SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 46 NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1945
Sau khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã hỏi ý kiến của ông Chánh nhất, ông Chưởng lý Toà Thượng thẩm và các luật sư Hà Nội;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả luận ngày mồng 4 tháng 10 dương lịch năm 1945;
RA SẮC LỆNH:
Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy định sự tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này.
"Muốn được liệt danh vào bảng luật sư tại Toà Thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn phải có đủ những điều kiện sau này:
1- Có quốc tịch Việt Nam, bất luận nam nữ;
2- Có bằng cử nhân luật;
3- Đã làm luật sự tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một Văn phòng luật sư thực thụ trong nước Việt Nam.
Những người đã làm luật sự tập sự ở Pháp có thể xin tính thời hạn tập sự ở Pháp nhưng chỉ được trừ nhiều nhất là 12 tháng.
4- Có hạnh kiểm tốt;
5- Được bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sự thực thụ.
Bằng chứng ấy sẽ do Hội đồng kỷ luật luật sư cấp cho sau khi đã xét tài năng và đức hạnh của vị luật sư tập sự ấy.
Nếu xét ra rằng luật sự tập sự chưa đủ tư cách, Hội đồng kỷ luật sau khi hỏi vị luật sự tập sự có thể gia hạn tập sự thêm một năm. Hội đồng kỷ luật chỉ có quyền gia hạn thêm tập sự ấy hai lần là cùng (mỗi lần một năm).
Hết hạn hai năm ấy, Hội đồng kỷ luật phải cấp bằng chứng hay từ chối hẳn.
Nếu từ chối thì bản quyết nghị của Hội đồng phải nói rõ nguyên cớ.
Hội đồng phải gửi bản sao bản quyết nghị của mình cho ông Chưởng lý Toà Thượng thẩm và cho vị luật sư tập sự.
Trong hạn một tháng kể từ ngày nhận được bản sao ấy, ông Chưởng lý và vị luật sư tập sự có quyền kháng cáo lên Toà Thượng thẩm theo Điều thứ 13 Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 sửa đổi do Sắc lệnh ngày 24 tháng 7 năm 1931"
Nếu không đủ số mười Văn phòng thì các luật sư thực thụ sẽ họp lại thành "Ban luật sư thực thụ" để tạm giữ nhiệm vụ của một Hội đồng luật sư. Ban ấy sẽ tự bầu lấy Chủ tịch và tổ chức lấy công việc.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|