Sở hữu và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Ngày gửi: 16/04/2019 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1, Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận
Khoản 4 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu: “Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó”.
Như vậy, có thể thấy chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cũng sẽ là tổ chức (có chức năng kiểm định và xác nhận các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ và không thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó) và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
2, Quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có quyền cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho hàng hoá, dịch vụ của họ nếu hàng hoá, dịch vụ đó có các đặc tính xác định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu.
3, Về quyền quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Theo quy định tại Điểm 37.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì:
Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có quyền quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm: cấp phép sử dụng; kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu để bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ được xác nhân; đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận,…
Người được cấp phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần phải có nghĩa vụ tuân thủ Quy chế sử dụng nhãn hiệu như: bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ; chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu; nộp phí quản lý nhãn hiệu,….
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691