Thay đổi nơi làm việc của người lao động trong hợp đồng lao động
Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật lao động 2012
– Nghị định 88/2015/NĐ-C
2. Nội dung tư vấn:
Theo như bạn trình bày, công ty bạn muốn điều chuyển nhân viên từ Hà Nội về Hà Nam làm việc do văn phòng đại diện tại Hà Nội chấm dứt hoạt động. Điều 30 Bộ luật lao động 2012 quy định thực hiện công việc theo hợp đồng lao động như sau:
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc cho người lao động ở địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận khác với người lao động. Trường hợp của bạn nếu như hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng địa điểm làm việc tại Hà Nội thì phải bố trí cho người lao động làm việc tại Hà Nội. Nếu phía công ty bạn muốn chuyển người lao động về Hà Nam làm việc thì phải thỏa thuận với người lao động để tiến hành sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1.Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2.Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3.Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết”.
Như vậy trong trường hợp mà hai bên không thỏa thuận được về việc chuyển người lao động làm việc khác, không tiến hành sửa đổi hợp đồng lao động được mà công ty đã chuyển địa điểm về Hà Nam, không thuê địa điểm ở Hà Nội nữa thì hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đó người sử dụng lao động phải giải quyết các chế độ: Lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm y tế, chốt sổ bảo hiểm xã hội… cho người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Trong trường hợp người sử dụng lao động chuyển người lao động về Hà Nam làm việc mà không tuân thủ quy định trên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“ …
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động.
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Như vậy nếu vi phạm quy định về chuyển người lao động làm việc tại địa điểm khác theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691