Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

SẮC LỆNH

SỐ 194 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ NGÀY 08 THÀNG 10 NĂM 1946 VỀ VIỆC THÀNH LẬP NGÀNH HỌC SƯ PHẠM

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu theo Sắc lệnh số 119 ngày 9-7-1946 tổ chức Bộ QGGD;

Chiểu theo Sắc lệnh số 146 ngày 10-8-1946 định các bậc học của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;

Sau khi Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ thoả hiệp;

RA SẮC LỆNH:

Điều 1. Ngành học sư phạm mục đích đào tạo những nam nữ giáo viên các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa thực nghiệp và chuyên nghiệp trong toàn quốc.

Điều 2. Ngành học sư phạm chia ra làm ba cấp:

1) Sư phạm sơ cấp đào tạo các giáo viên nam nữ cho bậc học cơ bản.

2) Sư phạm trung cấp đào tạo các giáo viên nam nữ cho bậc học thực nghiệp, trung học phổ thông và sư phạm sơ cấp.

3) Sư phạm cao cấp đào tạo các nam nữ giáo viên cho bậc học chuyên nghiệp và trung học chuyên khoa.

Điều 3. Mỗi kỳ ít ra phải có một trong nam sư phạm sơ cấp và một trong nữ sư phạm sơ cấp để huấn luyện nam nữ giáo viên các trường cơ bản toàn kỳ.

Mỗi kỳ cũng phải có một trong sư phạm trung cấp để huấn luyện chung cho nam nữ giáo viên bậc học thực nghiệp, trung học phổ thông, và sư phạm sơ cấp.

Bằng sư phạm cao cấp sẽ do trường đại học cấp cho những người có bằng văn khoa Đại học sĩ hay Khoa học Đại học sĩ muốn xin bổ là giáo sư thực nghiệp bậc học chuyên khoa hay chuyên nghiệp.

Điều 4. Các sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm các cấp được bổ ngay vào ngạch ở trật thực thụ mà không phải qua một thời kỳ tập sự.

Điều 5. Bắt đầu từ năm 1950, theo nguyên tắc nam nữ giáo viên bậc học cơ bản chỉ tuyển trong những người có bằng sư phạm sơ cấp, nam nữ giáo viên bậc học thực nghiệp, trung học phổ thông và sư phạm sơ cấp chỉ tuyển trong những người có bằng sư phạm trung cấp; nam nữ giá viên bậc học chuyên khoa và chuyên nghiệp chỉ tuyển trong những sinh viên tốt nghiệp các ban đại hoạc và có bằng sư phạm cao cấp.

Điều 6. Sự tổ chức các trường sư phạm các cấp về phương diện chuyên môn cũng như về phương diện hành chính, sẽ do nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ấn định sau.

Điều 7. Học sinh các trường sư phạm sơ cấp và trung học theo chế độ nội trú không mất tiền nếu trong trường có ký túc xá. Nếu không sẽ theo chế độ ngoại trú và được hỏng bổng hàng năm do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn định sau tính theo giá sinh hoạt cao hạ.

Điều 8. Ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục chiểu theo Sắc lệnh thi hành.

 

Huỳnh Thúc Kháng

(Đã ký)