Tham gia chiến tranh tại biên giới phía Bắc được hưởng chế độ như thế nào?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg quy định đối tượng áp dụng quy định như sau:
* Quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế:
– Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
– Thời gian xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được xác định như sau:
“…Ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;…”
Như vậy thời gian nhập ngũ từ năm 1981 đến năm 1985 tại Lạng Sơn là trường hợp thuộc đối tượng được hưởng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTG
Bạn có 5 năm tham gia chiến tranh ở biên giới phí Bắc, căn cứ Khoản 2 Điều 5 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg bạn được hưởng trợ cấp một lần: Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;
Như vậy, mức trợ cấp bạn được hưởng là 4.900.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
* Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg:
– Một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), (nếu có);
* Trình tự giải quyết chế độ trợ cấp được thực hiện như sau:
– Bạn hoặc người thân của bạn có trách nhiệm lập bản khai và nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
– Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện qua Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 9 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg;
– Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát, đối chiếu, tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 9 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg;
– Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xét duyệt, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định thực hiện chế độ đối với các đối tượng theo quy định tại điểm đ, e và g khoản này;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết;
Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới– Bộ Tư lệnh quân khu ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần và chế độ trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền. Cục Chính sách – Tổng cục Chính trị ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội;
– Cục Chính sách – Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691