Tách riêng sổ hộ khẩu trên cùng một căn nhà
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú 2006.
– Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú.
– Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú.
Theo quy định tại Điểm c) Khoản 4 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, không được đăng ký thường trú khi công dân chuyển chỗ ở mới mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng chung nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau.
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm i) Khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Như vậy, trường hợp của bạn nếu muốn nhập khẩu chồng bạn và con gái bạn vào căn nhà của bà bạn thì chỉ cần được sự đồng ý của bà là chủ hộ thể hiện qua phiếu báo thay đổi nhận khẩu theo quy định của Luật cư trú.
Khi tiến hành tách sổ hộ khẩu, bạn phải được sự đồng ý bằng văn bản của bà bạn là chủ hộ. Bạn phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của bà bạn khi đi là thủ tục tách sổ hộ khẩu.
3. Kết luận
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691