viên Thanh tra có quyền hỏi ý kiến Hội đồng nhân dân tương đương, cũng là nhờ Hội đồng nhân dân ấy giúp tài liệu.
đ) xem xét lại các nghị quyết của Uỷ ban Hành chính và các Hội đồng nhân dân và làm tờ trình lên Bộ Nội vụ, nếu cần.
a) Nhân đơn khiếu nại của nhân dân,
b) Điều tra, thu thập và xem xét các tài liệu cần thiết cho công việc giám sát,
c) Tạm đình chức bất cứ nhân viên nào hoặc Uỷ viên của Uỷ ban hoặc công chức giúp việc Uỷ ban (các Uỷ ban từ cấp tỉnh trở xuống) đã phạm lỗi nặng, trước khi đệ trình lên Bộ Nội vụ hay Chính phủ xét xử;
d) Ra lệnh cho Công án địa phương bắt giam cứu các nhân viên hoặc uỷ viên của Uỷ ban hoặc công chức giúp việc Uỷ ban từ cấp tỉnh trở xuống đã phạm lỗi nặng và trong hạn 24 giờ phải gửi hồ sơ sang Toà án địa phương để toà án xét xử. Nếu nhân viên phạm lỗi nặng là Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh thì phải theo thể lệ đã định trong Sắc lệnh sô 42 ngay 3-4-1946;
đ) Có quyền đến dự các cuộc nhóm họp của Uỷ ban Hành chính và Hội đồng nhân địa phương mỗi khi gặp phiên họp; có quyền triệu tập các Uỷ ban Hành chính,
e) Đề nghị lên Bộ Nội vụ mọi sự cải cách cần thiết để giải quyết mọi vấn đề khó khăn về hành chính và chính trị.
a) Giám sát các cơ quan chuyên môn cấp kỳ và cấp tỉnh, và giám sát mỗi năm ít nhất một lần,
b) Giám sát bất kỳ các cơ quan chuyên môn từ cấp kỳ đến cấp xã hay công việc của những nhân viên trong các cơ quan ấy mỗi khi nhận thấy cần hay có đơn tố giác,
c) Trông nom việc thi hành luật lệ trừ những luật lệ, huân lệnh và chỉ thị thuộc phạm vi chuyên môn; khi gặp trường hợp cần cấp thì có quyền quyết định ngay nhưng phải tường trình ngay lên Bộ nội vụ và bộ chuyên môn sở quan. Nếu là việc của cơ quan cấp kỳ thì trước khi định đoạt phải có sự thoả hiệp của Bộ trưởng Bộ chuyên môn,
d) Thoả thuận cùng các cơ quan chuyên môn thuộc quyền giám sát của Nha Thanh tra để chỉ dẫn, giải thích và giải quyết giúp các trường hợp khó khăn có thể xảy ra trong khi thi hành các luật lệ không ở trong phạm vi chuyên môn,
d) Giám sát cách thừa hành chức vụ của viên chức các cơ quan chuyên môn; giám sát sự liên lạc của các cơ quan chuyên môn với Uỷ ban Hành chính và các cơ quan khác; giám sát sự liên lạc của các cơ quan chuyên môn với dân chúng;
e) Giám sát về tài chính, xét sổ sách, kế toán, chi tiêu, thu thập có minh bạch không.
Điều thứ 8. Trong việc giám sát các cơ quan chuyên môn, các viên Thanh tra có quyền:
a) Nhân đơn khiếu nại của nhân dân,
b) Điều tra, thu thập và xem xét các tài liệu cần thiết cho công việc giám sát,
c) Tạm đình chỉ bất cứ nhân viên nào phạm lỗi từ cấp kỳ trở xuống trước khi đệ trình lên Bộ Nội vụ và bộ chuyên môn sở quan xem xét,
d) Ra lệnh cho công an địa phương bắt giam cứu các nhân viên từ cấp kỳ trở xuống phạm lỗi nặng và trong hạn 24 giờ phải gửi hồ sơ sang toà án địa phương để toà án xét xử. Nếu nhân viên phạm lỗi nặng là Giám đốc hay thay Thanh tra chuyên môn cấp kỳ thì trước khi ra lệnh bắt giam cứu phải... thoả hiệp của Bộ trưởng Bộ chuyên môn sở quan, đồng thời phải làm tờ trình lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
a) Sau một cuộc kinh lý thường hàng năm các nhân viên Thanh tra sẽ đệ tờ trình lên Bộ Nội vụ, một bản sao gửi cho Uỷ ban Hành chính kỳ hay Bộ trưởng bộ Chuyên môn sở quan và một bản trích gửi cho Uỷ ban Hành chính hay cơ quan chuyên môn bị giám sát,
b) Nếu có cuộc giám sát bất thường, các viên Thanh tra sẽ lập tờ trình ngay lên lên bộ Nội vụ, nếu là một cơ quan chuyên môn bị giám sát thì gửi một bản sao tờ trình ấy cho Bộ trưởng Bộ Chuyên môn sở quan; một bản sao tờ trình ấy sẽ gửi cho Uỷ ban Hành chính kỳ. Uỷ ban Hành chính kỳ sẽ đệ ý kiến lên Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nếu là cơ quan chuyên môn thì cùng Bộ trưởng Bộ Chuyên môn sau khi xém xét hồ sơ, sẽ quyết định hoặc xếp việc lại, hoặc theo luật lệ hành chính xét xử, hoặc giao Toà án truy tố).
| Huỳnh Thúc Kháng (Đã ký)
|